Về Quản Lý Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Môi Trường

đầu tư. Hội nghị thống nhất những dự án giao thông đường bộ có mức độ ưu tiên cao là: Dự án tuyến đường Băng Cốc – Phnôm Pênh – TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu; Dự án tuyến đường hành lang Đông – Tây nối Thái Lan – Lào - Việt Nam; Dự án nâng cấp tuyến đường nối Chiang Rai (Thái Lan) với Côn Minh (Trung Quốc), qua lãnh thổ Myanma và Lào; và Dự án nâng cấp tuyến đường Côn Minh – Lashio (Myanma). Ngoài các dự án đường bộ ưu tiên trên, những dự án đường bộ quan trọng khác – trong đó có dự án nâng cấp tuyến đường Côn Minh – Hà Nội, dự án nâng cấp hệ thống đường nối liên tỉnh Vân Nam với Lào và Việt Nam, cũng như nối Thái Lan với Nam Lào, Campuchia và miền Trung Việt Nam (với cảng biển Quy Nhơn) - được phê chuẩn cho tiếp tục tiến hành nghiên cứu.

Trong lĩnh vực vận tải đường sắt, Hội nghị lần thứ ba đã xem xét các dự án: xây dựng tuyến đường sắt Thái Lan – Campuchia, dự án đường sắt Vân Nam - Việt Nam, dự án đường sắt nối tỉnh Vân Nam – Thái Lan. Để thực hiện các dự án này, các chuyên gia phải tiến hành thảo luận với tất cả các nước liên quan về ý định tham gia đầu tư của những nước này, đồng thời phải đánh giá kỹ lưỡng hiệu quả và sức sống kinh tế của các dự án.

Hội nghị lần thứ ba cũng đã ghi nhận nhu cầu phải nghiên cứu kỹ lưỡng các dự án vận tải đường sông và đã đi đến thống nhất rằng cần phải tiến hành thực hiện các dự án: Dự án nâng cấp luồng vận tải đường sông trên Thượng nguồn sông Lan Thương - sông Mêkông; Dự án nâng cấp luồng vận tải đường sông trên sông Hồng, bao gồm cả lãnh thổ tỉnh Vân Nam và Việt Nam; và Dự án vận tải đường sông giữa Hạ Lào và vùng Đông Bắc Campuchia. Hội nghị cũng nhất trí rằng các chuyên gia cần tiếp tục nghiên cứu các dự án về cảng biển, song cần tập trung vào các khía cạnh có tầm ảnh hưởng khu vực chứ không chỉ thuần tuý ở tầm quốc gia.

Tầm quan trọng của dự án vận tải hàng không đã được đưa ra thảo luận và đi đến nhất trí. Những dự án bổ sung được đưa vào chương trình nghiên cứu bao gồm dự án về sân bay Utapao, trung tâm bảo dưỡng phương tiện hạng nặng trong vận tải đường không Thái Lan, sân bay thành phố Xihanúcvin ở Campuchia, sân bay ở tỉnh Vân Nam. Hội nghị cũng thống nhất xem xét việc hình thành các tuyến bay mới và khuyến khích mở rộng vận tải hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở Việt Nam.

Hiệp định Vận tải qua biên giới GMS (gọi tắt là CBTA) đã được ký kết và có hiệu lực từ tháng 12/2003. Hiệp định này cũng đã được áp dụng trên toàn khu vực vào tháng 3/2007 [1]. Hiệp định đề cập đến những vấn đề chính là chế độ kiểm soát hải quan một cửa, di chuyển con người qua biên giới, chế độ vận tải quá cảnh, yêu cầu đối với xe tải quá cảnh và phát triển cơ sở hạ tầng. Hiệp định này là một trong những cơ sở pháp lý điều chỉnh các hoạt động logistics trong vận tải đường bộ và vận tải đa phương thức trong GMS. Cùng với Hiệp định CBTA, Chiến lược Vận tải GMS đã được thông qua tại Diễn đàn Vận tải Tiểu khu vực (thuộc Chương trình GMS của ADB) lần thứ 10, tháng 2/2006. Mục đích của Chiến lược này là nhằm đảm bảo đủ năng lực vận tải phục vụ tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả vận tải để gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá GMS. Theo đó, những vấn đề được quan tâm trong thời gian tới là mở cửa thị trường dịch vụ vận tải, nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua giảm chi phí, hoàn tất việc xây dựng mạng lưới giao thông GMS và kết nối khu vực Nam Á, tăng cường vận tải đa phương thức và đảm bảo tính thống nhất trong quy định hải quan trong GMS.

2. Về năng lượng


Nét đặc trưng cho lĩnh vực năng lượng của Tiểu vùng Mêkông là tính chất hết sức đa dạng và khả năng lớn lao để tiến hành các hoạt động hợp tác. Xét cả vùng, thì tiềm năng về năng lượng rất lớn, song chúng được phân bổ không đều về mặt địa lý. Trong đó, tiềm năng về thuỷ điện là đặc biệt to lớn, lên tới 1000 TWh/mỗi năm, tức là hơn 10 lần công suất đang có hiện nay. Trong tiềm năng này, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là Myanma, Lào và Việt Nam. Nguồn hydrocacbon, cả dầu lửa và khí đốt tự nhiên, được đánh giá bằng một trăm lần mức tiêu dùng hàng năm hiện nay. Phần lớn trữ lượng này được tìm thấy ở Việt Nam, Thái Lan và Myanma. Một thực tế là để có thể phát triển đại bộ phận các tiềm năng về thuỷ điện cũng như việc khai thác dầu lửa ngoài biển trong Tiểu vùng một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ.

Tại các Hội nghị gần đây về hợp tác Tiểu vùng, các bên đã thống nhất dành ưu tiên cao cho các dự án và hoạt động dưới đây:

- Về sản xuất và truyền tải điện, bao gồm 7 dự án:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

(1) Nghiên cứu xây dựng thuỷ điện trong lưu vực các con sông XêKông và Sê San ở Campuchia, Lào và Việt Nam, bao gồm cả việc xây dựng lưới điện nối chung 3 nước này với Thái Lan;

(2) Nghiên cứu tiền khả thi nhà máy thuỷ điện Nậm Thà ở Lào, gồm cả việc nối vào lưới điện ở Thái Lan;

Hoạt động logistics của Việt Nam trong hợp tác tiểu vùng MêKông mở rộng (GMS) - 4

(3) Nghiên cứu khả thi đường dây tải điện nối công trình thuỷ điện Jinghong của tỉnh Vân Nam – Trung Quốc với Thái Lan;

(4) Nghiên cứu xây dựng thuỷ điện trên sông Nậm Thun của Lào và đường dây nối với lưới điện của Thái Lan và Việt Nam;

(5) Nghiên cứu xây dụng thủy điện trên sông Thanuyn ở Myanma và Thái Lan, kể cả đường dây tải nối vào lưới điện của hai nước;

(6) Thực hiện công trình thuỷ điện Thun Hinbun (trước đây gọi là Nậm Thun 1-2) ở Lào và đường dây tải nối với Thái Lan.

(7) Trong khuôn khổ các dự án về sản xuất và truyền tải điện, Việt Nam có đặt vấn đề nghiên cứu khả thi cho hai công trình thuỷ điện Sơn La và bản Mai, kể cả đường dây tải điện. Song, do còn cần khẳng định tính chất liên quốc gia, hay tính chất Tiểu vùng của những dự án này nên sẽ được tiếp tục xem xét sau.

- Về đường ống khí đốt: trước mắt sẽ tiến hành thực hiện công trình đường ống dẫn khí đốt Yandana – Băng Cốc giữa Myanma và Thái Lan.

Để thực hiện các dự án trên, trước hết cần xây dựng các quy định thể chế về năng lượng, gồm: lập kế hoạch cho hệ thống (bao gồm cả quản lý nhu cầu về điện), các khía cạnh kinh tế và vấn đề cấp vốn (bao gồm cả việc huy động khu vực tư nhân cùng tham gia và có tính giá cho việc trao đổi buôn bán điện năng), vấn đề bảo vệ trữ lượng nước trong khu vực và củng cố các cơ sở làm công tác môi trường trong ngành năng lượng. Ngoài ra, để quản lý các hồ chứa và dòng chảy, phải tăng cường khuôn khổ pháp lý và thể chế nhằm quản lý hiệu quả nguồn nước trong hệ thống sông ngòi của Tiểu vùng và phù hợp với luật pháp quốc tế.

3. Về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường


Cho tới nay, việc quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên theo nguyên tắc phát triển bền vững chưa thể tiến hành được một cách thực sự. Nguyên nhân chính là do còn quá ít nhân lực kĩ thuật chuyên nghiệp được đào tạo một cách thích hợp, thiếu các số liệu cần thiết được tập hợp trong những cơ sở dữ liệu, cơ sở pháp lý chưa phù hợp và thiếu năng lực cưỡng chế việc thực hiện các quy định đã được ban hành. Hơn nữa, dân chúng trên địa bàn nói chung còn chưa có ý thức về những vấn đề như sinh thái, môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Thêm vào đó, mức thu nhập còn quá thấp, phổ biến ở phần lớn lãnh thổ thuộc Tiểu vùng khiến cho một tỷ lệ lớn dân cư vẫn chỉ coi cây xanh và các tài nguyên thiên nhiên khác như những nguồn cung cấp chất đốt, gỗ, thức ăn và thu nhập. Trong hoàn cảnh như vậy, đối với họ, những khía cạnh liên quan đến môi trường chỉ có ý nghĩa thứ yếu.

Trong Tiểu vùng, các vấn đề lớn liên quan đến môi trường bao gồm: nạn phá rừng, xói mòn, ngập mặn, ô nhiễm nguồn nước, tích tụ các chất độc hại, phá hoại môi sinh, thay đổi khí hậu, mất tính đa dạng sinh học, xuống cấp môi trường đô thị và nguy cơ đối với sức khoẻ cộng đồng. Hầu như tất cả những vấn đề này đều có liên quan với nhau. Vì thế, nếu như không thể loại bỏ được hết tất cả mọi vấn đề thì một cách tiếp cận có phối hợp và có hệ thống để quản lý chúng chắc chắn sẽ góp phần cải thiện tình hình trong từng lĩnh vực liên quan.

Đáng tiếc là cho tới gần đây, việc hợp tác giữa các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mêkông về vấn đề môi trường còn rất hạn chế và rõ ràng là cần phải có một cách tiếp cận ở tầm toàn khu vực đối với việc quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Việc xây dựng các đập thuỷ điện lớn trên nhánh sông chính ở tỉnh Vân Nam, hay việc phá dỡ các gềnh nước ở đoạn sông nằm giữa Lào và Myanma để mở rộng vận tải đường sông, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chế độ dòng chảy theo mùa ở cả 6 quốc gia, và đặc biệt, làm thay đổi chế độ cung cấp nước ở những vùng trồng lúa tại Việt Nam. Tình trạng ô nhiễm Biển Hồ ở Campuchia có thể gây tác động nguy hại đến việc sinh trưởng của đàn có, di chuyển tự nhiên trên cả chiều dài con sông và do đó ảnh hưởng đến việc khai thác, đánh bắt ở tất cả 6 nước, từ Trung Quốc đến Việt Nam.

Tóm lại, con sông Mêkông tạo thành một hệ thống liên hoàn. Vì thế, tác động của quá trình phát triển ở một khu vực có thể nhận thấy trong toàn hệ thống và công tác kế hoạch hoá phát triển nhất thiết phải tính đến yếu tố môi trường này.

4. Về phát triển nguồn nhân lực


Phát triển nguồn nhân lực là một nhân tố mang tính cốt yếu và nền tảng đối với quá trình phát triển, xét trong mọi khía cạnh và mọi tầm vóc của quá trình này. Nó vừa là điều kiện, vừa là kết quả của một tập hợp rộng lớn các chính sách, các chương trình hoạt động, bao quát tất cả mọi lĩnh vực. Con người là nguồn lực quan trọng nhất của một đất nước và trong trường hợp mọi lợi thế so sánh khác đã được tận dụng, phát huy, thì con người trở thành nguồn lực duy nhất của một quốc gia.

Xuất phát từ vai trò quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của Tiểu vùng, Chiến lược hợp tác Tiểu vùng về nguồn nhân lực đã xác định 11 dự án hợp tác. Nói chung, về bản chất, các dự án cấp Tiểu vùng mang tính liên quốc gia. Song chúng vẫn được xây dựng trên cơ sở cụ thể của từng quốc gia. Bước đi đầu tiên trong quá trình thiết kế dự án là mỗi quốc gia chỉ định ra những cơ quan (và các cá nhân) chủ chốt sẽ làm việc trong dự án. Nếu cần, có thể huy động cả các cơ quan ngoài Tiểu vùng cùng tham gia, cả với tư cách hỗ trợ cũng như với vai trò nòng cốt.

Vấn đề cuối cùng cần nói đến ở đây là khả năng bổ sung lẫn nhau còn chưa được khai thác hết trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực giữa khu vực công cộng và khu vực tư nhân. Vai trò then chốt của khu vực công cộng là hiển nhiên. Đồng thời, một động thái quan trọng đang nổi lên trong tổng thể lĩnh vực giáo dục, đặc biệt trong hoạt động đào tạo, là vai trò khu vực tư nhân. Do đó, một trong những thách thức đối với việc soạn thảo và thực hiện các dự án phát triển nguồn nhân lực là làm thế nào thu hút được khu vực tư nhân và tìm ra phương pháp đổi mới sự phối hợp giữa khu vực công cộng và tư nhân.

Trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, một chương trình khá toàn diện đã được thông qua – đó là Kế hoạch Phnôm Pênh về Phát triển quản lý GMS. Bên cạnh đó, tại cuộc họp của Nhóm làm việc về Phát triển nguồn nhân lực thuộc Chương trình GMS của ADB cũng đưa ra các chương trình phát triển nguồn nhân lực để

phục vụ cho thương mại xuyên biên giới, để phát triển nền kinh tế nhờ qui mô, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau trong phạm vi GMS.

5. Về thương mại và đầu tư


Hợp tác GMS đã thống nhất một danh sách các dự án và hoạt động ưu tiên như sau:

- Thành lập nhóm làm việc (ở cấp chuyên viên kỹ thuật) gọi là Uỷ ban, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy hoạt động thương mại trong Tiểu vùng. Vai trò của Uỷ ban này sẽ không chỉ giới hạn trong việc cải tiến hoạt động thông tin thương mại mà còn nhằm phối hợp các thủ tục hành chính về thương mại trong Tiểu vùng. Những nội dung được đề xuất cho công việc của Uỷ ban bao gồm: tiến hành đồng bộ hoá và hợp lý hoá các quy trình và bảng phân loại về thuế quan, phương thức điều hoà hoạt động buôn bán bất hợp pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức thương mại quá cảnh và các cơ chế bảo đảm tài chính và thanh toán.

- Hợp tác trong đào tạo, huấn luyện nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu và hoạt động thương mại. Mục đích là tăng cường năng lực về hoạt động xuất khẩu cho các quốc gia trong Tiểu vùng. Dự án sẽ bao gồm các nội dung: Chương trình huấn luyện đặc biệt cho các nhà kinh doanh xuất khẩu (ví dụ: công tác Marketing trong xuất khẩu, các thủ tục và chế độ thuế quan về xuất - nhập khẩu, các vấn đề pháp lý); Chương trình cho các cơ quan xúc tiến thương mại (ví dụ, tổ chức hội chợ); đào tạo và hỗ trợ trong việc cải tiến các tiêu chuẩn kỹ thuật.

- Phù hợp với tinh thần của dự án này, các bên nhất trí ủng hộ việc tham gia tích cực có tính chất đại diện cả Tiểu vùng vào các hội chợ, tổ chức trong cũng như ngoài khu vực mà trước mắt là hội chợ ở Côn Minh, Thái Lan và Việt Nam.

- Diễn đàn các cơ quan xúc tiến đầu tư nhằm mở rộng môi trường đầu tư trong GMS. Trước mắt, các bên thoả thuận tiến hành một cuộc gặp gỡ giữa các tổ chức quốc gia liên quan đến đầu tư để xác định rõ chủ đề và quy mô của diễn đàn.

- Tiến hành đánh giá về nguồn lực và chính sách khoa học – công nghệ trong Tiểu vùng nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực khoa học – công nghệ của khu vực.

- Tiếp tục nghiên cứu các khuôn khổ thực tế và nhất quán để khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia vào các dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn, vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Tổ chức rút kinh nghiệm và xem xét khả năng đưa khu vực tư nhân tham gia cấp vốn và thực thi những dự án kết cấu hạ tầng quy mô lớn trong khu vực (ví dụ: dưới hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao: BOT). Tăng cường phát triển khu vực tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc hình thành mạng lưới Phòng Thương mại và Công nghiệp trong khu vực.

Vào tháng 10/2005, Nhóm làm việc về đầu tư Tiểu vùng đã họp lần thứ 5 để xác định các lĩnh vực chung cần khuyến khích FDI trong phạm vi toàn GMS, đồng thời tăng cường mối quan hệ giữa khu vực công và khu vực tư nhân trong đầu tư. Bên cạnh đó, diễn đàn về tăng cường FDI cho các nước GMS (GMS-BF) đã được tổ chức vào tháng 11/2003, nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân vào khu vực.

Thông qua hoạt động của Nhóm làm việc về thuận lợi hoá thương mại (bao gồm các chuyên gia của các nước thành viên ADB), vào tháng 4/2005, các nước GMS đã thông qua Chương trình Hoạt động đặc biệt về Thuận lợi hoá Thương mại và Đầu tư. Theo đó, các nước đã thống nhất các biện pháp hoàn thiện hệ thống quản lý tại các cửa khẩu trên các phương diện thủ tục hải quan, quy định về vận tải quá cảnh và vận tải đa phương thức, phát triển các hoạt động hỗ trợ các nhà xuất khẩu GMS, xây dựng mạng thông tin thị trường và phát triển hệ thống thương mại điện tử. Tháng 9/2006, Hội nghị các nhà lãnh đạo cơ quan hải quan của các nước GMS cũng đã họp lần đầu tiên để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

6. Về du lịch


Di sản văn hóa phong phú và hình thái địa lý tự nhiên đa dạng tạo ra cho Tiểu vùng những tiềm năng to lớn về du lịch. Tuy nhiên, cho tới nay, trong các quốc gia thuộc Tiểu vùng mới chỉ có Thái Lan là thực sự thu được lợi ích đáng kể từ hoạt động này. Với sự ổn định chính trị và các biện pháp cải cách kinh tế, chắc chắn các quốc gia khác cũng có những cơ hội lớn để phát huy tiềm năng của mình. Phát triển thành công du lịch có thể tạo ra những nguồn thu ngoại tệ không nhỏ và

đặc biệt có thể tạo ra nhiều công ăn việc làm trong khu vực. Tất cả các nước trong Tiểu vùng đều bày tỏ mong muốn hợp tác và đều coi du lịch là lĩnh vực tất yếu phải phát triển theo cách phối hợp với nhau.

Song, cũng giống như trong các lĩnh vực khác, sự hợp tác kinh tế Tiểu vùng nhằm thúc đẩy mở rộng ngành du lịch phải tôn trọng nguyên tắc đảm bảo sự phát triển bền vững. Hợp tác Tiểu vùng phải đi theo hướng vừa hỗ trợ phát triển du lịch, đồng thời bảo đảm cho sự phát triển đó vẫn duy trì sức sống lâu dài của các điểm du lịch.

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, nhất là phát triển hệ thống giao thông nếu riêng một mình ngành du lịch thường chưa đủ tiềm lực đối với các dự án lớn về cơ sở hạ tầng. Chúng cần được kết hợp trong những phân tích có phạm vi rộng lớn về nhu cầu giao thông - vận tải.

Các bên liên quan đã đi đến nhất trí về 5 dự án hợp tác lớn mang tính chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển ngành du lịch trong Tiểu vùng:

(1) Mở rộng hoạt động quảng cáo cho Tiểu vùng với tư cách một “hướng đi của du khách”. Thông thường, hoạt động này thuộc trách nhiệm của chính phủ, còn sau đó là đến lượt giới kinh doanh, người có trách nhiệm “bán” các dịch vụ của mình cho du khách một cách hiệu quả nhất.

(2) Tổ chức các Diễn đàn Tiểu vùng về du lịch.

(3) Đào tạo giáo viên dạy về kỹ thuật nghề nghiệp cơ bản trong du lịch.

(4) Huấn luyện các nhà quản lý công tác bảo tồn và hoạt động du lịch. Tất cả các nước trong Tiểu vùng đều bày tỏ sự quan tâm cao của mình đối với dự án này. Những vườn quốc gia, những khu bảo tồn thiên nhiên và những di tích lịch sử, văn hoá quý giá nói chung có thể thu được lợi từ hoạt động du lịch, song cũng có thể bị hoạt động này làm nguy hại. Số phận những nơi này phụ thuộc rất nhiều vào chính kỹ năng của những nhà quản lý.

(5) Nghiên cứu lập kế hoạch tổ chức các loại hình du lịch trên sông Mêkông. Cái tên “Mêkông” từ lâu đã là một hình ảnh rất mạnh và có sức hấp dẫn đặc biệt để có thể tiến hành hoạt động quảng cáo. Phát huy đầy đủ lợi thế của hình ảnh này

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022