Định Hướng Cho Từng Ngành Hàng, Từng Nhóm Hàng Cụ Thể

- Đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ cả nước bình quân 16,3%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 12 tỷ USD.

2.1.1 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Với mục tiêu “chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng thô”, cơ cấu cụ thể cho từng nhóm hàng xuất khẩu Việt Nam như sau: đến năm 2010, xuất khẩu các mặt hàng nông - lâm - thuỷ sản chiếm khoảng 13,7%, nhóm hàng nhiên liệu – khoáng sản chiếm khoảng 9,6%, nhóm hàng công nghiệp và công nghệ cao chiếm khoảng 54,0% và nhóm hàng hoá khác chiếm 22,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam từ 19,1% năm 2006 xuống còn 13,7% năm 2010. Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản với hai mặt hàng chủ yếu là dầu thô và than đá giảm mạnh từ 21% năm 2006 xuống còn 9,6% năm 2010. Riêng nhóm hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ tăng mạnh từ 45,9% năm 2006 lên 54,1% năm 2010.

(Bộ Công Thương, 2005)

2.1.2 Định hướng cho từng ngành hàng, từng nhóm hàng cụ thể

Định hướng lựa chọn sản phẩm xuất khẩu cho từng ngành hàng, từng nhóm hàng cụ thể như sau:

Nhóm hàng nguyên nhiên liệu:

Hiện nay nhóm hàng này có hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá, đang chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu của nước ta.

Về dầu thô: giảm tỷ trọng xuất khẩu dầu thô năm 2010 chỉ còn chiếm từ 1 - 3% tổng kim ngạch xuất khẩu, do Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã đi vào hoạt động. Thị trường xuất khẩu chính vẫn là Ôtrâylia, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc và có thể có thêm Hoa Kỳ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Về than đá: xuất khẩu mặt hàng này sẽ giảm dần do chủ trương kiểm soát chặt xuất khẩu tài nguyên. Xuất khẩu than sẽ chỉ ở mức 18 triệu tấn vào năm 2010, kim ngạch mỗi năm khoảng 1.5 tỷ USD. Nhìn chung, giá xuất khẩu than ít có khả năng

tăng đột biến do nguồn cung trên thị trường thế giới tương đối dồi dào. Nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới là duy trì những thị trường đã có như Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu.

Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 11

Nhìn chung, việc xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản có nhiều thuận lợi về thị trường và giá cả. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu sẽ ngày càng giảm đi. Việc tăng trị giá xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào giá. Do đó, công tác nghiên cứu dự báo thị trường là hết sức cần thiết, quan trọng để đảm bảo xuất khẩu có hiệu quả hơn.

Nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản:

Hướng phát triển chủ đạo nhóm hàng này trong những năm tới là chuyển dịch cơ cấu toàn lĩnh vực, trong mỗi ngành, thậm chí trong từng loại sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng.

Về thuỷ sản: phấn đấu đến hết 2010 đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân trên 9%/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 4 – 4.5 tỷ USD, chiếm 40% tổng kim ngạch của nhóm nông,lâm, thuỷ sản.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu thuỷ sản; đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng; đồng thời chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để kịp thời điều tiết khi có biến động về thị trường.

Định hướng đến năm 2020, phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn phấn đấu đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển đưa thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng hoá xuất khẩu chủ lực của cả nước.

Về gạo: dự tính sản lượng gạo chế biến sẽ đạt 32 triệu tấn, chiếm 90% tổng sản lượng gạo năm 2010 và 39 triệu tấn năm 2020, trong đó có 4 triệu tấn dành cho xuất khẩu mỗi năm . Để gia tăng sả n xuấ t trong nướ c và nâng cao chấ t lượ ng gạ o xuấ t

khẩ u, cầ n phả i trang bị hệ thố ng má y sấ y tiên tiế n và má y xay xá t liên hợ p cỡ lớ n có bộ phậ n phân loạ i hạ t.

Trong những năm tới, cần khai thác các thị trường mới (như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ) và ổn định thị trường đã có như Inđônêsia, Philipin... phối hợp với Thái Lan để điều tiết nguồn cung, ổn định giá cả thị trường, tăng hiệu quả xuất khẩu gạo.

Về nhân điều: đây là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của hàng đầu của Việt Nam. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), từ năm 2006 đến nay, Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu điều đứng vị trí hàng đầu thế giới (chiếm 37% thị phần xuất khẩu điều thế giới). Nhu cầu của ngành này còn khá lớn và liên tục tăng, tiềm năng của Việt Nam lại còn rất lớn. Định hướng đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu điều đạt 670 triệu USD, đến năm 2020 là 820 triệu USD .Việt Nam đang hướng đến mục tiêu năm 2020 là nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới, và là trung tâm chi phối về sản lượng và giá cả điều thế giới. Để đạt mục tiêu này, ngành điều sẽ tập trung đầu tư khoa học công nghệ vào lĩnh vực trồng và chế biến, nhằm nâng cao sản lượng và giá trị của hạt điều. Các doanh nghiệp cần liên kết xuất khẩu, đẩy mạnh tiếp thị, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điều trong nước và xuất khẩu.

Thị trường chủ yếu của xuất khẩu điều là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Trung Đông.

Về cà phê: nếu thuận lợi xuất khẩu có thể đạt 750 ngàn tấn vào năm 2010 với kim ngạch khoảng 850 triệu USD, đưa Việt Nam vượt qua Côlômbia để trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới.

Cùng với chiến lược công nghiệp hóa , hiệ n đạ i hó a củ a Việ t Nam , Vinacafe đang tậ p trung đầ u tư mạ nh cho hệ thố ng má y mó c tiên tiế n cũ ng như dầ n thay thế máy móc cũ kỹ lạc hậu . Trên tinh thầ n đó , dự kiế n xu hướ ng sẽ là tăng cườ ng nhậ p khẩ u công nghệ chế biế n hiệ n đạ i và cá c dây chuyề n chế biế n công suấ t lớ n và vừ a.

Thị trường xuất khẩu chính vẫn là EU, Hoa Kỳ, Singapore, Nhật Bản.

Về cao su: dự kiến kim ngạch cao su đạt 2.786 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2015, do hạn chế về diện tích trồng cao su và giới hạn về khả năng tăng sản lượng nên dự báo tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại và đạt 12,5%/năm, đưa kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam lên 5.020 triệu USD vào năm 2015.

Trong xuất khẩu, cao su Việt Nam cần phải tăng giá trị gia tăng, với cơ cấu mặt hàng mới nhằm giảm lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc, hướng tới các thị trường có giá trị gia tăng cao như Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu, hạn chế xuất khẩu thô.

Về lâm sản: Định hướng kim ngạch xuất khẩu lâm sản là 3.7 tỷ USD vào năm 2010 và 7.8 tỷ USD vào năm 2020 trong đó giá trị xuất khẩu các sản phẩm gỗ đạt

3.4 tỷ USD vào năm 2010 và 7 tỷ USD vào năm 2020. Trong thời gian tới cần tổ chức nghiên cứu, đào tạo, thiết kế mẫu mã hàng gỗ gia dụng, đổi mới công nghệ sản xuất, chế biến lâm sản, đa dạng hóa và không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

Sản phẩm chế biến và chế tạo

Mục tiêu đến năm 2010 là 20 - 21 tỷ USD và chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu.

Về ngành dệt may: định hướng xuất khẩu dệt may đạt 12 tỷ USD vào năm 2010 với tăng trưởng bình quân đạt 20%, kim ngạch 25 tỷ vào năm 2020 với tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 15%.

Về hàng giày dép: định hướng xuất khẩu năm 2010 kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt khoảng 6.3 tỷ USD (giày dép 5.3 tỷ và cặp túi ví 0.89 tỷ USD, chiếm 10.29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước).

Với giai đoạn 2011 – 2020, định hướng kim ngạch xuất khẩu da giày khoảng

16.5 tỷ USD, chiếm 9.68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong những năm tới, cần phát triển ngành dệt may và giày dép trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Cần mở rộng thêm thị trường Trung Đông và Đông Âu, tiếp cận thị trường quốc tế, dự báo nhu cầu của người tiêu dùng để từ đó cố gắng tạo ra những ngành hàng mới.

Về thủ công mỹ nghệ: phấn kim ngạch xuất khẩu đạt và 1,5 tỷ USD vào năm 2010. Hiện hàng thủ công mỹ nghệ đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đây là mặt hàng có tiềm năng tăng trưởng xuất khẩu rất lớn, tuy nhiên tính bền vững chưa cao, do quy mô sản xuất nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu của

khách hàng nước ngoài. Chính vì vậy trong thời gian tới cần mở rộng quy mô các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nhằm thâm nhập sâu vào các thị trường khó tính. Thị trường định hướng cho mặt hàng này là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Các thị trường như Trung Đông, châu Đại Dương cũng là thị trường tiềm tàng.

Sản phẩm hàm lượng công nghệ và chất xám cao

Đây là ngành hàng tương đối mới nhưng có kim ngạch lớn, trong đó chủ yếu là hàng điện tử và tin học.

Trong nhiều năm qua, xuất khẩu máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện của nước ta không ngừng tăng mạnh. Đây là những mặt hàng có tiềm năng lớn, được xếp vào nhóm trọng tâm ưu tiên phát triển trong những năm tới. Định hướng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng điện tử và linh kiện máy tính đạt 5 tỷ USD vào năm 2010.

Trong những năm tới, các doanh nghiệp cần có các biện pháp nâng cao chất lượng các sản phẩm điện tử và linh kiện, tăng tính năng sản phẩm để đạt được giá trị gia tăng cao, cải thiện mẫu mã để tăng thị phần ở nước ngoài.

Về thị trường cho mặt hàng điện tử và linh kiện, trong những năm tới, cần mở rộng và củng cố các thị trường lớn của mặt hàng này như Ba Lan, các nước EU, Hà Lan, Phần Lan, Anh, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc...ngoài ra cần khai thác các thị trường mới có mức tăng kim ngạch xuất khẩu mạnh như tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Ucraina, Nam Phi…

(Nguồn: Bộ Công Thương (2005); Cổng thông tin điện tử Chính phủ (2007))

2.2. Về thị trường xuất khẩu

Một trong những khâu then chốt của chiến lược phát triển xuất khẩu đến hết năm 2010 và tầm nhìn 2011- 2020 là mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Theo đó, định hướng tổng quát cho việc lựa chọn thị trường thời kì này đó là:

- Tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, tận dụng những lợi ích do WTO mang lại.

- Đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột.

- Mở rộng tối đa về diện song trọng điểm các thị trường có sức mua lớn.

- Tìm kiếm các thị trường mới ở Mỹ La- tinh, Châu Phi.

(Bộ Công Thương, 2005)

2.2.1 Cơ cấu thị trường

Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, năm 2010, xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Á chiếm khoảng 45,0%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 23%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 24%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 5,0% và thị trường khác chiếm khoảng 3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá.

(Bộ Công Thương, 2005)

2.2.2. Định hướng cho từng thị trường cụ thể

Theo Đề án chiến lược phát triển xuất khẩu 2006 – 2010, các định hướng cụ thể cho từng thị trường như sau:

Thị trường Châu Á

Tiếp tục coi khu vực này là thị trường trọng điểm trong những năm tới vì có vị trí địa lý gần với nước ta, có dung lượng lớn, tiếp tục là khu vực phát triển tương đối năng động. Thị trường trọng điểm tại khu vực này sẽ là các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.

Nhật Bản: tỷ trọng xuất khẩu vào Nhật Bản phải được nâng từ 12% như hiện nay lên 17 – 18 %, ngang với mức của năm 1997. Với đà phục hồi của kinh tế Nhật, cùng với việc tận dụng những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (AJCEP) có hiệu lực từ tháng 12/2008, cần phải tăng xuất khẩu vào Nhật ở mức 18%/năm để đến hết năm 2010 tổng kim ngạch vào thị trường này đạt mức

11.5 tỷ USD).

Trong những năm tới, mặt hàng chủ lực xuất khẩu sang Nhật sẽ là hải sản, hàng dệt may, giày dép và sản phẩm da, than đá, cao su, cà phê, rau quả, thực phẩm chế biến, chè, đồ gốm sứ và sản phẩm gỗ.

ASEAN là một thị trường khá lớn, với trên 500 triệu dân, ở sát nước ta và Việt Nam là một thành viên của ASEAN. Tuy nhiên, mặc dù cơ cấu hàng hóa của Việt Nam và ASEAN có nhiều điểm giống nhau, nhưng Việt Nam ở trình độ phát triển thấp hơn nên hàng hóa của Việt Nam chưa thâm nhập được nhiều vào thị trường này.

Hàng hóa của Việt Nam có một lợi thế thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN do chúng ta thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA. Tuy nhiên,

những lợi thế này vẫn chưa được các doanh nghiệp tận dụng để thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới.

Các doanh nghiệp của Việt Nam cần tích cực, chủ động thuận lợi do cơ chế AFTA mở ra để gia tăng xuất khẩu sang các thị trường này. Trong đó, cần khai thác tốt thị trường Lào và Campuchia trong bối cảnh mới bởi phát triển buôn bán với Lào và Campuchia không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế mà còn bởi đây còn là các nước láng giềng của Việt Nam.

Mặt hàng trọng tâm cần được đẩy mạnh sang thị trường này sẽ là gạo, cà phê, thủy sản, hàng dệt may và dày dép, hàng điện tử và linh kiện, một vài sản phẩm cơ khí, hóa phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hàng bách hóa…

Trung Quốc: Trung Quốc là thị trường lớn, lại ở sát nước ta do đó đây là một bạn hàng rất quan trọng và đầy tiềm năng đối với Việt Nam. Trong thời gian tới, cần tích cực chủ động hơn trong việc thúc đẩy buôn bán với Trung Quốc, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Các mặt hàng có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thời gian tới gồm: thuỷ sản, rau quả nhiệt đới, hạt điều, gạo, sắn lát, dây và cáp điện, đồ gỗ giả cổ…

Hàn Quốc: hiện nay, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam và lớn thứ 5 của ASEAN. Với mục tiêu thiết lập Hiệp định tự do thương mại ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) vào năm 2010, ASEAN và Hàn Quốc đã ký nhiều văn kiện quan trọng như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (năm 2005), Hiệp định về thương mại dịch vụ (năm 2007) và Hiệp định về đầu tư (năm 2008).

Hiện tại và sắp tới, các mặt hàng mà thị trường Hàn Quốc có nhu cầu lớn lại chính là những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nên đây cũng là một thuận lợi. Đó là các mặt hàng như thủy sản, giày dép, gỗ và các sản phẩm gỗ, cao su, dầu thô, cà phê, thủ công mỹ nghệ…trong thời gian tới cần đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc các mặt hàng này.

Nhìn chung, hàng xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Hàn Quốc do khả năng cạnh tranh còn yếu, Hàn Quốc vẫn duy trì

hàng rào thuế và phi thuế ở mức khá cao. Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu vào Hàn Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt từ nhiều đối tác trên thị trường, đồng thời hướng tới những phương thức buôn bán linh hoạt hơn.

Đài Loan: hiện nay, Đài Loan là một trong những bạn hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sau EU, Nhật Bản và Singapore. Quan hệ thương mại của Việt Nam và Đài Loan trong những năm tới có thể có thêm một số thuận lợi. Làn sóng di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra nước ngoài đang tăng lên do giá nhân công trong nước tăng và do chính sách tăng cường hợp tác phía Nam của chính quyền Đài Bắc. Ta có thể tận dụng xu thế này để nâng cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may mặc, cơ khí, chế biến gỗ, sản phẩm nhựa và đồ điện. Ngoài ra, Đài Loan cũng đã gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị trường rộng hơn cả Trung Quốc. Đây sẽ là một thuận lợi cho việc đẩy mạnh thâm nhập thị trường Đài Loan.

Mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như sản phẩm gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè, sản phẩm cơ khí và điện gia dụng do các cơ sở mà Đài Loan đã đầu tư sản xuất tại Việt Nam.

Thị trường Châu Âuchiến lược thâm nhập và mở rộng thị phần tại Châu Âu được xác định trên cơ sở chia Châu Âu thành hai khu vực cơ bản: EU và Đông Âu.

EU là một thị trường rất lớn và tiềm năng đối với Việt Nam với chủ yếu các thị trường lớn như Đức, Anh, Pháp, Italia, Hà Lan, Bỉ. Trong thời gian tới, cần tiếp tục khai thác triệt để các thị trường trọng điểm này, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường mới của EU.

Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, nông thủy sản, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ. Các mặt hàng này đã có chỗ đứng khá vững trên thị trường EU. Tronng thời gian tới, cần phát triển các mặt hàng mới, có triển vọng tăng kim ngạch cao như sản phẩm cơ khí, linh kiện điện tử…

Bên cạnh đó, để phát triển hơn nữa xuất khẩu sang EU, do đòi hỏi cao về chất lượng và luật lệ phức tạp ở EU, cần tăng cường thu thập, phổ biến thông tin cho các doanh nghiệp, chú trọng nâng cao chất lượng hàng hóa để bảo đảm cho hàng hóa

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí