Mức Chi Tiêu Và Tỷ Lệ Lưu Trú Của Khách Du Lịch


Đường thủy


Ngoài đường bộ hiện du khách có thể chọn lựa đi đường thủy bằng tàu cao 1

Ngoài đường bộ hiện du khách có thể chọn lựa đi đường thủy bằng tàu cao tốc từ bến Bạch Đằng ở Thành phố Hồ Chí Minh đến Thị xã Châu Đốc (tàu cao tốc khởi hành vào thứ 3, 5, 7 vào lúc 8h, đến Châu Đốc trong 6 tiếng với giá vé 250.000đ). Việc có thêm tuyến đường thủy với điểm

kết nối là cầu tàu du lịch sẽ giúp địa phương thu hút thêm khách nội địa và khách nước ngoài từ TP.Hồ Chí Minh đến cũng như sau này mở rộng đi đến nước bạn Campuchia hay đến Kiên Giang.


Đường bộ

Hình 2 10 Bản đồ giao thông khu vực Tây Nam Bộ Đường bộ hiện vẫn là 2

Hình 2.10: Bản đồ giao thông khu vực Tây Nam Bộ


Đường bộ hiện vẫn là đường giao thông chính để đi đến địa phương. Thị xã Châu Đốc cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 245 km về phía tây, nếu chạy xe ô tô mất khoảng 6 tiếng (đi xe Mai Linh từ TPHCM đến Châu Đốc mất 6 tiếng với giá vé 105.000 đ). Thị xã Châu Đốc cách Hà Tiên 96km,, Mỹ Tho 179km,


cách Cần Thơ 117km (đi xe Mai Linh từ Cần Thơ đến Châu Đốc mất 3 tiếng với giá vé 50.000 đ).

Tuyến đường bộ giao thông của khu vực Đồng bằng sông cửu Long hiện có nhiều điểm cải thiện đáng kể và ngày càng tốt hơn: Cầu Mỹ Thuận thông xe ngày 21/5/2000, tiếp đó Cầu Cần Thơ cũng chính thức khai thông xe ngày 24/04/2010. Ngoài ra đoạn đường cao tốc TP.HCM-Ngã ba Trung Lương sẽ giúp tiết kiệm được 1 tiếng đồng hồ trên tuyến đường này được Chính phủ cho phép khai thác tạm thời từ ngày 3/2/2010. Đây là một bộ phận của tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ nối liền trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP.HCM với vùng trọng điểm nông nghiệp và thủy sản ĐBSCL. Ngoài ra khu vực ĐBSCL sẽ phá thế ốc đảo và khai thông cho toàn vùng với các dự án cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu, thay thế phà Vàm Cống hiện tại), cầu Cao Lãnh (bắc qua sông Tiền, thay thế phà Cao Lãnh hiện tại) và đoạn đường nối giữa hai cầu đang được Bộ Giao thông-Vận tải triển khai (3 dự án này sẽ được đầu tư bằng nguồn vốn vay của ADB). Thêm vào đó chính phủ hiện tại đang triển khai dự án hơn 312 triệu USD cải thiện hạ tầng giao thông ĐBSCL (xem thêm Phụ lục 6).

2.3.4 Khách và doanh thu du lịch

Bảng 2.4: Số lượng khách và Doanh thu du lịch


Năm

S l t khách

Doanh thu (tri u VND)

N i đ a

Qu c t

2003

1,855,365

11.500

15.387

2004

1,932,672

23.000

20.014

2005

2,013,200

23.500

30.075

2006

2,085,000

29.300

31.646

2007

2,208,500

41.500

41.607

2008

2,547,660

53.936

45.502

2009

2,982,800

48.952

50.016

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng kinh tế Thị xã Châu Đốc và Sở du lịch An Giang)


Tốc độ tăng trưởng trung bình về khách nội địa trong thời kỳ 2003 – 2009 là 9% (so với 8% của cả tỉnh) và khách quốc tế là 31%, cao hơn nhiều lần so với tốc độ 9,7% của cả tỉnh. Rõ ràng khách quốc tế sẵn sàng đi du lịch xa hơn và nghỉ lại Châu Đốc hơn các điểm đến khác trong tỉnh trước khi đi tiếp sang Cam pu chia hoặc các điểm du lịch tại Kiên Giang. Mặt thuận lợi về vị trí địa lý có thể giúp Châu đốc có một cơ hội tuyệt vời để bắt đầu phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch quốc tế. Đây là một quyết định chiến lược, dẫn đến những thay đổi lớn lao trong quy hoạch phát triển du lịch của thị xã. Tuy nhiên tỷ trọng của thị trường quốc tế còn rất nhỏ so với thị trường nội địa (dưới 1%). Có thể phải cần nhiều thời gian để du lịch quốc tế bùng nổ ở thị xã.

Bảng 2.5: Mức chi tiêu và tỷ lệ lưu trú của khách du lịch




2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Khách quốc tế









+ Ngày lưu trú/khách quốc tế

Ngày

2

2

2.2

2.35

2.6

2.8

3

+ Mức chi tiêu trong

ngày/khách quốc tế


USD


34.3


40


42


44


48


50


55

Khách nội địa









+ Ngày lưu trú/khách nội địa

Ngày

1.5

1.5

1.6

1.7

1.8

1.9

2

+ Mức chi tiêu trong

ngày/khách nội địa

1000

đ/ngày


170


171


171


180


189


199


209

(Nguồn: Sở du lịch An Giang)


Tuy nhiên thị xã cũng đã phải đối diện với nhiều thử thách. Tỷ lệ khách lưu trú thấp (chỉ khoảng 20%) dẫn đến thời gian lưu trú trung bình thấp (từ 1-3 ngày). Một phần lớn khách hành hương chỉ đến Châu đốc ban ngày để khấn vái rồi về hay đi du lịch tiếp đến các thành phố khác. Bên cạnh đó mùa du lịch tại thị xã khá ngắn, chỉ khoảng 3 – 5 tháng trong năm, chủ yếu là vào tháng lễ hội (tháng 4 âm lịch). Chi tiêu trung bình trong ngày là khoảng 200.000 đồng đối với khách nội địa và 55 USD đối với khách quốc tế, chủ yếu cho lưu trú và ăn uống. Rõ ràng có nhiều việc phải làm để thu hút khách quốc tế và nội địa, giữ chân khách lâu hơn và khiến họ chi tiêu nhiều hơn tại thị xã.


2.3.5 Đánh giá hiện trạng

Từ cái nhìn tổng quan trên về thị trường du lịch Châu Đốc, tôi sẽ tổng hợp và phân tích ma trận SWOT cho ngành du lịch Châu Đốc để xác định các định hướng chiến lược với sự cân nhắc đến kết quả đánh giá ngành và những thay đổi chiến lược của Thị xã.

2.3.5.1 Phân tích c điểm mạnh và điểm yếu

Thị xã Châu Đốc từ những đặc trưng của mình cần phải có phân theo những điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các cơ hội và nguy cơ (SWOT) để có được một cái nhìn tổng quan chính xác. Địa phương cần có cái nhìn khách quan và xác định đâu là điểm mạnh chính, điểm mạnh phụ, yếu tố trung tính, các nhược điểm lớn và nhỏ. Vị thế cạnh tranh của Thị xã Châu Đốc phản ánh hai nhóm điều kiện sau: (1) những nguồn lực bên ngoài không thuộc phạm vi kiểm soát của địa phương và (2) những đặc trưng của địa phương có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động cụ thể tại địa phương. Điều cần thiết là phải có một chiến lược đủ dài và rõ ràng để phát huy tối đa những điểm mạnh và cải thiện một số điểm yếu.

BẢNG 2.6: KHUNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU



Điểm mạnh

chính

Điểm mạnh phụ

Trung bình

Điểm yếu phụ

Điểm yếu chính

Những yếu tố cứng






• Ổn định kinh tế


X




• Năng suất




X


• Chi phí



X



• Quan niệm về sở hữu





X

• Các dịch vụ và mạng lưới bổ trợ địa phương




X


• Cơ sở hạ tầng liên lạc


X




• Vị trí chiến lược

X





• Những hình thức khuyến khích


X




Những yếu tố mềm







• Phát triển theo hướng chuyên biệt


X




• Chất lượng cuộc sống



X



• Năng lực của lực lượng lao động và giới chuyên môn



X



• Văn hoá


X




• Cá nhân


X




• Cách quản lý




X


• Tính linh hoạt và năng động


X




• Trình độ nghiệp vụ trong các mối quan hệ thị trường





X

• Tinh thần sáng tạo kinh doanh




X



(Nguồn: Marketing in Asian Places-Philip Kotler)


Từ khung đánh giá trên thì địa phương có những điểm mạnh, điểm yếu như sau:


Điểm mạnh

1. Có cơ cấu quản lý Nhà nước hoàn chỉnh;

2. Đã ban hành những văn bản pháp quy và qui định quan trọng;

3. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng đặc sắc;

4. Vị trí địa lý chiến lược;

5. Đã có tên tuổi, thương hiệu mạnh;

6. Khả năng đầu tư qui mô vừa và nhỏ của các doanh nhân địa phương;

7. Sự phát triển của các cơ sở kinh doanh du lịch qui mô vừa và nhỏ;

8. Điều kiện hạ tầng tốt;

9. Nhu cầu du lịch nội địa lớn;

10. Đã xuất hiện nhu cầu du lịch quốc tế;

Điểm yếu

1. Thiếu nhân viên chuyên trách trong các cơ quan và vị trí chủ chốt;

2. Thiếu một vài văn bản pháp quy quan trọng;

3. Sự chi phối của ngành du lịch nội

địa chất lượng thấp;

4. Nguồn nhân lực chưa được đào tạo;

5. Sự cách biệt với các trung tâm du lịch chính trong khu vực;

6. Thiếu các phương tiện xử lý môi trường và công nghệ thân thiện;

7. Sự hợp tác mỏng manh giữa khối công cộng và tư nhân và điều phối các bên liên quan.


2.3.5.2 Nhận diện những cơ hội và mối đe dọa

Bước kế tiếp là nhận diện những cơ hội và mối đe dọa mà địa phương đang gặp phải.

BẢNG 2.7: KHUNG ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI-ĐE DỌA


Nguồn Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà lạt Lâm Đồng đến năm 3

(Nguồn: Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà lạt-Lâm Đồng đến năm 2020)


Từ khung đánh giá trên địa phương đang có được những cơ hội và đối diện với những rủi ro như sau:


Cơ hội

1. Phân cấp quản lý Nhà nước về du lịch xuống cho địa phương;

2. Tốc độ tăng trưởng cả về du lịch nội địa và quốc tế đến khu vực;

3. Sự hỗ trợ từ các tổ chức và dự án phát triển quốc tế;

4. Sự quan tâm lớn hơn của các cơ quan chính quyền và đơn vị kinh doanh du lịch;

5. Xự xuất hiện các công nghệ mới và kiến thức về quản lý và phát triển kinh doanh du lịch.

Rủi ro

1. Xự xuất hiện các sản phẩm du lịch thay thế tại các điểm đến lân cận;

2. Sự đầu tư và xây dựng các cơ sở du lịch không theo quy hoạch;

3. Lũ lụt hay các hiểm họa thiên nhiên khác.


2.4 CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN‌

2.4.1 Mục tiêu

2.4.1.1 Đối tượng khách hàng

Với lợi thế sẵn có về điều kiện tự nhiên, văn hoá xã hội; ngành du lịch của Thị xã Châu Đốc định hướng sẽ thu hút ngày càng nhiều khách nội địa và khách quốc tế đến tham quan du lịch, nghĩ dưỡng lý tưởng và sẽ là cơ hội kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao cho các nhà đầu tư. Sau đây là bảng dự báo lượng khách đến Châu Đốc thời kỳ 2006 - 2010 dựa trên phương án tăng trưởng lựa chọn trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh với tốc độ tăng trưởng là 3,9% (đối với khách nội địa) và 5,9% (đối với khách quốc tế).

Bảng 2.8: Dự báo lượng khách du lịch


Lượt khách

2010

2011

2012

2013

2014

Nội địa

3,099,129

3,219,995

3,345,575

3,476,052

3,611,619

Quốc tế

51,840

54,899

58,138

61,568

65,200


(Nguồn: Tác giả dự báo)


Việc dự báo khách du lịch này sẽ được đề ra cụ thể trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thị xã dựa trên đánh giá nhu cầu thị trường, mức độ hoạt động, khả năng di chuyển và chi tiêu của du khách. Ngoài ra việc dự báo ở đây cũng có chú ý tính đến yếu tố mùa vụ để định hướng cho các dự án đầu tư.

2.4.1.2 Đối tượng hợp c và cạnh tranh

Thị xã Châu Đốc được biết đến như là vùng đất đa dạng về văn hoá với nhiều tôn giáo, dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói đó chính là sức thu hút du khách du lịch đến với Châu Đốc so với các vùng du lịch khác.

Đó là sự kết hợp với Lễ hội Bà Chúa xứ, thưởng ngoạn phong cảnh sông nước hữu tình và thưởng thức đặc sản mắm nổi tiếng của Châu Đốc; đó là kết hợp sở thích mua sắm hàng hoá biên giới cửa khẩu Xuân Tô, hay tham quan rừng tràm Trà Sư… Ngoài ra, cách Châu Đốc khoảng bốn giờ xe du khách có thể đến Hà Tiên

– một khu du lịch với biển đẹp và thơ mộng. Vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch, đây sẽ là điểm liên kết phát triển khả dĩ.


Tuy nhiên, không chỉ Châu Đốc có thế mạnh về du lịch văn hóa và tâm linh, mà thậm chí ở ngay bên cạnh là nước bạn Campuchia vốn nổi tiếng với đền, chùa linh thiêng, kiến trúc độc đáo (đền Angkor Wat), Tây Ninh với núi Bà Đen và chùa Bà (Bình Dương) cũng là những địa danh thu hút khách du lịch tâm linh.

Ngoài ra, các điểm du lịch khác với lợi thế về cảnh quan đẹp, đã nổi tiếng từ lâu lại ở vị trí thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch tốt và có chất lượng dịch vụ cao (ví dụ: Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết…) là những đối thủ cạnh tranh với thị xã Châu Đốc. Vì thế, để có được lợi thế cạnh tranh, đòi hỏi trong chiến lược phát triển du lịch phải đa dạng, phong phú về loại hình; chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ và mở rộng phạm vi khách hàng.

2.4.2 Chiến lược phát triển



MA TRẬN SWOT


CÁC CƠ HỘI (O)


CÁC THÁCH THỨC (T)


CÁC ĐIỂM MẠNH (S)

KẾT HỢP (S-O)

(Khai thác thế mạnh, tận dụng cơ hội)

Chiến lược qui hoạch, phát triển sản phẩm và đầu tư du lịch


- Đa dạng hoá sản phẩm, các loại hình dịch vụ

- Khai thác hiệu quả tài nguyên, sản phẩm khác biệt

- Tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, mở rộng thị trường

- Liên kết vùng.

KẾT HỢP ((S-T)

(Phát huy thế mạnh, đẩy lùi nguy cơ ) Chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch


- Tăng cường tuyên truyền quảng bá, tiếp thị

- Khai thác hiệu quả vốn đầu tư trong nước, tư nhân


CÁC ĐIỂM YẾU (W)

.

KẾT HỢP (W-O)

(Hạn chế điểm yếu, chớp lấy cơ hội) Chiến lược nguồn nhân lực du lịch

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Nâng cao chất lượng, thu hút đầu tư nước ngoài.

KẾT HỢP (W-T)

(Khắc phục yếu kém, hạn chế đe doạ)

Chiến lược củng cố thể chế


- Phối hợp cơ quan chức năng xúc tiến du lịch

- Tăng cường xã hội hoá du lịch, văn hoá đô thị

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí