2.4.3.2 Liên kết địa phương
2.4.3.2.1 Liên kết trong tỉnh
Hiện nay Châu Đốc cần liên kết với các vùng trong Tỉnh để vừa phát huy thế mạnh của riêng mình cũng như của cả vùng để cùng phát triển như: huyện Tịnh Biên, Tri Tôn với nền văn hóa đa đạng của người Khơ-me (lễ hội đua bò hay đua thuyền hàng năm); Huyện An Phú, Phú Tân với nền văn hóa
đặc sắc của người Chăm hay với vùng Thoại Sơn có nền văn hóa Óc Eo lâu đời.
2.4.3.2.2 Liên kết ngoài tỉnh
Địa phương cần mở rộng các liên kết về du lịch với các tỉnh có lợi thế về du lịch để xây dựng thành tour liên kết vùng với các trung tâm đô thị lớn như Thành phồ Hồ Chí Minh, Cần Thơ, hay với các vùng có tiềm năng du lịch giúp bổ
sung và hỗ trợ cho du lịch địa phương như Hà Tiên hay Sóc Trăng. Ngoài ra Châu Đốc cũng có thể liên kết xây dựng tuyến Thành Phố Hồ Chí Minh-Cần Thơ- Châu Đốc-Hà Tiên (xem thêm phụ lục 5).
Có thể bạn quan tâm!
- Các Cơ Quan Chức Năng Liên Quan Đến Du Lịch:
- Mức Chi Tiêu Và Tỷ Lệ Lưu Trú Của Khách Du Lịch
- Chiến Lược Qui Hoạch, Phát Triển Sản Phẩm Và Đầu Tư Du Lịch
- Đặng Hoài Dũng, Lê Thanh Tùng Và Đtg (2003). Địa Chí An Giang. Ubnd Tỉnh An Giang.
- Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 9
- Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 10
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
--- oOo ---
Thị xã Châu Đốc đã khởi sắc trong những năm gần đây và đạt được những thành tựu quan trọng nhờ những dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất của cả khối Nhà nước và tư nhân. Đó là kết quả của những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi có tác dụng thu hút các nhà đầu tư đến làm ăn kinh doanh tại Châu Đốc.
Những nỗ lực quảng bá xúc tiến điểm du lịch như việc tổ chức Lễ hội du lịch ĐBSCL; Lễ rước và Lễ hội Bà Chúa Xứ hàng năm đã tạo ra tác động đến phát triển du lịch tại Châu Đốc. Thị xã đã có được sự tăng trưởng vững vàng về lượng khách và doanh thu du lịch. Đồng thời cùng với những biện pháp nỗ lực về quản lý xây dựng đô thị trong năm qua đã góp phần tạo nên một bộ mặt mới cho du lịch Châu Đốc. Các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu tham quan và trung tâm thương mại đã khiến cho sản phẩm dịch vụ du lịch Châu Đốc phong phú hơn, với chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường khách du lịch trong nước. Trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới được nâng cao và đề án “Văn minh thương mại” được giới thiệu và đưa vào cuộc sống bước đầu tạo tâm lý tin tưởng hơn và giảm bớt những lo lắng cho khách du lịch khi đến với Châu Đốc, đặc biệt trong thời gian cao điểm mùa lễ hội. Đặc biệt việc tổ chức thành công Liên hoan Du lịch Đồng bằng sông Cửu long lần thứ 2 đã đem lại một tiếng vang tốt, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Châu Đốc, thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.
Tuy nhiên hiện địa phương vẫn còn nhiều lúng túng trong việc đưa ra chiến lược địa phương hoàn chỉnh, xây dựng hình ảnh địa phương hấp dẫn trong đó lấy du lịch mà cụ thể là du lịch văn hóa-tâm linh làm yếu tố then chốt để kích thích các ngành khác cũng như kinh tế địa phương phát triển. Ngoài ra địa phương vẫn còn nhiều hạn chế trong đó điểm yếu nhất vẫn là mặt thể chế trong việc phân công chức
năng, nhiệm vụ rõ ràng cụ thể cũng như sự phối hợp của các cơ quan chức năng liên quan đến du lịch.
Để đạt các mục tiêu cũng như khắc phục những điểm hạn chế và bất cập đối với phát triển du lịch địa phương qua những phân tích và đánh giá trên địa phương cần tiến hành nhanh chóng và cụ thể những ưu tiên cấp bách như sau:
1. Các cơ quan chức năng liên quan đến du lịch:
UBND Thị Xã Châu Đốc:
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả quảng bá xúc tiến du lịch và khuyến khích thu hút đầu tư của địa phương. UBND Thị xã Châu Đốc với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất tại cấp huyện thị cần hoàn chỉnh việc quy hoạch phát triển du lịch, cụ thể xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã và các qui hoạch chi tiết các khu điểm du lịch trọng điểm cũng như xây dựng các thương hiệu độc đáo và đặc sắc cho ngành du lịch địa phương, bao gồm thương hiệu điểm du lịch, thương hiệu các doanh nghiệp du lịch, khách sạn và các sản phẩm du lịch hấp dẫn của địa phương.
Tiếp đó UBND thị xã cần hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và năng lực của các cán bộ quản lý Nhà nước. Rà soát lại các đồ án quy hoạch xây dựng không còn phù hợp và chỉnh sửa theo hướng lồng ghép những cân nhắc về nhu cầu phục vụ phát triển du lịch.
Phòng Kinh tế:
Do yếu điểm chưa có bộ phận chuyên trách quản lý du lịch nên Phòng kinh tế mới chủ yếu tập trung cho công tác thống kê và lập các báo cáo trình UBND thị xã theo qui định và khi có yêu cầu của lãnh đạo. Hầu như công tác thanh kiểm tra các đơn vị kinh doanh hay chủ trì các đề án nghiên cứu phát triển du lịch chưa được thực hiện. Phòng cũng chưa hỗ trợ được nhiều cho các đơn vị kinh doanh trong việc tư vấn giải thích chính sách và qui định cũng như những thông tin thị trường khác. Do đó hiện tại cần thành lập một bộ phận chuyên trách về du lịch trực thuộc Phòng Kinh tế và do một Phó phòng chịu trách nhiệm trực tiếp. Bộ phận này cần có 2 nhân
viên trở lên, một chuyên trách về công tác thống kê và nghiên cứu du lịch và người còn lại chịu trách nhiệm triển khai thực hiện các qui định, chính sách và thanh kiểm tra. Phòng kinh tế cần có một số chức năng nhiệm vụ như sau:
Chức năng nhiệm vụ của Phòng Kinh Tế:
Tham mưu cho UBND thị xã về công tác quản lý Nhà nước về du lịch có thể áp dụng cho các đơn vị kinh doanh, các cá nhân và cơ quan đoàn thể có liên quan đến du lịch khác;
Phổ biến, giáo dục và cung cấp thông tin du lịch cho khách du lịch cũng như các tổ chức và cá nhân có liên quan khác tại địa phương;
Tiến hành nghiên cứu về các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn và vệ sinh và đề xuất với UBND thị xã;
Quản lý các tài nguyên du lịch địa phương;
Thực hiện công tác thống kê và báo cáo về tình hình đầu tư du lịch cho UBND thị xã;
Hướng dẫn các cán bộ Nhà nước của thị xã về các vấn đề trong quản lý Nhà nước về du lịch;
Thanh kiểm tra các tổ chức và cá nhân hoạt động về du lịch tại địa phương trong lĩnh vực thực hiện các qui định Nhà nước về du lịch.
Ban Quản Lý phát triển du lịch:
Ban quản lý phát triển du lịch hiện vẫn còn nhiều hạn chế như chưa triển khai những nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, dự báo nhu cầu và sản phẩm tiềm năng và tính khả thi của các cơ hội kinh doanh ngay từ khâu lập quy hoạch đảm bảo sự bền vững phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra còn có một số điểm đáng lưu ý về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý.
Do đó Ban quản lý phát triển du lịch cần khắc phục những điểm còn tồn tại trong cơ cấu tổ chức hiện tại với những ưu tiên trước mắt:
Thành lập một Đội liên ngành kiểm soát du lịch
Thực tiễn cho thấy việc kiểm soát khách nội địa khó hơn khách quốc tế, Châu Đốc cần có một cơ quan riêng để kiểm soát hoạt động của các cơ sở lưu trú địa phương. Đội sẽ hoạt động chuyên trách dưới sự lãnh đạo của Phòng Kinh tế (hoặc Công an thị xã). Việc kiểm soát chặt chẽ khách lưu trú sẽ tránh được các tệ nạn xã hội và đảm bảo an toàn cho khách, an ninh quốc gia, quản lý tốt hơn các hoạt động du lịch và chất lượng dịch vụ, xác định
chính xác hơn các loại và mức thuế có thể thu, có được các số liệu thống kê du lịch tin cậy hơn và tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Trụ sở hoạt động của Đội cần được đặt tại một vị trí thuận lợi một mặt để các khách sạn và nhà nghỉ địa phương có thể dễ dàng đến làm thủ tục khai báo tạm trú cho khách lưu trú và khai báo doanh thu, mặt khác các cán bộ của Đội có thể đi kiểm tra các cơ sở lưu trú vào thời gian buổi đêm. Đội liên ngành kiểm soát du lịch cần có một số chức năng nhiệm vụ như sau:
Chức năng nhiệm vụ của Đội liên ngành kiểm soát du lịch
Cán bộ của Đội từ các cơ quan Ban quản lý phát triển du lịch, quản lý thị trường, công an thị xã và Chi cục thuế, do Ban quản lý phát triển du lịch lãnh đạo.
Chức năng nhiệm vụ chính là kiểm tra và thanh tra hoạt động của các cơ sở lưu trú về số phòng có khách, số lượng khách lưu trú thực tế, báo cáo, giá phòng, thuế và phí, an ninh và an toàn cho khách.
Từng đơn vị sẽ lập biên bản riêng và báo cáo với UBND về các trường hợp vi phạm.
Việc thanh kiểm tra phải tôn trọng các hoạt động bình thường của cơ sở và nhu cầu nghỉ ngơi của khách.
Thành lập một Trung tâm thông tin và hướng dẫn khách du lịch
Ban quản lý phát triển du lịch là cơ quan chủ quản của trung tâm này. Trung tâm phải xây dựng được các mối quan hệ tốt với cả các cơ quan chính quyền và đơn vị kinh doanh, cũng như các tổ chức và cá nhân quan tâm bên ngoài khác để cập nhập và chia xẻ các thông tin mới nhất và chiến lược nhất. Trung tâm cần xây dựng được một cơ sở dữ liệu về du lịch có độ tin cậy cao để làm cơ sở địa phương hóa các tài liệu đào tạo du lịch và cung cấp nội dung cho các hoạt động quảng cáo xúc tiến. Trung tâm cần gắn kết các chương trình đào tạo du lịch của Trung ương và tỉnh với các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương và tìm cơ hội tổ chức các khóa đào tạo cho nguồn nhân lực du lịch của địa phương. Kinh doanh lữ hành còn chưa phát triển ở Châu Đốc. Việc thành lập một trung tâm thông tin và hướng dẫn du lịch là một sáng kiến tốt để thúc đẩy kinh doanh lữ hành tại địa phương.
Trung tâm thông tin và hướng dẫn khách du lịch cần có một số chức năng nhiệm vụ như sau:
Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm thông tin và hướng dẫn khách du lịch:
Văn phòng hoạt động dưới sự quản lý của Ban quản lý phát triển du lịch.
Văn phòng chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện các chương trình quảng bá xúc tiến và tuyên truyền văn hóa du lịch tại thị xã.
Trách nhiệm thứ hai là thu thập và tài liệu hóa các thông tin và dữ liệu du lịch của thị xã.
Trách nhiệm thứ ba là đào tạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý khách lưu trú và quản lý Nhà nước về du lịch tại thị xã.
2. Du lịch văn hóa-tâm linh:
Thực trạng tổ chức kinh doanh du lịch lộn xộn hiện nay cản trở địa phương cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng và nâng cao sự hài lòng của du khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch họ còn làm nhiễu loạn thị trường đặc biệt trong mùa cao điểm bởi việc thay đổi chất lượng dịch vụ và giá cả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất mà chẳng quan tâm đến sự hài lòng của du khách. Ngoài ra các hiện tượng cò mồi thần thánh trong mùa lễ hội hay các di tích lịch sử văn hóa đã làm mất đi vẻ đẹp khi đến tham bái tại địa phương (xem thêm phụ lục 7).
Văn hoá tâm linh là loại hình văn hoá tinh thần đặc trưng, thể hiện ở tình cảm linh thiêng, niềm tin, sự tôn kính cũng như tri ân … Loại hình du lịch này có nhu cầu cao hơn về mặt tinh thần so với các loại hình du lịch khác nên đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải có những chính sách ưu tiên thích hợp để cải thiện tình hình hiện nay.
Quản lý các hộ kinh doanh cá thể
Các hộ này chủ yếu tập trung ở phường Núi Sam, với tổng số 450 hộ kinh doanh bao gồm 260 nhà nghỉ. Hoạt động của các cơ sở kinh doanh này đã tạo ra một nguồn thu nhập khổng lồ và việc làm ổn định cho đông đảo người dân địa phương. Tuy nhiên do tính chất kinh doanh thời vụ, chủ yếu trong thời gian lễ hội chính (từ tháng 3 đến tháng 5) đã dẫn đến tình trạng kinh doanh chất lượng thấp và môi trường kinh doanh khó kiểm soát.
Do đó việc kiểm soát đạo đức kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể hiện là vấn đề ưu tiên trước mắt của địa phương. Ban quản lý phát triển du lịch cần đưa ra các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và tiến hành kiểm tra thường xuyên việc chấp hành của các cơ sở lưu trú và kinh doanh ăn uống. Ban quản lý cũng cần tiến hành việc công khai giá và buộc các hộ kinh doanh cam kết bán đúng giá niêm yết. Ngoài ra Ban quản lý cũng nên nghiêm cấm và phạt nặng các hiện tượng cò mồi và đeo bám khách, buôn bán hàng rong, ép giá mua bán và các tệ nạn xã hội khác đã quấy nhiễu khách trong thời gian đến tham quan hành hương tại địa phương.
Đảm bảo an ninh trật tự-bảo vệ cảnh quan
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ tốt hơn cho Ban quản trị lăng miếu Núi Sam việc lập lại trật tự tại các khu vực quanh miếu để đảm bảo không ảnh hưởng đến kiến trúc cảnh quan, an ninh an toàn cho khách thập phương đến với địa phương.
Để giái quyết các hạn chế trên, cần có nhiều đại diện của cộng đồng địa phương, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh du lịch nhỏ, trong thành phần của Ban quản trị lăng miếu Núi Sam. Mỗi nhóm dịch vụ du lịch như phục vụ phúng viếng, ăn uống, lưu trú, vận chuyển, v.v… có thể bầu một trưởng nhóm để lãnh đạo các bộ phận dịch vụ du lịch của Ban nhằm hướng hoạt động kinh doanh theo các qui định và chương trình hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương. Cần bổ sung những qui ước kinh doanh dịch vụ du lịch vào quy chế hoạt động của Ban. Phạm vi hoạt động của Ban cũng cần được mở rộng trong toàn bộ không gian phường. Cần giảm bớt nhân lực của bộ phận hành chính. Vẫn cần sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc qui định hoạt động của Ban và nâng cao hiệu lực thực thi các qui ước tự nguyện.
Tổ chức các sự kiện-hội chợ-xúc tiến thương mại:
Được nâng cấp thành Lễ hội quốc gia, Ban quản trị lăng miếu Núi Sam cần được nâng cao năng lực tổ chức sự kiện như tổ chức hội thảo, tổ chức hội chợ triển lãm, xúc tiến thương mại - du lịch và đầu tư, quan hệ công cộng hay biểu diễn văn hóa nghệ thuật để đáp ứng tốt hơn các yêu cầu cao hơn trong tổ chức Lễ hội.
Ngoài ra địa phương cũng cần xây dựng chương trình kết hợp lễ hội vía bà chúa xứ Núi Sam, lễ hội tưởng nhớ danh nhân Thoại Ngọc Hầu, lễ hội đua bò … cũng như kết hợp văn hóa đặc sắc lễ hội văn hóa 4 dân tộc anh em: Kinh, Chăm, Hoa, Khơme. Địa phương cũng cần xây dựng các chương trình giới thiệu lịch sử, các địa điểm di tích nổi tiếng của vùng, nhắc lại những di tích tuyệt vời như chùa Tây An với đạo Bửu Sơn Kỳ Hương hay chùa Hang với nhiều truyền thuyết kỳ bí ... Địa phương cũng cần xây dựng trang web giới thiệu về lịch sử, văn hóa, các địa điểm ăn uống lưu trú cũng như các lễ hội, tín ngưỡng dân gian, tôn giáo của vùng ... Vì du lịch là sự trải nghiệm thì du lịch văn hóa-tâm linh là sự tin tưởng, tăng tính đẹp, cái hay, cái hiểu biết, cái sâu sắc, cái trải nghiệm khi đến vùng.
Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan của chính quyền địa phương-hộkinh doanh
Hiện tại các cơ quan chuyên trách về xây dựng chiến lược cho địa phương đang thiếu sự phối hợp đồng bộ: như giữa Phòng kinh tế và Ban phát triển du lịch (hiện chuyển giao cho phòng văn hóa thông tin thị xã), phòng công an thị xã … cũng như thiếu sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân ở địa phương dẫn đến còn nhiều bất cập trong việc thiết kế, xây dựng hình tượng địa phương để thu hút du khách (xem thêm phụ lục 7).
Việc thiếu thông tin liên lạc giữa chính quyền và các đơn vị kinh doanh có thể dẫn đến tình huống bất lợi cho cả 2 phía chẳng hạn các qui định và chính sách không thực tiễn và thiếu hiệu lực thực thi và các đơn vị kinh doanh không tuân thủ với các định hướng chỉ đạo và qui định của chính quyền. Do vậy cần thiết lập một diễn đàn để thúc đẩy việc chia xẻ thông tin liên lạc giữa chính quyền và đơn vị kinh doanh. Một nhóm công tác bao gồm thành phần Phòng kinh tế, Ban quản lý phát triển du lịch và đại diện các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương cần chuẩn bị một chương trình nghị sự, khách mời và tổ chức họp mỗi tháng một lần. Báo cáo