Ngàm; 5 - Đầu Vuông; 6 – Thanhb Dọc Khung; 7 -Đĩa Dao; 8 - May Ơ; 9 - Nắp; 10 - Đai Ốc;

- Lưỡi cày có nhiệm vụ cắt thỏi đất ở đáy rồi nâng lên cho diệp cày, lưỡi cày là bộ phận chịu tải nặng, chịu đến 50% toàn bộ lực cản tác dụng lên thân cày, vì thế lưỡi cày được nhiệt luyện ở bề mặt và cạnh sắc.

Lưỡi cày có hai loại được sử dụng phổ biến là lưỡi cày hình thang và 1

Lưỡi cày có hai loại được sử dụng phổ biến là lưỡi cày hình thang và lưỡi cày mũi đục:

Lưỡi cày hình thang dùng trong các máy cày làm việc ở loại đất nhẹ và trung bình. Mặt sau của lưỡi dọc theo cạnh sắc có phần thép dự trữ để phục hồi sau khi bị mòn.

Lưỡi cày dạng mũi đục dùng trong các máy cày làm việc ở đất trung bình và đất nặng. Mũi đục có phần dài thêm và nhô ra để ăn sâu thêm vào đáy luống để cày không bị trượt, đảm bảo độ cày sâu và bề rộng xá cày. Lưỡi cày bị mòn nhiều ở mũi lưỡi, vì thế khi cày đất nặng mũi lưỡi đục có mòn thì phần nhô ra vẫn làm

việc được. Cũng như lưỡi cày hình thang, mặt sau lưỡi cày mũi đục cũng có lớp thép dự trữ để hồi phục lưỡi khi lưỡi mòn quá qui định.

Hình 3.3: Các loại lưỡi cày

a - lưỡi hình thang; b - lưỡi múi đục

Ở một số cày, để tiện cho việc sửa chữa, người ta chế tạo mũi đục riêng có hai đầu đối xứng và lắp vào phần chính của lưỡi bằng bu-lông đặc biệt để khi bị mòn có thể tháo ra, đổi chiều và lại lắp chặt vào thân chính.

Cạnh sắc của của lưỡi cày được lắp nghiêng so với thành luống một góc 0, để cạnh sắc cắt đất có trượt, giảm lực cắt đất. Cày làm việc ở chế độ bình thường thì 0 = 35 đến 400, nhưng cày làm việc ở chế độ cao hơn thì 0 = 30 đến 350.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Cạnh sắc của lưỡi cày được mài sắc, góc mài bằng 200 đến 400. Tuỳ theo loại đất, độ cày sâu, lực kéo… mà chiều rộng của bề mặt lưỡi cày có khác nhau.

Thông thường khi cày được 12 đến 15ha thì phải tu sửa lại lưỡi để phục hồi lại kích thước và hình dáng ban đầu của lưỡi. Lưỡi cày đã mòn được phục hồi lại bằng công nghệ rèn, dập, luyện kim.

- Diệp cày

Diệp cày có nhiệm vụ làm tiếp công việc mà lưỡi cày đã làm, tức là tiếp tục nâng đất, tách đất sang bên, làm nứt vỡ và cuối cùng lật úp thỏi đất. Như vậy, ta thấy diệp cày có nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định đến chất lượng cày đất. Bề mặt cong của lưỡi cày chủ yếu là do diệp cày tạo lên. Tuỳ theo điều kiện đất đai, yêu cầu kỹ thuật mà diệp cày có dạng cong khác nhau.

Bề mặt diệp cày có thể chia làm hai phần: ngực diệp là phần ở phía trước và cánh diệp là phần ở phía sau, hình 3.2.

Thỏi đất khi di chuyển trên bề mặt bị nứt vỡ, mà bị nứt vỡ nhiều nhất là lúc qua phần ngực diệp. Phần cánh diệp được uốn cong nhiều hơn ngực diệp,

nhờ vậy nó có tác dụng lật úp thỏi đất nhanh. Ở một số máy cày, người ta còn lắp thêm các cánh phụ vào cánh diệp để tăng khả năng lật úp của cày.

Bề mặt làm việc của diệp cùng với bề mặt làm việc của lưỡi cày tạo 2

Bề mặt làm việc của diệp cùng với bề mặt làm việc của lưỡi cày tạo thành bề mặt làm việc của thân cày. Bề mặt làm việc của thân cày sẽ nâng, tách và lật thỏi đất, quá trình đó diễn ra liên tục khi cày làm việc, vì vậy bề mặt đó phải cong liên tục và hợp lý, độ nhẵn bóng bề mặt làm giảm lực cản làm việc của lưỡi cày, giảm chi phí năng lượng cho cày.

Căn cứ vào dạng bề mặt của diệp cày người ta chia diệp cày ra làm bốn loại:

• Diệp cày dạng hình trụ

• Diệp cày dạng đất thuộc

• Diệp cày dạng nửa xoắn

• Diệp cày dạng hình xoắn

Hình 3.4: Dạng bề mặt diệp cày

- góc nâng; - góc lật;

- góc tách.

Phần đầu và phần ngực diệp có độ xoắn nhỏ để thỏi đất được nâng lên dễ dàng, giảm lực cản, còn phần cánh diệp có độ xoắn biến thiên nhanh và xoắn nhiều nên thỏi đất được lật úp triệt để. Loại diệp này rất thích hợp để cày ruộng nước, nhiều cỏ rác.

- Thanh tựa đồng (hình 3.2)

Khi làm việc do tác động của lực cản từ đất, lưỡi diệp và trụ cày bị quay theo chiều tác dụng của lực cản đó. Thanh tựa đồng có tác dụng khắc phục hiện tượng này.

Thanh tựa đồng là một tấm kim loại, có bề dày tuỳ thuộc vào kích thước thân cày, bề rộng đó thường nhỏ hơn độ cày sâu trung bình của cày. Thanh tựa đồng được lắp vào trụ cày sao cho đuôi của nó nghiêng với thành luống và đáy luống một góc 0 đến 30. Như vậy, chỉ có phần đuôi của nó tỳ vào thành và đáy luống, làm cho cày chuyển động ổn định. Phần cuối của thanh tựa chịu mài mòn do ma sát trượt. Vì vậy, nó được chế tạo bằng thép có khả năng chống mài mòn.

Ở cày có nhiều thân cày, thanh tựa đồng của thân cuối cùng chịu phản lực nhiều nhất so với các thanh tựa của những thân cày trước nó. Vì thế, người ta thường lắp vào phần cuối của thanh tựa đồng này một chi tiết gọi là gót cày. Gót cày được chế tạo bằng vật liệu chịu mòn. Khi gót cày này bị mòn đến mức hết tác dụng, ta có thể điều chỉnh được vị trí của gót hoặc thay gót mới một cách dễ dàng mà không cần phải thay thế cả thanh tựa đồng.

- Trụ cày (hình 3.2)

Đầu dưới của trụ cày dùng để lắp lưỡi cày, diệp cày và thanh tựa đồng, cong đầu trên của trụ dùng để lắp vào khung. Tuỳ theo loại cày sâu hay cày nông, cày đất nặng hay cày đất nhẹ mà trụ cày có cấu trúc phức tạp

hay đơn giản, cao hay thấp. Trụ cày có thể chỉ đơn giản là một thanh thép tiết diện chữ nhật hoặc chữ I, được uốn cong hợp lý để chịu lực và lắp ghép. Để cày đất nặng và cày sâu trụ cày có thể đặc hoặc rỗng (rỗng hình chữ nhật hoặc rỗng hình tam giác). Lưỡi diệp được lắp vào đầu dưới của trụ cày bằng những bu-lông đầu chìm, còn đầu trên của trụ được lắp vào khung nhờ quai và ngàm (bu-lông vòng).

- Thân cày phụ

Thân cày phụ có nhiệm vụ hớt một lớp đất mặt cùng cỏ rác với độ sâu nhỏ hơn độ cày sâu của thân cày chính. Bề rộng thỏi đất do thân cày phụ hớt bằng hai phần ba bề rộng làm việc của thân cày chính và hất xuống đáy luống do thân cày trước tạo nên. Tiếp sau đó, thân cày chính cày và lật phần đất còn lại úp xuống, nhờ vậy mà cỏ rác được vùi lấp kín hơn. Người ta chỉ dùng thân cày phụ khi yêu cầu thân cày chính phải cày sâu hơn 18cm.

Thân cày phụ bao gồm: lưỡi, diệp và trụ.

Lưỡi cày có dạng hình thang hoặc mũi đục. Dạng cong của bề mặt làm việc thường là dạng nửa xoắn. Trụ cày loại đơn giản có tiết diện cắt ngang dạng hình chữ nhật hoặc chữ I.

Cách lắp lưỡi và diệp vào trụ, trụ vào khung của thân cày phụ tương tự như đối với thân cày chính. Vị trí của thân cày phụ so với thân cày chính được biểu thị trên hình 3.6:


60

1

2

3


4

5

Hình 3.5: Thân cày phụ Hình 3.6: Vị trí tương đối giữa thân cày

chính, thân cày phụ và dao cày

- Dao cày

Dao cày có nhiệm vụ cắt thỏi đất theo chiều thẳng đứng, dọc theo thành luống, làm cho thành luống được phẳng không bị vỡ nham nhở, thỏi đất được lật gọn, đáy luống phẳng và sạch sẽ. Riêng đối với thân cày sau cùng cần thiết phải có dao cày vì trong quá trình làm việc thì bánh sau và bánh luống của cày móc và hai bánh xe bên phải của máy kéo bánh hơi lăn trên đáy luống. Nếu đáy luống không thẳng, phẳng và sạch thì các bánh xe sẽ không chuyển động ổn định, lắc lư, dẫn đến độ sâu cày không đảm bảo (không đều), thỏi đất lật không gọn, lực cản kéo cày tăng.

Dao cày được lắp trước mỗi thân cày chính. Nếu cày đất ít cỏ thì chỉ cần lắp một dao cày trước thân cày chính cuối cùng.

Dao cày có hai loại là dao thẳng và dao đĩa:

Dao thẳng

Dao thẳng có cấu trúc đơn giản (hình 3.7). Dao có phần cán dao để lắp vào khung cày và phần lưỡi dao có cạnh sắc để cắt đất. Lưỡi dao có dạng hình nêm, cạnh sắc được tôi cứng để giữ độ sắc và chống mòn. Dao có thể lắp vào khung cày theo hai cách: lắp cho cạnh sắc cắt đất từ dưới lên hoặc từ trên xuống.

Dao thẳng dùng cho nhưng loại đất lẫn đá sỏi vụn. Đối với đất có nhiều cỏ rác, rễ cây dao thẳng làm việc không tốt vì dao dễ bị vướng, gây ùn tắc làm tăng lực cản kéo.

Hình 3 7 Dao thẳng 1 dao 2 ngàm 3 quai ngàm 4 đai ốc • Dao đĩa Hình 3 8 Dao đĩa 1 3Hình 3 7 Dao thẳng 1 dao 2 ngàm 3 quai ngàm 4 đai ốc • Dao đĩa Hình 3 8 Dao đĩa 1 4

Hình 3.7: Dao thẳng

1 - dao; 2 - ngàm; 3 - quai ngàm; 4 - đai ốc


Dao đĩa

Hình 3.8: Dao đĩa

1 - nỉa; 2 - đệm giới hạn; 3 - trụ dao;

4 - ngàm; 5 - đầu vuông; 6 – thanhb dọc khung; 7 -đĩa dao; 8 - may ơ; 9 - nắp; 10 - đai ốc;

11 - vòng điều chỉnh; 12 - vòng bít kín bằng cao su; 13 - trục

Dao đĩa của một máy cày thông dụng là một đĩa thép tròn (hình 3.8).

Mép đĩa của dao đĩa được mài từ hai phía và được tôi cứng.

Đĩa được lắp trên trục qua các gối đỡ con lăn, trục đĩa được lắp vào nỉa, nỉa lắp vào trụ dao và trụ dao được lắp vào khung. Trong quá trình làm việc, dao có khả năng quay quanh trục của nó và nỉa có khả năng quay quanh trụ một góc 200 làm cho đĩa cũng quay theo để tránh những vật cản làm hỏng đĩa. Khi không có vật cản, đĩa tự định vị và lăn theo hướng chuyển động của cày. Trụ dao được lắp vào khung nhờ ngàm và bu-lông vòng.

Dao đĩa thường được lắp ở các máy cày thông dụng, dùng để cày đất có cỏ rác và nhiều mùn. Ở đất có đá vụn dao đĩa làm việc không tốt.

- Thân cày sâu thêm

Thân cày sâu thêm gồm có một trụ được lắp lưỡi xới tơi (lưỡi xới sẽ được trình bày ở phần máy xới), hình 3.9. Thân cày sâu thêm được lắp ngay sau thân cày chính, dùng để cày một lớp đất sâu chừng 3 15cm tiếp theo độ sâu của thân cày chính, nhưng không thay đổi vị trí của tầng đất.

Cày sâu thêm được dùng ở những loại đất có lớp đất canh tác mỏng, đất bạc mầu, đất nhiễm mặn ở dưới… Lớp đất được làm tơi sâu thêm có tác dụng tăng lớp đất trồng trọt.

Bề rộng làm việc của thân cày sâu thêm bằng ba phần năm bề rộng làm việc 5

Bề rộng làm việc của thân cày sâu thêm bằng ba phần năm bề rộng làm việc của thân cày chính. Độ sâu cày của cày sâu thêm điều chỉnh được nhờ những lỗ ở trụ của thân cày sâu thêm.

- Khung cày

Khung cày của máy cày có cấu tạo khá đơn giản, thường được làm từ những thanh thép rỗng ghép lại với nhau bởi các

mối hàn và các mối ghép bu lông (hình 3.10). Ở mỗi cày treo, số thanh dọc bằng số thân cày chính, các thanh dọc được định vị bằng các thanh ngang hoặc xiên.

Để tăng thêm độ vững chắc của khung cày, người ta còn lắp thêm các thanh tăng cường. Thanh tăng cường thường được có dạng ống tiết diện hình vuông.

Ở một số máy cày người ta chỉ dùng một thanh xiên như thanh tăng cường, trên đó lắp các thân cày và các bộ phận khác.

Hình 3.9: Thân cày sâu thêm


Hình 3 10 Khung cày treo 1 thanh tăng cường 2 thanh dọc bên trái 3 thanh dọc giữa 4 6

Hình 3.10: Khung cày treo

1 - thanh tăng cường; 2 - thanh dọc bên trái; 3 - thanh dọc giữa; 4 - thanh ngang bên trái; 5 - thanh ngang giữa; 6 - ổ lắp thanh xiên bộ phận treo.


b. Những bộ phận phụ trợ của máy cày lưỡi diệp

Nói chung, những bộ phận làm việc của cày lưỡi diệp loại móc và loại treo đều giống nhau, còn những bộ phận phụ trợ của hai loại cày này thì khác nhau. Loại cày lưỡi diệp sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là loại cày treo, vì vậy trong phần này chỉ trình bày những bộ phận phụ trợ của máy cày lưỡi diệp kiểu treo.

Những bộ phận phụ trợ của máy cày loại treo gồm có bộ phận treo và bánh xe có bộ phận điều khiển độ cày sâu.

- Bộ phận treo

Bộ phận treo dùng để treo cày vào cơ cấu treo thuỷ lực máy kéo. Khi liên hợp máy cày treo ở thế vận chuyển (đi đường hoặc quay vòng ở đầu luống) thì

cày có thể treo (không tiếp xúc với mặt đường hoặc mặt đồng), vì vậy đường đi và bán kính quay vòng của máy cày treo chỉ cần tính cho máy kéo.

Bộ phận treo của máy cày treo có hai loại: bộ phận treo không điều chỉnh được và bộ phận treo điều chỉnh được.

Bộ phận treo không điểu chỉnh được (hình 3.11), dùng để liên hợp với máy kéo loại xích. Bộ phận treo gồm có hai thanh trụ (1) và một thanh xiên (2). Đầu dưới hai thanh trụ được lắp chặt vào khung, tương ứng với hai vị trí này có hai chốt để lắp vào hai khớp cầu ở hai đầu thanh treo dưới của cơ cấu nâng thuỷ lực của máy kéo. Thanh xiên (2) có đầu dưới được lắp vào khung cày còn đầu trên được lắp chụm vào hai đầu trên của hai thanh xiên, ở đây có lỗ để tạo lên điểm treo trên của cày, treo vào điểm treo của cơ cấu treo thuỷ lực máy kéo. Với loại bộ phận treo này việc điểu chỉnh vị trí của cày được tiến hành ở cơ cầu treo thuỷ lực của máy kéo.


Hình 3 11 Bộ phận treo không điều chỉnh được 1 thanh trụ 2 thanh xiên 3 4 chốt 7Hình 3 11 Bộ phận treo không điều chỉnh được 1 thanh trụ 2 thanh xiên 3 4 chốt 8

Hình 3.11: Bộ phận treo không điều chỉnh được.

1 - thanh trụ; 2 - thanh xiên; 3,4 - chốt treo.

Hình 3.12: Bộ phận treo loại điều chỉnh được

1 - thanh xiên; 2 - thanh trụ; 3,4 - bu-lông điều chỉnh; 5 - giá đỡ bên trái; 6 -trục ngang; 7 - giá đỡ bên phải; 8 - bu-lông chân; 9 - ngàm

Bộ phận treo loại điều chỉnh được (hình 3.12), dùng để liên hợp với máy kéo bánh bơm, gồm có hai thanh trụ (2), một thanh xiên (1) và trục ngang (6). Ở trục ngang (6) có hai chốt ở hai đầu là hai điểm treo dưới, hai điểm treo này có thể dịch chuyển được trong mặt phẳng nằm ngang để điều chỉnh phương chuyển động của các thanh dọc khung cày trùng với phương chuyển động của liên hợp máy. Khi tiến hành điều chỉnh chúng ta thay đổi vị trí của bu-lông điều chỉnh (3) và (4).

- Bánh xe tựa và bộ phận điều chỉnh độ sâu cày

Khi tách rời khỏi máy kéo, đặt cày ở một nơi nào đó thì bánh sẽ tạo nên điểm tựa làm cho cày có thể vững chắc. Khi cày ngoài ruộng khô, bánh xe tựa lên mặt đồng tạo nên thế ổn định cho cày, đồng thời giữ cho cày làm việc ở độ sâu cần thiết. Lúc này xi-lanh nâng hạ của cơ cấu treo thuỷ lực ở trạng thái tự do. Ở độ ẩm cao, lớp mặt đồng mềm nhũn, bánh xe chuyển động luôn luôn bị lún nên không có tác dụng làm điểm tựa và đảm bảo được độ sâu cày nữa, lúc này xi-lanh nâng hạ được đặt ở thế cố định (trung hoà) để đảm bảo độ cày sâu. Trong trường hợp này có thể sử dụng thuyền trượt thay cho bánh xe tựa.

Bánh xe tựa (hình 3.13) gồm có vành bánh xe làm bằng thép có những nan hoa cứng, bánh xe quay trên hai ổ bi (2), ở nắp (14) của may-ơ bánh xe có vú mỡ

15 để bơm mỡ bôi trơn ổ bi Trục 5 của bánh xe gắn chặt với trụ thẳng 9

(15) để bơm mỡ bôi trơn ổ bi. Trục (5) của bánh xe gắn chặt với trụ thẳng đứng (7), trụ này trượt được trong ổ trượt (6) bắt chặt với khung cày. Đầu trên của trụ có lắp chặt đai ốc (8) và đầu dưới có đai ốc giữ nó với giá đỡ (6), bánh xe được nâng lên, hạ xuống khi ta điều chỉnh độ cày sâu.


Hình 3.13: Bánh xe tựa của cày treo 1,3 - đệm; 2 - vòng bi; 4 - vòng khít; 5 - trục ; 6 - giá đỡ; 7 - thanh trụ;

8 - đai ốc; 9 - trục vít; 10 - thanh khung; 11 - vành bánh xe; 12 - may-ơ; 13 - bạc định vị; 14 - nắp; 15 – vú mỡ; 16 – đai ốc


3.1.2. Cày đĩa và phạm vi sử dụng‌

Cày đĩa, bừa đĩa, máy xới loại đĩa có thể được goi chung là máy làm đất loại đĩa. Về cấu tạo và nguyên tắc làm việc chúng có những điểm giống nhau và những điểm khác nhau. Ở phần này sẽ giới thiệu những đặc điểm đặc trưng của máy cày đĩa, còn những điểm chung sẽ được trình bày trong phần máy bừa đĩa.

Cày đĩa thích hợp với loại đất có độ chặt trung bình, nhẹ, có rễ cây cỏ, có thể cày sâu tới 30cm.

Cày đĩa có hai loại: loại mỗi đĩa lắp ở một trục và loại tất cả các đĩa lắp vào cùng một trục. Một cày đĩa có thể có (2), (3) đĩa đến (7), (8) đĩa; cày đĩa có thể là loại móc cũng có thể là loại treo.

Bộ phận làm việc của cày đĩa là những đĩa chỏm cầu bằng thép, được mài sắc ở mép đĩa.

Các thông số cấu tạo đĩa là bán kính hình cầu R tạo nên đĩa chỏm cầu, đường kính d của hình tròn cạnh sắc của đĩa - nằm trong mặt phẳng cạnh sắc, bề dày của đĩa và góc sắc mép đĩa.

Cạnh sắc của đĩa cày lăn theo phương y lệch đi so với phương chuyển động của cày một góc (hình 3.15) gọi là góc tiến của cày, = 30 450. Mặt phẳng đĩa (mặt phẳng cạnh sắc) nghiêng so với phương thẳng đứng z một góc gọi là góc đặt của đĩa (hình 3.14). Đối với cày mỗi đĩa một trục = 0 200, đối với cày các đĩa lắp trên một trục = 00.

Tuỳ theo độ cày sâu yêu cầu và tính chất của đất (nặng, trung bình, nhẹ) mà các thông số trên thay đổi cho phù hợp.

Thông thường khi cày tương đối sâu thì đường kính đĩa có thể đến 600 800mm và số lượng đĩa của một cày không nhiều (chừng 3 4 đĩa). Khi thiết kế cày có các thông số thì người ta cấu tạo mỗi đĩa một trục riêng lắp vào một trụ riêng.


z

y

α

α

x

y

v

β


Hình 3.14: Các góc lắp đặt đĩa cày Hình 3.15: Các góc định vị đĩa cày

Khi thiết kế cày có cấu trúc các đĩa lắp cùng một trục thẳng thì cày giống như ở bừa, chỉ khác là ở cày có một hàng đĩa còn ở bừa có nhiều hàng đĩa. Để làm sạch bề mặt đĩa, chống dính đĩa và tăng thêm khả năng lật đất, làm tơi đất người ta lắp kèm theo mỗi đĩa những tấm làm sạch đĩa. Để cho cày chuyển động ổn định, chống lại lực cản của đất làm xoay cày về phía đồng người ta lắp bánh xe ở phía cuối cày, bánh xe có thể được cấu tạo như một con dao đĩa, có góc tiến ngược với góc tiến của các đĩa cày. Để điều chỉnh độ sâu cày, ta sử dụng một bánh tựa. Bánh tựa còn giữ cho cày làm việc và là điểm đỡ khi đặt cày trên mặt sàn.

Khi làm việc, lực kéo của máy kéo và lực cản của đất làm cho đĩa quay trong trục y (hình 3.15), đồng thời nó bị kéo chuyển động tịnh tiến theo hướng

x. Do vậy đĩa cắt đất, quay, nâng đất lên rồi lật úp thỏi đất về phía luống nhờ mặt cong của đĩa. Với chế độ làm việc thích hợp cày đất có khả năng làm tơi đất khá hơn cày lưỡi diệp.

3.1.3. Điều chỉnh và chuẩn bị cho máy cày làm việc‌

Chuẩn bị cho cày nhằm mục đích để khi cày đảm bảo được các yêu cầu nông học, giảm được lực cản kéo, nâng cao năng suất, tuổi thọ của cày…

Khi chuẩn bị cho cày làm việc, ta treo cày vao máy kéo, đưa cả liên hợp máy lên một mặt phẳng, hạ cày xuống mặt sàn và tiến hành các công việc kiểm tra kỹ thuật, các phép điều chỉnh và chăm sóc.


a. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật cày

Các chi tiết cấu thành cày phải đảm bảo độ bền, đúng kích thước và hình dáng, đặc biệt là những bộ phận làm việc, nếu không đảm bảo phải chỉnh sửa hoặc thay thế.

Sau đó tiến hành kiểm tra tình trạng lắp ghép các chi tiết, các bộ phận. Cụ thể như đối với thân cày chính thì diệp cày và lưỡi cày phải lắp khít với nhau tạo thành bề mặt cong liên tục. Khe hở tiếp giáp giữa lưỡi và diệp cày không được quá 1mm, cho phép lưỡi cao hơn diệp không quá 1mm, ngược lại

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 26/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí