Một Số Cảnh Quan Đặc Sắc Tiêu Biểu Ở Võ Nhai

Với thảm thực vật rất đa dạng và phong phú như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các tour du lịch sinh thái khám phá tự nhiên hoặc các tour du lịch học tập tham quan thực tế các thảm thực vật này. Tuy nhiên hiện nay Võ Nhai chưa có được các phân loại và khoanh vùng cụ thể các thảm thực vật này một cách cụ thể và chi tiết nên nó có phần khó khăn hơn trong việc quảng bá cũng như xây dựng các tour du lịch cụ thể.

Đa số các thảm thực vật này đều là mọc tự nhiên nên không được phát triển theo định hướng do đó khó khăn trong việc quản lý cũng như tạo điều kiện để phát triển phù hợp với mục đích du lịch sinh thái cho Võ Nhai.

3.1.1.5. Cảnh quan đặc sắc

Hiện nay, trên địa bàn huyện có 15/82 điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh, như: Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà, hang Sa Khao (xã Phú Thượng); khu khảo cổ học Mái đá ngườm (xã Thần Sa); rừng Khuôn Mánh, hang Huyện (xã Tràng Xá); khu di tích nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc vào tháng 10-1947 tại xóm Vang (xã Liên Minh)…tuy nhiên tác giả đã phân loại ra các cảnh quan đặc sắc tiêu biểu như bảng 3.2.

Bảng 3.2. Một số cảnh quan đặc sắc tiêu biểu ở Võ Nhai



STT


Tên di tich

Loại hình DLTC


Địa chỉ

Diện tích (ha)

Quốc

Gia

Cấp tỉnh

1

Hang phượng Hoàng –

suối Mỏ Gà

x


Phú thượng

16450

2

Hang Sa Khao

x


Phú thượng


3

Hang Huyện


x

Liên Minh

8000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 7

Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai 2019


Những năm gần đây, du lịch Võ Nhai đã được quan tâm đầu tư và có bước phát triển nhất định. Song, sự đầu tư mới chỉ diễn ra ở các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được công nhận và xếp hạng cấp Quốc gia và cấp tỉnh. Trong giai đoạn 2016- 2018, huyện đầu tư trên 1,3 tỷ đồng để tôn tạo, sửa chữa, làm biển chỉ dẫn vào các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Các danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Võ Nhai được thể hiện ở bảng 3.2

a. Hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà

Hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà là một điểm du lịch tiềm năng và hấp dẫn nằm bên quốc lộ 1B (Thái Nguyên – Lạng Sơn) thuộc xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 45km. Nơi đây đã được Nhà nước xếp hạng di tích thắng cảnh cấp Quốc gia.

Từ chân núi Phượng Hoàng để dến được hang Phượng Hoàng, du khách leo khoảng 700 – 800m, khoảng hơn nửa giờ đồng hồ, trên những bậc đá. Hang ở trên đỉnh ăn sâu xuống lòng núi. Hang Phượng Hoàng gồm 3 tầng: Tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng, với 3 cửa từ các phía, ánh sáng mặt trời rọi xuống lòng hang. Tầng cuối là hang Tối vì ánh sáng mặt trời không thể lọt xuống hang này. Trong hang có nước (nước không sâu nhưng trong suốt), khối đá, nhũ đá mang nhiều dáng vẻ kỳ thú gắn với nhiều truyền thuyết thỏa sức cho du khách tưởng tượng.

Hang Phượng Hoàng còn là một địa danh lịch sử nổi tiếng, gắn liền với chiến công của đội Cứu quốc quân II và nhân dân Phú Thượng trong hai trận chiến đấu với quân Pháp và tay sai vào năm 1941 và ngày 27-11-1944.

Hang Phượng Hoàng ở độ cao khoảng 500 m so với mặt đường Quốc lộ 1 B, rộng mỗi chiều vài chục mét. Lòng hang phượng hoàng là một tòa thiên nhiên kỳ vĩ. Nhũ đá trong hang tạo thành muôn vàn hình thù sinh động. Bước vào trong hang khách du lịch sẽ có cảm giác ấn tượng trước một nhũ đá khổng lồ cao hàng chục mét trông giống tòa tháp nhiều tầng. Những nhũ đá giống hình bụt mọc, móng vuốt đại bàng, những chùm sa hô ...ở khu vực nào trong hang cũng có. Đó là kỳ lân mẹ, kỳ lân con, cả đàn trông rất sinh động. Rồi hình tượng mẹ bồng con, hình nàng vũ nữ, quả chuông đá, chiếc bình hương, hình voi chầu, hổ phục. Đặc biệt, giữa lòng hang là một nhũ đá cao, nhìn ở nhiều góc độ đều thấy giống một con chim Phượng hoàng đang danh cánh trong tư thế bay bổng. Phải chăng hình tượng này cũng là cớ để người dân nơi dây gọi tên là hang Phượng hoàng và thêu dệt nên câu chuyện “cổ”, “rất cổ” về đôi chim phượng hoàng huyền thoại.

Đáy hang Phượng Hoàng phần lớn bị ngập nước. Nước không sâu nhưng trong suốt. Những trưa hè khi mặt trời gần lên tới đỉnh đầu, là lúc ánh sáng chiếu qua một kẽ hở xuống làm cho mặt nước đáy hang, phần in bóng cây xanh ngắt, phần như được dát vàng, nếu có ai làm lay động mặt nước sẽ tao ra một hình ảnh đẹp lạ lùng, ấn tượng.

Suối Mỏ Gà có phần chảy ngầm trong lòng hang rộng chừng 10, cao từ 2 đến 7 m, nước trong veo nhìn rõ đáy và mát lạnh. Thỉnh thoảng ta lại bắt gặp những nhũ đá từ vòm hang rủ xuống trông như những cây cột lớn, cột nhỏ, những tấm rèm đá, những vũng sâu có thể bơi lội, những bải sỏi khá đẹp. Từ cửa hang Mỏ Gà, suối tạo thành một thác nước tung bọt giữa những khối đá lớn, những lùm cây, bụi lá, rồi đổ xuống cánh đồng Phú Thượng. Có một truyền thuyết về tên gọi của hang. Chuyện rằng “xưa có một đôi chim phượng hoàng bay lượn khắp nơi tìm nơi cư ngụ. Bay mãi hết ngày này qua ngày khác mà chẳng tìm được nơi nào vừa ý. Mỏi cánh, đói khát, chúng tưởng không còn có thể bay được nữa. Đúng lúc đó đôi phượng hoàng phát hiện dưới chân núi thẳm xanh kia có một cửa hang đang tuôn ra một dòng nước trắng xóa. Chúng sà xuống uống nước. Dòng nước mát ngọt đã cứu sống chúng. Đôi chim phượng hoàng chọn nơi này để xây tổ ấm. Năm tháng trôi đi, rồi một ngày kia chim chồng không còn đủ sức bay đi kiếm mồi, nó chui vào hang sâu rồi chết. Chim mái đợi mãi, đợi mãi không thấy chim chồng về, hóa thành đá sừng sững ngay giữa lòng hang”.

Cụ Hoàng Đạo Thúy, một hướng đạo sinh nổi tiếng thời kỳ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong cuốn sách “Đi thăm đất nước” đã ghi nhận hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà là một danh thắng của đất Việt.

Một nhà thơ thời nay cũng viết ngợi ca danh thắng “Nước suối Mỏ Gà là sinh khí của trời đất, đằm trong hương bí ẩn của sâm rừng, hoa núi, người sẽ được tốt tươi, viên mãn” (Hiền Mặc Chất). Hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà đã được xếp hạng DTLS - thắng cảnh năm 1994.

Hiện tại, Khu du lịch hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà đã và đang được đầu tư có quy mô và bài bản bởi Công ty TNHH Một thành viên Hanh Hạnh với mức đầu tư khoảng 40 tỷ đồng gồm các dịch vụ như: Nhà hàng, khu bể bơi, khu dịch vụ câu cá, nhà nghỉ lưu trú, dịch vụ massage vật lý trị liệu, khu karaoke, hội trường tổ chức sự kiện, khu bán hàng lưu niệm, sân tennis… dù vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng mùa hè năm 2019, ngày cao điểm Khu du lịch phục vụ tới 5000 lượt khách/ngày.

b. Hang Sa Khao

Hang Sa Khao nằm trong lòng dãy núi đá vôi ở phía Tây Bắc của xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Đây không chỉ là một danh lam thắng cảnh đẹp mà còn là một địa chỉ quen thuộc gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Phú Thượng nói riêng, huyện Võ Nhai nói chung trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân

Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Với cảnh đẹp nên thơ, hùng vĩ lại gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân huyện Võ Nhai qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ và vĩ đại của dân tộc nên hang Sa Khao đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia năm 2010. Hiện nay,hang Sa Khao là điểm đến không thể thiếu trong tuyến du lịch sinh thái, khám phá hang động và về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng của huyện Võ Nhai nói riêng và của tỉnh Thái Nguyên nói chung.

c. Hang Huyện

Hiện nay, trong hang có một bia đá dài 0,45m, rộng 0,3m không còn nguyên vẹn (một nửa đã bị người dân đập phá) có nội dung: đơn vị 28 thuộc Tổng Cục Công nghiệp quốc phòng, khởi công xây dựng bia ngày 28 – 4 – 1966 và nhiều khối bê tông đã bị đập vỡ để thu sắt phế liệu.

Không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà hang Huyện còn là một thắng cảnh nằm trong quy hoạch vùng bảo vệ phát huy giá trị để sử dụng khai thác du lịch. Có thể nói hang Huyện đã hội tụ đầy đủ các yếu tố không chỉ là sự kỳ thú, hoang sơ trong lòng hang mà còn kết hợp cả cảnh quan bên ngoài để trở thành một quần thể không gian du lịch khép kín như: Dưới chân núi là một cánh đồng bằng phẳng màu mỡ trải dài theo dòng suối rộng hàng trăm ha – nơi đây có thể cải tạo để tổ chức thành sân lễ hội mỗi độ xuân về cho đồng bào địa phương hòa mình vào các trò chơi dân gian như: Tung còn, kéo co, chọi gà, đánh đu… Phía ngoài có con suối lớn chảy quanh co, trong lòng hang ở độ sâu chừng 20m còn có dòng suối nước chảy quanh năm. Trong những ngày hè nóng nực, sau khi tham quan hang Huyện du khách có thể tắm mát bên dòng suối nước trong xanh. Hệ thống núi đá vôi, hang động và khe suối nơi đây đã tạo nên một quần thể du lịch có vẻ đẹp hấp dẫn, sơn thủy hữu tình. Đây là một địa danh rất nổi tiếng của Võ Nhai tuy nhiên chưa được huyện đầu tư khai thác đúng với tiềm năng của nó. Do chưa được đầu tư nên lượng khách du lịch tới đây cũng rải rác và không theo khuôn khổ cũng như tour cố định. Do đó rất khó để thống kê theo dõi cũng như có các biện pháp xây dựng môi trường du lịch phù hợp.

3.1.2. Tiềm năng tài nguyên du lịch văn hóa ở Võ Nhai

3.1.2.1. Di tích lịch sử cách mạng và văn hóa

Di tích lịch sử cách mạng và văn hóa là tài sản quý giá của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, mỗi đất nước và của cả nhân loại. Nó là bằng chứng trung thành, xác thực, cụ

thể nhất về đặc điểm văn hóa của mỗi nước mỗi vùng miền. Ở đó chứa đựng tất cả những gì thuộc về truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa, những trí tuệ, tài năng, giá trị văn hóa nghệ thuật của mỗi quốc gia. Di tích lịch sử văn hóa có khả năng rất lớn, góp phần vào việc phát triển trí tuệ, tài năng của con người, góp phần vào việc phát triển khoa học nhân văn, văn học lịch sử. Đó chính là bộ mặt lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi đất nước, mỗi vùng miền khác nhau.

Võ Nhai là một huyện có nhiều di tích lịch sử văn hóa, hầu hết đề được xếp hạng quốc gia và cấp tỉnh. Danh sách các di tích như bảng 3.3.

Bảng 3.3. Danh sách các di tích lịch sử cách mạng Võ Nhai



STT


Tên di tich

Loại hình di

tích


Địa chỉ


Diện tích

(ha)

Quốc

Gia

Cấp

tỉnh

1

Địa điểm thành lập Đội Cứu quốc quân

II

x


Tràng xá

5.29

2

Hang phượng Hoàng – suối Mỏ Gà

x


Phú thượng

16450

3

Địa điểm thành lập Chi bộ Đảng đầu

tiên huyện


x

Phú thượng

550

4

Địa điểm lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí

Minh ở Làng Vang


x

Liên Minh

1971.7

5

Địa điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm tổ

Đảng Na Chế


x

Dân Tiến

247

6

Hang Huyện

x


Tràng Xá

8000

7

Nơi thành lập chính quyền cách mạng

huyện Võ Nhai


x

La Hiên

52.5

8

Địa điểm đồn Đình Cả


x

TT Đình Cả

4684

9

Đền Đình Cả


x

TT Đình Cả

336

10

Đồng Toong-Cơ sở cách mạng thời kỳ

1941-1943


x

Phú thượng

831.1

11

Di tích khảo cổ học Hang Ốc


x

Bình Long


12

Đình Mỏ Gà


x

Phú Thượng


13

Đình Làng Vang


x

Liên Minh


14

Khu di tích khảo cổ học thời đồ đá cũ

Thần Sa

x


Xã Thần Sa


15

Khu di tích khảo cổ học Hang Ốc

x


Xã Bình

Long


Nguồn: Phòng Văn hóa huyện Võ Nhai năm 2019

Các di tích này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà còn có giá trị về mặt kiến trúc nghệ thuật, văn hóa phật giáo Phương Đông nên nó đã hướng người dân về gốc rễ cội nguồn, các giá trị văn hóa được bảo vệ, bản sắc dân tộc được gìn giữ. Chính những giá trị của nó mà các di tích lịch sử văn hóa là điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách, các nhà nghiên cứu sử học, các nhà văn hóa. Đây là một tiềm năng lớn có thể khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái.

3.1.2.2. Làng nghề, lễ hội và ẩm thực

a. Làng Nghề

Theo thống kê của sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn huyện Võ Nhai hiện nay có 12 làng nghề được công nhận. Trong đó có 01 làng nghề đậu phụ An Long tại xã Bình Long và 11 làng nghề chè truyền thống. Không phải là huyện có thế mạnh về chè trong tỉnh Thái Nguyên song với 11 làng nghề chè truyền thống kết hợp với địa hình núi non hùng vĩ sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái gắn với các sản phẩm truyền thống tại Võ Nhai.

b. Lễ hội

Lễ hội cũng là một loại tài nguyên văn hóa, có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch cao. Thông qua Lễ và Hội, ở mức độ nào đó du khách có thể thấy được, hiểu được phong tục tập quán của nhân dân địa phương. Bởi lẽ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc phản ánh một mặt đời sống của mỗi dân tộc. Lễ hội thường gắn với các di tích lịch sử, thường là một phần trong các chương trình thu hút, quảng bá khu du lịch

Lễ hội truyền thống là một sinh hoạt văn hóa thường gắn liền với các di tích lịch sử của Võ Nhai. Các lễ hội diễn ra rải rác trong năm, nhưng nhiều nhất vẫn là dịp đầu năm mới, sau Tết Nguyên đán. Các lễ hội đều được địa phương tổ chức long trọng và trang nghiêm để đáp ứng một phần nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh đồng bào dân tộc, đồng thời cũng nhằm phục vụ mục đích phát triển du lịch.

Là vùng đất có lịch sử lâu đời và giàu truyền thống văn hóa nên lễ hội ở Võ Nhai rất đa dạng, chứa đựng sắc thái văn hóa đặc trưng của từng địa phương với 3 loại hình nổi trội là: lễ hội tín ngưỡng (như: thờ các thần nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp…), lễ hội dân gian gắn với truyền thuyết (như: lễ hộ Cầu Mùa,…).

Hàng năm huyện tổ chức:

- 01 lễ hội cấp huyện: Lễ hội Võ Nhai nơi cội nguồn, lễ hội được tổ chức vào ngày 21/3 hàng năm – ngày thành lập chính quyền cách mạng của huyện. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo bà con trong và ngoài huyện Võ Nhai tham gia. Nhiều trò chơi dân gian, các hoạt động văn nghệ truyền thống và nhiều món ăn đặc sắc được giới thiệu đến du khách trong dịp lễ hội.

- 04 lễ hội quy mô cấp xã

Ngoài ra 2 năm 1 lần Huyện Võ Nhai tổ chức liên hoan các dân tộc thiểu số nhằm mục đích duy trì và phát huy giá trị văn hóa dân tộc

c. Ẩm thực

Món ăn ngon chế biết từ những đặc sản quê nhà là sự thể hiện sinh động, thuyết phục về một vùng đất có căn nguyên, con người có lịch về cơ bản. Đặc sản và văn hóa ẩm thực ở Võ Nhai cũng rất độc đáo không kém các vùng quê khác trên đất nước ta

* Na La Hiên: Ở Thái Nguyên, Võ Nhai được coi là đất na bởi lẽ, na ở đây có được vị ngọt đậm, hương thơm khó quên không lẫn với bất cứ nơi nào. Na La Hiên quả to, múi căng, thưa hạt, bóc một lớp vỏ mỏng để lộ lớp cùi trắng ngần, bên trong là hạt nhỏ màu đen nháy, đưa vào miệng nếm thử có vị ngọt đậm đà, mùi hương cũng rất đặc trưng. Cây na đã gắn bó với nguời dân nơi đây, nhiều gia đình trong xã thoát nghèo, làm giàu từ loại cây này và tạo nên một thương hiệu nổi tiếng cho vùng đất Võ Nhai.

* Đậu bình long: Đậu Bình Long được sản xuất tại xã Bình Long, huyện Võ Nhai, một vùng làm đậu nổi tiếng thơm ngon. Đậu Bình Long nổi tiếng xa gần, mỗi ngày sản xuất hàng trăm kilogram. Là sản phẩm đặc biệt của đất Võ Nhai, nhưng sức hấp dẫn của nó đã lan tỏa nhiều huyện, thành trong tỉnh, bởi thế tại một số địa phương: Đồng Hỷ, T.P Thái Nguyên đã xuất hiện sản phẩm đậu mang thương hiệu Bình Long.

Năm 2011 xóm An Long đã được công nhận làng nghề truyền thống làm đậu phụ. Xã Bình Long đang chủ trương mở rộng vùng sản xuất đậu tương để cung cấp nguồn nguyên liệu và thành lập Hợp tác xã Đậu phụ An Long để giới thiệu sản phẩm đặc biệt này đến người tiêu dùng

* Bưởi diễn, bưởi Hoàng Tràng Xá: Đối với cây bưởi, xã đang xúc tiến việc quảng bá để tăng lượng đầu ra không chỉ trong tỉnh mà còn ở các tỉnh khác. Năm 2019 xã đề nghị với tỉnh, huyện hỗ trợ đưa sản phẩm của xã đi xa hơn nữa, góp phần tăng thu nhập cho bà con địa phương. Với tổng diện tích cây bưởi đạt 200 ha, xã cũng xác

định đây là cây mũi nhọn, không những giúp giảm nghèo mà còn phát triển kinh tế hộ gia đình. Đến với các vườn bưởi này du khách có thể được thưởng thức các quả bưởi thơm ngon ngọt từ Võ Nhai. Chắc chắn rằng đây cũng sẽ là một điểm du lịch rất hấp dẫn với du khách. Ngoài ra ở Võ Nhai còn nhiều các loại ẩm thực độc đáo hơn như các món ăn của đồng bào dân tộc mỗi khi có dịp lễ hội xuân về như: Thắng cố, mèm mén...

3.1.2.3. Kiến trúc, trang phục dân tộc, phong tục tập quán, tín ngưỡng

Võ Nhai là địa bàn cư trú của 8 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng biệt của mình, các đặc trưng này được thể hiện qua kiến trúc và trang phục dân tộc. Điều này tạo nên những vùng bản sắc văn hóa rất riêng biệt mang đặc trưng của mỗi dân tộc, tạo nên sức hút mạnh mẽ với du khách trong và ngoài tỉnh khi được khám phá nơi này.

a. Dân tộc Tày:

Là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số tại Võ Nhai.

- Kiến trúc nhà của dân tộc Tày: Nhà truyền thống của dân tộc Tày là nhà sàn. Tập quán ở nhà sàn như là một thích ứng với môi trường. Nhà sàn là loại nhà tổng hợp, từ sàn gác, mặt sàn đến gầm sàn đều được sử dụng khá hợp lý trong sinh hoạt và trong sản xuất.

- Về trang phục truyền thống: Nam cũng như nữ chủ yếu mặc quần áo màu chàm. Quần lá tọa, áo năm thân. Nữ thường chít khăn mỏ quạ, buộc thắt lưng, đeo vòng cổ, vòng tay, vòng chân bằng bạc và có khuyên tai bằng vàng. Một số phụ nữ Tày khi ra chợ thường mang túi vải có thiêu hoa.

- Về tôn giáo, tín ngưỡng, tiêu biểu nhất của người Tày là tục thờ cúng tổ tiên vừa nhắc nhở con cháu phải gìn giữ truyền thống, vừa khẳng định và củng cố quyền thừa kế tài sản. Thờ cúng tổ tiên là nhiệm vụ của gia trưởng, tuy nhiên đồng bào Tày không có phong tục thờ cúng, thắp hương vào ngày mồng Một và ngày Rằm hàng tháng mà chỉ thờ cúng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp. Ảnh hưởng của phật giáo không lớn.

Hiện nay để thúc đẩy du lịch sinh thái gắn với nét văn hóa truyền thống, UBND huyện Võ Nhai phối hợp cùng Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng công trình bảo tồn bản truyền thống dân tộc Tày tại xóm Mỏ Gà, xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai. Công trình này nhằm giữ gìn và phát huy giá trị không gian văn hóa truyền thống của dân tộc Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng để cải thiện đời sống nhân dân.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023