Địa phương còn có địa điểm du lịch tâm linh khác cũng khá nổi tiếng như Chùa Hang còn gọi là Phước Điền Tự, tọa lạc nơi triền núi Sam, Thị xã Châu Đốc là một danh lam - thắng cảnh của tỉnh An Giang và là một di tích lịch sử cấp quốc gia tại Việt Nam. Nằm tách rời với cụm di tích núi Sam trên độ cao hàng trăm mét, ở một nơi thanh tịnh, Phước Điền Tự được biết đến như là một nơi trang nghiêm cổ kính với nhiều huyền thoại, truyền tụng từ đời này sang đời khác, tạo sức hấp dẫn du khách có tính hiếu kỳ.
Ngoài ra khi du khách đến địa phương không thể không ghé qua Bồ Đề Đạo Tràng tọa lạc ở trung tâm thị xã. Đây là một trong địa điểm đẹp và nổi tiếng ở địa phương do cây bồ đề nơi đây có nguồn gốc từ cây bồ đề nơi đức Phật thành đạo ở Nepal do Hội Thông Thiên Học thế giới trao tặng cho địa phương.
Du lịch tâm linh là loại hình du lịch đặc trưng mang đến nhiều lợi ích xã hội. Bản thân người đi du lịch được thõa mãn óc tò mò ham học hỏi, đồng thời được chiêm ngưỡng các cảnh đẹp quê hương. Tăng lòng tôn kính, tin tưởng cũng như yêu nước, học tập các tiền bối có công với đạo, có công tôn tạo các di tích, các cảnh đẹp quê hương đất nước. Tạo tình cảm tốt đẹp, kết nối những con người quá khứ và hiện tại thành những người yêu quê hương, yêu đất nước. Trong khi đó người địa phương có nhiều công ăn việc làm từ dịch vụ du lịch. Đồng thời địa phương cũng giới thiệu được các đặc sản, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng như những tín ngưỡng dân gian, những tôn giáo đặc trưng của địa phương. Đồng thời cũng giúp cho địa phương quảng bá hình tượng của mình.
2.2.2.2 Du lịch văn hóa
Thị xã Châu Đốc ngoài việc có nền văn hóa tín ngưỡng dân gian đặc sắc là lễ hội vía Bà Chúa Xứ hàng năm thu hút hàng triệu du khách đến tham quan. Địa phương còn là nơi có nền văn hóa phong phú và đa dạng với bốn dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Hoa, Chăm, Khơ-me. Theo số liệu năm 2009 của Sở du lịch An Giang trong tổng số du khách nước ngoài đến tham quan tại Thị xã có đến 89,69% du khách ghé thăm làng Chăm gần đó cách Thị xã khoảng một km tại 2 xã Châu Phong (huyện Tân Châu) và xã Đa Phước (huyện An Phú).
Người Chăm
Có thể bạn quan tâm!
- Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 1
- Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 2
- Số Lượng Doanh Nghiệp Và Các Tổ Chức Tín Dụng Trên Địa Bàn
- Mức Chi Tiêu Và Tỷ Lệ Lưu Trú Của Khách Du Lịch
- Chiến Lược Qui Hoạch, Phát Triển Sản Phẩm Và Đầu Tư Du Lịch
- Các Cơ Quan Chức Năng Liên Quan Đến Du Lịch:
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Trước 1975, người Chăm An Giang là một dân tộc sống như “ẩn cư” trong cộng đồng người Việt với nhiều luật tục, tập quán. Nhưng từ nhiều năm nay, dân tộc Chăm đã hòa nhịp cùng đời sống tiến bộ nên những tập tục cổ hủ đã dần được loại bỏ. Mặc dù có cùng nguồn gốc, nhưng người Chăm ở An Giang khác với người Chăm ở miền Trung.
Người Chăm ở Bình Thuận và Ninh Thuận đa số theo đạo Bà La Môn còn người Chăm ở An Giang phần lớn theo đạo Hồi. Chính sự khác biệt này đã làm cho đặc điểm sinh hoạt, phong tục tập quán của hai dòng Chăm này khác nhau và chính những người Chăm theo đạo Hồi này đã làm nên một bản sắc văn hóa Chăm độc đáo giữa vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Người Khơ-me
An Giang có khoảng 90.000 đồng bào Khơ-me sống tập trung tại Tri Tôn, Tịnh Biên và rải rác ở các nơi khác... Với truyền thống theo đạo Phật giáo Nam Tông, đón mừng Chol Chnam Thmay (Tết cổ truyền), mọi người vào chùa kính Phật và cúng dường chư tăng; sau đó dâng cơm
ông bà và cha mẹ; chúc phúc họ hàng và cầu mong nhiều điều tốt lành trong năm mới. Đua bò là môn thể thao cổ truyền mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ dịp lễ Dolta hằng năm; đồng thời tạo sự đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc đang sinh sống nơi vùng núi Thất Sơn hùng vĩ.
Người Hoa
Châu Đốc là nơi có đông đồng bào dân tộc Hoa sinh sống và có mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng các dân tộc anh em tại địa phương. Đồng hương người Hoa tại đây gồm bốn chi nhánh gồm Triều Châu, Sùng Chính, Quảng Đông và Phúc Kiến. Đa số người Hoa Châu Đốc sống tập trung tại chợ và tham gia các hoạt động kinh doanh, mua bán nên đời sống kinh tế khá giả. Ngoài ra, cũng có một bộ phận nhỏ ở nông thôn, sống bằng nghề ruộng rẫy.
2.3 HIỆN TRẠNG DU LỊCH CHÂU ĐỐC
2.3.1 Hiện trạng
Thị xã Châu Đốc nằm khá sâu trong khu vực ĐBSCL, nơi sông Mê kông chia thành 2 nhánh đổ vào Việt nam từ Campuchia. Châu Đốc được coi là cửa ngõ của khu vực ĐBSCL với 2 cửa khẩu đường bộ và đường thủy. Từ Phnôm Pênh, khách du lịch có thể đến Việt Nam dễ dàng bởi đi thuyền trên sông Mêkông hay đi ô tô khoảng 3h từ Takeo đến Châu Đốc.
Thị xã ven sông sống động và quyến rũ này là cái nôi của 2 nền văn hóa Chăm và Khmer, quê hương của các làng bè nổi, của người Chăm theo đạo Hồi với những cánh đồng màu mỡ và kênh rạch đầy tôm cá. Gần đấy là Núi Sam, một điểm đến nổi tiếng hàng năm thu hút hơn 2 lượt khách nội địa đến với lễ hội Bà Chúa Xứ. Các hoạt động du lịch chính tại Châu Đốc bao gồm:
Đi thuyền ngắm cảnh Châu Đốc tại ngã ba sông, tham quan làng bè nổi;
Viếng thăm đền thờ và lễ hội Bà Chúa Xứ đón hơn 2 triệu lượt khách hàng năm;
Vãn cảnh Núi Sam và các khu di tích lịch sử văn hóa khác như lăng Thoại Ngọc Hầu, kênh Vĩnh Tế, chùa Hang;
Thưởng thức các lễ hội văn hóa và các điệu múa truyền thống như các lễ hội Dolta, Chol Chnam Thmay Tet, đua bò, đám cưới người Chăm, múa Di Ke.
Thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương như cá sặc khô Châu Đốc, lẩu cá tra và basa, tôm hấp sữa, chả cá thác lác, canh chua cá, v.v…
Du lịch hiện là một trong những ngành được chính phủ Việt Nam ưu tiên và chú trọng đầu tư và xúc tiến quảng bá hình ảnh Việt Nam trong thời gian gần đây. Du lịch có tầm quan trọng đối với Châu Đốc vì nó chiểm tỷ trọng cao và hiện đang được chính quyền địa phương ưu tiên và tập trung chú trọng việc đầu tư trong việc thu hút du khách.
Tuy nhiên địa phương hiện vẫn chưa có một cuộc điều tra khảo sát đầy đủ và hoàn chỉnh về du khách. Do đó việc am hiểu về thị trường du lịch cũng như tâm lý du khách hiện là một trong những vấn đề cấp bách và ưu tiên nhất khi Thị xã đưa ra mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành then chốt, mũi nhọn, đột phá để thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Sau một chuyến đi khảo sát thực địa tại Thị xã Châu đốc vào tháng 3 năm 2010 đã giúp tôi cập nhập tình hình phát triển du lịch mới nhất của khu vực. Tôi đã thăm các khu du lịch lịch sử và tín ngưỡng, khách sạn và nhà nghỉ địa phương, Chợ Vĩnh Đông và bãi đỗ xe phường Núi Sam, chợ trung tâm, đền Hồi giáo, công viên bờ sông, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch khác cũng như đi thuyền thăm làng bè nổi tại ngã ba sông. Một số ý kiến nhận xét về tình hình phát triển du lịch của thị xã:
Không gian lãnh thổ du lịch của thị xã được chia thành 2 khu riêng biệt: “khu vực du lịch nội địa” tại phường Núi Sam, đặc trưng bởi các đền chùa, các khu di tích lịch sử văn hóa, các nhà nghỉ và các hộ gia đình kinh doanh, và “khu vực du lịch quốc tế trong tương lai” tại trung tâm thị xã Châu Đốc nơi nhiều nhóm khách quốc tế nghỉ qua đêm trước khi tiếp tục di chuyển sang Campuchia. Con đường nối phường Núi Sam và khu trung tâm thị xã đóng vai trò khu vực trung chuyển hiện được quy hoạch là trục đô thị và dự kiến xây dựng các cơ sở vật chất và khu du lịch qui mô lớn. Đây là phương án tổ chức không gian lãnh thổ du lịch đúng đắn bởi vì cho phép tập trung xây dựng các cơ sở vật chất du lịch tại địa phương đáp ứng nhiều nhu cầu du lịch khác nhau.
Các cơ quan chính quyền tỉnh và thị xã đã khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch thông qua hàng loạt chính sách và hoạt động hỗ trợ. Các nhà đầu tư địa phương đã triển khai một loạt dự án đầu tư du lịch, bao gồm cả một dự án với qui mô vốn đầu tư 6 triệu USD. Điều này thể hiện năng lực huy động vốn đầu tư của địa phương có thể đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư qui mô lớn cho các dự án đầu tư khả thi sẽ được xác định trong tương lai.
Thực trạng tổ chức kinh doanh du lịch lộn xộn hiện nay cản trở thị xã cung cấp các dịch vụ du lịch có chất lượng và nâng cao sự hài lòng của khách. Các qui định của địa phương nhiều khi không có hiệu lực thực thi dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở kinh doanh địa phương. Chẳng hạn nhiều nhà nghỉ đủ điều kiện nâng cấp thành khách sạn không muốn nâng cấp nhằm tránh thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như các nghĩa vụ sổ sách kế toán khác. Họ còn làm nhiễu loạn thị trường đặc biệt trong mùa cao điểm bởi việc thay đổi chất lượng dịch vụ và giá cả nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất mà chẳng quan đến sự hài lòng của khách. Ngoài ra những người cung cấp dịch vụ du lịch địa phương không được đào tạo về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và giao tiếp thấp để có thể phục vụ tốt khách hàng.
2.3.2 Các cơ quan chức năng liên quan đến du lịch:
Để hiểu rõ hiện trạng du lịch Châu Đốc tôi xin giới thiệu tổng quan và sơ lược về các bên liên quan tại Thị xã Châu Đốc (xem thêm phụ lục 1)
Hiện An Giang có một cơ cấu tổ chức các cơ quan du lịch khá hoàn chỉnh với Sở du lịch được giao trách nhiệm chuyên trách quản lý Nhà nước về du lịch. Còn ATTIP chịu trách nhiệm xúc tiến đầu tư và marketing điểm du lịch. Ở cấp thấp hơn UBND thị xã Châu Đốc cũng có 2 cơ quan tương tự là Phòng Kinh tế và Ban quản lý phát triển du lịch. Trong khi Ban quản lý được giao nhiệm vụ chuyên trách về xúc tiến
và đầu tư du lịch thì Phòng Kinh tế Hình 2.9: Các cơ quan quản lý du lịch gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về du lịch vì thiếu nhân viên chuyên trách (hiện chỉ có 01 nhân viên). UBND phường Núi Sam và BQL khu di tích là các cơ quan quản lý cấp thấp nhất có trách nhiệm quản lý tài nguyên, điểm tham quan và môi trường kinh doanh du lịch. Các cơ quan này được trang bị đầy đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, được giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng và được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng liên quan khác.
Mặc dù An Giang có cơ cấu tổ chức du lịch khá hoàn chỉnh nhưng hiện tại vẫn còn nhiều bất cập cụ thể:
Du lịch được xem là ưu tiên của địa phương nhưng hiện vẫn thiếu sự điều tra khảo sát toàn diện cụ thể về du khách (số lượng, ngày lưu trú, hệ số lan tỏa , nguyên nhân du khách đến địa phương… ) để từ đó đề ra một một tầm nhìn dài hạn cũng như chiến lược quy hoạch hoàn chỉnh để đưa du lịch mà cụ thể ở đây là du lịch văn hóa tâm linh làm điểm đột phá và là động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Các đơn vị kinh doanh địa phương hầu hết là quy mô vừa và nhỏ. Họ chủ yếu quen phục vụ khách du lịch văn hóa và tín ngưỡng trong nước. Họ đều có những yếu điểm chung như sử dụng lao động không có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng lao động thời vụ, hoạt động kinh doanh theo thời vụ, công nghệ lạc hậu và thiếu các kiến thức và khả năng tiếp cận thị trường.
Thiếu sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chuyên trách về xây dựng chiến lược marketing địa phương: như giữa Phòng kinh tế và Ban phát triển du lịch (hiện chuyển giao cho phòng văn hóa thông tin thị xã), phòng công an thị xã
… cũng như thiếu sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân ở địa phương dẫn đến còn nhiều bất cập trong việc thiết kế, xây dựng hình tượng địa phương để thu hút du khách.
2.3.3 Cơ sở hạ tầng:
Từng là thị xã của tỉnh nên Châu đốc có những điều kiện hạ tầng tương đối tốt của một khu đô thị. Đường, điện, viễn thông, nước sạch được cung cấp đầy đủ để cải thiện điều kiện sống của người dân và thu hút đầu tư. 94% dân địa phương được sử dụng điện lưới quốc gia, 96% sử dụng nước sạch, 13 máy điện thoại/100 dân, và nhiều cơ sở hạ tầng khác. Những điều kiện tốt về hạ tầng như vậy làm cho bất động sản có giá trị hơn thúc đẩy các nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hội hưởng lợi.
Lĩnh vực kém nhất về hạ tầng là các phương tiện bảo vệ môi trường. Đến nay vẫn chưa có nhà máy xử lý chất thải nào trong khu vực. Ước lượng khoảng 9,6 tấn rác thải trong ngày. Chỉ có một xe chở lượng rác thải đến khu xử lý rác thải của
thị xã gần kênh Tư. Đáng chú ý là nước thải đổ thẳng ra kênh rạch hoặc ruộng đồng mà không qua xử lý. Rõ ràng có vấn đề ô nhiễm rác và nước thải từ sinh hoạt của
6.000 cư dân và hàng loạt các cơ quan đơn vị địa phương, đặc biệt là vào các lễ hội khi thêm 2 triệu khách đến với khu vực này. Hiện tại Châu Đốc đang xây dựng nhà máy xử lý rác thải ở khu vực xã Vĩnh Tế, đây là Dự án phát triển du lịch Mê Kông do ADB hỗ trợ.
2.3.3.1 Cơ sở vật chất
Địa phương có 20 khách sạn với 463 phòng và 351 nhà nghỉ nhà trọ trong toàn thị xã, trong đó 4 khách sạn và 212 nhà nghỉ thuộc địa phận phường Núi Sam. Ngoài ra có 7 đơn vị kinh doanh lữ hành, 25 nhà hàng, 33 cửa hàng dịch vụ Internet, hàng trăm quầy hàng phục vụ cúng viếng, hàng chục quầy hàng lưu niệm, một đoàn hàng trăm xe ôm và xe đạp lôi, và các cơ sở du lịch dịch vụ khiến cho thị xã này ồn ào và tấp nập trong mùa lễ hội. Một số dự án xây dưng các trung tâm thương mại và chợ như chợ Vĩnh đông, trung tâm thương mại Trưng Vương, siêu thị Châu Thới đang được thực hiện sẽ góp phần thu hút khách mua sắm và nâng cao đạo đức thương mại của những cơ sở buôn bán nhỏ lẻ hiện tại.
Đa số các cơ sở vật chất được xây dựng chủ yếu để phục vụ khách hành hương. Chẳng hạn các nhà nghỉ nhà trọ tại đây không muốn nâng cấp thành khách sạn để tránh các nghĩa vụ thuế và những đòi hỏi khác về sổ sách và trình độ nhân viên, mặc dù cơ sở của họ hoàn tòan đủ điều kiện về mặt tiện nghi. Hậu quả là du khách luôn xác định những tiêu chuẩn chất lượng và giá cả dịch vụ ở mức độ này khi họ đến du lịch tại đây.
2.3.3.2 Giao thông
Đường hàng không
Trước năm 1975 địa phương có sân bay kết nối đến TP.Hồ Chí Minh tọa lạc tại phường Vĩnh Mỹ. Hiện cách nội ô thị xã khoảng 1km giáp ranh ở huyện Châu Phú đang có kế hoạch xây dựng sân bay kết nối cho vùng dự kiến đến 2015 sẽ hoàn thành. Việc có thêm tuyến đường hàng không sẽ giúp địa phương thu hút thêm khách nội địa và khách nước ngoài từ TP.Hồ Chí Minh hay Cần Thơ.