Một Số Đánh Giá Về Thực Trạng Lựa Chọn Thị Trường Xuất Khẩu Của Việt Nam Trong Thời Gian Qua

Nhìn vào thống kê các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc có thể thấy rằng than đá là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất năm 2009, đạt

935.8 triệu USD chiếm 19% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sao Trung Quốc. Tiếp theo là cao su đạt 856.7 triệu USD chiếm 17.5%. Mặt hàng sắn và các sản phẩm từ sắn cũng góp phần đáng kể làm tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 506 triệu USD, chiếm 10,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tiếp theo, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2009 có tốc độ tăng trưởng cao đó là: dầu thô đạt 462.6 triệu USD, chiếm 9.4%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 287.2 triệu USD, chiếm 5.9%, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 197,9 triệu USD, tăng 35,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 4 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao chiếm thấp trong tổng kim ngạch cũng là nguyên nhân khiến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc tăng chậm.

Phần lớn mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc là những mặt hàng Trung Quốc có thế mạnh. Do chi phí lao động và chi phí xuất khẩu của Trung Quốc thấp nên hàng hóa của họ có tính cạnh tranh khá cao so với hàng hóa Việt Nam.

Cho đến nay, nhiều sản phẩm Việt Nam đã nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã và có thị phần nhất định tại Trung Quốc. Đặc biệt, nhiều hàng hóa Việt Nam trước đây chưa xuất được sang Trung Quốc thì hiện nay đã được thị trường này tiếp nhận như là các mặt hàng rau quả, thủy sản, giày dép, phân bón…Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam đã trưởng thành qua 10 năm buôn bán với doanh nghiệp Trung Quốc. Tất cả cho thấy triển vọng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc thời gian tới là khả quan, nhiều hứa hẹn và sẽ phát triển mạnh theo chiều hướng tích cực.

2.2. Thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ được xem là một thị trường dung lượng cao cho tất cả các loại hàng hóa nói chung, là thị trường mà bất cứ một quốc gia nào trên thế giới cũng muốn hướng tới. Hàng năm, Hoa Kỳ nhập khẩu một lượng hàng hóa rất lớn, bao gồm nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, từ máy móc thiết bị đến giày dép, quần áo, nông sản, thực phẩm…trong đó có nhiều nhóm hàng mà với lợi thế so sánh của mình, Việt Nam có thể sản xuất và xuất khẩu vào Mỹ với số lượng đáng kể. Chính vì lẽ đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này là việc mà chúng ta đang tích cực thực hiện trong những năm qua. Đặc biệt kể từ sau hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (2001) đã tạo ra những cơ hội to lớn để doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này.

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm

gần đây

Hiện nay, Hoa Kì là đối tác thương mại quan trọng số 1 của Việt Nam đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn nhất và cũng là thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của nước ta. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kì ngày càng lớn.

Về kim ngạch xuất khẩu

Bảng 13: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ (2000 – 2009)

Đơn vị: Tỷ USD


Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Bình

quân

Kim

ngạch

0.7

1.0

2.4

3.9

5.0

5.9

7.8

10.1

11.9

11.4


Tốc độ tăng trưởng

(%)


-


42.8


140


62.5


28.2


18.0


32.2


29.5


17.8


- 4.3


40.7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 10

(Nguồn: Tổng hợp từ cục thống kê)


Kể từ sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đã tăng với tốc độ khá nhanh và ổn định qua các năm. Từ một thị trường tương đối nhỏ của hàng xuất khẩu Việt Nam, Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. 10 năm sau hiệp định thương mại Việt – Mỹ, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ 0.733 tỷ USD năm 2000 đã tăng lên 15 lần, đạt 11.4 tỷ năm 2009. Tốc độ tăng trưởng trung bình thời kì này là 40.7 %. Đây là một con số rất cao so với tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khác. Trong đó, năm 2002 là năm đầu tiên sau hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu đạt tốc độ tăng cao nhất trong các năm (140%).

Khủng hoảng tài chính và kinh tế xảy ra tại Hoa Kỳ từ giữa năm 2008 đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Cụ thể xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 vẫn tăng 17.8 % so với năm 2007, song có thể thấy tốc độ tăng thấp hơn rất nhiều so với những năm trước đó. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu không những không tăng mà còn giảm 4.3%.

Do tác động của khủng hoảng kinh tế, xuất khẩu của hầu hết các nước vào thị trường Hoa Kỳ đều giảm mạnh tuy nhiên xuất khẩu của nước ta vào thị trường này vẫn tăng hoặc giảm ít. Điều đó nói lên rằng sản phẩm của Việt Nam có sức cạnh tranh khá tốt tại Hoa Kỳ và đang chiếm thị phần ngày càng tăng. Đây cũng là một thuận lợi lớn để Việt Nam có thể tăng cao kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi thị trường này hồi phục và tăng trưởng nhập khẩu trở lại.

Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ luôn chiếm hơn 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Điều đó cho thấy đây luôn là thị trường xuất khẩu chủ lực hàng đầu của Việt Nam.

Về cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đó là dệt may, giầy dép, đồ gỗ, thủy sản, dầu thô, sản phẩm điện tử, linh kiện, cà phê và hạt điều. Các mặt hàng này luôn giữ được mức phát triển tương đối cao qua các năm. Trong đó đóng góp nhiều nhất vẫn là tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc, đồ gỗ và thủy hải sản. Năm 2007, trong 10.1 tỷ kim ngạch xuất khẩu vào

thị trường Hoa Kỳ thì sản phẩm dệt may đã chiếm 4.39 tỷ (43.5%), xuất khẩu đồ gỗ đạt 1.2 tỷ (11.9%), xuất khẩu thủy hải sản cũng chiếm tỷ trọng lớn. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ tăng mạnh trong những năm gần đây là do kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực này.

Trong những năm gần đây cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn chưa có sự thay đổi lớn trừ kim ngạch các sản phẩm điện tử và linh kiện đang tăng với tốc độ khá cao.

Bảng 14: Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2009


Mặt hàng

Kim ngạch XK năm 2009 (USD)

Tỷ trọng (%)

Hàng dệt may

4.994.915.920

44

Gỗ và sản phẩm gỗ

1.100.183.994

9.7

Giày dép các loại

1.038.826.191

9.1

Hàng thuỷ sản

711.145.746

6.3

Dầu thô

469.934.139

4.1

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

433.218.804

3.8

Hạt điều

255.224.122

2.2

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

243.717.996

2.1

Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù

224.137.984

2

Cà phê

196.674.152

1.7

(Nguồn: Tổng cục hải quan, 2009)


Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy năm 2009, mặc dù bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng hàng dệt may, gỗ và sản phẩm gỗ, giày dép luôn giữa vị trí hàng đầu trong bảng xếp hạng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng sang Hoa Kỳ.

Dẫn đầu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là hàng dệt may đạt gần 5 tỉ USD chiếm 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá sang Hoa Kỳ. Thứ hai là mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,1 tỉ USD, chiếm 9,7%. Thứ ba là giày dép các loại đạt 1 tỉ USD, chiếm 9,1%. Một số các mặt hàng cũng có giá trị cao

trong kim ngạch xuất khẩu đó là hàng thủy sản, dầu thô, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hạt điều…

Ngoài ra, giá thành nhập khẩu một số mặt hàng Việt Nam vào Hoa Kỳ còn kém cạnh tranh, một phần do hàng Việt Nam phải chịu thuế nhập khẩu cao hơn so với hàng nhập từ các nước có ưu đãi thương mại đặc biệt với Hoa Kỳ. Cước phí và thời gian vận tải hàng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ cao hơn và dài hơn so với từ nhiều nơi khác.

3. Một số đánh giá về thực trạng lựa chọn thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua

3.1 Thành tựu đạt được

- Trong thời gian qua thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã liên tục được mở rộng và đa dạng hóa, nhất là việc đột phá xuất khẩu thành công vào thị trường Mỹ và duy trì được thị phần trên thị trường lớn nhất thế giới này. Hiện nay, hàng hóa của Việt Nam đã được xuất khẩu sang khoảng hơn 230 nước và vùng lãnh thổ, tức là hầu như khắp thế giới, trong đó có trên 16 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập trên 500 triệu USD, 28 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập trên 100 triệu USD và 7 quốc gia nhập trên 1 tỷ USD, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh (Bộ Công Thương, 2009).

- Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ và tích cực, phù hợp với xu hướng chung của thị trường thế giới.

- Tuy vẫn tăng và giữ tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu, thế nhưng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Châu Á đang có xu hướng giảm dần, đặc biệt là vào các thị trường Trung Quốc và ASEAN. Tỷ trọng các thị trường phát triển cao như Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản ngày càng chiếm mức cao trong khi tỷ trọng của thị trường Châu Á ngày càng thu hẹp lại, điều này thể hiện sự ưu tiên đúng hướng trong hoạt động xuất khẩu, dần đạt được mục tiêu tăng tỷ trọng của các trung tâm kinh tế. Ngoài ra, tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu trung gian, điển hình là Singapore, Hồng Kông cũng giảm dần. Bên cạnh đó, trong những năm vừa qua, chúng ta cũng đã khôi phục được thị trường Nga và Đông Âu, mở rộng thị trường Châu Đại Dương, khai phá mạnh mẽ thị trường Trung Đông, Châu Phi và Mỹ La – tinh.

Có thể nói, cơ cấu thị trường có sự chuyển dịch hợp lý đã đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng xuất khẩu của đất nước ta trong thời gian vừa qua.

3.2 Một số hạn chế

- Trong những năm qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu thị trường ở nước ta diễn ra tương đối tốt. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này chưa được định hướng trên một tầm nhìn dài hạn, chủ yếu mới chỉ là sự thích ứng với sự thay đổi của tình hình nên đã bộc lộ những điểm yếu. Việc tập trung quá lớn vào một số thị trường đã làm suy giảm khá năng thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường mới, dẫn tới nguy cơ tự đánh mất thị trường. Điều này khiến chúng ta khó có thể phát triển bền vững và duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian dài hạn. Cụ thể, xuất khẩu của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Châu Á (hơn 50%) và có xu hướng chuyển dịch mạnh sang thị trường Hoa kì, ít quan tâm đến các thị trường khác. Do đó, mỗi khi có sự biến động của các thị trường Châu Á hay Mỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến xuất khẩu của Việt Nam và làm cho nền kinh tế tăng trưởng kém bền vững. Ví dụ cụ thể đó là suy thoái kinh tế Mỹ và EU đã ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam những năm 2009, khiến kim ngạch xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng. Trong khi đó, các quốc gia khu vực, đặc biệt là các nước Đông – Nam Á có cùng lợi thế cạnh tranh với nhiều hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy khả năng tăng xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này là có giới hạn. Do đó, cơ cấu thị trường xuất khẩu hiện nay có thể sẽ cản trở tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới.

- Thị trường xuất khẩu tăng không đồng đều, trong khi các thị trường ASEAN, EU, Mỹ tăng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Australia.

- Khả năng đa dạng hóa thị trường, thâm nhập thị trường mới và duy trì, mở rộng thị phần trên các thị trường hiện có của nước ta còn có nhiều yếu kém. Mặc dù chúng ta đã khai phá thành công thị trường Mỹ thế nhưng các thị trường lớn mà ta bị giảm thị phần so với mục tiêu đó là Châu Âu, Trung Quốc lại đang nổi lên là một cực kinh tế của thế giới mà chúng ta chưa khai thác được tiềm năng và cơ hội của các thị trường này.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆC LỰA CHỌN SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM‌‌


I. Định hướng lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu

1. Quan điểm mục tiêu

Đối với Việt Nam, một trong những mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội được đưa ra trong các đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X và Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010 được chính phủ phê duyệt ngày 30/6/2006 là mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, trong đó phát triển sản phẩm và thị trường xuất khẩu được coi là định hướng chiến lược và là trọng điểm cần được ưu tiên trong thời gian tới.

Nhận thức được những lợi thế và thách thức trong tình hình mới khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động xuất nhập khẩu trong thời gian tới cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, có khả năng chiếm lĩnh thị phần đáng kể trên thị trường thế giới. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến, chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô; đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ; mở rộng và đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới, chớp thời cơ thuận lợi tạo ra sự phát triển đột biến, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách kinh tế nước ta và các nước trong khu vực”.

(Bộ Công Thương, 2005)

Với những mục tiêu đó Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các doanh nghiệp cần hiểu và nắm vững các quan điểm chủ đạo sau:

- Tích cực thực hiện chủ trương khuyến khích xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ nhằm góp phần tăng trưởng GDP, phát triển sản xuất, thu hút lao động phù hợp các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới và các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

- Gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước theo hướng: phát triển thị trường trong nước để tạo nguồn hàng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu để kích thích sản xuất và thị trường trong nước; mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu đi đôi với việc mở rộng và đẩy mạnh khai thác thị trường trong nước để hỗ trợ, giảm rủi ro cho xuất khẩu khi thị trường thế giới biến động.

- Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế và đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, từng bước tạo ra các sản phẩm có thương hiệu đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới.

- Phát triển nhập khẩu theo hướng tập trung nguồn lực cho phát triển đầu tư và sản xuất; kiềm chế mức nhập siêu hợp lý chủ yếu bằng các giải pháp tăng kim ngạch xuất khẩu, không để ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế.

2. Định hướng lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến hết năm 2010, tầm nhìn tới 2020

2.1 Về mặt hàng xuất khẩu

Định hướng phát triển mặt hàng xuất khẩu được phê duyệt trong Đề án chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 của Bộ Công Thương với những nội dung chủ yếu sau:

- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,5%/năm và đến năm 2010 đạt khoảng 72,5 tỷ USD.Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015 được xây dựng trên 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, các chỉ tiêu chủ yếu trong giai đoạn này là GDP bình quân 5 năm tăng 7-8%/năm, tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu bình quân 12%/năm, tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước bình quân đạt 22-23,5% GDP, tỷ trọng đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 khoảng 40-41% GDP.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí