Thời Gian Lưu Trú, Công Suất Sử Dụng Phòng


2004 sau khi Phong Nha Kẻ Bàng được công nhận là Di Sản Thiên Nhiên của Thế Giới năm 2003.

Trong suốt thời kỳ tăng trưởng cũng có 2 năm lượng khách nội địa đến Quảng Bình giảm là năm 2005 và 2008. Sự sụt giảm lượng du khách năm 2005 được xem như là sự điều chỉnh giảm do năm 2004 đã tăng đột phá ở mức cao, còn năm 2008 thì sụt giảm cùng với xu hướng chung của thị trường du lịch cả nước cũng như du lịch quốc tế do khủng khoảng kinh tế.

Sự tăng trưởng mạnh trở lại vào năm 2009 (25.06%) đánh dấu cho sự phát triển mới và kỳ vọng tốc độ tăng trưởng ở những năm tiếp theo cũng được khả quan.

Biểu 3.6. Lý do khách nội địa đến Quảng Bình


Lý do khách nội địa đến Quảng Bình

Do i công tác, hi hp, Lý do khác, 13.60% 2.60%

Tin ng du lch nhng ni khác,

5.80%

i thm ngi thân, bạn bè,

4.70%


Do Qung Bình p, 13.10%

Thm quan ng Phong Nha, 60.20%


(Nguồn: khảo sát khách du lịch nội địa của tác giả)

Cũng giống như khách quốc tế, khách nội địa đến Quảng Bình trước tiên vì tò mò muốn biết Động Phong Nha, Phong Nha Kẻ Bàng thực sự là trung tâm của du lịch Quảng Bình, là nền tảng để khai thác cũng như thu hút khách du lịch đến với miền đất Động.

Khách nội địa đến Quảng Bình để công tác hội họp chiếm 13.6% cao hơn khách quốc tế (3.3%), chứng tỏ khách quốc tế đến Quảng Bình để hội họp, kinh doanh, tìm hiểu cơ hội đầu tư thấp hơn tỷ lệ khách nội địa.


3.1.2.2. Thời gian lưu trú, công suất sử dụng phòng

Bảng 3.5. Thời gian lưu trú và công suất sử dụng phòng



2000

2005

2006

2007

2008

2009

Thời gian khách lưu trú

(ngày)


1,19


1,19


1,25


1,18


1,18


1.18

Khách trong nước (ngày)

1,18

1,17

1,25

1,18

1,18

1.17

Khách quốc tế (ngày)

1,87

1,88

1,26

1,22

1,32

1.37

Công suất sử dụng phòng nghỉ (%)


41,9


54,2


52,6


49,4


49.75


56.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Marketing du lịch tỉnh Quảng Bình thực trạng và giải pháp - 6

(Nguồn: Niên giám thống kê 2009, Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)


Theo số liệu thống kê ở bảng trên thời gian khách lưu trú bình quân ở Quảng Bình khoảng 1,2 ngày. Theo khảo sát thực tế khách du lịch của tác giả thì thời gian lưu trú của khách nội địa là 1,93 ngày và của khách quốc tế là 1,53 ngày.

Thời gian lưu trú của khách còn thấp vì 2 nguyên nhân sau:

- Phần nhiều các luồng khách du lịch qua địa bàn tỉnh chủ yếu xem đây là một điểm ghé qua chứ không phải là một điểm đến, khách ghé qua để thăm Động Phong Nha rồi đi tiếp hành trình du lịch đến những nơi khác, luồng khách này chủ yếu theo tuyến Hà Nội – Huế, Đà Nẵng và ngược lại.

- Với những khách chọn Quảng Bình là điểm đến để dừng chân thì khi đến Quảng Bình, sau khi thăm quan Phong Nha, về Đồng Hới tắm biển thì họ không có biết hoạt động vui chơi giải trí nào để tham gia tạo nên cảm giác buồn chán trong du khách, do đó mặc dầu dự định ở Quảng Bình dài ngày hơn nhưng du khách thường kết thúc chuyến hành trình sớm sau một, hai ngày ở Quảng Bình.

Công suất sử dụng phòng: theo số liệu thống kê thì những năm gần đây công suất sử dụng phòng đạt từ 50%-55%. Theo khảo sát, trao đổi trực tiếp, tìm hiểu của tác giả với một số khách sạn lớn, nhỏ điển hình thì nhận được phản hồi công suất sử dụng phòng thấp hơn, khách sạn có tiêu chuẩn xếp hạng, công suất sử dụng dao động từ 40%-55%, khách sạn nhỏ và nhà nghỉ tư nhân thì công suất sử dụng thấp hơn, dao động từ 30%-50%.


Lý do công suất sử dụng phòng thấp là do tính thời vụ cao của du lịch Quảng Bình. Một năm 12 tháng, nhưng Quảng Bình chỉ có 3 tháng cao điểm của du lịch là 3 tháng hè, tháng 6, tháng 7, tháng 8. Còn từ tháng 9 đến tháng 2 thì là những tháng mùa đông, mùa mưa bão ở Quảng Bình, nên lượng khách du lịch đến Quảng Bình rất thấp, tháng 3 đến tháng 5 thì lượng khách tương đối phục hồi dần vào những ngày lễ hội của quốc gia như ngày 30 tháng 4, mồng 1 tháng 5.

Điều thú vị là mùa chính của thị trường quốc tế trái ngược hẳn với thị trường trong nước. Khách quốc tế có xu hướng đi du lịch Quảng Bình từ tháng mười đến tháng tư. Điều này phù hợp với các mùa cao điểm khách quốc tế nói chung, đặc biệt là thị trường Tây Âu du lịch theo đoàn. Tuy nhiên, nhìn chung tính thời vụ của khách quốc tế đến khu Quảng Bình là không cao lắm và lượng du khách quốc tế đến Quảng Bình còn thấp nhưng đều đặn quanh năm. Như vậy việc thu hút khách quốc tế đến Quảng Bình ngày càng nhiều sẽ làm giảm được sự chênh lệch của tính thời vụ trong du lịch.

3.1.2.3. Doanh thu ngành du lịch

Doanh thu là chỉ tiêu quan trọng phản ánh một phần hiệu quả kinh doanh của toàn ngành. Đối với ngành du lịch tỉnh Quảng Bình thì các công ty bên cạnh kinh doanh dịch vụ du lịch còn kinh doanh những lĩnh vực khác. Khách du lịch ngoài việc chi tiêu cho các dịch vụ du lịch thì còn mua sắm và chi tiêu cho các hoạt động khác. Do đó doanh thu ngành du lịch được tính là tổng của doanh thu từ kinh doanh dịch vụ du lịch và doanh thu thương mại. Doanh thu dịch vụ du lịch gồm các loại như: doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống, doanh thu vận chuyển, doanh thu bán vé tham quan…


Bảng 3.6. Doanh thu du lịch



1998

1999

2000

2001

2002

2003

Tổng doanh thu du lịch (tỷ)

28.5

34

60.1

73.9

89.5

119.9

Doanh thu thương mại (tỷ)

14.2

18

41.6

51.8

63

84.6

Doanh thu DVDL (tỷ)

14.3

16

18.5

22.1

26.5

35.3

Tốc độ tăng doanh thu du lịch (%)

28.96

19.30

76.76

22.96

21.11

33.97


Tốc độ tăng doanh thu DVDL (%)


0.70


11.89


15.63


19.46


19.91


33.21

Tỷ lệ doanh thu

DVDL/tổng doanh thu du lịch (%)


50.18


47.06


30.78


29.91


29.61


29.44

Doanh thu từ mỗi khách du lịch đến Quảng Bình (đồng)


239,846


250,59


250,361


250,138


280,18


299,901


2004

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng doanh thu du lịch (tỷ)

196.9

163.3

213.37

283.43

286.98

363.67

Doanh thu thương mại

139.2

98.4

135.57

174.39

174.01

211.81

Doanh thu DVDL (tỷ)

57.7

64.9

77.8

109.04

112.97

151.86

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu du lịch (%)


64.22


-17.06


30.66


32.83


1.25


26.72

Tốc độ tăng trưởng

doanh thu DVDL (%)


63.46


12.48


19.88


40.15


3.6


34.43

Tỷ lệ doanh thu DVDL/tổng doanh thu du lịch (%)


29.3


39.74


36.46


38.47


39.37


41.76

Doanh thu từ mỗi khách du lịch đến Quảng Bình (đồng)


319,891


319,824


386,614


477,910


543,564


557,305

(Nguồn: Sở văn hóa thể thao du lịch và tính toán của tác giả)

Doanh thu dịch vụ du lịch năm 1998 là 14,3 tỷ đến năm 2009 tăng lên 151,86 tỷ, tốc độ tăng bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1998-2009 là 24%. Riêng từ giai đoạn 2003-2009 thì tốc độ tăng bình quân là 27,5%.

Tỷ lệ doanh thu dịch vụ du lịch trên tổng doanh thu du lịch năm 1998 là 50.18% nhưng giảm dần đến năm 2002 thì chỉ còn chiếm 29,61%, từ thời điểm năm 2003 tỷ lệ này lại được phục hồi và tăng dần lên đến 41,75% trong năm 2009. Hiện tượng này


được lý giải bởi nguyên nhân trong giai đoạn 1998-2002 thì tốc độ tăng trưởng của doanh thu dịch vụ du lịch thấp, nên các doanh nghiệp phải tìm kiếm, hoạt động sang các lĩnh vực khác nhiều hơn nhằm nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, điều này đã làm tỷ trọng doanh thu dịch vụ du lịch thấp dần qua nhiều năm. Nhưng kể từ cột mốc năm 2003, sau khi Phong Nha Kẻ Bàng được công nhận là Di Sản Thiên Nhiên Thế Giới thì hoạt động du lịch lại phát triển mạnh mẽ hơn, các doanh nghiệp đầu tư vào dịch vụ du lịch nhiều hơn so với các lĩnh vực thương mại khác, lượng khách thăm quan đến tỉnh đông hơn nên tỷ trọng doanh thu dịch vụ du lịch được nâng cao dần liên tục.

Doanh thu từ mỗi khách du lịch đến Quảng Bình cũng chính là chi tiêu của mỗi khách du lịch ở Quảng Bình. Chi tiêu của mỗi khách từ 239,846 đồng năm 1998 tăng lên 557,305 năm 2009, tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 8%, riêng tốc độ tăng của giai đoạn 2003-2009 là 10,9%.


Biểu 3.7. Doanh thu du lịch Quảng Bình


Tỷ đồng Doanh thu ngành du lịch Quảng Bình

400

350

300

250

200

150

100

50

0

1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

năm


Tng doanh thu du lch (t) Doanh thu thương mi Doanh thu DVDL (t)



Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch

100


80


60


40


20


0

1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

-20


-40

Nm

Tc độ tăng trưởng doanh thu du lch (%)

Tc độ tăng trưởng doanh thu DVDL (%)

%

Biểu 3.8. Tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch


Doanh thu và tỷ lệ % các loại doanh thu dịch vụ du lịch Quảng Bình năm 2009:


Bảng 3.7. Tỷ lệ các loại doanh thu dịch vụ du lịch năm 2009



Doanh thu


Triệu đồng


Tỷ lệ %

Tổng doanh thu DVDL

151.858,23

100 %

Doanh thu ngủ

71.459,66

47,06 %

Doanh thu ăn uống

51.498,37

33,91 %

DT vận chuyển

9.068,22

5,97 %

DT lữ hành

1.614,74

1,06 %

DT khác

6.732,02

4,43 %

DT vé tham quan

11.485,22

7,56 %


(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Quảng Bình)


Biều 3.9. Tỷ lệ các loại doanh thu dịch vụ du lịch năm 2009


Tldoanh thu dch vdu lch


DT vÐ tham quan; 8%

DT khác; 4% DT lhành; 1%

DT vn chuyn; 6%


Doanh thu ng; 47%


Doanh thu ăn ung; 34%


Quan sát tỷ lệ doanh thu dịch vụ du lịch qua biểu đồ thì doanh thu ngủ, tức doanh thu có được từ hoạt động cho thuê phòng lưu trú chiếm tỷ trọng cao nhất gần 50% tổng doanh thu, kế tiếp đó là doanh thu ăn uống, thu được từ hoạt động chi tiêu cho ăn uống ở các khách sạn, nhà hàng của du khách. Doanh thu lữ hành chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ 1%, không thấy có mục doanh thu từ các hoạt động vui chơi, giải trí.

Khách du lịch đến Quảng Bình chi tiêu cho hoạt động lưu trú và ăn uống đã chiếm đến 80% tổng chi tiêu, đây thường là những chi tiêu cố định nên nếu muốn tăng chi tiêu của du khách thì cũng cần thay đổi cơ cấu chi tiêu bằng cách tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hơn phục vụ du khách, nhiều nơi để vui chơi giải trí, nhiều nơi để thăm quan, mua sắm, để tiêu tiền có thế thì mới tăng được chi tiêu của mỗi du khách trong thời gian ở Quảng Bình.

Đóng góp doanh thu của du lịch vào GDP tỉnh Quảng Bình: Bảng 3.8. Đóng góp doanh thu của du lịch vào GDP tỉnh Quảng Bình:


2005

2006

2007

2008

2009

GDP toàn tỉnh (tỷ)

4541,24

5478,34

6659,78

8979,88

9895,83

Tổng doanh thu du lịch (tỷ)

163,3

213,37

283,43

286,98

363,67

Tỷ trọng DT du lịch/GDP (%)

3,60

3,89

4,26

3,20

3,67

(Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Quảng Bình và tính toán của tác giả)


Tổng sản phẩm GDP trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế (Giá hiện hành)

Bảng 3.9. Tổng sản phẩm GDP phân theo khu vực kinh tế (2000-2008)

Đvt: triệu đồng




Tổng số

Chia ra

Nông, Lâm, Ngư nghiệp


Công nghiệp và Xây dựng


Dịch vụ

2000

2.216.519

819.259

549.894

847.366

2001

2.452.752

867.900

638.105

946.747

2002

2.785.388

962.901

764.893

1.057.594

2003

3.166.718

1.065.932

915.480

1.185.306

2004

3.810.633

1.237.444

1.139.954

1.433.235

2005

4.541.235

1.349.891

1.455.617

1.735.727

2006

5.478.341

1.528.077

1.841.537

2.108.727

2007

6.659.784

1.720.766

2.350.103

2.588.915

2008

8.979.882

2.173.125

3.286.628

3.520.129

(Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Cục thống kê tỉnh Quảng Bình)


Ttrng Nong, Lam, Ngư nghip Ttrng cong nghip, xay dng Ttrng dch v

Tỷ trọng các ngành kinh tế

45


40


35


30


25


20


15


10


5


0

2000

2001

2002

2003

2004

Năm

2005

2006

2007

2008

Biểu 3.10. Tỷ trọng các ngành kinh tế tỉnh Quảng Bình (2000-2008)



%

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí