Máy Bừa Có Bộ Phận Làm Việc Chuyển Động Tịnh Tiến

không được phép để diệp cao hơn lưỡi. Cạnh đồng của lưỡi và diệp phải trong cùng một mặt phẳng, mặt phẳng này nghiêng so với mặt phẳng thành luống về phía luống. Điểm trên cùng của cạnh đồng phải có khoảng cách thích hợp với mặt phẳng thành luống. Khoảng cách giữa diệp cày và trụ cày không được vượt quá giới hạn cho phép, ở phần giữa của trụ khe hở ấy không được vượt quá 3mm và ở phần trên không được vượt quá 5mm. Ở đầu bu-lông lắp ghép không được nhô lên cao hơn bề mặt làm việc của thân cày và thanh tựa đồng, cho phép chìm thấp hơn bề mặt làm việc.

Khi lắp lưỡi cày mũi đục, điểm cuối thanh tựa đồng và điểm cuối cạnh sắc lưỡi cày không cao quá mặt phẳng tựa 10mm. Khi lắp lưỡi hình thang, cạnh lưỡi cày và điểm cuối thanh tựa đồng phải nằm trong cùng mặt phẳng tựa. Cuối thanh tựa đồng và mũi đục hình thang phải nằm trong mặt phẳng cạnh đồng của thân cày. Cuối thanh tựa đồng được phép lệch về phía luống không quá 5mm.

Nếu cày treo có lắp thân cày phụ thì việc kiểm tra kỹ thuật cũng tương tự như đối với thân cày chính. Các thân cày lắp vào khung cày phải đảm bảo các mũi lưỡi từ thân đầu đến thân cuối cùng nằm trên cùng một đường thẳng nối từ mũi thứ nhất đến mũi cuối cùng cho phép lệch về hai phía trái và phía phải trong giới hạn 6mm, lắp sao cho các thân cày có độ chập từ 1 đến 3cm.

Kiểm tra, lắp đúng vị trí của thân cày phụ (nếu có), vị trí dao thẳng hoặc dao đĩa như đã trình bày ở phần trước. Sau khi đã đảm bảo được cày ở tình trạng kỹ thuật tốt ta tiến hành các công việc tiếp theo.

Hình 3 16 Liên hợp máy cày treo và máy kéo bánh hơi 1 2 3 4 lỗ để lắp thanh treo 1

Hình 3.16: Liên hợp máy cày treo và máy kéo bánh hơi

1,2,3,4 - lỗ để lắp thanh treo trên; 5, 9 - thanh treo trên; 6 -thanh nâng; 7 - vòng tựa; 8 - thanh treo giữa; 10 - bánh tựa của máy cày; 11 - thanh gỗ kê; 12, 13 - bu-lông điều chỉnh; 14 - trục ngang bộ phận treo; 15 - bu-lông chặn; 16 - tâm quay tức thời

b. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật máy kéo

- Lắp lại vị trí bánh sau máy kéo bánh hơi.

- Khi làm việc, hai bánh phải của máy kéo lăn dưới đáy luống cày, thấp hơn mặt phẳng lăn của hai bánh trái một lượng bằng độ cày sâu trừ đi độ lún của bánh. Như vậy, trọng lượng sử dụng của máy kéo phân bố lên hai bánh sau của máy kéo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

sẽ khác nhau. Điều đó làm cho lực bám của hai bánh chủ động khác nhau, độ trượt của hai bánh khác nhau. Để khắc phục điều đó cần lắp lại vị trí của hai bánh sau với trục đối so với trục đối xứng dọc của máy kéo sao cho Xph >Xtr (hình 3.16). Tuỳ theo loại máy kéo mà giá trị Xph và Xtr khác nhau.

- Lắp thanh treo trên vào những vị trí thích hợp (nếu có) tuỳ thuộc vào độ chặt của đất để tăng lực bám cho máy kéo. Điều chỉnh vị trí trục ngang của bộ phận treo của cày để đảm bảo thân cày trước làm việc hoàn toàn.

c. Điều chỉnh độ cày sâu

Để đặt máy cày đúng độ sâu, cần nâng cày lên cho hai bánh xe bên trái của máy kéo nằm trên tấm gỗ dầy bằng độ sâu cày trừ đi độ lún của bánh xe sau đó hạ cày xuống mặt nền, đặt tay điều khiển thuỷ lực ở thế bơi, kê bánh xe tựa lên cao bằng độ sâu cày trừ đi độ lún của bánh xe tựa, điều chỉnh sao cho các mũi lưỡi cày tỳ sát mặt nền, các cạnh sắc song song với mặt nền.

d. Các điều chỉnh khác

- Điều chỉnh xích căng để đảm bảo bề rộng làm việc của thân cày thứ nhất và tránh sự dao động lắc qua lắc lại quá mức của cày (khi quay vòng).

- Điều chỉnh các thanh dọc của khung cày song song với hướng chuyển động của liên hợp.

- Công việc cuối cùng cho việc chuẩn bị trước khi đưa máy ra đồng là xiết chặt các mối ghép, định vị và bôi trơn các ổ đỡ.

- Điều chỉnh đường cày đầu tiên: Khi ra đồng, lúc đầu chưa có luống cày, bốn bánh của máy kéo cùng lăn trên mặt đồng. Nếu cho máy cày làm việc ngay thì độ sâu cày sẽ không đảm bảo, tạo thành sống trâu của luống cày. Để khắc phục, ta cần nới dài thanh nâng bên phải ra một đoạn bằng nửa độ cày sâu. Khi hết đường cày đầu tiên, trả lại thanh nâng ở vị trí cũ.

Việc chuẩn bị cày treo liên hợp với máy kéo xích có một số điểm khác so với liên hợp cày treo máy kéo bánh hơi (hình 3.17). Cơ cấu treo của máy kéo lắp theo phép treo hai điểm. Điều chỉnh các xích căng hai thanh treo dưới để các thanh dọc của khung cày nằm đúng hướng chuyển động. Điểm cuối của cạnh sắc lưỡi thân cày thứ nhất (ứng với thành luống) có khoảng cách với mép ngoài của dải xích bên phải. Những công việc khác thì chuẩn bị như liên hợp cày treo máy kéo bánh hơi.

Riêng đối với liên hợp cày máy kéo xích thì hoàn toàn không dùng tấm hạn 2

Riêng đối với liên hợp cày máy kéo xích thì hoàn toàn không dùng tấm hạn chế hạ pít-tông xi-lanh lực, vì vậy cần tháo lỏng nó và đưa lên tận cùng cần pít-tông và hãm lại, liên hợp cày treo máy kéo bánh xích khi làm việc pít-tông xi-lanh lực ở thế bơi tự do.


Hình 3.17: Liên hợp máy cày treo và máy kéo bánh xích

Đối với liên hợp cày treo máy kéo xích cũng vì lúc đầu chưa có luống cày nên ta cũng cần điều chỉnh đường cày đầu tiên như đối với liên hợp cày treo máy kéo bánh hơi.

3.2. MÁY BỪA‌

Nhiệm vụ của máy bừa là làm tơi nhỏ đất đối với ruộng khô, làm nhuyễn đất đối với ruộng nước, san bằng mặt ruộng, diệt trừ cỏ dại và sâu bệnh. Yêu cầu kỹ thuật là phải làm tơi nhỏ, nhuyễn đều, không lỏi theo bề mặt và theo độ sâu, dễ sử dụng năng suất cao và giá thành rẻ.

Thông thường máy bừa được phân loại như sau:

- Theo loại ruộng: bừa ruộng khô và bừa ruộng nước.

- Theo cấu tạo của bộ phận làm việc: bừa răng và bừa đĩa.

- Theo phương pháp liên kết với máy kéo: bừa treo cà bừa móc.

- Theo chuyển động của bộ phận làm việc: máy bừa chuyển động tịnh tiến và máy bừa chuyển động quay.

3.2.1. Máy bừa có bộ phận làm việc chuyển động tịnh tiến‌

a. Bộ phận làm việc của máy bừa chuyển động tịnh tiến

Bộ phận làm việc của loại bừa này phần lớn là các loại răng, loại lưỡi (hình

3.18).

Loại răng có thể là răng hình trụ tròn răng tiết diện hình vuông hình thoi hay 3

Loại răng có thể là răng hình trụ

tròn, răng tiết diện hình vuông, hình thoi hay hình ê-líp cũng có thể là dạng chữ nhật hẹp (dao). Răng tiết diện hình vuông có cấu trúc khỏe nên được dùng để bừa đất trung bình và nặng. Răng có tiết diện ê-líp, tròn dùng để bừa đất nhẹ. Khi làm việc, các răng chuyển động va chạm vào đất, nén ép làm vỡ đất. Đầu răng có thể được lắp vuông góc với mặt đất, xiên ra phía trước hoặc xiên ra phía sau tuỳ theo loại đất, yêu cầu của việc làm đất.

Nhờ vậy, ngoài tác dụng làm tới vỡ, nhuyễn đất máy bừa còn có tác dụng san phẳng mặt ruộng, xốc cỏ rác lên trên mặt đồng hoặc nén, vùi cỏ rác vào đất.


Hình 3.18: Các bộ phận làm việc

của bừa tịnh tiến

a – răng dạng đinh; b – răng dạng dao; c – răng dạng lưỡi;

d,e,g – răng bừa lưới

Với dạng dao làm việc theo nguyên tắc cắt vỡ đất, đầu răng thường được lắp xiên ra sau nên có tác dụng dìm cỏ rác vào đất.

Răng dạng lưỡi (dạng lưỡi xới sẽ được trình bày ở phần sau) làm vỡ đất nhờ hai cạnh sắc.

Răng bừa lắp vào khung cứng thành một hàng hoặc nhiều hàng. Ngoài ra, còn được nối khớp với nhau tạo thành mảng bừa có thể lượn trên mặt đồng không bằng phẳng. Nhờ vậy mà làm tơi vỡ đất đều trên mặt đồng.

Bố trí răng bừa trên khung cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: khi làm việc mỗi răng chỉ vạch nên mặt đồng một vết riêng (vết do các răng tạo lên trên mặt đồng không trùng nhau), khoảng cách giữa các vết liên tiếp nhỏ và đều (hình 3.19), khoảng cách giữa các răng liên tiếp ở một hàng ngang phải đủ lớn để không bị kẹt các thỏi đất và vướng cỏ rác, gây ra ùn tắc thường xuyên khi bừa làm việc.


V IV III

II I

1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 Hình 3 19 Sơ đồ phân bố răng bừa dích dắc 4

1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 1 4 3 2 5 1 4 3 2 5

Hình 3.19: Sơ đồ phân bố răng bừa dích dắc

Hình 3.20: Bừa dích dắc

1 - khung; 2 - răng; 3 - bộ phận móc


b. Một số bừa chuyển động tịnh tiến

- Bừa dích dắc

Đây là loại bừa răng khung cứng, các răng được phân bố ở 5 thanh ngang và các thanh dọc. Răng được lắp ở giao điểm của các thanh ngang và thanh dọc (hình 3.20).

- Bừa lưới

Ở bừa lưới (hình 3.21) các răng bừa bằng thép có tiết diện được uốn gấp khúc thành ba nhánh tương ứng với ba nút (khớp quay), ba nhánh được gấp khúc theo ba trục của không gian ba chiều, nhờ vậy mà ta có thể định vị trí của các răng bừa luôn luôn cắm vào mặt đất (mặc dù mặt đất lượn sóng). Nhờ có ba khớp quay có cấu tạo như vậy mà các răng bừa có thể quay quanh hai trục vuông góc nằm ngang (song song với mặt ruộng), do đó có thể lượn theo mặt đồng gồ ghề để làm tơi đất diệt cỏ, phá vỡ lớp đất đóng váng cứng ở trên mặt, lấp hạt giống sau khi gieo, lấp phân bón.


Hình 3.21: Bừa lưới

1 - mảng răng to;

2 - mảng răng dạng dao; 3 - mảng răng sắc nhọn; 4 - xích; 5 - cái móc;

6 - thanh kéo; 7 - thanh ngang của móc.

- Bừa trang

Bừa trang có công dụng chủ yếu là để san phẳng mặt ruộng. Sau khi cày và bừa, mặt ruộng còn gồ ghề bởi những mô đất, những luống, rãnh nhỏ, bừa trang tiếp tục làm nhỏ và san phẳng những mô đất đó.

Hình 3 22 Bừa trang ruộng khô 1 thanh ngang móc chữ A 2 tay điều chỉnh góc nghiêng 5

Hình 3.22: Bừa trang ruộng khô

1 - thanh ngang móc chữ A; 2 - tay điều chỉnh góc nghiêng của dao; 3 - dao; 4 - răng; 5 - tấm trang phẳng.

Đối với ruộng khô, phần làm việc của bừa trang gồm có ba bộ phận (hình 3.22): bộ phận cắt phá những mô đất, bộ phận làm tơi nhỏ và bộ phận san phẳng. Những bộ phận này liên kết với nhau và với máy kéo qua bộ phận móc hoặc treo.

Bừa trang ruộng nước có cấu tạo đơn giản (hình 3.23), gồm có thuyền trượt 1 được chế tạo bằng kim loại, bằng gỗ hoặc bằng chất dẻo. Phía trước thuyền trượt có dạng cong có tác dụng dồn ép bùn đất vào phần thân làm phẳng, bộ phận treo gồm có thanh xiên (2), hai thanh trụ (3), điểm treo trên (4) (một điểm) và điểm treo dưới (5) (hai điểm).

Áp lực của thuyền trượt ép lên mặt ruộng tuỳ thuộc vào trọng lượng của bừa, có thể điều chỉnh được. Cũng có thể dùng tay điều khiển hệ thống treo thuỷ lực của máy kéo để điều khiển nhằm điều chỉnh vị trí của thuyền trượt để san phẳng mặt ruộng. Cũng có thể cấu tạo thêm những hàng răng ở phía trước thuyền trượt để làm nhỏ nhuyễn đất và dìm cỏ rác trước khi thuyền trượt san phẳng, lấp kín.

Hình 3 23 Bừa trang ruộng nước 1 thuyền trượt 2 thanh treo xiên 3 thanh trụ 4 6

Hình 3.23: Bừa trang ruộng nước

1 - thuyền trượt; 2 - thanh treo xiên;

3 - thanh trụ;4 - điểm treo trên;5 - điểm treo dưới

3.2.2. Máy bừa có bộ phận làm việc chuyển động quay‌

a. Bộ phận làm việc của bừa chuyển động quay

Bộ phận làm việc của bừa loại này có thể là loại răng hoặc loại đĩa:

Bộ phận làm việc loại răng có dạng đinh, dạng móng hay dạng đuôi cá. Nếu răng thẳng từ chân đến đỉnh và lắp vào trục quay theo phương trùng với phương bán kính của trục thì răng sẽ lăn và đâm nát đất. Nhưng nếu đầu răng có dạng cong thì tuỳ theo góc nghiêng của răng so với bán kính trục mà va đập, làm vỡ, xới đất lên hay nén đất xuống.

Bộ phận làm việc loại đĩa được sử dụng phổ biến trong các máy cày có bộ phận làm việc chuyển động quay.

(a)

(b)

Hình 3.24: Các thông số của bừa đĩa

D - đường kính đĩa; R - bán kính đĩa; - nửa góc ở tâm; i - góc mài; - góc cắt; b - bề rộng đĩa.

Bộ phận làm việc loại đĩa có hai dạng: đĩa dạng trơn phẳng và đĩa dạng chỏm cầu. Đĩa dạng trơn phẳng có khả năng cắt đất tốt nhưng làm tơi đất kém. Loại này thường được lắp ở các bừa trâu kéo. Khi làm việc đĩa lăn theo phương chuyển động của bừa để cắt thỏi đất, cấu tạo như vậy lực cản nhỏ. Đối với đĩa chỏm cầu (hình 3.24a), khi bừa, đĩa lăn theo trong mặt phẳng nghiêng so với phương chuyển động của bừa một góc gọi là góc tiến của bừa. Do chuyển động như vậy mà đĩa cắt đất, nâng đất lên ở phía mặt lõm của đĩa, uốn, làm tơi, đảo trộn và lật đất.

Đĩa được chế tạo bằng thép chịu mòn, mép đĩa được mài ở phía lồi thành các cạnh sắc (hình 3.24). Đĩa có lỗ vuông 3 được lồng vào trục có tiết diện vuông (1), ở đầu trục đĩa được đỡ bởi đệm (2). Đĩa được định vị trên trục nhờ ống suốt (4), trục quay trong những bạc 6, bạc được đặt trong vỏ đỡ (5) có đệm (9).

Tuỳ theo loại bừa loại đất được bừa và nguồn động lực mà số đĩa của 7

Tuỳ theo loại bừa, loại đất được bừa và nguồn động lực mà số đĩa của một bừa có thể khác nhau. Trên một trục như vậy có thể lắp 4, 6, 8… đĩa, mỗi trục tạo thành một bộ đĩa, các bộ đĩa được lắp với nhau thành hàng. Một bừa có thể có một hàng hoặc một số hàng lắp đặt

theo những kiểu khác nhau. Hình 3.25: Cấu tạo bừa đĩa chỏm cầu

Máy bừa đĩa chỏm cầu thường có hai hàng đĩa: một hàng trước và một hàng sau. Hướng lõm của đĩa ở hàng trước ngược chiều với sau để đảm bảo cho đất được trộn đều và mặt ruộng được phẳng. Vết lăn của đĩa trên mặt đồng của hàng trước so le với hàng đĩa sau để bừa không bị lỏi.

Khi máy bừa làm việc ở đồng ruộng chưa có cây trồng, các hàng đĩa thường được lắp theo sơ đồ hình chữ X (hình 3.26a). Với cách bố trí như vậy các đĩa đối xứng nhau qua trục dọc theo hướng chuyển động của máy kéo và của bừa về số lượng đĩa bừa cũng như về hướng lồi lõm của đĩa chỏm cầu. Do đó, hợp lực của các lực cản của đất tác dụng lên các đĩa bừa sẽ cùng phương và ngược chiều với lực kéo của máy kéo, liên hợp máy sẽ được cân bằng tốt, làm việc ổn định.


a

b

Hình 3.26: Sơ đồ phân bố đĩa bừa.

a - sơ đồn hình chữ X; b - sơ đồ hình chữ V

Khi máy bừa làm việc trong các vườn cây, các hàng đĩa được bố trí thành hình chữ V nằm ngang (hình 3.36b). Cách bố trí như vậy cho phép lắp bừa lệch đi so với trục đối xứng dọc của máy kéo để có thể đưa bừa vào làm việc gần gốc cây trong khi máy kéo vẫn đi cách gốc cây xa hơn để không làm tổn hại đến hàng cây. Lắp như vậy thì việc cân bằng lực của liên hợp máy không hợp lý như lắp theo kiểu hình chữ X, nhưng ở đây mục đích trước hết là bừa làm việc được giữa các hàng cây mà không làm phương hại gì cho cây.

b. Cấu tạo chung của các loại bừa đĩa chỏm cầu

Các loại bừa đĩa chỏm cầu thường được treo sau máy kéo và có cấu tạo như hình 3.27.


(a)

(b)


Hình 3.27: Cấu tạo máy bừa đĩa chỏm cầu

a - máy bừa đĩa chỏm cầu dạng hình chữ X; b - máy bừa đĩa chỏm cầu dạng chữ V

3.3. MÁY PHAY ĐẤT‌

Để đáp ứng nhu cầu làm nhỏ, nhuyễn đất, diệt trừ cỏ dại… ở những loại đất có thành phần cơ giới, có độ ẩm, có độ chặt thích hợp người ta dùng máy phay đất thay cho cả việc cày và bừa hoặc phay đất sau khi đã cày. Dùng phay không qua cày và bừa sẽ giải quyết được công việc làm đất nhanh hơn so với phương pháp làm đất bằng cày và bừa. Ở ruộng nước nếu dùng phay thì số lần đi lại của liên hợp máy trên ruộng sẽ ít hơn so với cày và bừa nên giữ được lớp nền cứng dưới lớp đất mầu. Hơn nữa lực cản của đất tác dụng lên phay cùng chiều với hướng chuyển động của máy, nhờ vậy việc đi lại của liên hợp máy được dễ dàng.

Phay có rất nhiều loại, có loại chuyên phay ruộng khô, có loại chuyên phay ruộng nước. Tuỳ theo đặc điểm, kích thước thửa ruộng, nguồn động lực mà có loại phay cỡ nhỏ, cỡ lớn. Phay thường được liên kết với nguồn động lực nhờ bộ phận treo, ngoài việc kéo phay chuyển động, nguồn động lực còn truyền động làm cho các lưỡi phay quay để làm nhỏ, nhuyễn đất ở độ sâu cần thiết (hình 3.29).

3.3.1. Cấu tạo máy phay đất‌

Những loại máy phay như đã kể có cấu tạo tương tự như nhau. Bộ phận làm việc của máy phay là các lưỡi phay. Tuỳ theo loại đất, yêu cầu làm đất mà lưỡi phay có hình dáng cụ thể và kích thước khác nhau. Lưỡi phay có phần cạnh sắc và phần chuôi, cạnh sắc dùng để cắt đất, cỏ cây, đảo trộn đất hất về phía sau, còn chuôi để lắp đất vào trục hoặc trống phay.

Lưỡi phay dạng dao thẳng (hình 3.28a) dùng để cắt, đập vỡ đất: loại này bền hơn các loại khác, dùng ở loại đất cứng. Lưỡi phay dạng dao cong phải và cong trái (hình 3.28b) khi làm việc cắt được những miếng đất lớn hơn dao thẳng. Loại này thông dụng hơn và thường được dùng ở những loại đất có độ chặt trung bình và nhẹ với độ ẩm thích hợp. Lưỡi phay dạng móng (hình 3.28c) dùng để phay ở những đất chứa khoáng chất. Trừ dạng móng, còn các loại khác đều có cạnh sắc, góc mài cạnh sắc thường từ 30 35o. Các lưỡi phay được lắp trực tiếp vào một trục, phân bố đều theo chu vi trục, chiều cong của lưỡi phay đối xứng qua mặt cắt giữa của chiều dài trục. Lưỡi phay có thể liên kết với trục phay qua một số chi tiết trung gian như các chi tiết được lắp vào các đĩa, các đĩa lại được lồng vào trục có đường kính gân hoặc được ép nhờ những lò xo. Tuỳ theo loại đất và yêu cầu làm đất mà đường kính của vòng tròn ứng với điểm mũi lưỡi phay kể từ tâm trục phay, dao động trong giới hạn 30cm đến 80cm. So với cày bừa thì độ sâu làm đất của phay nhỏ hơn.

Trục trống phay được tựa và quay trong hai ổ đỡ lắp trên khung máy và được làm kín để tránh bụi đất, chuyển động của trục hoặc trống phay khi làm việc được truyền từ máy kéo qua trục các đăng, hộp xích hoặc hộp bánh răng. Trục phay hoặc trống phay được bọc bởi vỏ thép đủ bền ở phía trên và phía sau để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, đồng thời vỏ bao, đặc biệt là phần bao phía sau còn có tác dụng tránh cục đất đập vào và làm đất tơi thêm.

Để đảm bảo độ sâu phay đất và điều chỉnh khi cần người ta lắp vào khung phay những tấm trượt hoặc bánh xe.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2024