Đặng Hoài Dũng, Lê Thanh Tùng Và Đtg (2003). Địa Chí An Giang. Ubnd Tỉnh An Giang.


kết quả đối thoại cần được gửi cho các bên liên quan để giải quyết các vấn đề nêu ra trong cuộc họp và thông tin rộng rãi trong thị xã hoặc tỉnh.

3. Các dự án phát triển tại địa phương

Việc qui hoạch các dự án của địa phương cần phải được thiết kế bởi nhà thầu có đủ năng lực, uy tín quốc tế. Điều kiện này hết sức cần thiết vì ngoài mục tiêu giao thương, các dự án này còn đóng vai trò nét đặc trưng hấp dẫn chính đầu tiên của chương trình tiếp thị địa phương. Các chính sách trong chiến lược tiếp thị địa phương phải được thực hiện đồng bộ. Chương trình xây dựng hình tượng địa phương phải nhanh chóng thực hiện để tạo hình ảnh địa phương thân thiện, cuộc sống có chất lượng tốt, thu hút khách hàng tìm nguồn lợi ích mới ở địa phương. Ngoài ra việc đầu tư xây dựng các hạng mục điện, đường, trường, trạm cho các dự án của địa phương phải đồng bộ theo quy hoạch tổng thể bao quanh trục then chốt Châu Đốc-Núi Sam. Việc này có thể tiến hành theo từng giai đoạn nhưng phải dự trù đúng nhu cầu từng thời kỳ và trong dài hạn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

--- oOo ---

TIẾNG VIỆT:

1. Đặng Hoài Dũng, Lê Thanh Tùng và đtg (2003). Địa chí An Giang. UBND Tỉnh An Giang.

2. FETP (2008-2010). Tài liệu giảng dạy Môn Marketing Địa phương.

3. Lê Mạnh Hà (2007). Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt-Lâm

Đồng đến năm 2020-Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học kinh tế HCM

4. Hồ Đức Hùng chủ biên và đtg (2005). Thực trạng và giải pháp marketing du lịch của tỉnh Bà rịa-Vũng tàu. Đại học kinh tế HCM.

5. Malesky Edmund và đtg (2009). Báo cáo nghiên cứu Chính sách-VNCI số 14: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2009. USAID/VNCI- VCCI.

6. Nhóm học viên số 10 (2006). Đề án xây dựng chiến lược tiếp thị du lịch Phú Quốc. FETP.

7. Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy (2008). Mô hình cluster du lịch Huế-Đà Nẵng-Quảng Nam cho phát triển kinh tế khu vực miền Trung. Tạp chí và khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng.


TIẾNG ANH:

1. Kotler Philip (2002). Marketing Asian places: attracting investment, industry, and tourism to cities, states and nations. Jhon Wiley và Sons (Asia) Pte LTd.

2. Porter Michael E (1990). The competitive advantage of nations. The Free Press, A Division of Macmillan Inc.

SỐ LIỆU THỐNG KÊ:

1. Cục thống kê An Giang (6/2009). Niên giám thống kê An Giang 2008

2. Phòng thống kê Thị xã Châu Đốc (2007). Niên giám thống kê Thị xã Châu Đốc.

3. Tổng cục thống kê (2007). Kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch năm 2006. Nhà xuất bản Thống kê.

BÁO CHÍ:

1. Dân Trí online (http://dantri.com.vn/c21/s20-219715/bat-nhao-le-hoi-via-ba-chua-xu-nui-sam.htm)

2. Người lao động online (http://nld.com.vn/20100201123657717P1042C1110/roi-ren-vi-doc-quyen-roi-anh.htm)


PHỤ LỤC

--- oOo ---

Phụ lục 1: (Các cơ quan chức năng liên quan đến du lịch)

1. UBND tỉnh An Giang

Là cơ quan chính quyền cấp cao nhất, UBND tỉnh thành lập, chỉ đạo và điều phối các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương. UBND tỉnh còn trực tiếp phê duyệt các chiến lược du lịch, quy hoạch, quy định và chính sách phù hợp với tỉnh hình thực tiễn tại địa phương. UBND tỉnh cũng phê duyệt các khoản chi từ Ngân sách địa phương cho việc cung cấp cơ sở hạ tầng du lịch, các cơ sở vật chất và dịch vụ công cộng.

UBND tỉnh đã đưa ra nhiều quyết định quan trọng và hành động thức đẩy sự phát triển của ngành du lịch như Quyết định về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan chính quyền địa phương (Quyết định số 3447) bao gồm SDL, UBND các huyện thị và ban hành Chương trình phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010 và các kế hoạch hoạt động hàng năm. Các cơ quan chính quyền địa phương đã hợp tác chặt chẽ với nhau dưới sự điều phối của UBND tỉnh trong việc tổ chức Lễ hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long năm ngoái và Lễ hội bà Chúa Xứ thường niên tại Châu Đốc.


2. SDL An Giang

Đây là cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về du lịch của UBND tỉnh. Sở được giao một số chức năng nhiệm vụ như báo cáo và tham mưu cho UBND tỉnh về quản lý nhà nước, lập chính sách về du lịch, ban hành và rút giấy phép hoạt động của các văn phòng đại diện du lịch tại địa phương, các đại lý lữ hành và hướng dẫn viên, thẩm định và xếp hạng các khách sạn địa phương, triển khai các chiến dịch quảng bá xúc tiến du lịch và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch địa phương.


3. ATTIP

Trung tâm này là một sáng kiến của UBND tỉnh, còn chưa phổ biến ở nhiều địa phương khác, có chức năng xúc tiến và đầu tư phát triển du lịch. Trung tâm có trách nhiệm báo cáo với UBND tỉnh về tình hình đầu tư phát triển du lịch và điều phối UBND các huyện thị, các Sở ngành khác và các BQL trong lĩnh vực xúc tiến, đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực du lịch địa phương.

Về hiệu quả xúc tiến đầu tư, chính nhờ tổ chức những sự kiện xúc tiến, PR kết hợp với những biện pháp hỗ trợ đầu tư đã góp phần tạo ra nhu cầu đầu tư phát triển kinh doanh của các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh như các dự án xây dựng hệ thống cáp treo Núi Sam, khu du lịch lòng hồ Trương Gia Mô, Khu du lịch Long Châu, khu du lịch sinh thái Vĩnh Châu, v.v…


4. UBND thị xã Châu Đốc

Là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất tại cấp huyện thị, UBND thị xã thông qua các Phòng ban chức năng như Phòng Kinh tế, Phòng văn hóa thông tin, Ban quản lý phát triển du lịch, UBND các phường xã hay công an thị xã, xây dựng và triển khai thực hiện luật, các qui định và các văn bản pháp quy khác về du lịch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, bào vệ môi trường và tài nguyên du lịch, điều phối các phòng ban chức năng.


Những biện pháp nỗ lực về quản lý xây dựng đô thị trong năm qua đã góp phần tạo nên một bộ mặt mới cho du lịch Châu Đốc. Các dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, khu tham quan và trung tâm thương mại đã khiến cho sản phẩm dịch vụ du lịch Châu Đốc phong phú hơn, với chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường khách du lịch trong nước mục tiêu. Trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới được nâng cao và đề án “Văn minh thương mại” được giới thiệu và đưa vào cuộc sống bước đầu tạo tâm lý tin tưởng hơn và giảm bớt những lo lắng cho khách du lịch khi đến với Châu đốc, đặc biệt trong thời gian cao điểm mùa lễ hội. Đưa ra các biện pháp, chiến lược góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Châu đốc, thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch.


5. Phòng Kinh tế

Đây là đơn vị quản lý Nhà nước về du lịch quan trọng nhất tại địa phương trực thuộc UBND thị xã Châu Đốc. Phòng kinh tế chịu trách nhiệm triển khai thực hiện và tham mưu về lập các quy hoạch và chương trình phát triển du lịch tại thị xã, triển khai thực hiện các quy định và chính sách của UBND tỉnh về đầu tư du lịch, tổ chức các hoạt động kinh doanh và cùng với các phòng ban chức năng khác thanh kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương.


Do yếu điểm chưa có bộ phân chuyên trách quản lý du lịch nên Phòng kinh tế mới chủ yếu tập trung cho công tác thống kê và lập các báo cáo trình UBND thị xã theo qui định và khi có yêu cầu của lãnh đạo. Hầu như công tác thanh kiểm tra các đơn vị kinh doanh hay chủ trì các đề án nghiên cứu phát triển du lịch chưa được thực hiện. Phòng cũng chưa hỗ trợ được nhiều cho các đơn vị kinh doanh trong việc tư vấn giải thích chính sách và qui định cũng như những thông tin thị trường khác.


6. BQL phát triển du lịch

Đây là một sáng kiến khá mới mẻ của UBND thị xã Châu đốc nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư xây dựng cho thị xã. Được thành lập từ tháng 8/2004, BQL được giao các nhiệm vụ như Giới thiệu các quy hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt và kêu gọi đầu tư; Hợp tác với các cơ quan khác trong việc quản lý và sử dụng đất đai, cơ sở vật chất và các tài sản khác cho các cơ quan


chính quyền địa phương đầu tư để xây dựng các khu điểm du lịch tại thị xã; Cung cấp các dịch vụ du lịch như tổ chức tour và hướng dẫn viên; Quản lý việc thu phí tham quan thắng cảnh tại các khu điểm tham quan và vui chơi giải trí theo các hướng dẫn và qui định của phòng tài chính và các cơ quan quản lý Nhà nước.

7. UBND phường Núi Sam

Là đơn vị trực tiếp quản lý và làm việc với người dân địa phương ở cấp thấp nhất, UBND phường Núi Sam có trách nhiệm quản lý khách du lịch: đăng ký tạm trú và đảm bảo an ninh an toàn cho khách, quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa phương: đạo đức thương mại, vệ sinh môi trường, chợ địa phương, xây dựng cơ sở vật chất và thực hiện các chương trình văn hóa và thể thao.

Với đặc thù công việc giải quyết các sự vụ, UBND Phường đã thường xuyên tổ chức việc thanh kiểm tra hoạt động của các đơn vị trên địa bàn nhằm lập trật tự kinh doanh tại địa phương và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và chính người dân địa phương. Với hoạt động hiệu quả của Đội lặp lại trật tư, các dịch vụ hàng hóa được niêm yết và bán đúng giá và hiện tượng cò mồi hay tranh mua tranh bán đã được giảm đáng kể. Các nhà khách và khách sạn đã thực hiện tốt hơn việc khai báo khách nghỉ qua đêm và có những thái độ phục vụ khách tích cực hơn, tạo môi trường lành mạnh và ấn tượng tốt đến khách. Đặc biệt tổ quản lý chợ đã sắp xếp chỗ mua bán ổn định, trật tự đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ khách du lịch ngày càng tốt hơn.

8. Ban quản trị lăng miếu Núi Sam

Với đặc điểm của khu du lịch là phải đón tiếp một lượng khách rất lớn, tập trung tại một số khu vực và vào một số thời điểm nên đòi hỏi phải có một lực lượng đông đảo và được tổ chức quản lý chặt chẽ những người phục vụ cho khách thập phương đến cũng lễ. Đó chính là lý do để UBND thị xã Châu đốc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban quản trị lăng miếu Núi Sam vào tháng 11/2005. BQT được giao các nhiệm vụ bảo tồn các di sản văn hóa địa phương, tổ chức các lễ hội truyền thống, cung cấp thông tin và hỗ trợ các hoạt động tham quan và nghiên cứu và đầu tư xây dưng các cơ sở phúc lợi cho toàn cộng đồng.

9. Các đơn vị kinh doanh du lịch địa phương

Du lịch là một ngành kinh tế với động lực thúc đẩy là khối tư nhân. Tại rất nhiều điểm đến, các đơn vị kinh doanh du lịch đã đi tiên phong trong việc xây dựng và phát triển ngành du lịch. Các khu du lịch của Châu Đốc phần lớn đều gắn với truyền thống văn hóa lịch sử, lễ hội và phong tục cổ truyền.


Các doanh nghiệp lữ hành và khách sạn lớn của địa phương (e.g. An Giang Tourist, Mekong Tour, Victoria Chau Doc Hotel) được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.


Phụ lục 2: Các văn bản pháp quy lien quan đến phát triển du lịch Thị xã Châu Đốc

1. Luật du lịch

Du lịch bền vững được nhấn mạnh đặc biệt thông qua qui hoạch du lịch và các chính sách ưu đãi, sự tham gia và lợi ích của cộng đồng địa phương và bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường (tại các Điều 5, 6, 7, 9, 16). Đây là một bước tiến dài trong việc thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp du lịch theo hướng có quy hoạch, sử dụng phù hợp tài nguyên du lịch và gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và phát triển cộng đồng địa phương, đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch hiện đại và đang thịnh hành trên thế giới. Những quan điểm chỉ đạo lồng ghép trong các điều khoản này sẽ được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện bởi các văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng như những qui định, chính sách quản lý phát triển du lịch khác của các địa phương trong thời gían tới.


Trách nhiệm quản lý Nhà nước về du lịch được phân cấp cho cấp tỉnh (như thẩm quyền lập và thực hiện các quy hoạch và chính sách phát triển du lịch khác – Điều 20, 21, 27 – 30 hay thẩm quyền ban hành và rút giấy phép hoạt động của các HDV du lịch). Việc phân cấp này sẽ phát huy tốt hơn việc sử dụng các nguồn lực địa phương cho việc lập quy hoạch và xây dựng chiến lược phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, từ đó nâng cao tính khả thi trong việc tổ chức thực hiện quy hoạch. Nếu được đào tạo tập huấn các kỹ năng và kiến thức liên quan cùng với khả năng tiếp cận thông tin và phân tích các xu hướng du lịch trong nước và quốc tế, chính các cơ quan chính quyền địa phương sẽ chủ động xây dựng được cho mình những quy hoạch phù hợp nhất với điều kiện thực tiễn địa phương, đúng thời gian và với sự tham gia của nhiều thành phần liên quan. Trong khi đó Chính quyền Trung ương sẽ có điều kiện tập trung nguồn lực vào hoạch định chiến lược ở cấp quốc gia hay khu vực và điều phối sự liên kết vùng trong phát triển.


Luật du lịch đưa ra đòi hỏi cao hơn trong kinh doanh du lịch (như phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm đối với các nhà điều hành tour nội địa, 4 năm đối với các nhà điều hành tour quốc tế và khoản tiền đảm bảo lớn hơn). Lần đầu tiên đưa ra một loại hình cơ sở lưu trú mới là nhà có phòng cho thuê. Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch cấp địa phương sẽ chịu trách nhiệm cấp phép kinh doanh và xếp hạng các nhà nghỉ và nhà có phòng cho thuê Cũng lần đầu tiên đưa ra một loại hướng dẫn viên du lịch mới là thuyết minh viên (Điều 78). Những thay đổi này hoàn toàn thích hợp với tính chất đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ du lịch như hiện tại ở Việt Nam. Thực tế đã cho thấy những bất cập trong việc quản lý các cơ sở kinh doanh qui mô nhỏ ở các địa phương, bao gồm các nhà trọ, đại lý lữ hành, quán ăn và hướng dẫn viên du lịch địa phương. Trong thời kỳ đầu phát triển du lịch nên nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm dịch vụ này là rất cao, dẫn đến hiện tượng các cơ sở kinh doanh du lịch qui mô nhỏ mọc lên như nấm sau cơn mưa và hoạt động lộn xộn. Nhiều địa phương chưa có bộ phận đăng ký kinh doanh và quản lý Nhà nước về du lịch thì trách nhiệm cấp phép và quản lý các cơ sở kinh doanh này được giao cho các cơ quan


không đúng thẩm quyền như công an. Rõ ràng những qui định này trong Luật du lịch mởi đã gắn rõ trách nhiệm cho các cơ quan quản lý Nhà nước và nghĩa vụ đối với các đơn vị kinh doanh, tạo tiền đề cho việc xây dựng một hệ thống kinh doanh du lịch có chất lượng và được quản lý chặt chẽ.

Các doanh nghiệp nước ngoài được phép mở cơ sở kinh doanh lữ hành của riêng họ tại Việt nam (sẽ được qui định chi tiết tại Nghị định về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn sắp ban hành). Việc mở cửa lĩnh vực kinh doanh lữ hành trước mắt sẽ gây sức ép lớn không chỉ đối với các đơn vị kinh doanh lữ hành qui mô nhỏ mà ngay cả các công ty lữ hành lớn. Các đối tác nước nước ngoài hiện đang chiếm ưu thế lớn trong lĩnh vực này bởi công nghệ quản lý hiện đại, nguồn nhân lực chuyên nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường cao hơn hẳn các công ty Việt Nam. Tuy nhiên nó cũng mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ để xây dựng một ngành du lịch hiện đại cho Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp lữ hành trong nước cần nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình thông qua đầu tư chiều sâu cho việc khảo sát và phát triển sản phẩm, thiết lập mạng lưới quan hệ hợp tác kinh doanh, công nghệ tổ chức tour, xây dựng thương hiệu cũng như các hoạt động marketing chiến lược khác.

Luật du lịch đã có hiệu lực thị thi từ tháng 1/ 2006 và 4 Nghị định và 1 Quyết

định hướng dẫn thực hiện Luật sẽ sớm được ban hành.

2. Nghị định số 57/2002/ND-CP về hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Thuế và Phí

Việc thu phí này sẽ tạo ra một nguồn ngân sách đáng kể cho các cơ quan chính quyền địa phương để tái đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ du lịch tại địa phương. Nó cũng có ý nghĩa xã hội rất lớn trong việc điều tiết lợi ích từ du lịch cho các nhóm người chịu thiệt thòi và tài trợ cho các phúc lợi xã hội khác. Các loại phí liên quan đến du lịch bao gồm: phí chợ, phí phân hạng cơ sở lưu trú, phí cầu đường, phí an ninh an toàn, phí phòng hỏa, phí tham quan thắng cảnh, phí bào vệ và vệ sinh môi trường.

Hội đồng nhân dân tỉnh có thẩm quyền ban hành các loại và mức phí về sử dụng đất đai và các tài nguyên và quản trị nhà nước tại địa phương. Nguyên tắc chung của việc thu phí là phù hợp với thời gian thu hồi vốn đầu tư và khả năng của người nộp phí. Nguyên tắc của việc sử dụng phí thu được là phí thu sẽ được coi là nguồn thu Ngân sách nhà nước đối với các loại phí có sử dụng các cơ sở vật chất do Nhà nước đầu tư (không bị áp thuế) hoặc coi là nguồn thu cá nhân đối với các loại phí thu do sử dụng các cơ sở vật chất do tư nhân đầu tư hay Nhà nước đầu tư theo phương thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao) (bị áp thuế thu nhập). Cần lập đề án cho việc thu phí, trong đó nghiên cứu kỹ các tuyến điểm hay khu du lịch được phép thu phí, với mức phí bao nhiêu, tổ chức thu thế nào và quan trọng nhất là nguồn kinh phí thu được sẽ do ai quản lý và phân bổ sử dụng như thế nào. Để việc thu phí được văn minh lịch sự, cần tránh việc lập các trạm thu phí với hàng rào càn đường du khách vì dễ nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong khâu tổ chức thu, gây thất thoát lớn cho ngân sách. Cần thông báo công khai và rõ ràng tới các đơn vị kinh doanh du lịch và khách du lịch về nghĩa vụ nộp phí.


3. Các hướng dẫn về quản lý Nhà nước về kinh doanh du lịch của địa phương

Cấp phép cho các đơn vị kinh doanh du lịch địa phương: giám đốc SDL chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch cấp phép kinh doanh du lịch cho các huyện thị phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh vá cấp phép (ngoài giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch đầu tư cấp). Chủ tịch UBND huyện thị chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với các đơn vị kinh doanh du lịch đã được cấp phép (Điều 12 Quyết định số 3447/2005/QD-UBND của UBND tỉnh).


Chứng nhận xếp hạng khách sạn: hồ sơ gồm một đơn xin cấp hạng, danh sách cán bộ quản lý và nhân viên khách sạn, thông tin về khách sạn, bảng điểm xếp hạng khách sạn và trả lệ phí xếp hạng khách sạn. SDL sẽ trả kết quả sau 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ (đối với các khách sạn 1 – 2 sao) và 90 ngày (đối với các khách sạn 3 – 5 sao).


Cấp phép kinh doanh lữ hành quốc tế: hồ sơ bao gồm một đơn xin cấp phép, một bản kế hoạch kinh doanh, thẻ HDV và hợp đồng lao động dài hạn, chứng nhận của ngân hàng đối với khoản tiền đặt cọc và trả 1,2 triệu đồng tiền lệ phí cấp phép. SDL sẽ cấp phép trong vòng 10 kể từ khi nhận được hồ sơ với các giấy tờ hợp lệ trên.

Cấp thẻ HDV: hồ sơ bao gồm một đơn xin cấp thẻ, sơ yếu lý lịch mới có xác nhận, bản sao các bằng và chứng chỉ liên quan, giấy khám sức khỏe, 2 ảnh cỡ 3x4 và trả lệ phí 200.000 đồng. SDL sẽ cấp thẻ trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận mọi giấy tờ hợp lệ (đề án cải cách quản trị Nhà nước địa phương số 297/ DA.TMDL với các biểu mẫu chuẩn kèm theo).

Phí tham quan các khu di tích lịch sử văn hóa địa phương (Quyết định số 1907/ 2003/ QD.UB của UBND tỉnh): qui định mức phí 2.000 đồng – 4.000 đồng/ lượt/ người lớn và 1.000 đồng – 2.000 đồng/ lượt/ trẻ em. Đơn vị thu phí (như các BQL du lịch của huyện hoặc các công ty du lịch) được phép giữ lại toàn bộ khoản tiền thu được để chi trả cho các chi phí thu phí. Quyết định này không đề cập đến các khoản đầu tư cần thiết khác từ phí thu được.

4. Quyết định số 1288/QD-UBND của UBND tỉnh về chương trình phát triển du lịch của tỉnh giai đoạn 2006 – 2010

Các chỉ tiêu phát triển du lịch chính (dự báo cho thời kỳ 2006 và 2010):

STT

Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006

2010

1

Lượt khách

1.000

3.800

3.940

4.580


- Quốc tế

1.000

30

31

35


+ Thời gian lưu trú

Ngày

2,2

2,4

3,2


+ Chi tiêu/ ngày

USD

44

50

80


- Nội địa

1,000

3.770

3.918

4.570


+ Thời gian lưu trú

Ngày

1,6

1,7

2,1


+ Chi tiêu/ ngày

1.000 đ

171

180

220

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Marketing địa phương thị xã Châu Đốc qua phát triển du lịch - 8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022