Tổng Lợi Nhuận Trước Thuế : 76.329 Tỉ Đồng, Đạt 53,5% Kế Hoạch, Tăng 72% So Với Cùng Kỳ Năm 2007. Trong Đó, 18 Tập Đoàn, Tổng Công Ty 91 Đạt 68.956

Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước có mức doanh thu đạt thấp là: Tổng công ty Chè đạt 38,3% kế hoạch năm, Tổng công ty Miền Trung ước đạt 29% kế hoạch năm, Tổng công ty Dược đạt 38,9% kế hoạch năm, Tổng công ty Thủy sản Hạ Long đạt 36,3% kế hoạch năm, Tập đoàn Công nghiệp cao su đạt 31,2% kế hoạch năm...

2.4.1.3. Tổng lợi nhuận trước thuế: 76.329 tỉ đồng, đạt 53,5% kế hoạch, tăng 72% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, 18 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 68.956 tỉ đồng, đạt 54% kế hoạch năm, tăng 73% so với cùng kỳ 2007.

Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước đạt lợi nhuận trước thuế cao là: Tổng công ty Lương thực miền Bắc đạt 283% kế hoạch năm, tăng 41,5% so cùng kỳ 2007; Tập đoàn Than - Khoáng sản đạt 51% kế hoạch năm, tăng 12,5% so cùng kỳ 2007; Tập đoàn Dầu khí đạt 55,8% so với kế hoạch năm, Tổng công ty Nông nghiệp Sài gòn đạt 62,6% kế hoạch năm, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2007...

Một số tổng công ty lợi nhuận trước thuế đạt được rất thấp: Tổng công ty Thủy sản Hạ Long: 600 triệu đồng, Tổng công ty Thiết bị y tế:700 triệu đồng, Tổng công ty Dâu tằm tơ: 1,5 tỉ đồng, Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4: 2,2 tỉ đồng, Tổng công ty Xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn: 2,5 tỉ đồng, Tổng công ty Hải sản Biển Đông: 3,1 tỉ đồng...

Những tổng công ty thua lỗ: Tổng công ty Xăng dầu lỗ 900 tỉ đồng, Tổng công ty Xây dựng miền Trung lỗ 88,5 tỉ đồng, Tổng công ty Hàng không lỗ 83,5 tỉ đồng, Tổng công ty Chè lỗ 4,8 tỉ đồng.

Nộp ngân sách: Các TCT 91 luôn có tỷ trọng nộp ngân sánh lớn hơn so với khu vực doanh nhiệp khác, nhất là trong khối DNNN. Năm 2005, 18 TCT 91 đã nộp ngân sách trên 45 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 23 nghìn tỷ đồng so với năm 2001, đạt tốc độ tăng 26,7% trong cả giai đoạn.

2.4.1.4. Tổng nộp ngân sách: 78.066 tỉ đồng, đạt 68,4% kế hoạch năm, tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, 18 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 62.484 tỉ đồng, bằng 70% kế hoạch năm, tăng 62% so với cùng kỳ 2007.

Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước có mức nộp ngân sách cao là: Tập đoàn Dầu khí đạt 75% kế hoạch năm, tăng 18% so cùng kỳ 2007; Tổng công ty Lương thực miền Nam đạt 94% kế hoạch năm, tăng 38% so cùng kỳ

2007; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đạt 66% kế hoạch năm, tăng 35% so cùng kỳ 2007,...

Những tổng công ty có mức nộp ngân sách thấp là: Tổng công ty Thiết bị y tế 275 triệu đồng, Tổng công ty Mía đường II đạt 1,5 tỉ đồng, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội 3,4 tỉ đồng, Tổng công ty Dâu tằm tơ 3,8 tỉ đồng...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nhìn chung đóng góp vào ngân sách của các TCT 91 chưa tương xứng với tiềm năng hiện có và những ưu đãi của Nhà nước. Chỉ tính riêng tổng tài sản hiện có trong các TCT 91 với giá trị lên tới hơn 458 nghìn tỷ (một số khoản chưa tính như giá trị quyền sử dụng đất, giá trị thương hiệu...) thì khoản nộp nêu trên thấp hơn lãi suất của ngân hàng thương mại, nói cách khác, Nhà nước có thể gửi tiết kiệm mà không phải làm gì cả vẫn thu được khoản lãi bằng với số tiền nộp ngân sách nêu trên nếu nhìn nhận thuần túy từ góc độ kinh tế. Hơn thế, những TCT 91 còn được sử dụng những nguồn lực quan trọng, khai thác nguồn tài nguyên quốc gia và có vị thế chủ chốt trên thị trường (nhiều trường hợp là ngành độc quyền) thì khoản đóng góp nêu trên chưa thật sự tương xứng.

2.4.1.5. Về tình hình đầu tư vốn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

Mô hình tập đoàn kinh tế Việt Nam - Hiện trạng và xu hướng phát triển trong thời gian tới - 7

- Theo báo cáo, năm 2007 các tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào các công ty con là trên 57.078 tỉ đồng và các công ty liên kết là trên 34.545 tỉ đồng. Các công ty con, công ty liên kết đảm nhận một phần nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính mà công ty mẹ giao. Việc đầu tư của công ty mẹ vào các công ty con, công ty liên kết nói trên là phù hợp với quy định của pháp luật và mô hình của công ty mẹ - công ty con và tham gia góp vốn thực hiện các dự án đầu tư theo chế độ quy định.

Trong thời gian qua cũng có một số tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bất động sản với số tiền là 7.370 tỉ đồng, cụ thể như sau:

+ Có 13 tập đoàn, tổng công ty đầu tư vào các quỹ chứng khoán vầ quỹ đầu tư tài chính với tổng giá trị 1.061 tỉ đồng, bằng 0,31% vốn chủ sở hữu và bằng 0,13% tổng giá trị tài sản;

+ Có 18 tập đoàn, tổng công ty góp vốn thành lập ngân hàng thương mại cổ phần với tổng giá trị đầu tư 4.426 tỉ đồng bằng 1,3% vốn chủ sở hữu và bằng 0,55% tổng giá trị tài sản;

+ Có 13 tập đoàn, tổng công ty góp vốn thành lập 15 công ty chứng khoán với tổng giá trị đầu tư 420 tỉ đồng, bằng 0,12 vốn chủ sở hữu và bằng 0,15 tổng giá trị tài sản;

+ Có 18 tập đoàn, tổng công ty góp vốn vào lĩnh vực bất động sản với tổng giá trị đầu tư 1.463 tỉ đồng, bằng 0,43% vốn chủ sở hữu và 0,18% tổng giá trị tài sản.

Xét chung, tổng vốn đầu tư vào 3 lĩnh vực trên là con số không nhỏ, nhưng không lớn so với vốn chủ sở hữu và tài sản của doanh nghiệp (so với vốn chủ sở hữu chiếm 2,16%, so với tài sản của doanh nghiệp chiếm 0,92%).

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo: các DNNN không được sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu, quỹ đầu tư phát triển và nguồn vốn xây dựng cơ bản để tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần của các quỹ đầu tư chứng khoán (kể cả các quỹ đầu tư mạo hiểm), công ty đầu tư chứng khoán. Việc sử dụng vốn của DNNN để đầu tư tài chính, đầu tư vào thị trường chứng khoán không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được nhà nước giao; trước khi đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, ngân hàng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và giao cho Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát hoạt động này.

2.4.1.6. Về hoạt động huy động vốn cho đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước

- Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến ngày 31-12-2007, tổng vốn huy động (bao gồm vốn vay trong nước, vay nước ngoài, vay ngắn hạn, dài hạn và các khoản nợ phải trả khác) của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước là

514.465 tỉ đồng, gấp 1,36 lần vốn chủ sở hữu. Trong điều kiện Nhà nước không cấp thêm vốn điều lệ cho các tập đoàn, tổng công ty thì việc các tập đoàn, tổng công ty vay vốn để kinh doanh là phù hợp.

- Xét về tổng thể, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu nói trên là không cao, vẫn đảm bảo an toàn về tài chính của doanh nghiệp.

- Cá biệt có một số doanh nghiệp có tỷ lệ cao hơn mức này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng để có giải pháp thích hợp với từng trường hợp cụ thể.

2.4.2. Mối quan hệ nội bộ

- Liên kết kinh tế: Liên kết trong nội bộ TCTNN chưa gắn bó chặt chẽ, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn TCT cũng như thế mạnh của mỗi doanh nghiệp thành viên mặc dù Luật DNNN 1995, Nghị định 39/CP về Điều lệ mẫu, Luật DNNN 2003 và Luật Doanh nghiệp 2005 nhấn mạnh đến mối quan hệ về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường. Các liên kết nội bộ trong các TCTNN cho thấy:

+ Liên kết kinh tế dựa trên cơ sở quyết định hành chính, tập hợp các công ty độc lập, hình thành TCTNN. Liên kết này chưa xuất phát từ tất yếu kinh tế, từ nhu cầu của mỗi công ty thành viên cũng như nhu cầu của TCT.

+ Quan hệ giữa TCTNN với công ty thành viên là quan hệ theo kiểu cấp trên-cấp dưới, mang bóng dáng của quan hệ hành chính, khác xa với quan hệ nội bộ trong các TĐKT trên thế giới với các quan hệ được xác lập trên cơ sở đầu tư vốn, chi phối thông qua tỷ lệ vốn đầu tư.

+ Quan hệ vốn, tài sản mang tính đặc thù: Vốn và tài sản của TCTNN hiện nằm trong tay các doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp đó trở thành doanh nghiệp thành viên. Do đó TCT không thể hình thành tài sản thống nhất cũng như điều hoà vốn cho các mục tiêu chiến lược chung.

+ Mối liên kết giữa các thành viên trong TCT là mối liên kết giữa các pháp nhân độc lập thuộc SHNN, khác xa với các TĐKT đa sở hữu.

Nhận thức rõ những hạn chế nêu trên, đầu năm 2001, TCT Hàng hải đã đánh dấu quá trình chuyển đổi sang mô hình CTM-CTC bằng việc góp vốn vào các doanh nghiệp thành viên. Đến cuối năm 2004, đã có 46 doanh nghiệp [8,tr.19] gồm: 27 DNNN, 17 công ty nhà nước độc lập và 2 công ty thành viên hoạch toán độc lập (của TCT) được Chính phủ quyết định cho phép xây dựng đề án thí điểm tổ chức và hoạt động theo mô hình CTM-CTC. Tính đến tháng 11/2006, trên cả nước đã có 77 TCTNN chuyển sang hoạt động theo mô hình CTM-CTC [5].

Xét về liên kết kinh tế trong mô hình CTM-CTC cho thấy, mối liên kết từng bước được củng cố, ngày càng chặt chẽ giữa các công ty trong nội bộ TCT và với các đơn vị bên ngoài. Liên kết kinh tế trong mô hình mới làm thay đổi căn bản mối quan hệ về quyền, trách nhiệm, lợi ích giữa CTM và các CTC, đồng thời vẫn đảm bảo tính tự chủ của các công ty tham gia liên kết. Liên kết trong mô hình mẹ - con đã tạo điều kiện thực hiện tối ưu hoá, tập

trung vốn, tích tụ và lợi nhuận. Theo báo cáo của 31 bộ, UBND cấp tỉnh, TCT và công ty nhà nước cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị khi chuyển sang mô hình CTM-CTC với việc thay đổi căn bản các liên kết kinh tế đạt hiệu quả cao hơn, đời sống người lao động được cải thiện, nộp ngân sách nhà nước tăng.

- Cơ chế phân bổ vốn: Đây là nội dung cốt lõi nhằm xác lập các quan hệ nội bộ trong các TCTNN. ở hầu hết các TĐKT, quan hệ về vốn giữa các pháp nhân dựa trên cơ sở đầu tư thì các TCTNN, quan hệ về vốn dựa trên phân bổ, giao vốn:

+ Quyết định thành lập TCTNN từ việc thu gom một số DNNN độc lập có hiệu lực từ ngày 7/3/1994, trong khi đó đa số các DNNN thành viên được thành lập từ Nghị định 388/HĐBT. Như vậy, các DNNN đang hoạt động độc lập, có vốn và tài sản riêng, được thành lập từ trước khi thành lập TCTNN. Việc giao vốn của TCT cho các doanh nghiệp thành viên chỉ là hình thức vì phần lớn vốn nằm ở doanh nghiệp thành viên trước khi thành lập TCTNN.

+ TCTNN được thành lập và hoạt động trên cơ sở nhiều doanh nghiệp thành viên, TCTNN có tư cách pháp nhân, nhận vốn giao của Nhà nước và giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên. Tuy nhiên sự liên kết kinh tế giữa các đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân chỉ có thể thực hiện qua các hợp đồng, không thể hình thành một pháp nhân mới. Và như vâỵ khi TCT giao vốn cho các doanh nghiệp thành viên thì số vốn đó không còn của TCT nữa mà là vốn của doanh nghiệp thành viên. Mâu thuẫn ở chỗ một số vốn không thể có đồng thời hai chủ sở hữu, do đó TCT không thể có tư cách pháp nhân nếu thực hiện cách thức giao vốn nêu trên.

+ Cũng chính cơ chế giao vốn, trong quá trình hoạt động, các TCT rất khó đánh giá, kiểm soát vốn ở các doanh nghiệp thành viên, nhất là việc luân chuyển vốn giữa các đơn vị nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược kinh doanhh của toàn TCT. Vì không phải là chủ thể đầu tư vốn nên khả năng chi phối về đầu tư và vốn đối với các đơn vị thành viên của TCTNN trên thực tế là rất khó. Chỉ có một số TCT có ràng buộc về công nghệ, phân phối, đầu vào, đầu ra của thị trường là có sức mạnh thực sự đối với toàn bộ hoạt động chung (Bưu chính viễn thông, Điện lực...)

+ Với mục tiêu tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, tách chức năng quản lý Nhà nước với điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, từng bước giải phóng Nhà nước ra khỏi công việc kinh doanh, các TCTNN được tổ chức với bộ máy có HĐQT. Tuy nhiên, với cơ chế giao vốn của Nhà nước, cả Tổng giám đốc và HĐQT cùng nhận vốn giao, cùng một cấp bổ nhiệm và miễn nhiệm đã gây nên những khó khăn trong việc tách bạch một số quyền và trách nhiệm giữa người quản lý và người điều hành TCTNN. Quan hệ quản lý, điều hành giữa các chức danh này chưa rõ dẫn đến tình trạng lúng túng, chồng chéo trong quá trình hoạt động.

Như vậy, với cơ chế Nhà nước giao vốn cho các TCTNN đã phát sinh hàng loạt những bất cập trong quản lý cũng như trong hoạt động của các TCTNN trong thời gian qua. Mặc dù liên kết trong các TCTNN là liên kết chặt chẽ song chủ yếu trên cơ sở quyết định hành chính, do đó đã gây nên nhiều vướng mắc mà các TCT đã gặp phải trong quá trình hoạt động, đặc biệt là vấn đề động lực kinh tế của các doanh nghiệp thành viên. Thực tế hoạt động trong thời gian qua cho thấy những tồn tại về vốn không chỉ ở quy mô mà quan trọng hơn là tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn.

- Hợp tác và cạnh tranh nội bộ: Nhìn lại quan hệ giữa các thành viên TCTNN trong thời gian qua cho thấy đã xuất hiện một số đơn vị phân công, chuyên môn hoá sản xuất theo mục tiêu và chiến lược phát triển chung. Sự hợp tác, phân công trong nghiên cứu, sản xuất kinh doanh theo yêu cầu phân khúc thị trường từng bước tạo những liên kết trên cơ sở lợi ích của các thành viên, tăng sức cạnh tranh, giảm chi phí, tận dụng được công nghệ, thị trường, từng bước tạo sức mạnh tổng thể để hội nhập và hướng cạnh tranh ra bên ngoài. Một số TCT điển hình trong việc phân công, hợp tác sản xuất có thể kể đến như Tập đoàn Điện lực Việt Nam với sự gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất- truyền tải-tiêu thụ. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam có sự gắn kết chặt chẽ giữa viễn thông đường trục, viễn thông công nghệ thông tin, truyền thông, khảo sát, tư vấn, lắp đặt, cung ứng thiết bị viễn thông...

Bên cạnh những tập đoàn có sự phối hợp, liên kết, hợp tác chặt chẽ, nhiều TCTNN hiện nay vẫn xuất hiện tình trạng cạnh tranh nội bộ, bằng nhiều biện pháp khác nhau đã làm mất uy tín không chỉ sản phẩm của doanh nghiệp đó mà ảnh hưởng đến thương hiệu toàn TCT, hơn thế nữa là uy tín sản phẩm

quốc gia. Tập đoàn Dệt may Việt Nam với đặc thù bao gồm các công ty thành viên hoạt động trong cùng lĩnh vực với hệ thống sản phẩm khá giống nhau, cùng khai thác trên các thị trường tiêu thụ, cùng hướng tới một nhóm đối tượng khách hàng...đã dẫn đến những cạnh tranh thiếu lành mạnh không chỉ ở thị trường trong nước, ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của cả tập đoàn. Tương tự, Tập đoàn xi măng Việt Nam cũng đang diễn ra tình trạng cạnh tranh khốc liệt ngay ở thị trường trong nước bằng nhiều biện pháp, trong đó có cả những biện pháp phi kinh tế.

2.4.3. Cơ chế, chính sách

Quyết định 91/TTg ban hành năm 1994 được xem như văn bản đầu tiên xác định tiêu chí của TĐKT nhưng do hạn chế về mặt lịch sử và những yếu tố cả khách quan và chủ quan nên trong một thời gian dài, các TCTNN vẫn chưa trở thành những TĐKT thực sự. Nghị định 39/CP ban hành điều mẫu về mô hình kinh doanh quy mô lớn theo hướng TĐKT đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp. Luật DNNN 2003 mặc dù đã đề cập khá kỹ các mô hình và mối liên kết kinh tế nhưng cũng chỉ dừng lại ở những quy định pháp lý nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển các TĐKT. Ngày 9/8/2004 Chính phủ ban hành Nghị định số 153/2004/NĐ-CP về tổ chức, quản lý TCTNN và chuyển đổi TCTNN, công ty Nhà nước độc lập sang mô hình CTM-CTC với 5 chương, 42 điều cũng chỉ là tiền đề pháp lý ban đầu để hình thành và phát triển mô hình tập đoàn. Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006 cũng không tập trung cho mô hình này mặc dù đã dành hẳn một chương (chương VII) quy định về nhóm công ty và điều 149 về TĐKT. Tuy nhiên bộ luật này dường như tỏ ra lúng túng khi quy định TĐKT là “nhóm công ty” có quy mô lớn (tại điều 149), trong khi trước đó, điều 146 của bộ luật này chỉ rõ ba hình thức của nhóm công ty, trong đó có TĐKT.

Như vậy, khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động của mô hình TĐKT ở Việt Nam còn nhiều bất cập, thiếu vắng những quy định cần thiết trong bối cảnh đã có 8 TĐKT thí điểm.

2.4.4. Quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước với các tập đoàn kinh tế và vấn đề quản trị doanh nghiệp.

Trong các quyết định thành lập một số TĐKT trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã quy định khá rõ quan hệ giữa chủ SHNN với các TĐKT,

theo đó HĐQT là đại diện trực tiếp chủ SHNN tại tập đoàn và là đại diện chủ sở hữu đối với các công ty do mình đầu tư toàn bộ vốn điều lệ. Tuy nhiên, HĐQT trong mô hình tập đoàn chưa được toàn quyền quyết định việc bổ nhiệm, bãi nhiệm tổng giám đốc mà phải chờ ý kiến phê chuẩn của Thủ tướng. Cũng trong các quyết định thành lập một số tập đoàn, việc thực hiện vai trò của chủ sở hữu đối với các tập đoàn cũng còn khá chung chung, chẳng hạn Chính phủ thống nhất quản lý và tổ chức thực hiện các quyền của chủ sở hữu và Thủ tướng giao cho các bộ, các cơ quan ngang bộ thực hiện, các cơ quan trực thuộc Chính phủ, HĐQT thực hiện một số quyền của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Như vậy, việc thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với các TCTNN và đối với một số tập đoàn thí điểm không có nhiều khác biệt. Chính phủ vẫn thống nhất quản lý và Thủ tướng uỷ quyền cho các cơ quan liên quan thực hiện một số quyền, không quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan đại diện chủ sở hữu để thực hiện các quyền đó, nhất là trong các trường hợp thua lỗ, phá sản, thất thoát vốn hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Chủ sở hữu trong các CTM ở một số tập đoàn như Điện lực, Dệt may, Than và Khoáng sản, Dầu khí...là Nhà nước và Nhà nước (Chính phủ) cử đại diện của mình là cổ đông trong công ty - đó là những thành viên trong HĐQT. Như vậy, việc thực hiện các quyền của chủ sở hữu (là Nhà nước) đối với các CTM trong tập đoàn hiện nay khá phức tạp, có thể mô tả theo cách sau: Thủ tướng là cổ đông lớn nhất, các bộ, ngành liên quan là các cổ đông còn lại và thành viên HĐQT được bổ nhiệm bởi các cổ đông là các đại diện trực tiếp cho các cổ đông này ở CTM. Và với mối quan hệ giữa các cổ đông-chủ sở hữu như trên sẽ cần phải xây dựng một cơ chế hoạt động rõ ràng để đảm bảo quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa “cổ đông” và các đại diện cổ đông tại CTM, trên cơ sở đó xây dựng mối quan hệ giữa đại diện cổ đông trong các quan hệ với các CTC. Hiện tại, mối quan hệ giữa các bên liên quan nêu trên chưa được xác định thống nhất và chưa được thể chế hoá, dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm trong quản lý điều hành.

Về quản trị trong các tập đoàn, vấn đề cốt lõi nằm ở HĐQT trong CTM. So sánh HĐQT của các TĐKT Việt Nam và các TĐKT ở các nước khác có thể thấy cơ chế quản lý tương đối giống nhau, nghĩa là đều là đại diện

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí