cao để người lao động hoặc phải làm thêm giờ mới đạt được hoặc không thực hiện được và lấy đó làm cơ sở để trừ lương, miễn thưởng, không ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật, không công khai bảng lương hoặc không thực hiện việc đóng góp chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Theo số liệu điều tra của Viện Công nhân và công đoàn, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tại một số địa phương có nhiều doanh nghiệp FDI như Tp.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bỡnh Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hải Dương: chỉ có khoảng 74% lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có việc làm ổn định, 22% không có việc làm ổn định và 4% thiếu việc làm. Chỉ có 16,6% số lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI có tâm trạng thoải mái khi làm việc. 26,3% số lao động cho biết có quan hệ tốt với người sử dụng lao động. 44,4% số lao động cho rằng doanh nghiệp trả lương thấp, không đủ sống. 15,4% số lao động bức xúc vỡ phải làm tăng ca, tăng giờ thường xuyên (Báo Thanh niên tháng 12/ 2007).
Như vậy, đình công thường xảy ra nhiều nhất là các doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí ở cả các công ty xuyên quốc gia (có đến 4/5 doanh nghiệp FDI là các TNCs). Nguyên nhân gây nên tình trạng đình công như hiện nay là do:
Thứ nhất, là do tiền lương thấp, đời sống vật chất tinh thần và điều kiện làm việc của người lao động rất kém:
Như chúng ta biết, trong những năm đầu bước vào nền kinh tế thị trường, rò nhất là từ năm 1991 trở đi, nhu cầu tìm việc còn rất cao so với sự ào ạt chuyển dịch lao động từ các vùng nông thôn về các đô thị lớn, trong khi các khu công nghiệp chưa xuất hiện nhiều. Tình hình đó đã khiến giá cả sức lao động (tiền lương) còn ở mức thấp nhưng người lao động vẫn phải chấp nhận. Tuy nhiên, khi đó mặt bằng sống chung của xã hội cũng thấp hơn hiện nay rất nhiều nên các
điều kiện về ăn, ở, đi lại của công nhân lao động chưa trở lên bức xúc. Do vậy mà người lao động vẫn chấp nhận mức tiền lương đó.
Đã vậy, tại nhiều nơi thời gian làm việc của người lao động còn bị kéo dài quá quy định của pháp luật từ 4-5 giờ/ngày. Tiền lương thấp, cường độ lao động cao, thời gian làm việc nhiều, nhưng lại không được chăm lo đến đời sống: bữa ăn chất lượng kém, nước uống không đủ, quản lý hà khắc…Cũng tại công ty Huê Phong đã đề cập ở trên, công nhân còn bị phạt 20.000 đồng ngay tại bữa ăn nếu “chen ngang” để nhận cơm. Tại đây, mỗi bữa ăn kể cả nghỉ ngơi chỉ có 45 phút, nếu hôm nào tăng ca chỉcòn 30 phút. Vậy mà 600 con người phải chờ nhau dưới sự giám sát chặt chẽ của các chuyên gia quản lý người Đài Loan. 600 con người chờ đợi nhau trong 45 phút thì chắc chắn sẽ có người vì đứng ở cuối hàng mặc dù chưa đến lượt đã phải quay trở lại làm việc (Báo gia đình xã hội, số 93, năm 2000). Tình hình đó làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc trong công nhân lao động. Sự xung đột đó không được giải quyết, tất yếu dẫn đến đình công.
Cùng với vấn đề tiền lương, điều kiện làm việc, môi trường lao động cũng như an toàn lao động của công nhân chậm được cải thiện: tiếng ồn, bụi bặm, trang phục bảo hộ lao động…. Những nỗ lực trong công tác thanh tra, giáo dục bảo hộ lao động tuy có được ứng dụng vào thực tế nhưng chỉ có tác dụng giảm được một phần rất nhỏ mức độ nghiêm trọng của tình hình. Điều kiện làm việc của các doanh nghiệp FDI vẫn là vấn đề hết sức bức xúc. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bất bình của người lao động, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến đình công.
Ngoài những vấn đề trên, còn một số vấn đề liên quan trực tiếp đến điều kiện sống của người lao động là nhà ở. Hầu hết các gia đình,công nhân lao động nghèo vẫn phải ở trong các căn hộ chật hẹp. Đáng lưu ý là, phần đông công nhân lao động trong các khu công nghiệp đều không có nhà ở, vì họ là những lao động ngoại tỉnh, ngoại thành vào làm việc. Số này đều phải bỏ một phần tiền lương
vốn đã rất ít ỏi ra để thuê nhà. Gọi là nhà nhưng thực chất chỉ là những căn phòng cấp bốn nhỏ bé, nóng bức, ẩm thấp, không hề có một tiện nghi gì đảm bảo cho sức khoẻ người lao động. Tương phản với hình ảnh đó là những ngôi biệt thự sang trọng với những tiện nghi hết sức đầy đủ của các ông bà chủ doanh nghiệp. Tình cảnh đó đã tạo ra tâm trạng được chăng hay chớ, chán nản ở người lao động.
Thứ hai, là do tổ chức công đoàn cơ sở yếu kém. Qua những khảo sát trên, có thể thấy, mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI chưa thực sự hài hũa về quyền lẫn lợi ớch. Trong khi đó, tiếng nói của công đoàn trong các doanh nghiệp FDI lại chưa đủ mạnh. Qua điều tra tỷ lệ lao động gia nhập công đoàn trong các doanh nghiệp FDI đó thành lập cụng đoàn cơ sở chỉ đạt 59,3%, một tỷ lệ thấp so với tỷ lệ chung của cỏc loại hỡnh doanh nghiệp khỏc. Đặc biệt khi được hỏi về việc có muốn tham gia tổ chức công đoàn hay không, chỉ có 28,3% lao động trong doanh nghiệp FDI khẳng định “có”; 5,9% nói “không” và 53% lao động không trả lời. Có lẽ chớnh vỡ vậy mà ở nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể lại dường như đang bị “bỏ quên”. Chỉ có 50% số doanh nghiệp có thỏa ước lao động tập thể. Và đặc biệt, dù có thỏa ước lao động tập thể nhưng theo đánh giá của đoàn khảo sát thỡ đây chỉ là hỡnh thức chống chế, nội dung thỏa ước chỉ là sự sao chép cứng nhắc các quy định của luật, rất ít điều khoản cao hơn về quyền lợi cho cho người lao động. Thậm chí, có tới 10,3% người lao động không biết doanh nghiệp mỡnh đang làm việc có thỏa ước hay chưa.
Có thể bạn quan tâm!
- Mặt Trái Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Ở Nước Ta Hiện Nay Và Nguyên Nhân Của Tình Trạng Đó
- Fdi Vào Bđs Theo Lĩnh Vực Năm 2007
- Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 10
- Nguyên Nhân Tạo Ra Mặt Trái Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Một Số Giải Pháp Chủ Yếu Hạn Chế Mặt Trái Của Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Ở Việt Nam
- Mặt trái của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Hầu hết các cuộc đình công diễn ra trên cả nước, đặc biệt là khu vực kinh tế FDI đều là đình công không hợp pháp, không có công đoàn đứng ra nhưng đều bắt nguồn từ những căn cứ hợp lý. Điều đó dặt ra câu hỏi vậy công đoàn đứng ở đâu? Công đoàn có một trong ba chức năng là đại diện, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động. Nhưng trong cơ chế hiện nay, ở nhiều nơi, đặc biệt là
trong các doanh nghiệp FDI, chức năng đó của công đoàn bị mờ nhạt. Một cuộc điều tra của Viện khoa học xã hội trong tháng 10/2008 tại 24 doanh nghiệp FDI cho thấy chỉ có 16% người lao động cảm thấy công đoàn có vai trò trong việc giải quyết tranh chấp lao động. Nguyên nhân là do cơ chế mà trước hết là chưa có cơ chế bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công đoàn. Nếu chủ tịch công đoàn đứng ra lãnh đạo đình công thì ngay lập tức họ sẽ bị chủ sa thải, mất việc làm mà không có ai đứng ra bảo vệ họ. Đã có rất nhiều trường hợp cán bộ công đoàn mới chỉ “nhúc nhích” đưa đơn đòi quyền lợi cho công nhân thì đã bị vô hiệu hoá.
Thứ ba, là do phần lớn người lao động còn trẻ tuổi, ở nông thôn ra, chưa có tác phong công nghiệp, trình độ học vấn, tay nghề, hiểu biết pháp luật còn thấp. Qua điều tra cho thấy, hiện tại chỉ có hơn 20% lực lượng lao động tại các doanh nghiệp FDI đã qua đào tạo. Trong đó, qua đào tạo nghề là 13,3%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp đại học, cao đẳng là 4,8%. Hơn nữa sự cách biệt về tỷ lệ lao động giữa các vùng đã qua đào tạo cũng khá lớn: do trình độ tay nghề, sự am hiểu về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế nên rất dễ bị kích động, lôi kéo tham gia bãi công khi bị đụng chạm quyền lợi như lương, thưởng, điều kiện lao động.
Có thể khẳng định rằng, đình công là bước đường cùng, là thứ vũ khí đấu tranh cuối cùng mà người lao động phải sử dụng; vì họ luôn phải chạy đua với thời gian để kiếm việc làm, để có việc làm và thu nhập ổn định. Đình công cũng có nghĩa là phải đối mặt với bị sa thải, mất việc, mất miếng cơm manh áo của bản thân và gia đình nên phải vào bước đường cùng người lao động mới phải làm như vậy.
e. Hiện tượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến
Chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới
không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu.
Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả.
Hiện tượng chuyển giá hầu như đều xảy ra đối với các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, hiện tượng chuyển giá được thể hiện thông qua việc: khai tăng giá trị tài sản vốn góp; mua nguyên, vật liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào với giá cao; trốn thuế. Cụ thể:
- Khai tăng giá trị tài sản vốn góp: Một hiện tượng khá phổ biến ở các doanh nghiệp FDI là khi góp vốn tham gia liên doanh, bên nước ngoài thường khai tăng giá trị vốn góp bằng máy móc, thiết bị, giá trị công nghệ cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế.
- Mua nguyên, vật liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào khá với giá cao: Các công ty con trong hệ thống các công ty đa quốc gia thì mua nguyên, vật liệu và các yếu tố sản xuất đầu vào khác theo giá mà công ty định ra, cao hơn giá thực tế rất nhiều. Do vậy, trong trường hợp nếu công ty con lỗ thì công ty mẹ không bị ảnh hưởng nhiều. Điều này có lợi cho nhà đầu tư nhưng lại thiệt hại cho phía Việt Nam
- Trốn thuế, các doanh nghiệp FDI đã lợi dụng sơ hở trong quản lý nhà nước, sử dụng các thủ đoạn gian lận thương mại, gian lận trong hạch toán để doanh nghiệp lỗ trên sổ sách kế toán và lãi trên thực tế. Đây là hiện tượng “lỗ ảo” được các nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng để trốn thuế nhằm mục đích thu lợi bất chính tại Việt Nam.
Một số doanh nghiệp FDI thuộc chi nhánh các công ty đa quốc gia đã lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý nhà nước thực hiện việc chuyển giá bằng cách “lỗ công ty con, lãi công ty mẹ” thông qua việc nâng giá đầu vào, hạ giá đầu ra
để ăn chênh lệch ngay từ bên ngoài, gian lận thương mại, trốn thuế, lợi dụng độc quyền để đưa giá sản phẩm lên cao hơn giá hàng cùng loại nhập khẩu.
Trong thời gian gần đây, hiện tượng làm ăn thua lỗ xuất hiện ngày càng nhiều tại các DN FDI. Điển hình: 12 trong tổng số 43 liên doanh của ngành xây dựng được phê duyệt đó phải tuyờn bố giải thể trước thời hạn; 15 trong số 31 liên doanh cũn lại làm ăn thua lỗ, đặc biệt có những liên doanh thua lỗ lớn, kéo dài liên tục từ năm 1997 đến nay. Hiện trạng này đó buộc Bộ Xây dựng phải vào cuộc. Song, thật khó khăn để giải quyết những con số thua lỗ khổng lồ. Việc thua lỗ của 2 liên doanh vốn được "chăm sóc" khá kỹ từ khi lập dự án, xây dựng, vận hành của Tổng công ty Xi măng Việt Nam là Công ty liên doanh Sao Mai (224 tỷ đồng), liên doanh xi măng Nghi Sơn (lỗ 207 tỷ đồng) được giải thích là "do năm đầu đi vào sản xuất nên phải chịu lỗ lớn". Song từ đó đến nay vẫn thua lỗ kéo dài. Công ty Quốc tế hồ Tây có số lỗ năm 2000 là 545 tỷ đồng, trong đó riêng năm 2000 lỗ 211 tỷ đồng. Công ty liên doanh khách sạn Vườn bắc thủ đô trong 4 năm lỗ tới 34,7 tỷ đồng, riêng năm 2000 lỗ 6,4 tỷ.
Theo Tổng cục Thuế, qua đợt khảo sát về tỡnh hỡnh sản xuất- kinh doanh mới đây của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn cả nước, thỡ trong tổng số cỏc doanh nghiệp FDI đó tiến hành sản xuất, kinh doanh, số doanh nghiệp bỏo cỏo cú lói và đó nộp thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 31,7%; số cũn lại đang trong quá trỡnh miễn thuế theo Luật định, chưa có lói hoặc bỏo cỏo lỗ. Điển hỡnh như Công ty Phát triển KCN Nomura, lỗ khoảng 337 triệu VNĐ, tiếp đến là Công ty Liên doanh Daeha 120 triệu VNĐ và Khách sạn Nhà hát lỗ 105 triệu VNĐ…
Nguyên nhân gây ra thua lỗ, về khách quan, theo các chuyên gia kinh tế, trước hết chính là do các doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư lớn, nên các chi phí liên quan đến công tác quản lý, tiền lương, các hợp đồng dịch vụ và quản lý với nước ngoài đều ở mức cao. Thậm chí, có những trường hợp liên doanh thua lỗ
lớn, kéo dài, nhưng bên phía Việt Nam không có khả năng tài chính để “gánh chịu” khoản lỗ lớn để tiếp tục liên doanh, nên đành “ngậm bồ hũn làm ngọt”, chuyển sang mụ hỡnh doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cho phía đối tác. Sau đó, DN lại tiếp tục tồn tại, phát triển và kinh doanh có lói!
Về chủ quan, do trong quỏ trỡnh sản xuất- kinh doanh, cỏc doanh nghiệp FDI đó giành chi phớ quỏ lớn cho cỏc chương trỡnh khuếch trương thương hiệu, các chi phí thuê tư vấn, quản lý và bảo hộ quyền sở hữu…bất chấp thua lỗ. Về vấn đề này, theo tính toán của Tổng Cục thuế, hầu hết các doanh nghiệp đều vượt mức khống chế 5-7% tổng chi phí về mức quảng cáo, khuyến mại. Chính vỡ thế, đó rất nhiều lần Bộ Tài chớnh cảnh bỏo về thực trạng, cú khụng ớt doanh nghiệp (cụng ty con) vỡ mục đích chiếm lĩnh thị trường cho công ty mẹ tại Việt Nam, nên đó chấp nhận bỏn với giỏ thấp hơn giá thành và tăng cường các công tác khuyến mại, quảng cáo để thu hút khách hàng, gây ra cuộc cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp trong nước.Bên cạnh những nguyên nhân “bề nổi” trờn, cũn phải kể đến một vấn đề không kém phần quan trọng, mà lâu nay đó được đem ra tranh luận rất nhiều, đó là tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh… Thông thường, đối với những dự án nằm trong một số lĩnh vực có khả năng phát triển bền vững và sinh lời cao, bên Việt Nam chỉ góp vào liên doanh bằng bất động sản, nhưng chiếm tỷ lệ trong tổng số vốn đầu tư…thêm vào đó, khi tham gia liên doanh, do trỡnh độ quản lý của phía Việt Nam cũn cú hạn, nờn thực chất liờn doanh thường chịu sự quản lý và điều hành của phía đối tác nước ngoài, cũn về phớa Việt Nam thực chất chỉ được sử dụng để làm các công tác đối ngoại với các cơ quan quản lý nhà nước là chính… Do đó, phía Việt Nam không nắm đầy đủ được tỡnh hỡnh sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp; dẫn đến tỡnh trạng phía đối tác trong liên doanh báo lỗ, bên Việt Nam cũng đành bó tay.
Ngoài ra, theo phòn tớch của cỏc chuyờn gia thuế ở Tổng Cục thuế, do sự yờỳ thế về vốn, về trỡnh độ quản lý của phía Việt Nam trong liên doanh, đó dẫn tới tỡnh trạng chuyển giỏ theo hướng có lợi cho đối tác nước ngoài hiện đang diễn ra phổ biến trong các doanh nghiệp FDI. Chẳng hạn, như đối với trường hợp doanh nghiệp khai tăng giá nguyên- vật liệu nhập khẩu cho sản xuất, nhưng do bên Việt Nam không đủ thông tin về thị trường để đấu tranh với bên nước ngoài nhằm đạt được mức giá nhập khẩu hợp lý; cũng như vậy, khi xuất khẩu hàng hoá, ở một số lĩnh vực, thông thường thỡ cỏc cụng ty mẹ của cỏc cụng ty con ở Việt Nam thường bao tiêu sản phẩm, nhưng lại thanh toán với giá thấp…làm cho doanh nghiệp FDI (cụng ty con) khụng cú lói, dẫn đến tỡnh trạng thua lỗ….
( Đây thực chất cũng chỉ là màn kịch để biến công ty liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và cũng là màn kịch “kể khổ” của các doanh nghiệp liên doanh đối với các cơ quan quản lý nhà nước để được hưởng ưu đói về thuế quan, cũn thực chất phần lời đó nằm gọn trong tỳi của cụng ty mẹ ở ngoại quốc).
Và mặc dù, trên thực tế, không chỉ phía Việt Nam trong liên doanh phát hiện được thủ thuật trên của đối tác, mà cũn cả cỏc cơ quan quản lý nhà nước cũng biết nhưng cũng đành phải bó tay. Vỡ rằng, xột dưới góc độ pháp lý, theo ý kiến Tổng cục Thuế, hiện trong Luật thuế và cỏc luật liờn quan khỏc, chưa cho phép các cơ quan thuế được quyền yêu cầu doanh nghiệp kê khai, cung cấp thông tin liên quan đến các công ty liên kết với doanh nghiệp FDI, hay các thông tin về giá cả hàng hoá ký kết trong hợp đồng mua bán để có thể so sánh với thị trường. Chính vì thế,chuyển giá làm giảm đáng kể nguồn thu ngân sách của Việt Nam.
Những phòn tớch trên đây cho phép đi đến khẳng định rằng, chúng ta chớ vội lạc quan vỡ sự tăng trưởng khá nhanh của dũng vốn FDI vào Việt Nam, mà cần phải thấy mặt thứ hai của vấn đề. Nếu nhỡn vào sự phòn bổ nguồn vốn cú thể thấy, họ khụng hướng tới thời gian quá dài như ta nghĩ, có khi họ chỉ thấy Việt