Đánh Giá Mức Độ Ưu Tiên Đầu Tư Phát Triển Dựa Trên Mối Tương Quan Giữa Tiềm Năng Thu Hút Và Tiềm Năng Khai Thác Của Các Điểm Dlst

Bảng 2.3. Đánh giá mức độ ưu tiên đầu tư phát triển dựa trên mối tương quan giữa tiềm năng thu hút và tiềm năng khai thác của các điểm DLST

(xử lý từ bảng 2.2 và bảng 2.3)


Tiềm năng

thu hút


Tiềm năng khai thác


Cao


Khá


Trung bình


Thấp

Rất thuận lợi

Ưu tiên phát

triển nhất

Ưu tiên phát

triển

Ưu tiên phát

triển

Không phát

triển

Khá thuận lợi

Ưu tiên phát

triển nhất

Ưu tiên phát

triển

Phát triển

Không phát

triển

Thuận lợi trung bình

Ưu tiên phát

triển

Phát triển

Phát triển

Không phát

triển

Ít thuận lợi

Không phát

triển

Không phát

triển

Không phát

triển

Không phát

triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái Võ Nhai

3.1.1. Tiềm năng tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên

3.1.1.1. Tài nguyên địa chất, địa hình

Lịch sử phát triển địa chất – kiến tạo cùng với kết quả tác động của quá trình ngoại sinh đã tạo nên những đặc điểm riêng của địa hình Võ Nhai. Độ cao trung bình khoảng 600 – 700m. Các hệ thống núi lớn đều chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, chia cắt địa hình thành nhiều phần nhỏ hơn. Các hệ thống núi cao cùng với hệ thống núi đá vôi đã chia Võ Nhai thành 3 tiểu vùng và mỗi vùng mang các đặc điểm riêng như sau (làm rõ tiểu vùng I, II, III tương thích với 3 vùng dưới đây):

- Vùng thấp (tiểu vùng I) là vùng gồm các xã, thị trấn dọc quốc lộ 1B gồm: Thị trấn Đình Cả, các xã Phú Thượng; Lâu Thượng; La Hiên, với tổng diện tích vùng này là 14.008,33ha (chiếm 16,69% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện) đây là nơi tập trung dân số cao là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của huyện. Đặc điểm vùng này có hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện lưới thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Vùng có địa hình tương đối bằng phẳng, được tạo nên bởi những thung lũng chạy dọc theo quốc lộ 1 B, hai bên là hai dãy núi cao có độ dốc lớn, được đan xen nhiều khe, suối rất thuận tiện cho nhân dân đi lại, canh tác và sinh sống. Càng về phía Nam huyện thì độ cao càng giảm dần và địa hình cũng dốc thoải hơn. Dãy núi đá vôi trên địa phận xã Phú Thượng có độ cao 624m; núi Phú Thượng có địa hình karst rất điển hình, có nhiều hang động. Hang Phượng Hoàng nằm ở lưng chừng núi Phú Thượng (xóm Phượng Hoàng, xã Phú Thượng), đây là hang động lớn ở Thái Nguyên, dưới chân núi là suối Mỏ Gà chảy ra từ trong lòng Hang.

- Vùng gò đồi (tiểu vùng II) gồm 5 xã phía Nam: Tràng Xá; Liên Minh; Phương Giao; Dân Tiến; Bình Long với tổng diện tích 26.153,57 ha (chiếm 31,16% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Địa hình đồi núi hình bát úp, bị chia cắt bởi nhiều khe, suối, sông và xen kẽ núi đá vôi có các bãi soi bằng phẳng phù hợp phát triển cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây lương thực và kết hợp các cây ăn quả, cây lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại.

- Vùng núi cao (tiểu vùng III) gồm 6 xã phía Bắc của huyện là xã Nghinh Tường; Sảng Mộc; Thượng Nung; Vũ Chấn; Thần Sa và Cúc Đường với tổng diện tích

43.780,7 (chiếm 52,15% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện). Đặc điểm của vùng này đất rừng đa dạng với nhiều núi đá vôi hiểm trở và nhiều loại cây, con phong phú, tạo nên cảnh đẹp tự nhiên. Trong các dãy núi đá vôi ở xã Vũ Chấn có nhiều hang động đẹp, đặc biệt là hang Thắm Hoài và hang Thắm Bau. Xã Thượng Nung có khối núi đá vôi đồ sộ nhất tỉnh Thái Nguyên, chạy theo hướng đông bắc – tây nam, có độ cao từ 500 đến 800 m, kéo dài từ Thần Sa qua Nghinh Tường, đến Liêm Thủy (huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn). Ngoài ra trong vùng còn có các ngọn núi cao như: Núi Pia Tin cao 625 m trên địa phận xã Nghinh Tường; núi Cóc Chem cao 731m và núi Thượng Nung cao 682 m trên địa phận xã Thượng Nung; ngọn núi Khau Nao cao 886 m trên địa phận giáp ranh giữa xã Vũ Chấn với xã Nghinh Tường. Vùng này xuất hiện nhiều suối ngầm do hiện tượng karst. Quang cảnh nơi đây hùng vĩ, núi đá cheo leo tạo nên những cảnh đẹp hấp dẫn thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái. Tuy nhiên do địa hình phức tạp nên việc đi lại ở nhiều xã trong vùng khá khó khăn. Cùng với đó dân số tăng lên, việc quản lý và bảo vệ rừng có nhiều hạn chế nên tài nguyên rừng khu vực không còn phong phú như trước.

Đặc điểm nổi bật của địa hình Võ Nhai là độ dốc lớn, mức độ chia cắt sâu và chia cắt ngang mạnh. Trên 87% diện tích đất tự nhiên của huyện có độ dốc trên 25º, gần 13% diện tích có độ dốc dưới 25º.

Địa hình bị chia cắt mạnh, với đặc trưng là hệ thống các núi đá vôi đã tạo điều kiện cho một số ngành kinh tế phát triển. Tuy nhiên, thực tế địa hình như vậy cũng gây nhiều trở ngại cho các hoạt động sản xuất và đời sống, đặc biệt là vấn đề nước tưới và nước sinh hoạt vào thời kì mùa ít mưa. Địa hình Võ Nhai có ý nghĩa lớn trong việc phát triển ngành kinh tế du lịch, trong đó có ý nghĩa nhất là địa hình karst với hai dạng chủ yếu: địa hình karst và hang động karst gồm khối karst dạng vòm, dạng nón, phễu, tháp, thung lũng, giếng và cánh đồng ngoại vi karst. Kiểu địa hình này có sức hấp dẫn lớn đối với khách du lịch sinh thái

Những hang động chính ở Võ Nhai được điều tra khảo sát trong đó đáng chú ý nhất là các hang động ở khu vực thuộc tiểu vùng núi cao và vùng thấp. Các hang động này có nhiều nhũ đá đẹp, nhiều suối nước tạo nên sự hùng vĩ và huyền bí của thiên nhiên nơi đây. Một số hang ngoài giá trị thành tạo của tự nhiên còn có ý nghĩa lịch sử, là nơi căn cứ địa kháng chiến như hang Huyện (Tràng Xá), hang Thắm Giáo, thác Dõm (Thần Sa – Thượng Nung), Hàng Phượng Hoàng (Phú Thượng) ….vv.

Như vậy dạng địa hình đồi núi ở Võ Nhai tạo ra khả năng phát triển của nhiều loại hình du lịch sinh thái như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng...

3.1.1.2. Tài Nguyên khí hậu

Thái Nguyên nói chung và huyện Võ Nhai nói riêng khí hậu vẫn thể hiện bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông như các huyện miền Bắc Việt Nam, tuy nhiên, rõ rệt hơn cả là sự thể hiện hai mùa theo chế độ mưa ẩm trong năm là mùa mưa (nóng, ẩm, mưa nhiều, thường bắt đầu từ tháng 5 tới cuối tháng 10) và mùa ít mưa (lạnh, khô, thường bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau). Với sự phân hóa mùa rõ rệt như vậy, tạo sự phong phú trong phân hóa cảnh quan theo mùa, cộng thêm sự phân hóa địa hình tạo ra những kiểu cảnh quan theo các bậc địa hình khác nhau, hấp dẫn du khách.


35


30


25


20


15


10


5

2015

2016

2017

2018

2019

0


Hình 3.1: Biểu đồ diễn biến nhiệt độ trung bình tháng và năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019)

(Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2015 - 2019)


Khí hậu Võ Nhai mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, nhưng có phần khắc nghiệt hơn. Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,9ºC.

Từ thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, tháng 7 khoảng 27,9ºC. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 39,5ºC (tháng 6), tối thấp tuyệt đối là 3ºC (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con

người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ dao động ngày đêm khoảng 7ºC, lớn nhất vào tháng 10ºC khoảng 8,2ºC. Nhiệt độ xuống thấp vào mùa ít mưa (tháng 12 và tháng 1). Nhiệt độ không khí trung bình tháng thể hiện trong hình 3.1.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm: 1.941,5 mm, thấp hơn so với các vùng khác của Thái Nguyên (2.050 - 2.500 mm) và phân bố không đều, lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa với 1.765 mm, chiếm 91% lượng mưa cả năm. Tháng có mưa lớn nhất là tháng 8 hàng năm 372,2 mm. Mưa lớn và tập trung gây xói mòn đất, lũ lụt ảnh hưởng tới hoạt động du lịch và các công trình phục vụ du lịch, đặc biệt đối với khu vực III và khu vực I, nơi có địa hình phức tạp, độ dốc cao và bị chia cắt nhiều.


1200

1000

800

600


400

2015

2016

2017

2018

2019

200

0

ThángThángThángThángThángThángThángThángThángThángThángTháng TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến lượng mưa trong các tháng và tổng lượng mưa trong các năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019)

(Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2015 - 2019)


Các tháng mùa ít mưa có lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước lại rất lớn, gây nên tình trạng khô hạn nghiêm trọng cho cây trồng, nhất là đối với cây trồng

hàng năm. Độ ẩm bình quân hàng năm trên địa bàn huyện giao động từ 80-87 %; các tháng mùa ít mưa, nhất là các tháng cuối năm (tháng 11 và 12) độ ẩm thấp gây khó khăn cho việc phát triển cây vụ đông muộn, nhưng cũng tạo điều kiện cho việc thu hoạch và bảo quản nông sản trong thời kỳ này. Độ ẩm không khí được thể hiện trong hình 3.3.


Hình 3 3 Biểu đồ diễn biến độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm 1

Hình 3.3: Biểu đồ diễn biến độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm tại trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên (giai đoạn 2015 - 2019)

(Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Thái Nguyên, 2015 - 2019

Qua đó ta thấy nếu so sánh với bảng phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe con người .

+ Các điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với con người là có nhiệt độ 18 ºC – 26 ºC độ ẩm tương đối 30 – 60%, tốc độ gió 0,1 – 0,2m/s (Doromoxop, 1963).

+ Điều kiện khí hậu dễ chịu nhất với con người ở Việt Nam đó là nhiệt độ trung bình hàng tháng từ 15ºC - 23ºC, độ ẩm tuyệt đối từ 14mb - 21mb (Đặng Duy Lợi, 1991).

+ Phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe (theo Đỗ Trọng Dũng, 2007)

Bảng 3.1. Phân loại khí hậu tốt – xấu với sức khỏe con người


Mức độ đánh giá

Số tháng có nhiệt độ

≥27ºC

Số tháng có

độ ẩm ≥ 90%

Số giờ nắng toàn năm

Số ngày

trời đầy mây

Tốc độ gió

trung bình (m/s)

Rất xấu

5

4

1000

100

1

Bình thường

4 – 5

3

1200

80

1 – 1,5

Tốt

2 – 3

2

1200

80

1,5

Rất tốt

0

1

1500

50

2 – 3

Đối chiếu với các chỉ tiêu trong bảng 3.1 phân loại khí hậu tốt – xấu đối với sức khỏe và bảng chỉ tiêu sinh khí hậu đối với con người thì khí hậu Võ Nhai thích hợp để phát triển du lịch đặc biệt DLST. Đặc biệt, Võ Nhai có khu vực có khí hậu mát mẻ như tiểu vùng III với nhiệt độ trung bình năm khoảng 24ºC, rất thuận lợi để xây dựng những khu du lịch nghỉ dưỡng hay du lịch cuối tuần như du lịch khám phá hang động, du lịch thăm quang cảnh, vv.

3.1.1.3. Thủy Văn

Do địa hình bị chia cắt phức tạp nên Võ Nhai là huyện có mật độ sông suối tương đối ít dao động trong khoảng 1,5 – 3,0 km/km2. Trong đó nguồn nước trên địa bàn huyện Võ Nhai khá phong phú, nhưng phân bố không đồng đều. Ngoài nguồn nước mặt từ sông suối còn có các mạch nước ngầm từ các hang động trong núi đá vôi.

Võ Nhai có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, được phân bố ở phía Bắc và phía Nam huyện. Đó là hệ thống sông Nghinh Tường và sông Rong.

Sông Nghinh Tường có chiều dài 46 km, bắt nguồn từ dãy núi của vòng cung Bắc Sơn (Lạng Sơn), chảy qua các xã Nghinh Tường, Sảng Mộc, Thượng Nung, Thần Sa, rồi đổ ra sông Cầu. Khoảng 40 % chiều dài dòng chảy là núi đá vôi, thung lũng thường hẹp và sâu, vách đá dựng đứng. Chính vì vậy mà nơi đây có nhiều cảnh đẹp hùng vĩ. Sông Rong bắt nguồn từ xã Phú Thượng, chảy qua thị trấn Đình Cả, Tràng Xá, Dân Tiến, Bình Long, sang địa phận tỉnh Bắc Giang và đổ về sông Thương.

Nước ngầm trên địa bàn tỉnh Võ Nhai chủ yếu tồn tại dưới hai dạng:

- Nước ngầm chứa trong các kẽ nứt của đá được hình thành do đá bị phong hóa mạnh, nước mưa ngấm qua đất dự trữ vào kẽ nứt trên bề mặt của các loại đá, thiều nguồn nước ngầm đã lộ ra ngoài thành dòng chảy, lưu lượng dao động mạnh theo mùa (từ 1 – 2 l/s đến 15 l/s). Nguồn nước ngầm loại này thường xuất hiện ở các tiểu vùng

III. Ở các vùng đồng bào dân tộc vẫn tận dụng nguồn nước này, sử dụng hệ thống mương máng, ống dẫn nước từ các khe núi về nhà hoặc cho chảy vào ruộng.

- Nước ngầm karst: được hình thành ở khu vực núi đá vôi. Loại nước karst thường phân bố sâu, ít vận động, các mạch xuất lộ từ nguồn karst thường có lưu lượng lớn, động thái không ổn định. Diện tích lưu vực của loại nước này chiếm 16% diện tích của toàn huyện (khoảng 2.300km²), với lưu lượng từ 1 đến hàng trăm l/s ở độ sâu 60 – 80m, có khi tới 120m. Trong thời điểm hiện tại và tương lai đây vẫn là nguồn cung cấp

nước quan trọng cho người dân trên địa bàn hỗ trợ cùng với nguồn nước mặt nhằm cân bằng lượng nước còn thiếu hụt hiện nay. Song để khai thác nguồn nước ngầm đòi hỏi kĩ thuật, vốn đầu tư và cần có kế hoạch khai thác hợp lý.

3.1.1.4. Hệ sinh vật

Điều kiện khí hậu và địa hình nơi đây đã tạo nên tính đa dạng, phong phú của các loài động thực vật với tổng số 160 họ thực vật, 1.096 loài, trong đó cây cho gỗ là 319 loài, cây dược liệu 574 loài, cây làm cảnh 84 loài, cây ăn được 162 loài. Trong đó, có một số loài quý hiếm như: Củ bình vôi, rau sắng, giảo cổ lam, ba kích…

Một số loài cây quý, hiếm cần được bảo tồn, phát triển như: Lan Kim tuyến (Nhóm 1B); những cây cổ thụ lớn như: Nghiến, Trai Lý, Thông tre, Đinh Sến… Đây cũng là những loại cây quý hiếm cần được bảo vệ nguồn gen và phát triển rộng rãi.

Quá trình điều tra, khảo sát những dấu vết để lại và theo thông tin cung cấp của người dân bản địa cho thấy trong khu vực vẫn còn gặp các loài động vật như: Khỉ mặt đỏ năm đến bảy đàn, mỗi đàn từ 9-15 cá thể. Bên cạnh đó, còn có các loài thú lớn, các loài chim thuộc họ Hồng hoàng, một số loài Hon, Cầy Voi, Sóc, Lửng, Cày Bạc Má, Sơn Dương, Cắng mặt đỏ…, các loài bò sát như: Kỳ đà, Trăn, Hổ mang chúa, Hổ mang bành và các loại Ếch suối, song đã giảm đi nhiều. Trong đó, Khỉ Mặt đỏ là loài động vật quý hiếm còn rất ít, đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và danh sách các loài cần được bảo vệ và phát triển giống nòi.

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng được tổ chức lại theo Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 31/8/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên với chức năng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn, đa dạng sinh học, đẩy mạnh công tác xã hội hóa tăng cường các hoạt động truyền thông. Kiểm tra kiểm soát ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng trong tất cá các lĩnh cực khai thác, sử dụng, vận chuyển, kinh doanh lâm sản. So với một số khu bảo tồn có địa hình núi đá vôi ở vùng núi phía Bắc, KBTTN Thần Sa – Phượng Hoàng có số loài động, thực vật phong phú và đa dạng hơn hẳn với 295 loài động vật, 93 họ và 80 bộ. Trong đó, lớp thú có 56 loài, 25 họ và 8 bộ; loài chim có 117 loài, 43 họ và 15 bộ; 28 loài bò sát, có 15 loài thuộc nhóm IB và 19 loài thuộc nhóm IIB, lớp lưỡng cư có 11 loài, lớp cá 77 loài (nguồn: Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, 2019)

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí