(a)
(b)
(c)
Để liên kết máy phay với máy kéo người ta sử dụng bộ phận treo - treo ba điểm ở khung máy phay hoặc lắp trục phay ăn khớp trực tiếp với hộp truyền động như ở máy kéo
Bông Sen. Hình 3.28: Các dạng lưỡi phay
a - Lưỡi phay dạng dao thẳng; b - Lưỡi phay dạng dao cong; c - Lưỡi phay dạng móng
3.3.2. Nguyên tắc làm việc của máy phay đất
Khi phay đất, lưỡi phay đi vào đất, cắt đất thành từng cục, hất về phía sau làm tơi nhuyễn đất. Lúc đó một điểm bất kỳ của lưỡi phay - điểm mũi lưỡi phay A chẳng hạn (xem hình 3.29) tham gia vào hai chuyển động: một chuyển động tịnh tiến theo máy kéo và một chuyển động quay quanh trục phay.
Phân bố các lưỡi phay trên trống phay phải đảm bảo để những lực cản tác động lên phay tương đối ổn định nhằm đảm bảo độ bền cho lưỡi, trục phay và máy chuyển động ổn định. Muốn vậy, lưỡi phay được phân bố trên đường xoắn ốc, sao cho các lưỡi phay lần lượt đi vào cắt đất với những khoảng cách góc bằng nhau.
Có thể bạn quan tâm!
- Dây Quấn Stato; 2- Lõi Thép Stato; 3 - Lõi Thép Rôto; 4 - Dây Quấn Rôto.
- Ngàm; 5 - Đầu Vuông; 6 – Thanhb Dọc Khung; 7 -Đĩa Dao; 8 - May Ơ; 9 - Nắp; 10 - Đai Ốc;
- Máy Bừa Có Bộ Phận Làm Việc Chuyển Động Tịnh Tiến
- Sống Tàu; 2 - Ống Dẫn Hạt; 3 – Vòng Nối; 4 - Tấm Dẫn Hạt
- Rèm Che Ở Thùng Mạ; 2 - Hàng Lông; 3 - Tấm Vuốt Mạ; 4 - Răng Chải;
- Thùng Đựng Phân; 2 - Que Báo Mức Phân; 3 - Que Khuấy; 4 - Cánh Dẫn;
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Để đất không bị kẹt ở trống phay, khoảng cách góc giữa các lưỡi phay ở hai đĩa liên tiếp nhau cần đủ lớn.
Các lưỡi phay lắp đối xứng nhau qua mặt phẳng thẳng đứng dọc đi qua điểm giữa trục lắp lưỡi phay, do đó chúng đồng thời tác động vào đất tạo nên hợp lực làm cho máy phay chuyển động thẳng, trên hình 3.30 là hình ảnh chung của một máy phay đất.
Hình 3.29: Sơ đồ làm việc của lưỡi phay
Hình 3.30: Cấu tạo chung của máy phay đất
1,15 - vòng hãm; 2,14 - vòng bi; 3,4 - vòng bi; 5 - lưỡi phay;6 - ổ lắp lưỡi phay; 7 - bu lông; 8 - đệm; 9 - đai ốc; 10 - trục phay; 11 - lưỡi phay trái; 12 - lưỡi phay phải; 13 - đệm; 16- xích truyền động;
17 - đĩa xích
Câu hỏi ôn tập
1. Cho biết nhiệm vụ của việc làm đất và các phương pháp làm đất trong nông nghiệp?
2. Cấu tạo các bộ phận chính của máy cày lưỡi diệp gồm những chi tiết nào?
3. Cho biết nhiệm vụ của các chi tiết cấu tạo nên thân cày chính của máy cày lưỡi diệp.
4. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy bừa.
5. Trình bày cấu tạo và hoạt động của máy phay.
CHƯƠNG IV: MÁY GIEO CẤY
4.1. MÁY GIEO HẠT
4.1.1. Các phương pháp gieo hạt
Trong nghề nông, gieo hạt giống cây trồng là đặt hạt vào trong đất ở những độ sâu khác nhau, với độ ẩm thích hợp, bằng những phương pháp khác nhau.
Dưới đây là một số phương pháp gieo hạt:
Phương pháp gieo vãi: là phương pháp mà hạt giống được phân bố tương đối đều ở mặt ruộng, việc lấp hạt có thể không cần sâu và kín. Phương pháp này thường được áp dụng để gieo những giống cây ngắn ngày, như lúa, cỏ, rau…
a) b) c) d)
Hình 4.1: Sơ đồ các hình thức gieo hạt
a - Phương pháp gieo hàng; b - Phương pháp gieo giải; c,d - Phương pháp gieo hốc
Phương pháp gieo hàng (hình 4.1a) được dùng phổ biến nhất để gieo các loại hạt cây trồng như lúa, ngô, các loại đậu và nhiều loại cây trồng khác. Hạt giống được phân bố thành từng hàng, khoảng cách giữa các hàng là b, tuỳ theo loại cây trồng và điều kiện đất đai mà khoảng cách giữa các hàng có khác nhau, ở nước ta với gieo lúa thì hàng thường là 15 đến 20cm, gieo ngô khoảng cách hàng là 30 đến 40cm, lạc khoảng cách hàng là 30, 35 hoặc 40cm.
Gieo dải là phương pháp gieo mà hạt được phân bố thành từng giải mà mỗi dải bao gồm một số hàng hẹp (khoảng cách hàng nhỏ) còn khoảng cách giữa các dải thì lớn hơn (hình 4.1b). Ở nước ta phương pháp này thường được áp dụng để gieo một số loại rau, đậu.
Phương pháp gieo hốc: Ở đây hạt được phân bố thành từng hốc (cụm), mỗi hốc có một số hạt. Đặc trưng của phương pháp này là khoảng cách giữa các hốc, và khoảng cách giữa các hàng hốc, các hốc kề nhau tạo thành những ô vuông hoặc không vuông (hình 4.1c,d).
4.1.2. Yêu cầu đối với máy gieo hạt
Khi gieo các loại hạt cây giống, máy kéo cần đảm bảo những yêu cầu sau: Đảm bảo an toàn hạt, đảm bảo phân bố hạt đều trên diện tích, theo hàng hay theo hốc, khoảng cách hàng phải đều, hạt giống được lấp ở độ sâu đều. Phải gieo đúng định mức hạt giống cho đơn vị diện tích (số kg/ha hay tạ/ha). Khi đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật nông học nêu trên thì ta đã tao ra cho mỗi cây trồng có một diện tích, một không gian dinh dưỡng hợp lý và tiết kiệm nhất.
Sai số về khoảng cách phân bố hạt, phân bố hốc, khoảng cách hàng,… phải trong phạm vi cho phép, ví dụ hàng gieo phải thẳng và cách đều nhau, sai số về độ sâu lấp hạt không quá 0,5 đến 1cm, sai số về định mức gieo không quá 4 đến 5% mức gieo quy định.
Cấu tạo máy gieo phải có khả năng điều chỉnh để đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật nông học đặt ra như điều chỉnh lượng hạt gieo, điều chỉnh khoảng cách hàng, khoảng cách hốc, điều chỉnh độ sâu lấp hạt.
Ngoài ra có khi máy gieo còn cần đáp ứng những yêu cầu khác như gieo kết hợp bón phân, tưới nước, phun thuốc trừ sâu bệnh, máy phải cho năng suất cao, chi phí năng lượng thấp, sử dụng, chăm sóc và bảo quản thuận tiện.
4.1.3. Phân loại máy gieo
Máy gieo được phân loại theo những căn cứ khác nhau. Căn cứ vào phương pháp gieo ta có máy gieo vãi, máy gieo hàng, máy gieo hốc. Việc phân loại máy gieo hàng và hốc chỉ là tương đối, vì có những máy gieo có thể gieo hàng, lại có thể gieo hốc, gieo ô.
Căn cứ theo nhiệm vụ ta có máy gieo lúa, ngô, đậu… máy gieo và bón phân... Tuy nhiên, cách phân loại này cũng là tương đối vì có những loại máy gieo có thể gieo nhiều loại hạt cây trồng khác nhau. Mặc dù vậy, người ta cũng gọi tên chúng theo loại hạt chính mà máy gieo thực hiện.
Theo nguồn động lực, ta có máy gieo trâu, bò, ngựa kéo, máy gieo kéo, máy gieo có động cơ và truyền lực để tự chạy.
Theo cách liên hợp với máy kéo ta có máy gieo móc và máy gieo treo.
Việc chế tạo máy gieo hạt trên thế giới ngày càng đi vào hướng đa năng hoá và tiêu chuẩn hoá, để một máy gieo có thể làm được nhiều việc, ngày càng có nhiều chi tiết hoặc cụm chi tiết của những máy gieo khác nhau có thể thay thế cho nhau.
4.1.4. Cấu tạo máy gieo hạt
Các loại máy gieo hạt có cấu trúc phức tạp, nhiều bộ phận, gia công chế tạo và lắp ghép đòi hỏi độ chính xác cao, có như vậy máy mới đảm đương được yêu cầu gieo. Các bộ phận cấu thành máy gieo có thể chia thành hai loại là những bộ phận làm việc và những bộ phận phụ trợ. Sau đây là cấu tạo những bộ phận làm việc của máy.
a. Bộ phận gieo
Những bộ phận làm việc của máy gieo gồm: thùng đựng hạt, bộ phận gieo, ống dẫn hạt, bộ phận rạch hàng và bộ phận lấp hạt. Tuỳ theo hình thức gieo mà một máy gieo có tất cả hoặc một số bộ phận nêu trên. Ví dụ: máy gieo vãi thì không có ống dẫn hạt, bộ phận rạch hàng…
Bộ phận gieo hạt làm nhiệm vụ lấy hạt từ thùng chứa hạt đưa đi gieo, nó quyết định các chỉ tiêu về yêu cầu gieo như đúng lượng hạt gieo, gieo đều, an toàn cho hạt. Để đáp ứng những phương pháp gieo khác nhau, tương ứng có
những bộ phận gieo khác nhau như bộ phận gieo loại trục quay có lắp các bàn chải, bộ gieo rung động hay li tâm dùng để gieo vãi.
Bộ phận gieo loại trục có cánh và rãnh - trục quốn, loại đĩa có lỗ để gieo hàng, gieo hốc; bộ phận gieo loại khí áp, dùng lực hút của không khí để lấy hạt và chuyển hạt có khả năng đảm bảo an toàn cho hạt rất tốt…
Sau đây trình bày một số bộ phận gieo được dùng phổ biến hiện nay.
- Bộ phận gieo loại rung (hình 4.2):
Bộ phận gieo này gồm có máng rung 4 được luồn vào trong đáy thùng chứa hạt 1, bề mặt máng ở phía ngoài thùng thấp hơn ở trong thùng.
Cơ cấu rung gồm có bánh xe có các cam gây rung 8, các khâu truyền dẫn 2, 3, 7, các khớp quay di động và cố định, lò xo giữ 6. Cơ cấu gây rung làm cho máng rung động liên tục, tần số và biên độ rung được tính toán và điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu gieo từng loại hạt. Hạt giống sẽ di
chuyển đều đặn, liên tục ra ngoài. Bộ phận gieo loại này có thể dùng để gieo vãi, đảm bảo an toàn cho hạt.
Hình 4.2: Bộ phận gieo loại rung
1 - thùng chứa; 2,3,7 - các khâu truyền dẫn; 4 - máng rung; 5 - ống dẫn hạt; 6 - lò xo; 8 - cam gây rung
- Bộ phận gieo loại trục cuốn (hình 4.3):
Bộ phận gieo loại trục cuốn có cấu tạo như sau:
Hình 4.3: Bộ phận gieo trục cuốn
1 - tấm chắn trên; 2 - thành thùng; 3 - thành bên trái hộp gieo; 4 - ổ lắp tấm rãnh hoa; 5 - tấm rãnh hoa; 6 - trục cuốn; 7 - chổi; 8 - trục mở đáy hộp gieo; 9 - ngón đỡ; 10 - cánh cửa đáy hộp gieo; 11 - thành bên phải hộp gieo;
12 - ống chắn; 13 - đệm; 14 - đáy hộp gieo
Trục cuốn được chế tạo bằng kim loại hoặc chất dẻo, trong lòng rỗng để lắp vào trục quay, bề mặt ngoài của trục là những cánh (tai khế) xen kẽ những
rãnh. Trục cuốn được đặt vào trong những hộp nhỏ được gọi là hộp gieo, phía trên hộp thông với đáy thùng đựng hạt, phía dưới có cửa ra hạt, độ mở của cửa này và cửa phía trên hộp gieo có thể điều chỉnh được. Trục cuốn được định vị trên trục quay nhờ chốt 7, ống chắn 12 và vòng đệm 13. Phần chiều dài của trục cuốn 6 nằm ở phía trong hộp gieo có tác dụng lấy hạt để gieo, khi trục cuốn quay, hạt ở thùng được cuốn vào các rãnh của trục và được cuốn theo về phía cửa ra 10. Có hai loại bộ phận gieo loại trục cuốn. Loại thứ nhất, phần chiều dài trục cuốn trong hộp giống có thể thay đổi được, còn loại thứ hai cố định. Có thể điều chỉnh được lượng hạt gieo bằng hai cách: thay đổi số vòng quay của trục cuốn và thay đổi chiều dài trục cuốn nằm trong hộp gieo.
- Bộ phận gieo loại đĩa:
Bộ phận gieo loại đĩa gồm có đĩa gạt 1, đĩa gieo 2, đệm 3, tấm che 5 và vòng đáy 4, tất cả được đặt ở đáy thùng đựng hạt hình trụ. Đĩa gieo có các đĩa kiểu rãnh ở mép đĩa hoặc ở trong đĩa (hình 4.4). Có nhiều bộ đĩa với kích thước lỗ và độ dầy đĩa khác nhau để gieo các loại hạt có kích thước và hình dáng khác nhau. Thay cho chế tạo thêm các bộ đĩa người ta chế tạo các bộ tấm che 5 vừa có tác dụng đệm vào tấm gieo 2 vừa là tấm che một số lỗ để điều chỉnh lượng hạt gieo ra và thay đổi bề dầy tổng cộng cho phù hợp với bề dầy hạt giống. Vòng đáy 4 vừa là giá đỡ để lắp đặt vòng đệm, đĩa gieo, các tấm đệm, vừa có lỗ để hạt rơi xuống ống dẫn hạt. Nắp 1 với lưỡi gạt hạt đặt trên đĩa gieo 2, cố định cùng với thùng đựng hạt. Nó dẫn đường cho hạt giống chỉ có thể rơi vào lỗ đồng thời không cho khối hạt xáo trộn kéo theo đĩa khi đĩa quay để giữ an toàn cho hạt. Khi hạt đã rơi vào lỗ được đĩa quay đưa đến vị trí cần rơi, thì lưỡi ấn làm việc, hạt rơi xuống ống dẫn hạt, nhờ vật mà hạt không bị kẹt ở lỗ đĩa, việc gieo hạt không bị sót.
Đĩa gieo được truyền động từ bánh xe lấp hạt qua cơ cấu bánh răng hình nón và bộ truyền xích.
Muốn điều chỉnh lượng gieo hạt ta có thể thay đổi tốc độ quay của đĩa gieo bằng cách thay đổ tỷ số truyền từ bánh xe lấp hạt.
Việc thay đổi lượng gieo còn được thực hiện bằng cách thay đổi số lỗ ở đĩa gieo nhờ tấm che 5 che bớt đi
một số lỗ trên đĩa.
- Bộ phận gieo khí áp:
Hình 4.4: Bộ phận gieo loại đĩa
1 - nắp bộ phận gieo; 2 - đĩa; 3 - đệm; 4 - vòng đáy; 5 - tấm che
Có hai loại bộ phận gieo khí áp: loại trống và loại đĩa, trong đó loại đĩa được dùng phổ biến hơn cả.
Bộ phận gieo khí áp loại đĩa gồm có đĩa gieo 8 với hàng lỗ ở gần mép đĩa (hình 4.5), kích thước và cách phân bố lỗ phụ thuộc vào loại hạt giống và yêu cầu gieo…, kích thước lỗ phải luôn nhỏ hơn kích thước hạt để cho hạt không
chui qua lỗ. Đĩa gieo được lắp khớp vào trục quay và lắp sát vào buồng cung cấp của thùng đựng hạt 6. Mặt đĩa phía buồng cung cấp tiếp xúc trực tiếp với khối hạt giống. Diện tích vành khăn có gia công lỗ của mặt kia của đĩa tiếp xúc với rãnh giảm áp 3. Rãnh giảm áp 3 không thông suốt 360o mà ở phần dưới - phần thấp nhất bị ngắt quãng, không có giảm áp. Rãnh 3 được thông với ống hút 4, ống này lại nối với quạt hút không khí. Áp suất vào mặt đĩa gieo phía buồng cung cấp hạt là đĩa khuấy hạt 9 bằng chất dẻo có các cánh khuấy. Đĩa xích 2 được truyền động từ các bánh xe lấp hạt. Cần 5 có tác dụng để điều chỉnh số lượng hạt khi đĩa gieo làm việc (gạt bớt hạt lại khi lượng hạt ra nhiều hơn yêu cầu).
Hình 4.5: Bộ phận gieo loại khí áp
1 - buồng cung cấp; 2 - đĩa xích;;
3 - rãnh giảm áp;; 4 - ống hút;
5 - cần gạt;
6- thùng chứa;; 7 - đĩa gieo;
8 - đường danh giới;
9 - bánh cao su tung hạt; 10 - hạt gieo
Khi gieo hạt, quạt hút làm việc, đĩa gieo 7 quay, do có giảm áp nên hạt giống được hút vào các lỗ đĩa ở phía phần buồng cung cấp và đưa hạt quay theo. Đến vùng không còn giảm áp, hạt tự rơi xuống đất do trọng lượng của nó. Khi đĩa gieo quay thì các cánh khuấy quay theo làm cho khối hạt không kết dính với nhau và đẩy hạt tới vùng có lỗ của đĩa gieo.
Khi ta thay đổi tốc độ quay của đĩa bằng cách thay đổi tỷ số truyền từ bánh xe lấp hạt tới đĩa, sẽ thay đổi được lượng hạt gieo, thay đổi được khoảng cách giữa các hạt trên hàng gieo. Cũng có thể thay đổi đĩa có số đĩa khác nhau để điều chỉnh lượng hạt gieo theo yêu cầu.
b. Bộ phận dẫn hạt
Bộ phận dẫn hạt thường là các ống dẫn hạt, chúng có nhiệm vụ dẫn hạt từ bộ phận gieo đến rãnh mà bộ phận rạch hàng đã rạch và phân bố đều lại dòng hạt khi cần thiết.
Ở những máy gieo loại móc, ống dẫn hạt có khả năng co dãn, uốn cong để có thể nâng hạ dễ dàng bộ phận rạch hàng liên kết với ống dẫn hạt. Trong trường hợp bộ phận gieo thấp thì không cần bộ phận dẫn hạt.
Ống dẫn loại lá thép xoắn được lắp ở các máy gieo lúa (hình 4.6c). Loại này rung động và co dãn tốt, khó bị han rỉ, khi biến dạng khó phục hồi. Nó được sử dụng rộng rãi ở các máy gieo lúa.
Ống dẫn loại cao su gấp nếp (hình 4.6b). Loại này có khả năng rung động kém hơn loại trên nhưng chịu được ăn mòn hoá chất, nên thường được dùng làm ống dẫn hạt lẫn phân.
Ống dẫn loại phễu xếp chồng lên nhau (hình 4.6d), loại này rung động tốt, có ưu điểm nổi bật là tháo lắp, thay thế, tạo ống dài, ngắn dễ dàng, loại này cũng thường dùng ở máy gieo có bón phân. So với ống, kim loại xoắn thì ống bằng cao su gấp nếp bền hơn và khả năng cho hạt qua tốt hơn. Ngoài những loại trên người ta còn dùng loại ống cao su dài hình côn (hình 4.6d), ống trụ lồng vào nhau bằng chất dẻo (hình 4.6e) và ống lò xo (hình 4.6f).
(a) (b) (c) (d) (e) (f)
Hình 4.6: Các loại bộ phận dẫn hạt
a - kiểu lá thép xoắn; b - kiểu ống cao su gấp nếp; c - kiểu phễu chồng lên nhau; d - kiểu ông cao su hình côn; e - kiểu ống trụ chất dẻo; f - kiểu ống lò xo
Mỗi ống dẫn hạt gồm có hai phần, phần miệng ống ở phía trên nối với hộp gieo và phần dẫn hạt chiếm gần hết độ dài của ống. Đầu dưới của bộ phận dẫn hạt được lắp với bộ phận rạch hàng. Để đảm bảo yêu cầu dẫn hạt cho phép lắp ống dẫn hạt nghiêng đi một góc so với phương thẳng đứng (không quá 250).
c. Bộ phận rạch hàng
Bộ phận rạch hàng có nhiệm vụ tạo ra rãnh trong đất để hạt giống gieo vào đó và hướng cho hạt rơi xuống đúng đáy của rãnh. Yêu cầu đặt ra đối với bộ phận rạch hàng là tạo được rãnh đất có bề rộng và chiều sâu đều, không vướng cỏ rác.
Bộ phận rạch hàng có nhiều loại, nhưng được dùng phổ biến là loại đĩa và loại dao cong.
- Bộ phận rạch hàng loại đĩa:
Bộ phận rạch hàng loại này có loại này có loại một đĩa và loại hai đĩa, trong đó loại hai đĩa được dùng phổ biến hơn.
Trên hình 4.7 là bộ phận rạch hàng loại hai đĩa, gồm có đĩa phải và đĩa trái là những đĩa thép tròn (đường kính khoảng 350mm, dày khoảng 2,5mm), mép đĩa được mài sắc và được lắp chặt vào mâm 4. Ống bạc trong 3 có dạng