Một Số Giải Pháp Cho Sự Lựa Chọn Sản Phẩm Và Thị Trường Xuất Khẩu Của Việt Nam

Việt Nam được đối xử bình đẳng với hàng hóa của các nước khác khi EU điều tra và thi hành các biện pháp chống bán phá giá, đồng thời chuẩn bị điều kiện gia tăng cạnh tranh trong việc thâm nhập thị trường này do hiện nay đã được dỡ bỏ hạn ngạch, phấn đấu duy trì tỷ trọng 15% xuất khẩu vào thị trường này (tương đương

9.5 tỷ USD).

Các nước Đông Âu và SNG, nhất là là Liên Bang Nga là các thị trường có nhiều tiềm năng đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong thời gian tới, cần tăng cường khả năng hợp tác và khôi phục mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào các thị trường này. Tuy nhiên, các thị trường này cũng yêu cầu hàng hóa có sức cạnh tranh cao và vận hành theo cơ chế thị trường với đặc thù của giai đoạn chuyển đổi. Theo hướng đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thị trường này.

Trọng tâm về hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường này sẽ là cao su, chè, thực phẩm chế biến, rau quả, sản phẩm tiêu dùng, dệt may, giày dép và thủ công mỹ nghệ.

Khu vực Châu Mỹ

Trọng tâm tại khu vực này là thị trường Hoa Kỳ. Đây là nước nhập khẩu lớn hàng đầu thế giới với nhu cầu hàng hóa rất đa dạng, năm những đỉnh cao về khoa học – công nghệ. Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của ta, đồng thời thúc đẩy cho các nước đầu tư vào Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Trong những năm tới đây, Hoa Kỳ sẽ vẫn là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của nước ta. Phấn đấu đưa tỷ trọng xuất khẩu vào thị trường này đạt 25% tổng kim ngạch xuất khẩu, tức là xấp xỉ 16 tỷ USD vào năm 2010.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Hoa Kỳ sẽ là dệt may, giày dép, sản phẩm nhựa, sản phẩm cơ khí – điện, sản phẩm gỗ, thủ công mỹ nghệ, hải sản, cà phê, hạt tiêu, nhân điều, chè, gia vị, rau quả và thực phẩm chế biến.

Một số thị trường tiềm năng khác:

Châu Đại Dương: trọng tâm tại khu vực Châu Đại Dương là Australia và New Zealand. Quan hệ thương mại của Việt Nam với hai thị trường này phát triển khá tốt trong những năm gần đây, điều đó chứng tỏ tiềm năng của thị trường này là

không nhỏ, tuy nhiên mức khai thác vẫn còn thấp. Do đó, trong thời gian tới, cần kiên trì tìm kiếm, tạo lập và củng cố quan hệ bạn hàng. Hàng hóa chủ yếu xuất khẩu vào khu vực này sẽ là dầu thô, dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí điện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Trung Cận Đông, Nam Á, Châu Phi và Mỹ Latinh

Hàng hóa của Việt Nam hiện đã xuất hiện trên các thị trường này nhưng chủ yếu là qua thương nhân nước thứ ba, kim ngạch do ta xuất trực tiếp còn khá nhỏ bé.

Lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 12

Tại khu vực Nam Á, thị trường trọng điểm sẽ là Ấn Độ. Với dân số gần 1 tỷ người, có quan hệ hữu nghị đặc biệt với Việt Nam, Ấn Độ luôn là một đối tác quan trọng. Tuy nhiên, do hàng rào bảo hộ dày đặc của nước bạn nên trong những năm gần đây xuất khẩu của ta vào thị trường này giảm. Trong thời gian tới, cần cố gắng thâm nhập tốt hơn vào thị trường này bằng các biện pháp gắn nhập khẩu với xuất khẩu , yêu cầu bạn mua lại hàng của ta khi ta có nhu cầu mua hàng của bạn (ta thường nhập khẩu tân dược, thuốc trừ sâu, nguyên liệu, một số chủng loại máy móc và thiết bị từ thị trường này.

Tại khu vực Trung Đông, thị trường trọng điểm sẽ là Đubai (Các tiểu vương quốc Ả – rập thống nhất) và I – rắc. Là cửa ngõ của khu vực Trung Cận Đông và là địa điểm trung chuyển hàng hóa của Xi-ri, A – rập Xê – út, Châu Phi, Châu Âu, Đubai có vai trò rất quan trọng. Các công ty của Đubai nói chung làm ăn khá nghiêm chỉnh, môi trường kinh doanh tự do do đó trong thời gian tới các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng thâm nhập vào thị trường này, lấy đây làm bàn đạp đi vào các nước lân cận. Hàng hóa chủ yếu là điện tử, hạt tiêu, giày dép, dệt may, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm nhựa.

I – rắc cũng là một thị trường đầy tiềm năng nhưng việc buôn bán với nước này trong thời gian qua có những đặc thù riêng do phải tuân thủ chắc chẽ các quy định của Ủy ban cấm vận Liên Hợp Quốc. Sau thời kì chiến tranh, đến giai đoạn tái thiết ta cần tranh thủ thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Tại khu vực Châu Phi và châu Mỹ Latinh, thị trường trọng điểm sẽ là Nam Phi và Braxin bởi đây là những thị trường có sức tiêu thụ khá. Các doanh nghiệp cần tăng cường khảo sát tìm hiểu thị trường này.

Thị trường Châu Philà thị trường đầy tiềm năng và hết sức mới mẻ. Trong những năm gần đây, kinh tế Châu Phi có mức tăng trưởng khá cao, đạt mức bình quân 6%/năm. (Tổng cục hải quan, 2009). Chính điều này đã và đang hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh việc kinh doanh, trao đổi thương mại với thị trường Châu Phi. Xác định đây là tiềm năng và là nơi vươn tới của các doanh nghiệp Việt Nam, trong thời gian tới chúng ta cần tích cực thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với thị trường này, đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng vào các nước trong khu vực có nhu cầu cao như nông sản, gạo, thực phẩm, hàng dân dụng…

Các mặt hàng xuất khẩu chính sang Châu Phi và Mỹ Latinh bao gồm gạo, sản phẩm dệt may, cà phê, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, giày dép, hàng hải sản, hạt tiêu, săm lốp các loại. Kim ngạch các mặt hàng này sang Châu Phi đã tăng đáng kể trong những năm vừa qua, tuy nhiên cơ cấu mặt hàng chưa có nhiều thay đổi, do đó nhu cầu đặt ra là phải đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu để tiếp tục duy trì tốc độ xuất khẩu sang khu vực Châu Phi mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Tóm lại, trong thời gian tới, trong chiến lược lựa chọn thị trường xuất khẩu, Việt Nam vẫn tiếp tục quán triệt phương châm đa phương hóa và đa dạng hóa thị trường. Bên cạnh việc củng cố và tăng cường chỗ đứng tại các thị trường chủ lực như châu Á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yếu là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) thì cần tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.‌

II. Một số giải pháp cho sự lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu của Việt Nam

1. Những kiến nghị đối với nhà nước

1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách

Việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu có được hiệu quả hay không, có thể phát huy được tối đa lợi thế của đất nước hay không phụ thuộc rất nhiều vào

cơ chế chính sách của nhà nước. Rõ ràng, một cơ chế chính sách thông thoáng, minh bạch sẽ tạo điều kiện để việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu diễn ra trôi chảy hơn. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho việc thực hiện thành công việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu, cần hoàn thiện môi trường pháp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách xuất – nhập khẩu cho phù hợp với điều kiện thực tế theo các hướng:

- Hoàn thiện chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa theo xu hướng tự do hóa thương mại, xóa bỏ dần những cản trở đối với hoạt động ngoại thương, tạo mọi điều kiện cho xuất khẩu, đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hành chính, chính sách quản lý phải rõ ràng, minh bạch, công khai để các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp thực hiện đúng.

- Nhà nước cần tăng cường quản lý các hoạt động ngoại thương thông qua hệ thống pháp luật và văn bản pháp quy, rà soát lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định không còn phù hợp hoặc chưa được rõ, trước hết là Luật Thương Mại, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước, mở rộng phạm vi điều chỉnh sao cho phù hợp với các quy định của WTO, tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển.

- Ban hành các văn bản pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ kinh tế mới phát sinh trên phương diện quốc tế và quốc gia như văn bản pháp luật về tối huệ quốc(MFN) và Đối xử quốc gia (NT), Luật cạnh tranh và chống độc quyền, Luật chống bán phá giá và Chống trợ cấp, Luật Phòng vệ khẩn cấp, Luật Chống chuyển giá - một chính sách quan trọng để thu hút vốn đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia. Điều chỉnh hoặc ban hành mới các quy định dưới luật để xử lý linh hoạt các mảng kinh doanh ngày càng quan trọng nhưng chưa có đủ khung pháp lý.

- Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn hàng hóa – dịch vụ xuất khẩu cho phù hợp với đòi hỏi của thị trường, nâng dần sức cạnh tranh.

- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại theo hướng xóa bỏ các thủ tục phiền hà, phấn đấu ổn định môi trường pháp lý để tạo tâm lý tin tưởng cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu

dài. Phấn đấu làm cho chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập khẩu có định hướng nhất quán để không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính toán hiệu quả kinh doanh.

- Điều hành lãi suất, tỷ giá hối đoái một cách linh hoạt căn cứ vào từng điều kiện, thời gian khác nhau. Bởi lẽ tỷ giá hối đoái thay đổi có ảnh hướng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ có thể sẽ làm cho hàng xuất khẩu rẻ hơn, dễ thâm nhập vào thị trường nước ngoài hơn, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng tới việc nhập khẩu các thiết bị đầu vào phục vụ cho xuất khẩu.

1.2. Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho xuất khẩu bao gồm cung cấp thông tin, kết quả xử lý và phân tích thông tin và các loại hình dịch vụ khác

Trong việc lựa chọn sản phẩm nào, thị trường nào sao cho phát huy tối đa lợi thế của đất nước, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất thì thông tin là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu là một trong những chức năng quan trọng của nhà nước. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần tăng cường mạnh mẽ công tác thu thập và phổ biến thông tin về thị trường nước ngoài, từ tình hình chung cho tới các cơ chế chính sách của nhà nước, dự báo các chiều hướng cung, cầu hàng hóa và dịch vụ…để thông tin đến với mọi doanh nghiệp quan tâm theo con đường ngắn nhất, tiết kiệm nhất. Bộ Công Thương cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và trang chủ (web) của bộ, tăng cường phát hành các tài liệu theo chuyên đề.

Tuy nhiên, hiện nay, việc “cung cấp đầy đủ thông tin” chưa hoàn toàn có thể đáp ứng cho các quyết định lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu mà quan trọng hơn, đó là “kết quả xử lý và phân tích thông tin”. Chính vì vậy, trong thời gian tới, nhà nước cần có các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển loại hình dịch vụ này, cụ thể là phân tích thị trường và tư vấn doanh nghiệp. Nắm bắt được kết quả xử lý và phân tích thông tin sẽ là chìa khóa vô cùng quan trọng để việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu hiệu quả. Ngoài ra, nhà nước cần mở cửa thị trường cho các công ty cung ứng dịch vụ ở cả nước ngoài để nhanh chóng phát triển loại hình dịch vụ này.

Thực tế là trong hoàn cảnh hiện nay, dịch vụ phân tích thị trường và tư vấn doanh nghiệp ở Việt Nam còn chưa thực sự phát triển. Chính vì vậy, bên cạnh việc đầu tư phát triển dịch vụ này thì nhà nước cần có các chính sách khuyến khích các loại hình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu khác như dịch vụ giao nhận và thông quan, phân tích tài chính bao gồm cả phân tích rủi ro về tỷ giá, dịch vụ pháp lý…Đây cũng là những loại hình dịch vụ hỗ trợ rất hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu.

1.3. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế

Trong xu thế vận động của thế giới với những biến chuyển vô cùng to lớn và mạnh mẽ trong thời đại ngày nay, việc chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc lựa chọn sản phẩm và thị trường xuất khẩu. Nền kinh tế đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng chiến lược về sản phẩm và thị trường phù hợp với lộ trình trình hội nhập, tận dụng được mọi lợi thế từ đó mạng lại hiệu quả lựa chọn cao nhất. Chính vì vậy, để có hướng đi đúng đắn cho việc lựa chọn sản phẩm và thị trường, cần đẩy mạnh công tác hội nhập, đồng thời không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy đàm phán song phương và đa phương nhằm tạo hành lang pháp lý và mở cửa thị trường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Nghiên cứu, thống kê các rào cản thương mại quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục rào cản của nước ngoài, xây dựng các phương án đối phó và kịp thời xử lý các tranh chấp thương mại phát sinh đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần tận dụng các thể chế ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và kém phát triển trong đàm phán song phương và đa phương, cùng các nước đang phát triển đấu tranh cho lợi ích của các nước nghèo. Nắm bắt và tận dụng xu thế “khu vực hóa” để bắt tay với từng thị trường (hoặc khu vực thị trường) riêng lẻ, vừa tạo thị trường xuất khẩu ổn định, vừa làm quen dần với hội nhập kinh tế toàn cầu (WTO).

Nhà nước cần tăng cường phổ biến kiến thức cho xã hội về hội nhập, các doanh nghiệp chủ động tích cực tìm hiểu để tận dụng những thuận lợi mới do quá

trình hội nhập đem lại đồng thời ứng phó thắng lợi với những thách thức nảy sinh, nhanh chóng áp dụng và khai thác triệt để mọi phương thức kinh doanh đối ngoại, sử dụng hệ thống tín dụng quốc tế, tham gia các sở giao dịch quốc tế, hoàn chỉnh các thể chế và tổ chức xúc tiến xuất khẩu, xây dựng và nâng cao chất lượng của các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài.

1.4. Hoàn thiện và đổi mới các chính sách đầu tư khuyến khích xuất khẩu

Thực tế cho thấy rằng, muốn lựa chọn được những mặt hàng xuất khẩu và tìm kiếm thị trường sao cho đạt hiệu quả cao nhất thì nhất thiết phải có “đầu tư” hợp lý và đúng mức. Và muốn có “đầu tư” tốt thì chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư của nhà nước phải luôn luôn được hoàn thiện và đổi mới. Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành rất nhiều chế độ, chính sách để khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trong nước và nước ngoài, kết hợp với sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, những chế độ và chính sách này đã phát huy tác dụng rất tích cực trong việc tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng cao và xúc tiến xuất khẩu được vào các thị trường mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chính sách đầu tư được tiến hành cụ thể trên nhiều phương diện, bao gồm đầu tư về vốn, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, đổi mới công nghệ…

1.4.1. Khuyến khích đầu tư về vốn:

Huy động và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả là một biện pháp quan trọng trong việc lựa chọn và phát triển các mặt hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, nhà nước cần có những chính sách phù hợp và đúng mức đối với hình thức đầu tư này.

Về cơ bản, nguồn vốn đầu tư được huy động từ hai nguồn chính: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

- Nguồn vốn trong nước: nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước, một giải pháp có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay là đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp. Đó là việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần bằng cách bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cho công chúng và công nhân viên trong công ty để huy động nguồn vốn trong công chúng. Để đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp, cần thực hiện các biện pháp nhằm giải

quyết vướng mắc làm chậm tiến trình này như những bất cập trong việc đánh giá lại tài sản doanh nghiệp, trong các chính sách đối với đối tượng mua cổ phần…

- Nguồn vốn nước ngoài: Nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cần:

+ Bổ sung một số điều khoản ưu đãi vào lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các cây nông nghiệp như lúa, rau quả, cây công nghiệp ở luật đầu tư nhằm tạo sự thông thoáng hơn nữa nhằm tăng vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp.

+ Đưa ra thêm các điều kiện ưu đãi, tạo các khu vực thuận lợi về cơ sở hạ tầng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào những mặt hàng xuất khẩu chủ lực có hàm lượng vốn và công nghệ cao. Đối với các mặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp, cần thành lập một số khu vực dạng khu chế xuất hoặc khu công nghiệp tập trung để gieo trồng, chế biến ở Việt Nam.

+ Đầu tư một cách đồng bộ từ khâu bắt đầu sản xuất đến khi có sản phẩm xuất khẩu (gồm cả bao bì, bao gói, kho, phương tiện vận tải).

1.4.2. Cải thiện môi trường đầu tư :

Theo các quy định hiện hành (Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước sửa đổi và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan), vẫn tồn tại một số bất bình đẳng giữa hai khối trong nước và khối FDI. Để khắc phục tình trạng này, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách đầu tư theo hướng tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp. Tích cực, chủ động điều chỉnh Luật Đầu tư nước ngoài theo quy định của WTO về TRIMS, giảm dần, tiến tới xoá bỏ sự phân biệt về chính sách giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Duy trì môi trường đầu tư ổn định để tạo tâm lý tin tưởng cho các nhà đầu tư. Phát triển hợp lý các khu chế xuất, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài gia tăng xuất khẩu. Mở rộng thị trường để lôi kéo các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư ở nước ta, xuất sang thị trường có dung lượng lớn. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa sự hấp dẫn của các khu này, cần nghiêm túc triển khai cơ chế "thủ tục và dịch vụ một cửa" cho một số khu chế xuất và khu công nghiệp như Chính phủ đã quy định.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022