Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Diện tích huyện Võ Nhai 14

Bảng 1.2. Tổng thu nhập quốc dân GDP giai đoạn 2015-2019 (theo giá 2010) 16 Bảng 1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Võ Nhai giai đoạn (2015-2019) 16

Bảng 1.4. Bảng phân bố dân số trung bình ở nông thôn và thành thị 17

Bảng 1.5. Danh sách các cơ sở lưu trú đang hoạt động tại Võ Nhai 19

Bảng 2.1 : Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng thu hút khách du lịch của các TNDLST 25

Bảng 2.2: Bảng điểm tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng khai thác 30

của điểm DLST 30

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST 31

Bảng 3.1. Phân loại khí hậu tốt – xấu với sức khỏe con người 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Bảng 3.2. Một số cảnh quan đặc sắc tiêu biểu ở Võ Nhai 39

Bảng 3.3. Danh sách các di tích lịch sử cách mạng Võ Nhai 43

Luận văn Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - 2

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút 50

khách du lịch ở hang Phượng hoàng – suối Mỏ Gà, Võ Nhai 51

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp kết quả đánh giá tiềm năng thu hút 51

khách du lịch ở hang Huyện, Võ Nhai 51

Bảng 3.6. Bảng đánh giá xếp hạng tiềm năng khai thác du lịch tại hang Phượng hoàng – suối Mỏ gà ở Võ Nhai 53

Bảng 3.7. Bảng đánh giá xếp hạng tiền năng khai thác du lịch tại khu di tích khảo cổ học Thần Sa ở Võ Nhai 54

Bảng 3.8 Bảng đánh giá tổng hợp mức độ ưu tiên để đầu tư phát triển 59

các TNDL này cho mục đích DLST 59

Bảng 3.9. Mục đích du lịch của khách du lịch 62

Bảng 3.10. Số khách du lịch tới Võ Nhai giai đoạn từ 2015-2019 (đvt: lượt) ... 63 Bảng 3.11. Nguồn thông tin khách biết về Võ Nhai 64

Bảng 3.12. Số lần khách du lịch đến Võ Nhai 66

Bảng 3.13. Đo mức độ hài lòng của khách du lịch 67

Bảng 3.14. Lao động trong ngành du lịch 70

DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1. Mô hình du lịch sinh thái 11

Hình 1.2: Bản đồ hành chính huyện Võ Nhai 13

Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019) 34

Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến lượng mưa trong các tháng và tổng lượng mưa trong các năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019) 35

Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019) 36

Hình 3.4: Tiềm năng phát triển du lịch Võ Nhai 56

Hình 3.5: Mức độ khai thác TNDL ở Võ Nhai 56

Hình 3.6: Một số khó khăn chủ yếu khai thác TNDL cho phát triển DLST 57

Hình 3.7: Lựa chọn kênh thông tin cho quảng bá du lịch ở Võ Nhai 58

Hình 3.8: Đề xuất hướng khai thác hiệu quả TNDL cho DLST 59

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

Võ Nhai là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên khoảng 30 km về phía Đông Bắcvới diện tích tự nhiên là 83.950,24ha, huyện nhận được sự ưu đãi lớn của thiên nhiên và nền văn hóa lâu đời đậm đà bàn sắc dân tộc.

Đến Võ Nhai, bạn có thể đắm chìm vào vẻ đẹp hùng vĩ của khu quần thể hang Phượng Hoàng, được tắm nguồn nước trong mát của suối Mỏ Gà nằm trên địa bàn xã Phú Thượng. Bạn cũng có thể đến với khu di tích khảo cổ học Mái đá ngườm ở xã Thần Sa, nơi còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc về nhà ở, trang phục và các lễ hội, tham gia trải nghiệm những nét văn hóa, phong tục tập quán độc đáo nơi đây... Chính vì có tiềm năng và lợi thế đó mà Du lịch huyện Võ Nhai đang từng bước phát triển. Cùng với đó, mục tiêu tổng quát trong Nghị quyết về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030 đã xác định phát triển du lịch Thái Nguyên trở thành ngành kinh tế quan trọng, phấn đấu đến năm 2020, du lịch đóng góp 3,5% vào GRDP của huyện, khai thác có hiệu quả các tiềm năng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa – lịch sử, phấn đấu đến 2030 đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện và tỉnh Thái Nguyên trở thành trung tâm du lịch vùng Việt Bắc.

Những năm qua huyện Võ Nhai đã có nhiều cố gắng trong việc tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa bản địa để đầu tư phát triển du lịch sinh thái tạo nên những chuyển biến đáng ghi nhận. Song nhìn chung du lịch huyện vẫn còn nhiều hạn chế, phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thực trạng tài nguyên hiện có. Vì lý do đó tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình để tận dụng điều kiện tài nguyên thiên nhiên thuận lợi thúc đẩy phát triển có hiệu quả du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu tiềm năng và thực trạng tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, xuất phát từ việc đánh giá các tiềm năng của tài nguyên du lịch này để đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý tài nguyên này, nhằm mục đích phục vụ phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quát về tài nguyên du lịch huyện Võ Nhai.

- Phân tích, đánh giá tiềm năng các tài nguyên du lịch, định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.

- Đánh giá thực trạng hiện tại của du lịch sinh thái tại huyện Võ Nhai.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý tài nguyên nhằm phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai trong thời gian tới.

4. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận cơ bản về tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái; về tiềm năng tài nguyên du lịch. Đề tài cũng đánh giá được tiềm năng và thực trạng du lịch sinh thái tại Võ Nhai, đưa ra một số giải pháp khai thác tài nguyên thiên nhiên ban tặng, các DTLS, văn hóa truyền thống của huyện Võ Nhai phục vụ phát triển du lịch sinh thái.

Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan liên quan đến du lịch như: Cơ quan hoạch định chính sách, công ty du lịch, các tổ chức và cá nhân quan tâm tới du lịch sinh thái và là tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu giảng dạy.

5. Những đóng góp mới của đề tài

- Luận văn tổng hợp, phân tích về mối quan hệ giữa tài nguyên du lịch và du lịch sinh thái trên phương diện lý luận.

- Phân tích, đánh giá những giá trị của tài nguyên gắn liền du lịch sinh thái tạo nguồn lực cho phát triển du lịch sinh thái huyện Võ Nhai.

- Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của Võ Nhai.

- Luận văn góp phần vào việc giáo dục lòng tự hào về quê hương đất nước cũng như tích cực quảng bá hình ảnh của Võ Nhai nói riêng và Thái Nguyên nói chung với khách du lịch trong và ngoài nước.

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử địa phương.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các vấn đề cơ bản liên quan Du lịch sinh thái

1.1.1 Trên thế giới

Tài nguyên du lịch và DLST được quan tâm nghiên cứu từ những năm cuối của thập niên 1980. Đã có nhiều tổ chức quốc tế như UNWTO (Tổ chức du lịch thế giới), IUCN (Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế), WW (Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên) đã giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch sinh thái.

Bên cạnh đó, từ những năm cuối của thế kỷ trước cũng đã có những công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến tuyến, điểm du lịch và DLST như:

- “Nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các điểm du lịch” của Kadaxki (1972), Sepfer (1973). Đây là công trình đầu tiên đưa ra các khung đánh giá quy chuẩn về tiêu chí sức chứa của một điểm du lịch, nó trở thành công cụ cơ sở cho việc xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá các tiềm năng các điểm du lịch về sau.

- “Nghiên cứu xác định các tuyến điểm du lịch giữa biên giới Ba Lan và Đức” (Tổ chức ICURP, 1994) của tác giả Lechoslaw Czernic, Halina, Orlinska (Ba Lan) và Edfrank (Hà Lan). Tài liệu đã phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có tác động đến du lịch, phương pháp xác định các tuyến, điểm du lịch cũng như việc bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển du lịch bền vững.

- “Du lịch sinh thái - Hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và quản lý” (Hiệp hội DLST – North Benning ton – Vermont, 1999).

Đây là những tài liệu hết sức quý giá làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về lĩnh vực tài nguyên du lịch và DLST.

1.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TNDL. Đánh giá ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phục vụ mục đích du lịch. Trên phạm vi toàn quốc đã có một số công trình tiêu biểu như:

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995-2010;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Bộ đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;

- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.

- Các tác giả Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ trong công trình “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” đã xác định nội dung đánh giá dựa vào tính chất của TNDL như: tính nguyên vẹn, tính hấp dẫn, tính dung lượng, tính ổn định của môi trường tự nhiên.

- Tác giả Nguyễn Minh Tuệ và nnk trong giáo trình “Địa lý du lịch” đã hệ thống hóa những khái niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch và bước đầu định hướng khai thác tiềm năng du lịch của một số tiểu vùng du lịch Việt Nam.

- Đặc biệt trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” đã hệ thống khá toàn diện cơ sở lý luận và thực tiễn trong đánh giá TNDL.

- Về DLST có rất nhiều các công trình được nghiên cứu và thành công như:

- Du lịch sinh thái - Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam của Phạm Trung Lương (Hà Nội, 2002) nêu rõ cơ sở lý luận về du lịch sinh thái, tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển DLST ở Việt Nam.

- Du lịch sinh thái – Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Hòa Bình của Nguyễn Văn Thắng (Sơn La, 2014) nêu rõ các tiềm năng bao gồm các cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội, tài nguyên thiên nhiên tự nhiên.vv để hình thành lên một hình thức du lịch sinh thái bền vững.

Bên cạnh đó còn nhiều những chương trình nghiên cứu luận án tiến sĩ, thạc sĩ cũng đã tiếp cận vấn đề du lịch liên quan đến tự nhiên và sinh thái môi trường.

- Ngày 9 và 10 tháng 12 năm 2013 hội nghị khoa học: “Phát triển du lịch sinh thái trong các khu bảo tồn”. Hôi nghị đã diễn ra tại trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã thu hút được đông đảo các đại diện của các địa phương từ Bắc Trung Bộ đến các Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đặc biệt có sự tham gia của các giảng viên từ thành phố Pau - Cộng Hòa Pháp.

Như vậy, xét tổng thể, các công trình nghiên cứu về TNDL và du lịch sinh thái cũng như các hoạt động thực tiễn của TNDL, du lịch sinh thái cho thấy đây là một lĩnh vực du lịch mới, góp phần bảo vệ tự nhiên và môi trường, nhằm phát triển một nền du

lịch bền vững, không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lãnh thổ, mà còn là một quốc gia vả cả thế giới đang tiến tới phát triển nó.

1.1.3. Ở Thái Nguyên

Thái Nguyên nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, là tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái. Trong những năm qua, tỉnh đã không ngừng triển khai các chương trình, các dự án nhằm phát triển ngành kinh tế này. Thái Nguyên xác định đầu tư cho du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung là đầu tư cho hiện tại và tương lai.

Với tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú, du lịch sinh thái tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây đã có những bước tiến dài và thu được nhiều thành tựu đáng chú ý. Ngành kinh tế này đã và đang có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và trở thành đề tài của nhiều công trình nghiên cứu, là tâm điểm của báo chí. Có thể kể ra một số ý kiến đánh giá, những nghiên cứu ở nhiều công trình với các cấp độ khác nhau như sau:

- Bảo tàng Thái Nguyên (2003), “Di tích lịch sử - Danh lam thắng cảnh Thái Nguyên”

- Trần Thị Mai (2006), “Du lịch thiên nhiên - Du lịch sinh thái”, trong sách Giáo trình tổng quan du lịch, Nxb. Lao động - Xã hội.

- Trung Nghĩa (2010), “Thái Nguyên với tiềm năng du lịch hang động”, trên Bản tin Văn hoá - Thể thao - Du lịch Thái Nguyên, xuân Canh Dần.

- “Phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận”, Nguyễn Lan Anh (2014), luận án tiến sĩ Địa lý học – ĐHSP Hà Nội.

- “Đánh giá điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững tỉnh thái nguyên”, của Hoàng Thanh Tùng (2019), luận văn thạc sĩ quản lý tài nguyên và môi trường, ĐHKH Thái Nguyên.

Qua các bài báo, tài liệu, luận văn, luận án nói trên các tác giả đã chỉ ra tiềm năng tài nguyên du lịch cũng như phát triển du lịch sinh thái của Thái Nguyên và các hoạt động, định hướng tiêu biểu để phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, Du lịch sinh thái cần gắn với các địa phương cụ thể để đánh giá tiềm năng cũng như phương pháp phát triển như thế nào cho phù hợp. Các công trình trên mới đề cập tới du lịch sinh thái một cách chung chung, chưa gắn với một địa phương cụ thể. Chính vì lẽ đó, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng tài nguyên du lịch, hiện trạng du lịch sinh thái của huyện Võ Nhai nhằm bước đầu đưa ra các đánh giá về tiềm năng và giải pháp để phát triển cho du lịch sinh thái tại huyện Võ Nhai này.

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Tài nguyên du lịch

a. Khái niệm

Trong cuốn Địa lý du lịch (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1997) cho rằng: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát triển thể lực, trí tuệ của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ. Những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch”. Luật Du Lịch Việt Nam năm 2017 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa”. Nguyễn Minh Tuệ cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, kinh tế - xã hội văn hóa được sử dụng để phục hồi sức khỏe, phát triển thể lực và tinh thần con người. Trên cơ sở này tác giả cho rằng địa hình, thủy văn, khí hậu, động – thực vật, DTLS văn hóa, văn hóa nghệ thuật, lễ hội,…là những tài nguyên du lịch. Song thực tế không phải bất cứ mọi dạng, mọi kiểu địa hình, tất cả các kiểu khí hậu các yếu tố khí hậu hay các giá trị văn hóa,…đều có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả năng kinh doanh du lịch.

Trong cuốn Tài nguyên du lịch (Bùi Thị Hải Yến, 2009) cho rằng:“TNDL là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ, tôn tạo và sử dụng cho ngành Du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường

b. Đặc điểm của tài nguyên du lịch.

Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế - xã hội. Tài nguyên du lịch có phạm trù lịch sử nên ngày càng có nhiều loại tài nguyên du lịch được nghiên cứu, phát hiện, tạo mới và được đưa vào khai thác, sử dụng. Tài nguyên du lịch mang tính biến đổi.

Hiệu quả và mức độ khai thác tài nguyên du lịch phụ thuộc vào các yếu tố: khả năng nghiên cứu, trình độ phát triển khoa học công nghệ, nguồn tài sản quốc gia. Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng; có các giá trị thẩm mỹ, văn hóa lịch sử, tâm linh, giải trí; có sức hấp dẫn với du khách.

Tài nguyên du lịch bao gồm các loại tài nguyên vật thể và tài nguyên phi vật thể. Tài nguyên du lịch là những loại tài nguyên có thể tái tạo được. Tài nguyên du lịch

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/04/2023