Fdi Vào Bđs Theo Lĩnh Vực Năm 2007

hạn. Đó là đầu tư bất động ssản không tạo việc làm cho người lao động, cũng không mang lại giá trị thực cho nền kinh tế như các dự án đầu tư vào công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp. Với quan niệm cho rằng, cứ có nhiều vốn FDI dù ở lĩnh vực nào đều sẽ giúp phát triển kinh tế của địa phương nên trong thời gian gần đây, các tỉnh ồ ạt xây dựng khu công nghiệp và khu chế xuất nhưng lại thiếu kết cấu hạ tầng phần cứng (điện nước, giao thông) nên các khu công nghiệp xa trung tâm đang trong tình trạng dở dang kéo dài.


Biểu đồ 2.4: FDI vào BĐS theo lĩnh vực năm 2007


Nguồn Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và đầu tư Thêm vào đó việc 1

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư

Thêm vào đó, việc xây dựng các sân golf một cách ồ ạt như hiện nay (chỉ riêng 2006 – 11 tháng đầu năm 2008 đã có 78 sân golf được cấp phép xây dựng với tổng vốn đăng ký là 13,3 tỷ USD, 66 dự án khác đang trong qúa trình hoàn thành hồ sơ tại 39 tỉnh và thành phố) đang làm cho đất nông nghiệp dần bị thu hẹp, môi trường nước và đất đang dần bị ô nhiễm bởi hoá chất từ việc trồng và chăm sóc cỏ. Chính tình trạng phát triển ồ ạt các khu công nghiệp và xây dựng

sân golf đã và đang lấy đi đất cũng như kế sinh nhai của người nông dân, đẩy họ di cư tìm việc làm tại các thành phố, làm cho gánh nặng về việc làm, nhà ở

…..tăng lên.

Thứ ba, vốn FDI chủ yếu mới chỉ tập trung vào khu vực đồng bằng và thành thị, trong khi chúng ta lại cần vốn nhiều hơn cho nông thôn, miền núi. Cụ thể, đầu tư nước ngoài tại các tỉnh, thành phố lớn như: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… chiếm 84% tổng vốn đăng ký. Đối với các tỉnh miền Trung hay những địa bàn có điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn như Điện biên, Lai châu, Cà Mau, Kon Tum, An giang ... thì vốn đầu tư nước ngoài dành cho khu vực này là rất thấp chiếm 16%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Chênh lệch về vốn đầu tư giữa các vùng sẽ tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, miền là không đồng đều, làm gia tăng khoảng cách giữa thành thị và nông thôn kể cả về mức sống, văn hoá - xã hội… Các nhà đầu tư nước ngoài trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi . Do đó, các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án đầu tư nước ngoài nhất. Trong khi đó, các tỉnh miền núi vùng sâu vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế mặc dù được chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn, nhưng rất khó thu hút, hoặc thậm chí không thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Những công ty tìm kiếm thị trường thì nhằm vào địa chỉ là những nơi đông dân, sức mua lớn, điều kiện hạ tầng thuận lợi cho nên những vùng xa xôi hẻo lánh dân cư nghèo không thể hấp dẫn nổi họ cho dù chính phủ có đưa ra nhiều chính sách hấp dẫn. Các công ty đầu tư công nghệ cao, nhu cầu sử dụng ít lao động và cần lao động có tay nghề cao, không dành ưu tiên cho lao động phổ thông. Điều này dẫn đến chênh lệch thu nhập lớn về mức lương giữa

người lao động và là nguyên nhân của sự bất bình đẳng. Bằng chứng cho thấy hệ số Gini tăng lên giữa các vùng miền và các nhóm thu nhập.

Năm 1995 vốn FDI đăng ký tập trung đến 80% tại vùng Đông Nam Bộ, trong khi những vùng nghèo ven biển miền Trung thu hút 1,7%, miền núi phía Bắc thu hút 1,5% và Tây Nguyên là 0,3%. Đến năm 2001, sau rất nhiều nỗ lực điều chỉnh của Chính phủ, như thực hiện nhiều giải pháp và chính sách đầu tư hạ tầng, cơ cấu đầu tư phân bổ có được cải thiện nhưng vẫn chênh lệch:54,3% vẫn tập trung tại vùng Đông Nam Bộ, các vùng nghèo ven biển miền Trung 2,3%, miền núi phía Bắc 4,3% và Tây nguyên là 2,4%. Tương ứng khoảng cách thu nhập giữa các nhóm cũng gia tăng.

b. Việc góp vốn bằng công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài đã gây nên tình trạng thừa công nghệ lạc hậu, nhưng lại thiếu công nghệ hiện đại.

Đối với nước chủ nhà, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của thu hút FDI là tiếp thu công nghệ hiện đại, nhằm sản xuất ra hàng hoá, dịch vụ có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Nhưng trong thực tế, một số nhà đầu tư đã lợi dụng chính sách này của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam để xuất khẩu công nghệ lạc hậu, hiện không thể sử dụng được ở nước họ bằng cách bán dây chuyền sản xuất hoặc góp vốn bằng công nghệ để thu lợi nhuận.

Công nghệ được chuyển giao vào nước ta thông qua hình thức đầu tư, như liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy vậy, việc chuyển giao này còn gặp phải một số khó khăn, trong đó có hai nguyên nhân chính sau:

Việc thành lập doanh nghiệp liên doanh trong thời kỳ đầu của hoạt động đầu tư nước ngoài (từ năm 1988 đến năm 1996), chủ yếu được thực hiện giữa doanh nghiệp nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài (bởi tại thời kỳ này, Chính phủ đã không cho phép thành phần kinh tế tư nhân được thành lập doanh nghiệp liên

doanh với nhà đầu tư nước ngoài). Do vậy, thường tạo ra quan hệ đối kháng nghi ngờ, giữa các chủ sở hữu trong liên doanh, giữa một bên là doanh nghiệp nhà nước và một bên là nhà đầu tư nước ngoài. Quan hệ đối kháng và việc phải trả lương cao cho cán bộ kỹ thuật và quản lý của bên Việt Nam đã dẫn đến tình trạng bên nước ngoài không chuyển giao những công nghệ tốt nhất cho Việt Nam, điều mà chúng ta đang rất cần.

Mặt khác, đối tác đầu tư chính của Việt Nam là các nước châu Á . Do vậy việc chuyển giao công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến và hiện đại ở Việt Nam hầu như rất ít. Một số nước như Đài Loan, Hàn Quốc chủ yếu đầu tư vào công nghiệp nhẹ hoặc lĩnh vực khách sạn, văn phòng cho thuê nên việc chuyển giao công nghệ sản xuất vào Việt Nam còn hạn chế. Ngay cả Nhật Bản một nước có trình độ khoa học công nghệ cao nhưng các dự án FDI của các nước này cũng chỉ chuyển giao những công nghệ còn thấp và thấp hơn nhiều so với các nước Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan). Các đối tác Hoa Kỳ, EU có trình độ công nghệ tiến, hiện đại và công nghệ nguồn nhưng tỷ trọng các dự án đầu tư vào Việt Nam rất ít, do vậy đã hạn chế việc chuyển giao công nghệ cho đối tác Việt Nam.

Vì vậy, công nghệ chuyển giao ở Việt Nam thường là những công nghệ cũ hoặc lạc hậu so với thế giới. Chính sách chuyển giao công nghệ trong thời kỳ đầu của hoạt động FDI còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo và thiếu cơ chế giám sát hoặc có sự đồng thuận của một số cán bộ Việt Nam trong liên doanh, sự yếu kộm trong kiểm tra giỏm sỏt tại cỏc cửa khẩu. Lợi dụng vấn đề này mà bên nước ngoài khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam để góp vốn liên doanh đã chuyển giao máy móc, thiết bị cũ hoặc đã hết khấu hao với trình độ công nghệ lạc hậu, yếu kém; thậm chí là những phế thải của các nước khác; một số trường hợp bên nước ngoài đã khai tăng giá trị thiết bị hoặc bên Việt Nam phải chấp nhận phí chuyển giao công nghệ đắt đỏ, ngay cả đối với những công nghệ phổ biến. Tớnh

phổ biến của việc nhập mỏy múc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bỡnh của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.

Theo kết quả khảo sát về thiết bị nhập khẩu trong 42 doanh nghiệp có vốn FDI thuộc ngành công nghiệp nhẹ của Bộ công nghiệp năm 2005 cho thấy; trong số 727 thiết bị và dây chuyền công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, có tới 76% số máy móc thuộc thế hệ từ 1950 đến năm 1986; hơn 70% số máy móc đã hết khấu hao; 50% thiết bị cũ được tân trang lại.

Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hỡnh thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được thỡ mới ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.

c. Tài nguyên đất nước bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng

Cùng với những lợi ích do FDI mang lại, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, trong đó đặc biệt nghiêm trọng là nạn "xuất khẩu" ô nhiễm môi trường từ các nước phát triển trên thế giới đang ngày càng gia tăng. Theo ông Nguyễn Thế Đồng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, hiện đang có tỡnh trạng chuyển cỏc ngành gòy ụ nhiễm mụi trường nặng nề từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển thụng qua FDI.

Việc “xuất khẩu” ụ nhiễm cũng mang lại cho cỏc nước đầu tư một lợi thế cạnh tranh mới nhờ giảm chi phớ sản xuất. Nguyờn nhòn của tỡnh trạng này là do chi phớ để khắc phục ô nhiễm môi trường tại các nước phát triển rất cao. Các

doanh nghiệp của các nước này buộc phải tỡm đến giải pháp chuyển lĩnh vực sản xuất gây ô nhiễm của họ ra nước ngoài.

Các nước phát triển thường đánh thuế cao đối với các ngành gây ô nhiễm, trong khi đó các nước đang phát triển lại có mức thuế thấp hơn nhiều, thậm chớ chưa đánh thuế do khát vốn. Các nước này trở thành những nước “nhập khẩu” ô nhiễm, và Việt Nam cũng đang là một trong số đó.

Một trong những nguyên nhân nữa gây ô nhiễm môi trường tại Việt Nam là do chuyển giao công nghệ lạc hậu, trong đó nhiều máy móc, thiết bị quá cũ hoặc đã hết khấu hao. Việc chuyển giao những công nghệ lạc hậu đã biến Việt Nam trở thành một “bãi thải công nghệ, máy móc thiết bị cũ và lạc hậu” do các nhà đầu tư nước ngoài mang vào. Những thiết bị công nghệ lạc hậu khi được sử dụng đã không tạo được năng suất lao động cao, lại còn gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí, tiếng ồn và đất.

Ngoài ra, chính sách về kiểm soát môi trường trong giai đoạn đầu của hoạt động FDI ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, thiếu cơ chế phối hợp giữa các nghành, các cấp, đã tạo cơ hội cho các nhà đầu tư giảm được rất nhiều chi phí khi xây dựng các nhà máy sản xuất tại Việt Nam không cần xây dựng bộ phận xử lý chất thải hoặc có chỉ là biện pháp đối phó. Gần đây các cơ quan chức năng đã phát hiện ra sự tinh vi của một số doanh nghiệp có vốn nước ngoài đã thiết kế hệ thống xả thải trộm ra môi trường để giảm chi phí (Vedan..). Những nhà máy sản xuất mặt hàng như Vedan tại nhiều nước thường phải chi 15-20% vốn đầu tư để làm công trỡnh xử lý mụi trường, nhưng Vedan chỉ dành 1,5% vốn đầu tư cho xử lý mụi trường, tức là chưa đến 1/10 so với các nước. Cú một thực tế là ở Việt Nam hiện nay, khi một doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường, công chúng mới chỉ biết phản ảnh trên báo chí hay làm đơn tố giác với cơ quan hữu trách chứ không có một cuộc tranh chấp trực diện tại tũa ỏn. Đó là kẽ hở để các doanh nghiệp trốn tránh trỏch nhiệm xó hội .

Vấn đề này trở thành chủ đề được tranh luận sôi nổi tại Diễn đàn Doanh nghiệp Đông Á về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, diễn ra ngày 8/10/2008 tại Hà Nội. Sự việc Cty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển hỡnh để phân tích về trách nhiệm xó hội của doanh nghiệp tại diễn đàn. Việc xả thải không qua xử lý xuống sụng Thị Vải, việc trốn nộp phớ mụi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường. Công ty thực phẩm Vedan, 100% vốn của Đài Loan, xây dựng nhà máy năm 1991 tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách TP HCM 75 km. Đến nay, các hạng mục đó đưa vào sản xuất gồm có: nhà máy Xút - Clo, nhà máy bột ngọt, nhà máy tinh bột, nhà máy tinh bột biến đổi, nhà máy lysine...Năm 1994 ngay sau khi đi vào hoạt động, công ty đó thải chất gòy ụ nhiễm mụi trường xuống sông Thị Vải làm thủy sản chết hàng loạt. Năm 2005, Vedan đó đồng ý đền bù nông dân nuôi trồng thủy sản Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu 15 tỷ đồng. Nhưng số tiền đó không thể bù lại thiệt hại cho người dân bởi tình trạng ô nhiễm là rất lâu dài và rất khó khắc phục. Lưu vực sông Thị Vải có nhiều khu công nghiệp lớn của Đồng Nai như Nhơn Trạch, Gũ Dầu nên lượng nước thải công nghiệp mà nó phải gánh chịu là rất lớn. Tính ra trung bỡnh mỗi thỏng dũng sụng này phải tiếp nhận 45.000 m3 dịch thải sau khi lờn men. Chi phớ để xử lý 1m3 dịch thải đó phải mất gần chục triệu đồng, nên tổng chi phí sẽ lên tới 400 – 500 tỷ đồng. Đòy là một số tiền khụng hề nhỏ. Việc xả chất thải của Vedan là một trong những nguyờn nhòn chớnh khiến Thị Vải trở thành dũng sụng chết, ảnh hưởng đến sản xuất cũng như sức khỏe người dân.

Khụng chỉ cú Vedan mà cũn nhiều dự ỏn FDI cũng cú tỡnh trạng này. Đó là Hyundai Vinashin (HVS). Tám năm qua, người dân địa phương sống khốn khổ và héo mũn vỡ ụ nhiễm phỏt tỏn từ chất thải của nhà mỏy. Để làm sạch các mảng dơ bẩn, lớp sơn cũ, lớp gỉ sét... bám chặt thành vỏ tàu, HVS đó dựng xỉ

đồng bắn tẩy trước khi tàu được sửa chữa, sơn mới. Đó là công nghệ được HVS lựa chọn và áp dụng tại VN trong nhiều năm qua. Hằng năm HVS cần một lượng rất lớn hạt xỉ đồng phục vụ việc làm vệ sinh các tàu biển. Từ năm 1999-2007, HVS đó đưa vào VN xấp xỉ đến 750.000 tấn xỉ đồng. Không lâu sau ngày nhà máy HVS cắt băng khánh thành, người dân địa phương bắt đầu hứng chịu những trận bụi xỉ đồng liên tiếp, trở thành mối họa kéo dài nhiều năm nay. Trong lúc bắn xỉ đồng làm vệ sinh tàu, do va chạm rất mạnh, những hạt xỉ đồng vỡ vụn thành các mảnh nhỏ, sinh ra một thứ bụi rất quái ác, chúng bay đến đâu là bám đen đến đó.Luồng bụi xỉ đồng đi đến đâu là gieo khổ cho dân đến đó. Nhà cửa đen, cây cối đen, chăn màn đen, thức ăn, thức uống bị đen... Hễ cái gỡ bị bụi xỉ đồng bám vào là đổi thành màu đen! Ngoài những hạt bụi kích thước nhỏ bay lên trời, có thể len lỏi đi khắp nơi thỡ những hạt xỉ đồng có trọng lượng đủ nặng không thể bay được lại rơi xuống cầu cảng, ụ tàu, rồi lẫn với sơn cũ, lớp gỉ sét... Thứ hỗn hợp này trở thành một loại chất thải độc hại mà việc xử lý chúng không hề đơn giản, do nhiều kim loại nặng độc hại lẫn trong đó và những chất độc hại này có thể gây ra nhiều thứ ô nhiễm nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Giới chuyên môn cho biết các loại bụi mịn, có kích thước nhỏ là rất đáng sợ, nó được mệnh danh là "kẻ giết người thầm lặng", ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe con người. Nhiều tài liệu khoa học gần đây được công bố (do nhóm các nhà khoa học tại Nha Trang thực hiện) cho thấy trong bụi của xỉ đồng bay từ nhà máy HVS ra khu dân cư có chứa nhiều kim loại nặng như sắt, đồng, chỡ, asen, cadimi, crụm...đây là những kim loại nặng độc hại, thậm chí rất độc hại cho người và môi trường sống. Đơn cử như chỡ, cú liờn quan đến các bệnh về thần kinh và một số loại bệnh tật nguy hiểm khác. Trong lúc xăng chứa chỡ được loại bỏ triệt để vỡ tớnh độc hại của chúng rất cao thỡ nhiều hoạt động công nghiệp, trong đó có nhà máy HVS, liên tục thải những chất thải có chứa chỡ vào mụi trường.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022