Luận Án Tiến Sĩ Của Cao Thái Huy (2019): “Các Yếu Tố Tác Động Đến Thu Hút Fdi: Nghiên Cứu Vùng Kinh Tế Đông Nam Bộ”. Học Viện Chính Trị Quốc Gia


- Các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing lảnh thổ nhằm thu hút FDI

b) Nhấn mạnh các chủ thể của Marketing địa phương, cụ thể là:

- Các nhà chức trách và quản lý lãnh thổ, các tổ chức công cộng: Chính quyền địa phương phải xây dựng một môi trường hấp dẫn với du khách, với doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như tạo ra uy tín cho sản phẩm lãnh thổ của mình. Cần phải tạo ra được một môi trường kinh doanh, môi trường sống lành mạnh và an toàn, xây dựng một hình ảnh thống nhất trong nhận thức của các đối tượng khách hàng khác nhau. Các quyết định chiến lược, các chương trình hành động của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương phải thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau nhằm nhấn mạnh hình ảnh mà địa phương muốn xây dựng trong nhận thức của khách hàng mục tiêu.

- Các doanh nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân: Phối hợp tất cả “các nhóm lợi ích” khác nhau về mục tiêu và cách thức hành động là nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi khả năng lãnh đạo của cơ quan chính quyền địa phương; cần làm sao để phối hợp mục tiêu giữa các nhóm tổ chức công cộng với các nhóm tư nhân, để họ có thể liên kết với nhau, tạo ra cho xã hội nhiều công ăn việc làm hơn, thu hút và đào tạo được nhiều nhân lực có chất lượng tốt hơn. Xây dựng một môi trường hấp dẫn cả về cơ sở hạ tầng, môi trường kinh doanh bình đẳng, không quá tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn mà hướng tới mục tiêu trong dài hạn cho cả vùng, cả khu vực.

- Cộng đồng dân cư: Nhận thức, tinh thần cộng tác và trách nhiệm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

c) Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị lãnh thổ

Theo P. Kotler (2002), khách hàng mục tiêu của marketing lãnh thổ là cư dân và nhân công, các doanh nghiệp, khách du lịch và thị trường xuất khẩu. Thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân, các ngành và nhà đầu tư vào phát triển kinh tế là nhóm mục tiêu thứ ba của marketing lãnh thổ. Các địa phương thường tìm cách thu hút các doanh nghiệp và các ngành mới nhằm cung cấp thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương, gia tăng nguồn của cải cho địa phương.

Lựa chọn ngành nghề hay nhà đầu tư cần thu hút. Điều này phụ thuộc vào


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

nhiều biến số: Mục tiêu và năng lực của địa phương; Khả năng “sinh lời” (hay đạt được mục tiêu) cho địa phương từ nhà đầu tư hay ngành nghệ khuyến khích đầu tư và; Cường độ cạnh tranh trên thị trường thu hút FDI.

Để tạo lập hình ảnh, địa phương cần phải xây dựng một chiến lược định vị; thông qua đó xác định sản phẩm lãnh thổ trong toàn bộ sản phẩm tương tự và phân biệt sản phẩm lãnh thổ này với các sản phẩm cạnh tranh. Định vị, một mặt, giữ vai trò quan trọng trong quyết định lựa chọn “điểm đến” của khách hàng và mặt khác, là yếu tố cơ bản quyết định sự đồng bộ, liên kết các biến số của Marketing hỗn hợp.

Marketing địa phương nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI ở tỉnh Quảng Nam - 4

Luận án cũng đã đề xuất các nhóm giải pháp về:

- Tìm hiểu, nắm bắt hành vi của nhà đầu tư nước ngoài

- Phân đoạn, lựa chọn khách hàng mục tiêu và định vị lãnh thổ

- Thực hiện Marketing Mix

1.1.2.2. Công trình của Phạm Công Toàn (2010)

Trong luận án về marketing địa phương với việc thu hút đầu tư của tỉnh Thái Nguyên, tác giả cho thấy chủ động trong thu hút đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài, phục vụ phát triển KT-XH là đòi hỏi cấp thiết đối với tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn phát triển hiện nay nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại. Để thực hiện điều đó, tỉnh Thái Nguyên cần phải tìm ra những biện pháp khuếch trương nhằm quảng bá hình ảnh địa phương mình đối với nhà đầu tư để thu hút sự chú ý và sự quan tâm đến đầu tư vào địa phương.

1.1.2.3. Luận án tiến sĩ của Cao Thái Huy (2019): “Các yếu tố tác động đến thu hút FDI: Nghiên cứu Vùng kinh tế Đông Nam Bộ”. Học viện Chính trị Quốc gia TP Hồ Chí Minh, năm 2019.

- Mục đích nghiên cứu của luận án: Nhằm phân tích và làm rõ hơn cơ sở lý thuyết và thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của một quốc gia. Trên cơ sở đó, thực hiện phân tích, đánh giá các yếu tố tác động đến thu hút dòng vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ. Hướng tới đề xuất các giải pháp nhằm phát huy các yếu tố tích cực để tiếp tục thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ đến


năm 2025.

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Một là, hệ thống hóa và làm rõ hơn lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế của quốc gia. Trong đó, các yếu tố nội tại của vùng, các yếu tố bên ngoài vùng, yếu tố liên kết vùng ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế.

Hai là, phân tích làm rõ vai trò của các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI và tác động của FDI ở vùng kinh tế Đông Nam Bộ từ năm 2013 đến 2018.

Đề xuất kiến nghị và các giải pháp phát huy các yếu tố tích cực để đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ trong giai đoạn hiện nay.

- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án có đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến thu hút vốn FDI vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ từ 2013-2018

Và phạm vi nghiên cứu nội dung của luận án tập trung vào hai nhóm yếu tố:

+ Nhóm thứ nhất: nhóm các yếu tố bên ngoài vùng kinh tế

+ Nhóm thứ hai: nhóm các yếu tố bên trong vùng kinh tế

Hai nhóm nhân tố này được thể hiện cụ thể, tập trung vào bảy yếu tố cơ bản

gồm:


Một là, yếu tố KCHT.

Hai là, yếu tố cơ chế, chính sách thu hút đầu tư.

Ba là, yếu tố liên kết vùng.

Bốn là, yếu tố nguồn nhân lực.

Năm là, yếu tố chất lượng dịch vụ công trong vùng.

Sáu là, yếu tố môi trường sống và làm việc.

Bảy là, yếu tố thương hiệu địa phương.

Luận án đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó có những giải pháp khá mới và

khả thi như:

a) Định hướng rõ ý tưởng phát triển trong thu hút FDI vào vùng


Ưu tiên phát triển các dự án trọng điểm cấp quốc tế, quốc gia và vùng tại tiểu vùng đô thị trung tâm, làm động lực chính phát triển lan tỏa các tiểu vùng khác trong vùng. Ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có vai trò tạo động lực phát triển KT- XH cho vùng theo từng lĩnh vực cụ thể:

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đồng bộ và đi trước một bước. Ưu tiên hoàn thành các trục kết nối liên tỉnh, liên vùng, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, sân bay và cảng biển giữa các khu vực và giữa các phương thức vận tải..

- Đầu tư các dự án trọng điểm đầu tư các trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa - thể dục thể thao cấp vùng tại khu vực ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương trong vùng (Bình Dương, Đồng Nai, Long An...) để giảm tải cho khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh.

- Về thương mại - dịch vụ, khoa học công nghệ, du lịch: Ưu tiên đầu tư các dự án lớn tại tiểu vùng đô thị trung tâm và các cực tăng trưởng trọng điểm, gắn với các đầu mối giao thông quan trọng.

b) Tăng cường liên kết và phối hợp giữa các địa phưong trong vùng

Tăng cường trong công tác quản lý về mọi mặt đối với KCN và các doanh nghiệp trong KCN, thực hiện tốt công tác phối hợp với tinh thần chủ động, bảo đảm phục vụ tốt công tác thu hút vốn đầu tư.

- Rà soát danh mục dự án mời gọi đầu tư của tỉnh: Các dự án mời gọi đầu tư cần bổ sung những thông tin chi tiết đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin cho nhà đầu tư như: vị trí quy hoạch dự án, các hỗ trợ ưu đãi cụ thể, tính toán hiệu quả đầu tư, quỹ đất sạch... và đề xuất có chính sách ưu tiên giải quyết thủ tục hành chính nhanh, xác định cụ thể địa điểm đầu tư và tạo đất sạch; đồng thời cho tiến hành nghiên cứu tiền khả thi để việc thu hút đầu tư được thuận lợi hơn.

- Hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án, hoạt động sản xuất kinh doanh được thuận lợi. Cung cấp thông tin, phổ biến quy trình xử lý từ nhắc nhở đến xử phạt hành chính, đảm bảo doanh nghiệp biết đầy đủ và chính xác các quy định, thủ tục và biện pháp chế tài của Nhà nước về từng lĩnh vực để thực hiện đúng. Nâng cao


chất lượng công tác dịch vụ hỗ trợ đầu tư. Khi một thị trường thu hút đầu tư được tạo nên thì việc tiếp theo các nhà đầu tư xem xét đó là công tác dịch vụ hỗ trợ cho việc đầu tư đó. Do vậy, tỉnh cần có những dịch vụ hỗ trợ cũng như hướng dẫn các thủ tục cho các nhà đầu tư để việc đầu tư được thuận lợi hơn.

- Minh bạch các thông tin về các chủ trương, chính sách ưu đãi, tạo lập môi trường đầu tư lành mạnh, bình đẳng. Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư đúng lúc, kịp thời, trên nhiều phương tiện truyền thông và website của các địa phương.

- Đẩy mạnh liên kết, tạo lập không gian kinh tế thống nhất trên toàn vùng, tăng cường sự phối hợp và hỗ trợ giữa các địa phương; tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính ở tất cả các cấp.

- Tăng cường công tác phối hợp quản lý sau dự án: Theo xu hướng chung thế giới, Việt Nam đang chuyển sang quản lý theo phương thức hậu kiểm, thủ tục cấp phép ban đầu đơn giản nhưng khâu quản lý sau giấy phép (sau dự án) thì chặt chẽ, hợp lý.

- Đối với các dự án chưa triển khai nhưng xét thấy có khả năng thúc đẩy đầu tư thì tỉnh cần tiến hành các biện pháp hỗ trợ như: Cần giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu, quy mô hoạt động của dự án. Cần thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án không có triển vọng, dành địa điểm cho các nhà đầu tư khác có năng lực về tài chính và chuyên ngành.

- Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ sẽ tiếp tục đẩy mạnh thông qua việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư và trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu từ rất cần thiết, vì nếu không hoàn thiện, nâng cao công tác xúc tiến đầu tư thì sẽ không mang được các thông tin đến các nhà đầu tư ảnh hưởng xấu đến việc thu hút các nhà đầu tư. Liên kết website xúc tiến đầu tư của tỉnh với website của Trung tâm Xúc tiến Đầu tư phía Nam, Cục đầu tư nước ngoài, các tổ chức xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để tăng cường quảng bá hình ảnh, tiềm năng và cơ hội đầu tư của vùng

- Cần tổ chức các cuộc tiếp xúc định kỳ hàng năm (quý) đối với các doanh


nghiệp đầu tư trong KCN để lắng nghe những ý kiến đề xuất, tạo cơ sở cho việc cải thiện môi trường đầu tư sát thực, có hiệu quả cao; đồng thời còn là hình thức nâng cao uy tín của các địa phương trước các nhà đầu tư. Ngoài ra Ban Quản lý các KCN cần có trách nhiệm tham dự các cuộc họp của các Hiệp hội doanh nghiệp tại địa bàn để hỗ trợ tháo gỡ kịp thời những khó khăn mới phát sinh.

- Thực tiễn đang đặt ra các vấn đề lớn sau đây, cần có cơ chế điều phối phát triển chung, nhằm phát huy lợi thế của cả Vùng, bảo đảm tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập.

Về cơ chế chính sách, hoàn thiện cả về cơ chế chiều dọc và cơ chế chiều ngang trong liên kết (bao gồm cả liên kết vùng kinh tế và liên kết trong thể chế bộ máy tổ chức).

Cần xây dựng cơ chế, tổ chức, kế hoạch thực hiên đối với liên kết theo chiều dọc. Xác định rõ chủ thể, cấp bậc, trên dưới, quy định rõ chức năng nhiệm vụ và các hoạt động chế tài đi kèm, xem xét, điều chỉnh lại cơ chế phân cấp giữa Trung ương và địa phương và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương, gắn phân cấp cho địa phương với đảm bảo nguồn lực thực hiện. Đây là biện pháp có tính cơ bản, lâu dài, liên quan đến sửa đổi một số văn bản Luật hiện hành.

Đối với liên kết ngang (mang tính tự nguyện) cũng cần có khung văn bản điều chỉnh về lợi ích, cơ chế hợp tác làm cơ sở để điều chỉnh và thực hiện phân định rõ ràng khi tham gia vào các hoạt động liên kết này. Từ đó các quy ước, thỏa thuận mới được thực thi một cách tự giác và đều đặn thường xuyên mang tính ổn định lâu dài và bền vững cả trong phát triển kinh tế, xã hội và trong đạo đức lối sống, môi trường văn hóa xã hội

Cần có một cơ chế thúc đẩy Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một cực tăng trưởng đảm bảo tính lan tỏa cho các địa phương trong vùng.

Tác giả Đinh Phi Hổ (2011) trong bài viết Yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp”, thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tại Bình Phước. Tác giả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào các KCN chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố, bao gồm: Kết cấu


hạ tầng đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng dịch vụ công, nguồn nhân lực, môi trường sống và làm việc, chi phí đầu vào cạnh tranh, lợi thế ngành đầu tư, thương hiệu địa phương. Bằng phương pháp nghiên cứu định lượng để thực hiện nghiên cứu thông qua khảo sát 226 doanh nghiệp đang hoạt động tại các KCN tại Việt Nam. Tác giả đã sử dụng biến hài lòng của nhà đầu tư để thể hiện yếu tố thu hút đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của doanh nghiệp chịu tác động bởi 08 yếu tố: Chi phí cạnh tranh, chính sách đầu tư, KCHT, nguồn nhân lực, môi trường sống, lợi thế đầu tư, lợi thế về lao động địa phương, năng lực lãnh đạo địa phương.

Nhóm tác giả Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2009) trong bài nghiên cứu “Thuộc tính địa phương và sự hài lòng của doanh nghiệp” đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư vào tỉnh Tiền Giang. Nhóm tác giả cho rằng doanh nghiệp cảm thấy hài lòng đối với một địa phương sẽ đầu tư vốn vào địa phương đó. Nhóm tác giả cho rằng sự hài lòng của nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi các yếu tố, bao gồm: hạ tầng cơ bản, mặt bằng, lao động, hỗ trợ chính quyền, dịch vụ kinh doanh, ưu đãi đầu tư, văn hóa, đào tạo kỹ năng, môi trường sống. Nhóm tác giả đã thực hiện khảo sát 402 doanh nghiệp đang thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo phương pháp lấy mẫu định mức với 02 thuộc tính kiểm soát là hình thức sở hữu và ngành nghề kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sự hài lòng của các nhà đầu tư chịu tác động trực tiếp bởi 04 yếu tố: sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, ưu đãi đầu tư, đào tạo kỹ năng và môi trường sống. Cơ sở lý luận về tiếp thị địa phương và những nghiên cứu trước đây cho thấy những yếu tố tác động vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư có thể chia thành ba nhóm chính, đó là: (1) Kết cấu hạ tầng đầu tư: một địa phương cần phải duy trì và phát triển một KCHT cơ bản tương thích với môi trường thiên nhiên (điện, nước, thoát nước, thông tin liên lạc, giao thông vận tải); (2) chế độ, chính sách đầu tư: Cung cấp những dịch vụ cơ bản có chất lượng đủ đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh và cho cộng đồng (sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương, các dịch vụ hành chính, pháp lý, ngân hàng, thuế, các thông tin cần thiết cho quá trình đầu tư và kinh


doanh) và (3) môi trường làm việc và sinh sống: Tạo ra môi trường sinh sống và làm việc có chất lượng cao (môi trường tự nhiên, hệ thống trường học, đào tạo nghề, y tế, vui chơi giải trí, chi phí sinh hoạt).

1.2. Khoảng trống nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã nêu ở trên được thực hiện theo các hướng nghiên cứu ưu tiên khác nhau ở nhiều nước, nhiều địa phương có đặc điểm văn hóa - chính trị và trình độ phát triển khác nhau, phản ánh qui trình và các yếu tố của marketing lãnh thổ ở các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, những công trình này, đặc biệt là những công trình nghiên cứu ở Việt Nam đều có khoảng trống chưa được nghiên cứu và thực hiện thấu đáo sau:

Một là, chưa trình bày rõ các nội dung Marketing của các tác giả, nhà nghiên cứu; chưa có sự phân biệt giữa marketing doanh nghiệp và marketing địa phương.

Hai là, về mặt lý luận chưa nêu bật sự cần thiết phải thực hiện marketing địa phương để phù hợp với môi trường cạnh tranh, xác lập một tầm nhìn mới, một chiến lược phát triển hợp lý, đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương., Chưa làm rõ vai trò chủ thể của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, giải tỏa đền bù và tạo quỹ đất sạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ đầu tư, và những chính sách ưu đãi, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài..;

Ba là, .chưa có nghiên cứu nào về marketing địa phương trên cơ sở kết hợp 02 quan điểm, đó là quan điểm của nhà cung cấp (khía cạnh cung) và quan điểm của nhà đầu tư (khía cạnh cầu)

Bốn là, chưa có sự đánh giá của các nhà đầu tư về môi trường đầu tư, giá cả dịch vụ, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực, thái độ của dân cư địa phương ..mà họ ý định đầu tư vào;

Năm là, trong quản trị chiến lược marketing địa phương chưa chỉ rõ được định dạng và mô hình các yếu tố công cụ chiến lược marketing địa phương nhằm thu hút FDI vào những ngành, lĩnh vực cần thiết của địa phương;

Sáu là, chưa tiếp cận và phân tích rõ nét các giai đoạn của marketing địa

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 07/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí