Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 13

KẾT LUẬN


Nhìn chung, qua nghiên cứu có thể thấy mô hình kinh doanh báo mạng Việt Nam chưa hoàn thiện. Các hoạt động nghiệp vụ báo chí bao gồm cung cấp tin tức và nâng cao tính diễn đàn liên tục được đẩy mạnh, nhưng những yếu tố đặc thù của một hoạt động kinh doanh mà điển hình là hoạt động marketing lại chưa hình thành rõ nét. Tất cả thể hiện tính sơ khai của giai đoạn đầu một thời kỳ mà ở đó, xu hướng thương mại là khó tránh khỏi.

Điều đáng nói nhất là ngay trong giai đoạn quan trọng này, ở mô hình kinh doanh báo mạng đã tồn tại những vấn đề bất cập có tác động lớn đến sự phát triển trong tương lai. Thứ nhất là vấn đề ở khâu sản xuất sản phẩm thông tin: quá trình tạo nội dung dựa trên sao chép và cắt ghép quá nhiều – vấn đề này bóp méo mô hình kinh doanh báo mạng khi mà doanh thu (quảng cáo) không còn phản ánh được đúng giá trị lao động nữa. Thứ hai là vấn đề giá trị của sản phẩm thông tin: các báo ngày càng chạy theo xu hướng đưa tin nhanh, tin phù phiếm và tin giật gân miễn sao thu hút được thật nhiều sự chú ý – điều đó chỉ khiến sản phẩm thông tin trở thành loại sản phẩm cấp thấp, lợi ích đạt được nhanh nhưng không bền, vừa đủ nhưng không cao và thậm chí gây tổn hại tới uy tín về lâu về dài của các trang báo. Cuối cùng là vấn đề về tốc độ tiến triển chậm chạp không tương xứng với tiềm năng của ngành báo mạng Việt Nam – nếu tốc độ ấy không được cải thiện thì báo mạng Việt Nam sẽ dần tụt hậu trong một thị trường thông tin trực tuyến bùng nổ với vô vàn các thành phần tham gia của cả trong nước và thế giới (các trang thông tin tư nhân, các mạng xã hội…) đang vận động liên tục để thu hút cộng đồng trực tuyến cũng đang tăng trưởng rất mạnh như hiện nay.

Để ngành báo mạng phát triển đúng hướng, những vấn đề tồn tại ấy phải được giải quyết ngay từ đầu. Các nhà quản lý cần thực hiện các biện pháp chấn chỉnh chấm dứt tình trạng sao chép tin bài tràn lan trên thị trường thông tin trực tuyến. Đồng thời các trang tin thuộc khối doanh nghiệp cũng phải được tạo điều kiện hoạt động để tính cạnh tranh trên thị trường thông tin trực tuyến được nâng cao

– chỉ có môi trường cạnh tranh mới thúc đẩy sự phát triển diễn ra nhanh chóng. Song song với các giải pháp từ phía Nhà nước, bản thân các tờ báo mạng cần tự

điều chỉnh sản phẩm thông tin của mình. Sản phẩm thông tin trực tuyến trong thời đại ngày nay chỉ có chất lượng thôi chưa đủ, chúng phải thích ứng với xu hướng hướng về người đọc. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là các nhà báo sẽ viết ra những tin tức thoả mãn những thị hiếu tầm thường, mà là đưa ra những tin tức có giá trị theo cách công chúng muốn tiếp nhận, tạo dựng chúng theo cách mà độc giả chính là những người đồng sáng lập nội dung.

Về lâu dài, mô hình kinh doanh báo mạng Việt Nam cần tập trung vào những yếu tố mang tính thương mại mà nó còn khuyết. Trong đó quan trọng nhất là hoạt động marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm và xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm – ở đây là sản phẩm thông tin báo chí. Hoạt động này phải được đầu tư sâu bằng nỗ lực của mỗi tờ báo kết hợp với các hỗ trợ nghiên cứu báo chí, nghiên cứu thị trường báo chí, thị trường báo trực tuyến và cả hoạt động thương mại điện tử của Nhà nước.

Nếu những nỗ lực của bản thân các tờ báo mạng sẽ thúc đẩy sự phát triển, thì định hướng phát triển của Nhà nước lại có ảnh hưởng rất lớn đến phương hướng của sự phát triển đó. Báo chí Việt Nam hiện nay vẫn giới hạn trong chức năng là công cụ nâng cao nhận thức cho cộng đồng chứ không phải là thỏa mãn các nhu cầu của chính cộng đồng điều này đi ngược hẳn với các quy tắc trong kinh doanh. Các nhà quản lý, vì muốn kiểm soát chặt chẽ thông tin báo chí, vẫn chưa muốn trao quyền hoạt động báo chí cho khối tư nhân vốn rất năng động và kinh tế hơn hẳn khối Nhà nước. Đó cũng là nguyên nhân khiến các tờ báo không có tính sinh lời cao, tính cạnh tranh của thị trường thấp, ngành báo chí nói chung và ngành báo mạng nói riêng của Việt Nam không phát triển cao được như các nước tư bản. Bởi thế khi ngành báo trực tuyến đang bước vào một thời kỳ mới như hiện nay, việc phát triển báo chí theo hướng kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế trong nước và cả thế giới là một vấn đề tối quan trọng mà các nhà quản lý cần xem xét.

Một khi sự phát triển diễn ra mạnh mẽ và đi theo chiều hướng hợp lý, các trang báo điện tử sẽ dần có uy tín như các phương tiện báo chí truyền thống, chức năng nâng cao nhận thức cho công chúng lúc đó sẽ tự động được thực hiện. Nhưng hơn thế nữa, nếu được chú trọng đúng mức, báo mạng hoàn toàn có khả năng trở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

thành loại hình báo chí của tương lai – bởi lẽ một khi ưu thế về tính diễn đàn được phát huy tối đa, báo mạng sẽ trở thành loại hình tiêu biểu mang trong mình sức mạnh lớn nhất của báo chí: sức mạnh dư luận.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Mô hình kinh doanh Báo mạng tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp - 13


Tài liệu tiếng Việt


Tài liệu sách và báo giấy


1. Phạm Anh, Minh Đồng (3/2010), Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với báo chí: Bất cập do… nhầm đối tượng, báo Lao Động số 69/2010, tr.8 - 9, Việt Nam.


2. Bộ Thông Tin và Truyền Thông (2009), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, NXB Thông Tin và Truyền Thông, tr. 22

- 38, Việt Nam.


3. Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản , NXB Chính trị quốc gia, tr. 70 – 85, Việt Nam.


4. Thứ trưởng Bộ TT&TT Đỗ Quý Doãn (2008), Công tác quản lý Nhà nước về báo chí xuất bản, tạp chí Cộng Sản điện tử Số 11 (155) năm 2008, tr. 20 - 22, Việt Nam.


5. Ngô Đình Giao (ch.b), Phan Đăng Tuất, Nguyễn Đình Phan (1997), Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh, NXB Giáo Dục, tr. 07 - 15, Việt Nam.


6. Lê Hạnh, Mạnh Tiến (2009), Còn bao nhiêu báo điện tử chui, báo Bưu điện Việt Nam (ICT News) số 68/2009, tr. 18 - 20, Việt Nam.


7. Lê Hạnh (2009), Chuyển trang web thành báo là không được, báo Bưu điện số 73 ngày 19/6/2009, tr 11 - 12, Việt Nam.


8. Lê Hạnh (2010), Điều gì sẽ đến sau báo điện tử, báo Bưu điện Việt Nam (ICT News) số Xuân Canh Dần, tr. 30 - 32, Việt Nam.

9. Lê Tâm Hằng, Ngữ Phan, Đới Thị Kim Thoa (dịch), A.A. Grabennhicốp (2003), Báo chí trong kinh tế thị trường, NXB Giáo Dục, tr. 115 - 198, Việt Nam.


10. Lương Hương (2009), Thu phí đọc báo điện tử: Bất khả thi?, báo Bưu điện số 85, 8/2009 (ICT News), tr. 13 - 14, Việt Nam.

11. Anh Minh (2010), Việt Nam: 20% không tin tưởng thông tin trên Internet, báo Bưu điện Việt Nam số 45 ra ngày 14/4/2010, tr. 8, Việt Nam.


12. Trần Đình Thu (2003), Tìm hiểu nghề báo, NXB Trẻ, tr. 20 - 100, Việt Nam.


13. Trần Doãn Tiến (2005), Nâng cao chất lượng, hiệu quả báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, báo Tư tưởng Văn hoá (số 11), tr 14 - 17, Việt Nam.


Tài liệu từ Internet


14. Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam (2010), Nghề báo truyền thống đã lỗi thời?, truy cập ngày 20/3/2010, http://www.vietnamjournalism.com/index.php?option=com_content&view=article&id=3198:ngh-bao-truyn-thng-a-li-thi&catid=28:nghien-cuu&Itemid=98


15. Lê Thuý Hạnh (2010), Quyền lực thứ năm, báo điện tử Vietnamweek, truy cập ngày 2/5/2010,

http://www.tuanvietnam.net/2010-03-17-quyen-luc-thu-nam-


16. Hoàng Minh (2005), Báo in Mỹ khủng hoảng, báo điện tử lên ngôi, báo điện tử VietNamNet, truy cập ngày 20/3/2010, http://vietnamnet.vn/kinhte/thegioi/2005/11/508741/

17. Dương Hoàng Minh (2009), Thương mại điện tử và Thanh toán điện tử ở Việt Nam, Cục TMĐT và CNTT - Bộ Công Thương, truy cập ngày 12/3/2010,

http://www.ktdoingoai.com/diendan/showthread.php?t=7888


18. Nguyễn Văn Phú (2010), Chừng nào báo chí Việt Nam sẽ thu phí như nước ngoài, báo điện tử Vietnamweek, truy cập ngày 16/4/2010, http://www.tuanvietnam.net/2010-04-01-chung-nao-bao-chi-viet-nam-se-thu-phi-nhu-nuoc-ngoai-


19. Trần Ngọc Thái Sơn (2006), Các báo điện tử VN có vi phạm bản quyền?, Diễn đàn nghiệp vụ báo chí Việt Nam, truy cập ngày 16/4/2010, http://www.vietnamjournalism.com/index.php?option=com_content&vi ew=article&id=1583&catid=30:bao-dien-tu&Itemid=94


20. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Cần sửa đổi luật để nâng cao chất lượng báo chí, báo điện tử VietnamPlus, truy cập ngày 28/4/2010, http://www.vietnamplus.vn/Home/Can-sua-doi-luat-de-nang-cao-chat- luong-bao-chi/200912/27407.vnplus


21. Phong Vân (2008), Luật sửa đổi phải tạo điều kiện cho báo chí phát triển, báo điện tử VietNamNet, truy cập ngày 28/4/2010, http://vietnamnet.vn/chinhtri/2008/07/793977/


22. VietNamNet (2009), Báo điện tử & sự phát triển Internet ở Việt Nam, truy cập ngày 15/3/2010,

www.vaip.org.vn/info/itw-ws/BC5-Vietnamnet-VASC.pdf


23. Wikipedia tiếng Việt (2008), Môi trường doanh nghiệp, truy cập ngày 12/3/2010, http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C3%B4i_tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

_doanh_nghi%E1%BB%87p

Các văn bản luật


24. Chỉ thị số 52-CT/TW của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử (22/7/2005), Việt Nam.


25. Chế độ nhuận bút – Nghị định 61/NĐ-CP, 11/06/2002


26. Luật Báo chí, 29-LCT/HĐNN8, 02/01/1990, Việt Nam.


27. Luật Sửa đổi - bổ sung một số điều luật của Luật Báo chí, số 12/1999/QH10, Việt Nam.


28. Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet, số 55/2001/NĐ-CP

29. Nghị định thi hành Luật Báo chí, số 51/2002/NĐ-CP


30. Nghị định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet, số 97/2008/NĐ-CP

31. Quy chế quản lý và cấp giấy phép cung cấp thông tin, thiết lập trang tin điện tử trên Internet, số 27/2002/QĐ-BVHTT


Tài liệu tiếng Anh


32. Alison Bone (2007), Revenue fluctuation for newspaper publisher, Service Industries Division, page 03, Canada.

33. IFRA (5/2006), Business models of newspaper publishing companies, page 02 - 07, 10 - 11, 18 - 22, America.

34. Knowledge Exchange (2009), Briefing paper on journal business models, page 03 - 08, United Kingdom.

35. Alexander Osterwalder, Ph.D & Professor Yves Pigneur (2004),

Business model generation, Pattrick van der Pijl, page 01 - 72, America.

36. Steve Outing (2002), To Charge or Not to Charge?, Poynter Online, Russia, accessing on 4/3/2010, http://www.poynter.org/content/content_view.asp?id=11192

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022