Số Lượng Doanh Nghiệp Và Các Tổ Chức Tín Dụng Trên Địa Bàn


Hình 2 4 Cơ cấu công nghiệp Nguồn Niên giám thống kê Châu Đốc 2007 Địa 1

Hình 2.4: Cơ cấu công nghiệp (Nguồn: Niên giám thống kê Châu Đốc 2007)


Địa phương cũng không có ưu thế về công nghiệp. Trước đây Thị xã có quy hoạch khu công nghiệp ở phường Vĩnh Mỹ nhưng hiện vẫn chưa xây dựng và đang kêu gọi đầu tư. Ngành này chỉ đóng góp từ 15-16% GDP của Thị xã. Hoạt động công nghiệp chủ yếu ở địa phương vẫn là ngành công nghiệp chế biến tập trung vào một số mặt hàng chủ yếu như: sản xuất thực phẩm, sản xuất thuốc lá, sơ chế, sản xuất máy móc thiết bị, xuất bản, sản xuất hóa chất …

Bảng 2.1: Cơ cấu GDP theo từng khu vực (giá cố định 1994)



2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Nông lâm-thủy sản

25%

23%

21%

18%

16%

14%

12%

Công nghiệp-xây dựng

14%

15%

15%

16%

16%

17%

17%

Thương mại-dịch vụ-du lịch

61%

62%

64%

66%

68%

69%

71%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

(Nguồn: Phòng thống kê thị xã Châu Đốc)


Trong khi đó Thị xã Châu Đốc được thiên nhiên ưu đãi về kinh tế cửa khẩu và du lịch nên phần thương mại-dịch vụ-du lịch luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu của GDP so với các ngành khác. Ngành này có vai trò ngày càng quan trọng đối với kinh tế của Thị xã thể hiện qua việc chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng gia tăng trong GDP của Thị xã từ 61% năm 2003 tăng lên 71% năm 2009.


2.2.1.2 Thế mạnh của ngành du lịch

Trong khi đó tỷ trọng đóng góp của du lịch trong ngành thương mại dịch vụ du 2

Trong khi đó tỷ trọng đóng góp của du lịch trong ngành thương mại-dịch vụ-du lịch luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu của ngành này so với nguồn thu từ mua bán, dịch vụ hay của đơn vị khác trong ngành thương mại-dịch vụ. Du lịch ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng của mình trong cơ cấu của ngành thương nghiệp-dịch vụ-du lịch của Thị xã (đóng góp 25% trong năm 2005 tăng

lên 34% trong năm 2009). Hình 2.5: Cơ cấu du lịch trong thương mại-dịch vụ-du lịch

(Nguồn: Phòng thống kê thị xã Châu Đốc)


Theo số liệu từ UBND thị xã Châu Đốc trong quý I-2010, lượng khách tham quan đến Thị xã đã đạt trên 1 triệu lượt (tính bình quân trên 10.000 lượt người/ngày). Lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng phát triển mạnh với doanh thu thông qua chợ đạt hơn 875 tỷ đồng, tăng gần 29% so cùng kỳ. Du lịch là ngành đóng góp nguồn thu quan trọng luôn chiếm từ 20- 21% trong ngân sách của Thị xã.


Hình 2 6 Doanh thu du lịch Nguồn Phòng Kinh tế TXCĐ và Sở du lịch AG 2 2 1 3 3

Hình 2.6: Doanh thu du lịch

(Nguồn: Phòng Kinh tế TXCĐ và Sở du lịch AG)

2 2 1 3 Tạo nhiều côn g ăn việc là m tại địa phương Ngành thương nghiệp 4

2.2.1.3 Tạo nhiều công ăn việc m tại địa phương

Ngành thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, du lịch luôn là ngành có số cơ sở sản xuất cá thể lớn nhất (6707 cơ sở) và cũng là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho Thị xã : chiếm 66,4% (11.754 người) trong 17.699 người lao động của các cơ sở doanh đơn vị kinh doanh cá thể năm 2007. Nguyên nhân là do hoạt động du lịch và các dịch vụ phụ trợ cho du lịch phát triển với số du khách gia tăng đáng kể.

Hình 2.7: Lao động tại địa phương (Nguồn: Niên giám thống kê Châu Đốc 2007)


2.2.1.4 Hiệu ứng lan tỏa cao

Lợi thế từ du lịch của Châu Đốc đã tạo được hiệu ứng lan tỏa thu hút nhiều nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh. Đồng thời nó còn giúp liên kết dọc và ngang tạo hiệu ứng lan tỏa cho các ngành nghề khác phát triển.

Bảng 2.2 : Số lượng doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trên địa bàn



2005

2006

2007

2008

2009

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới

177

198

223

260

294

Số lượng các tổ chức tín dụng

6

8

10

11

13


(Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư An Giang và Phòng Thống kê TXCĐ)


Hàng năm, số doanh nghiệp được thành lập mới tại địa phương không ngừng tăng trưởng. Tính đến cuối năm 2009 Phòng Kinh tế Thị xã đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 294 doanh nghiệp (so với cùng kỳ năm 2008, doanh nghiệp đăng ký tăng 34 doanh nghiệp; tỷ lệ tăng 13,08%); tổng vốn đăng ký kinh doanh 891 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm 2008, tổng vốn đăng ký tăng 40 tỷ đồng; tỷ lệ tăng 4,49%) trong đó gồm có: 214 doanh nghiệp tư nhân, 67 công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, 13 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Trong số doanh nghiệp mới được thành lập thì đáng kể trong đó là các doanh nghiệp thuộc dịch vụ nhà hàng, khách sạn, các ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị phục vụ chế biến thực phẩm hoặc dùng trong nông nghiệp. Du khách đổ về càng nhiều, doanh nghiệp tăng trưởng càng mạnh, kéo theo nhu cầu về vốn đầu tư sản xuất ngày càng tăng đã nhanh chóng thúc đẩy các dịch vụ tài chính, ngân hàng góp mặt tại Châu Đốc. Hiện tại trên địa bàn có tất cả 13 tổ chức tín dụng gồm có 5 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 7 ngân hàng thương mại cổ phần và một quỹ tín dụng.


Ngoài ra du lịch còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục khách sạn, hàng trăm nhà trọ lớn nhỏ, hàng trăm tiệm buôn bán (khô, mắm, đồ lưu niệm, quần áo, bánh trái) nghiệp đoàn xe lôi, xe ôm, chụp hình … . Ngoài ra còn lan tỏa đến các ngành khác: thương mại, bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin (dịch vụ Internet), tài chính- ngân hàng …

2.2.1.5 Động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển


Hình 2 8 Các dự án quan trọng tại địa phương Nguồn UBND Thị xã Châu Đốc 5


Hình 2.8: Các dự án quan trọng tại địa phương (Nguồn: UBND Thị xã Châu Đốc)


Thị xã Châu Đốc đã có định hướng đúng đắn trong những năm gần đây khi đầu tư nguồn lực to lớn vào phát triển thương mại và du lịch nhằm mang lại một diện mạo mới và chuyển thành ngành kinh tế chính của thị xã. Trong phát triển du lịch thì du lịch văn hóa và tâm linh được chính quyền địa phương xác định là hướng quan trọng cần ưu tiên phát triển.

Hiện các dự án về du lịch đang được chính quyền địa phương xem là trọng tâm phát triển ưu tiên và cùng với sự liên kết với các dự án khác để thúc đẩy kinh tế địa phương. Trong các dự án của Thị xã (xem thêm phụ lục 4) thì 8 dự án đầu tư được thể hiện trên bản đồ được xác định là quan trọng và ưu tiên nhất. Các dự án này sẽ liên kết với nhau và tạo thành cú đẩy mạnh mang lại diện mạo mới cho địa phương. Các dự án này sẽ giúp khai phá tài nguyên du lịch địa phương, bổ sung các đặc tính hỗ trợ và biến chúng thành sản phẩm có thể thương mại hóa. Định hướng này hoàn toàn thích hợp với một địa phương như Châu Đốc.

1. Dự án Khu du lịch hồ Trương Gia Mô (một địa danh du lịch gắn liền với danh nhân lịch sử thời kỳ chống Pháp) và hệ thống cáp treo lên đỉnh Núi Sam. Xây dựng khu du lịch và hệ thống cáp treo góp phần đa dạng hóa và làm phong phú thêm điểm du lịch Châu Đốc. Giúp du khách có sự trải nghiệm thú vị khi nhìn từ trên cao xuống toàn bộ cảnh quan trong vùng. Đồng thời du khách có thể tiến hành cắm trại, tìm nơi nghỉ ngơi với bầu không khí trong lành và thoải mái ở khu vực lòng hồ Trương Gia Mô.

2. Việc xây dựng trung tâm thương mại Núi Sam giúp địa phương có nơi mua bán hiện đại, dễ quản lý đồng thời giúp du khách an tâm đến nơi mua sắm. Đồng thời giúp quảng bá hình tượng địa phương.

3. Một nhà máy xứ lý rác (Vốn ODA từ Dự án phát triển du lịch Mê Kông qua Tổng cục du lịch do ADB tài trợ) hiện đang xây dựng tại khu vực xã Vĩnh Tế cách xa khu vực dân cư với công nghệ hiện đại sẽ góp phần cải thiện môi trường địa phương, giúp cảnh quan thêm xanh, sạch và đẹp.

4. Một trong những dự án quan trọng của Thị xã với quy mô 900 ha là dự án trục Châu Đốc- Núi Sam đang được nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng nhiều mô


hình nhà ở, văn phòng làm việc, khách sạn … theo các tiêu chuẩn mới văn minh, hiện đại và khu vui chơi giải trí.

5. Đồng thời với điểm kết nối là cầu tàu du lịch sẽ giúp địa phương thu hút thêm khách nội địa và khách nước ngoài từ TP.Hồ Chí Minh đến cũng như sau này mở rộng đi đến nước bạn Campuchia hay đến Kiên Giang.

6. Xây dựng thêm tuyến du lịch dã ngoại kỳ thú tại khu du lịch Long Châu và cồn

ăn trái Vĩnh Mỹ tạo thành một khu vực bao quanh trục Châu Đốc-Núi Sam.

7. Đồng hành cùng nhà đầu tư và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thị xã Châu Đốc đã tiến hành quy hoạch phát triển mở rộng không gian đô thị dọc theo trục Quốc lộ 91 về hướng Nam. Đó là các công trình lớn của Thị xã như: Bệnh viện Đa khoa khu vực, dự án của doanh nghiệp tư nhân hợp tác với nước ngoài như khu trung tâm thương mại -văn hóa Vĩnh Mỹ xây dựng trung tâm thương mại quy mô cùng trường đại học, cao đẳng nghề sẽ cung cấp cho thị xã nguồn nhân lực cao trong thời gian tới cùng với việc quy hoạch và khai thác khu công nghiệp Vĩnh Mỹ sẽ mang đến một sức sống mới cho Thị xã.

Các dự án đầu tư sẽ tạo ra bộ mặt mới cho Thị xã Châu Đốc. Đầu tư giúp khai phá tài nguyên du lịch địa phương, bổ sung các đặc tính hỗ trợ và biến chúng thành sản phẩm có thể thương mại hóa. Châu Đốc hiện đang theo đuổi chiến lược tăng trưởng nhờ nội lực là chủ yếu. Hiện có một số dự án đầu tư cỡ vừa và nhỏ bởi các nhà đầu tư địa phương, chủ yếu là các doanh nghiệp của tỉnh hay liên doanh liên kết với các nhà doanh nghiệp ở các tỉnh lân cận. Các nhà đầu tư địa phương có kiến thức về môi trường kinh doanh địa phương tốt hơn các nhà đầu tư bên ngoài. Việc càng có nhiều đơn vị kinh doanh do người địa phương làm chủ và vận hành thì lợi ích kinh tế giữ lại được tại địa phương và đóng góp cho nền kinh tế địa phương càng lớn. Mặt trái của chiến lược tăng trưởng dựa trên nội lực là quá trình phát triển khá lâu và không có những sự đột biến do khả năng không chắc chắn của các nhà đầu tư địa phương về vốn đầu tư, các công nghệ quản lý và điều hành và khả năng tiếp cận thị trường yếu.


2.2.2 Tầm quan trọng của du lịch văn hóa-tâm linh đối với phát triển kinh tế Châu Đốc

Bảng 2.3: Tỷ lệ du khách tham quan



2007

2008

2009

Miếu bà Chúa Xứ




Tỷ lệ khách nội địa tham quan/Tổng khách nội địa

95.08%

94.23%

96.18%

Tỷ lệ khách quốc tế tham quan/Tổng khách quốc tế

90.13%

88,97%

91.31%

Làng Chăm




Tỷ lệ khách quốc tế tham quan/Tổng khách quốc tế

86.78%

88.13%

89.69%



2.2.2.1 Du lịch m linh

(Nguồn: Sở Du Lịch An Giang)

Văn hoá tâm linh là loại hình văn hoá tinh thần đặc trưng của nhiều dân tộc trên thế giới. Đối với người Việt Nam, văn hóa tâm linh thể hiện ở tình cảm linh thiêng, niềm tin, sự tôn kính cũng như tri ân với những người thân đã mất, niềm tin của cả cộng đồng đối với những vị anh hùng, các bậc tiền bối đã có công lao xây dựng, bảo vệ đất nước; sự kính trọng và cầu mong sự che chở của các vị chư thần, các vị được tôn làm Thần-Thánh …

Phật giáo cũng như tín ngưỡng dân gian là nguồn an ủi và niềm tin cho rất nhiều người dân Việt Nam. Tại phương Nam, nguồn tâm linh này đã đi sâu vào đời sống dân gian với nhiều loại hình phong phú, đa dạng phù hợp với trình độ của người dân cũng như những đặc trưng riêng biệt của từng vùng.

Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, lễ hội vía Bà Chúa Xứ tọa lạc tại phường Núi Sam, Thị xã Châu Đốc, Tỉnh An Giang được xem là một trong nhưng tín ngưỡng dân gian quan trọng bậc nhất của người phương Nam. Hàng năm nơi đây thu hút hàng triệu du khách nội địa và quốc tế đến địa phương để tham dự lễ hội vía bà miếu Bà Chúa Xứ. Theo số liệu từ Sở du lịch An Giang năm 2009: trong tổng số du khách nội địa đến địa phương có đến 96,18% đến tham quan miếu Bà Chúa Xứ, tỷ lệ này đối với du khách nước ngoài là 91,31 % .


Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc tại phường Núi Sam Thị xã Châu Đốc là một di 6

Miếu Bà Chúa Xứ tọa lạc tại phường Núi Sam, Thị xã Châu Đốc là một di tích lịch sử, kiến trúc và tâm linh quan trọng của tỉnh An Giang và của Việt Nam. Miếu Bà được xây dựng theo kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh,

góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Bên trong miếu có võ ca, chánh điện, phòng khách, phòng của Ban quý tế... Tượng Bà là một tác phẩm nghệ thuật tạc bằng đá son, có từ thế kỷ thứ 6. Dáng người ngồi nghĩ ngợi, khoan thai, thuộc loại tượng thần Vít-nu có nhiều ở Ấn Độ, Lào, Campuchia. Do Bà có rất nhiều huyền thoại về "quyền lực linh thiêng" trong việc "ban phúc, giáng họa" nên người phương Nam rất tin tưởng và xem đây là một trong những văn hóa tín ngưỡng tâm linh quan trọng nhất ở vùng này.

Thị xã Châu Đốc có nền tôn giáo tín ngưỡng đa dạng và đặc sắc đạo 7

Thị xã Châu Đốc có nền tôn giáo- tín ngưỡng đa dạng và đặc sắc: đạo Phật (Bắc Tông) người Việt; đạo Phật (Nam Tông) người Khơ-me, đạo Hồi (người Chăm), đạo Hòa Hảo, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương… Nên ngoài miếu Bà Chúa Xứ, Châu

Đốc còn có nhiều điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: Tây An Cổ Tự. Đây là ngôi chùa tọa lạc dưới chân núi Sam, phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Tây An là ngôi chùa Phật thuộc dòng thiền Lâm Tế, là nơi trụ trì của Phật thầy Tây An Đoàn Minh Huyên (người sáng lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương). Đây là một công trình kiến trúc đẹp, đồ sộ, nổi bật trong quần thể di tích núi Sam và đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Cùng với miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An là một trong ba địa điểm được tham quan nhiều nhất khi du khách đến Thị xã Châu Đốc.

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 29/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí