Tổng Hợp Đo Lường Các Biến Số Và Nguồn Dữ Liệu


ánh đặc điểm của DN (iii) 𝑇𝑝 nhóm biến phản ánh đặc điểm cấp tỉnh (iv) 𝑁𝑠 biến phản ánh đặc điểm cấp ngành.

(1) 𝑳𝒊 Biến phản ánh liên kết

Trong nghiên cứu này, 𝐿𝑖 là tập hợp các biến phản ánh DNNVV có hay không liên kết với DN FDI. Do vậy, các biến này là các biến nhị phân, được xác định cụ thể như sau:

Liên kết xuôi (forFDI): nhận giá trị bằng 1 nếu DN có sử dụng đầu vào được cung cấp bởi DN FDI, nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Liên kết ngược (backFDI): nhận giá trị bằng 1 nếu DN cung cấp đầu vào cho các DN FDI, nhận giá trị bằng 0 nếu ngược lại.

Liên kết dọc (FDIlink): nhận giá trị bằng 1 nếu DN có sử dụng đầu vào được cung cấp bởi DN FDI và/hoặc cung cấp đầu vào cho DN FDI, nhận giá trị bằng 0 nếu không thực hiện bất kỳ hoạt động kết nối nào với các DN FDI.

Đồng thời, để tránh vấn đề nội sinh, nhóm biến phản ánh liên kết được sử dụng với giá trị trễ 1 kỳ. Việc sử dụng giá trị trễ cũng phù hợp với lý thuyết và thực tiễn khi quan điểm của các học giả và tổ chức hiện nay là tham gia liên kết với DN FDI giúp các DNNVV gián tiếp tích hợp với các chuỗi cung ứng toàn cầutrước khi DN có thể trực tiếp tham gia các hoạt động nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra với các đối tác nước ngoài trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các liên kết mang lại cơ hội được học hỏi (learning-by-linking) từ các đối tác có yếu tố ngoại và được lan tỏa về mặt tri thức, công nghệ, kỹ năng quản lý, giúp DN có thể nâng cao năng lực cạnh tranh và từ đó đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (ví dụ Mathews, 1999; WB, 2017; Lopez-Gonzalez, 2017).

(2) 𝑿𝒊 Biến phản ánh đặc điểm của DN

Với nhóm biến phản ánh đặc điểm của DN, NCS lựa chọn các biến bao gồm

(i) độ tuổi của DN, (ii) quy mô lao động, (iii) mức trang bị vốn, (iv) năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP), (v) tỷ lệ nợ, (vi) hình thức sở hữu (vii) hoạt động đổi mới sản phẩm, và (viii) DN đặt cơ sở sản suất ở khu công nghiệp. Cụ thể cách thức đo lường các biến đặc điểm DN được trình bày ở bảng 4.1

Dựa theo nghiên cứu của các nghiên cứu trước như Tucci (2005), Dollar và cộng sự (2016), các biến quy mô lao động và mức độ trang bị vốn và năng suất các nhân tố tổng hợp TFP được sử dụng ở dạng logarith và được sử dụng giá trị trễ 1 năm để tránh vấn đề nội sinh giữa các biến. Việc đưa giá trị trễ cũng phù hợp với cơ sở lý


thuyết thương mại “Mới” Mới của Melitz (2003) và Helpman và cộng sự (2004) bởi DN cần phải tích tụ năng lực, có được năng suất đạt một mức nhất định nào đó mới có thể tham gia thị trường thế giới.

Về khả năng tiếp cận tài chính, tác giả dựa theo quan điểm của một số nghiên cứu như Berman and Hericourt (2010) hay Tổng cục Thống kê (2020) khi sử dụng tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn để đại diện cho khả năng tiếp cận tài chính bên ngoài của DN.

Về hình thức sở hữu, NCS sử dụng biến phản ánh loại hình DN. Theo Urata và Beak (2020), sở hữu nhà nước có ảnh hưởng tới tính năng động của DN cũng như hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN. Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến Stateowned để phản ánh ảnh hưởng của nguồn vốn nhà nước tới hoạt động tham gia chuỗi cung ứng. Đây là biến nhị phân, nhận giá trị bằng 1 nếu DN thuộc sở hữu nhà nước, và bằng 0 nếu ngược lại.

Biến đại diện cho hoạt động đổi mới của DN được sử dụng phản ánh hoạt động đổi mới, mở rộng danh mục sản phẩm của DN. Việc lựa chọn biến này dựa trên quan điểm của một số nghiên cứu như WB (2017) và OECD (2015) khi cho rằng giới thiệu sản phẩm mới là một chỉ số quan trọng phản ánh những nỗ lực sáng tạo của DN.

Về vị trí hoạt động của doanh nghiệp, theo Taglioni và Winkler (2016), các khu công nghiệp, khu chế xuất cũng có tác động tới khả năng tham gia chuỗi của DN. Trong nghiên cứu này, để đại diện cho cơ sở hạ tầng mà DN có thể tiếp cận và sử dụng, NCS sử dụng biến IZ- phản ánh việc DN có hay không đặt cơ sở sản xuất ở khu công nghiệp.

(3) Biến phản ánh đặc điểm cấp tỉnh

Về các đặc điểm cấp tỉnh, trong nghiên cứu này, với nguồn dữ liệu tiếp cận được, NCS chọn hai biến đại diện là (i) chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI và

(ii) tỷ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo của mỗi tỉnh/thành phố. Chỉ số PCI được xây dựng từ cuộc điều tra khảo sát ý kiến DN hàng năm của VCCI và USAID, qua đó cung cấp thông tin về môi trường thể chế cấp tỉnh tại 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Đây là một nguồn dữ liệu đáng tin cậy và có thể dùng làm thước đo để đại diện cho chất lượng môi trường thể chế, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của DN nói chung và hoạt động tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nói riêng.

Trong nghiên cứu của Dollar và cộng sự (2016), các tác giả sử cho rằng chất lượng lao động của các tỉnh thành phố có ảnh hưởng tới khả năng DN tham gia chuỗi


cung ứng toàn cầu, được đại diện bởi mức tiền lương của mỗi tỉnh, thành phố. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng thông tin được cung cấp tại trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê về tỷ lệ lao động qua đào tạo để phản ánh chất lượng lao động mà DN có thể tiếp cận.

(4) Biến phản ánh đặc điểm cấp ngành

Về biến đại diện cho đặc điểm cấp ngành, NCS sử dụng thước đo là chỉ số Herfindahn- Hirschman Index (HHI)- chỉ số phản ánh mức độ tập trung của ngành cấp độ 2 chữ số theo VSIC 2007.

Chỉ số HHI được tính như sau:

𝑖=1

𝑆

𝑖

𝐻𝐻𝐼 = ∑𝑛 2 (4.2)

Trong đó 𝑆𝑖 là thị phần của DN i trong ngành, n là tổng số DN trong ngành.

Với các yếu tố không quan sát được, trong nghiên cứu này, tác giả đã kiểm soát tác động cố định theo năm (𝑡), theo tỉnh/thành phố (𝜂𝑝) và theo ngành (𝜇𝑠).

113


Bảng 4.1: Tổng hợp đo lường các biến số và nguồn dữ liệu


Ký hiệu

Giải thích

Cách đo lường

Nguồn dữ liệu

Biến phụ thuộc





TGC


Phản ánh hoạt đông tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN

TGCi = 0 nếu DN chỉ sử dụng đầu vào trong nước và chỉ sản xuất phục vụ thị trường trong nước (D2P)

TGCi=1 nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng đầu vào trong nước để xuất khẩu (D2E); TGCi =2 nếu DN nhập khẩu đầu vào và chỉ sản xuất phục vụ thị trường trong nước (I2P);

TGCi = 3 nếu DN vừa nhập khẩu đầu vào vừa xuất khẩu đầu ra (I2E).


Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1Am)

Biến độc lập




Nhóm biến biểu thị liên kết giữa DNNVV và DN FDI

forFDI

Liên kết xuôi

Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu DN có nhà cung cấp là DN FDI, và bằng 0 nếu

ngược lại.

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1Am)

backFDI

Liên kết ngược

Biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu DN có khách hàng là DN FDI, và bằng 0 nếu ngược

lại.

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1Am)

FDIlink

Liên kết dọc

Biến giả nhận giá trị bằng 1 nếu DN có khách hàng hoặc nhà cung cấp là DN FDI,

và nhận giá trị 0 nếu ngược lại.

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1Am)

Nhóm biến phản ánh đặc trưng doanh nghiệp

firmage

Độ tuổi DN

Số năm hoạt động của doanh nghiệp

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1A)

Lnlabor

Quy mô lao động

Logarith tổng số lao động của doanh nghiệp

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1A)

Kintensity

Mức độ trang bị vốn

Logarith mức độ trang bị tài sản cố định trên một lao động

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1A)

Debtratio

Tỷ lệ nợ

Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của DN

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1A)

lnTFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp

Logarithm của TFP, tính theo phương pháp Levinsohn và Petrin (2003).

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1A)

Stateowned

Sở hữu nhà nước

Biến giá, nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp là DNNN và nhận giá trị 0 nếu ngược lại.


Iz

DN đặt cơ sở sản xuất tại

khu công nghiệp

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu DN có cơ sở sản xuất nằm trong khu công nghiệp, nhận

giá trị 0 nếu ngược lại

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1A)

newproduct

Hoạt động đổi mới của

DN

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu DN có theo đuổi chiến lược mở rộng danh mục sản phẩm,

và 0 nếu ngược lại.

Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1Am)

Nhóm biến phản ánh đặc trưng cấp tỉnh

PCI

Chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI và cộng sự điều tra hàng năm

Điều tra năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI và USAID thực

hiện hàng năm

Skilled_labor

Chất lượng lao động cấp

tỉnh

Tỷ lệ lao động trên 15 tuổi qua đào tạo cấp tỉnh

Tổng cục Thống kê

Nhóm biến phản ánh đặc trưng ngành


HHI


Mức độ tập trung ngành

Chỉ số Herfindalh Hirschman Index, phản ánh mức độ tập trung của ngành. Tính toán bằng tổng bình phương thị phần phần của các DN trong cùng ngành cấp độ 2 chữ số theo VSIC 2007.


Điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống Kê (phiếu 1A)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 236 trang tài liệu này.

Liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu của các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam - 16

Nguồn: NCS tổng hợp


4.1.1.2 Phương pháp ước lượng


𝑗𝑖𝑡

Như đã trình bày ở trên, DN có 4 sự lựa chọn về cách thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Theo đó, lợi ích 𝑌của DN i khi thực hiện hình thức TGCi = j

(j= 0,1,2,3) sẽ được biểu diễn như sau:

𝑗𝑖𝑡

𝑌= Vit𝛽 + 𝜀𝑗𝑖𝑡 (4.3)

Trong đó, Vit là tập hợp có các nhân tố ảnh hưởng tới lợi ích của DN, và β là tập hợp các hệ số hồi quy.

jit

Mặc dù lợi ích 𝑌là một biến tiềm ẩn (latent varible), trên thực tế quyết định lựa chọn hình thức sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của DN lại có thể quan sát được. DN sẽ lựa chọn hoạt động mang lại lợi ích cao nhất trong số 4 hoạt động nêu trên. Vì vậy, lựa chọn của DN được biểu diễn như sau:

0 𝑛ế𝑢 𝑌> max(𝑌)

𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = {

0𝑖𝑡

𝑚𝑖𝑡

(4.4)

𝐽 𝑛ế𝑢 𝑌> max(𝑌)

𝑗𝑖𝑡 𝑚𝑖𝑡

Với 𝑚 ≠ 𝑗; 𝑚, 𝑗 = 0,1,2,3 tương ứng với các hình thức D2P, D2E, I2P, I2E nêu trên.


Mô hình hồi quy logit đa thức là một phương pháp ước lượng phù hợp, giúp đánh giá được khả năng DN thực hiện một trong số các hình thức này.

Theo đó, xác suất để DN i lựa chọn mỗi hình thức là:

𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 0) = Pr (𝑌= max(𝑌, … 𝑌) (4.5a)

0𝑖𝑡

0𝑖𝑡

3𝑖𝑡

𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 1) = Pr (𝑌= max(𝑌, … 𝑌) (4.5b)

1𝑖𝑡

0𝑖𝑡

3𝑖𝑡

𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 2) = Pr (𝑌= max(𝑌, … 𝑌) (4.5c)

2𝑖𝑡

0𝑖𝑡

3𝑖𝑡

𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 3) = Pr (𝑌= max(𝑌, … 𝑌) (4.5d)

3𝑖𝑡

0𝑖𝑡

3𝑖𝑡

Một cách tổng quát, theo mô hình hồi quy logit đa thức, xác xuất để DN i thực hiện hình thức j được xác định như sau:

𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 𝑗) = 3

𝑒𝛼𝑗+𝛽𝑗𝐿𝑖+𝛾𝑗𝑋𝑖+𝛿𝑗𝑇𝑝+𝜃𝑗𝑁𝑠

𝑒𝛼𝑘+𝛽𝑘𝐿𝑖+𝛾𝑘𝑋𝑖+𝛿𝑘𝑇𝑝+𝜃𝑘𝑁𝑠

(4.6)

𝑘=0

Trong nghiên cứu này, NCS chọn hình thức TGCi = 0 (không tham gia trực tiếp chuỗi cung ứng toàn cầu) làm hình thức gốc để so sánh, theo đó hệ số hồi quy của hình thức này bằng 0. Hệ số hồi quy ứng với mỗi hình thức còn lại (𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 1,2,3) sẽ cho biết xác suất DN chọn hình thức j hay hình thức 0.


𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡


= 𝑗| 𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡

𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 𝑗)

= 𝑗 ℎ𝑜ặ𝑐 0) =

𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 𝑗) + 𝑃𝑟(𝑇𝐺𝐶𝑖𝑡 = 0)

𝑒𝛼𝑗+𝛽𝑗𝐿𝑖+𝛾𝑗𝑋𝑖+𝛿𝑗𝑇𝑝+𝜃𝑗𝑁𝑠

=

1+𝑒

𝛼𝑗+𝛽𝑗𝐿𝑖+𝛾𝑗𝑋𝑖+𝛿𝑗𝑇𝑝+𝜃𝑗𝑁𝑠 (4.7)

Như vậy nếu hệ số hồi quy của hình thức j nhận giá trị lớn hơn 0, điều đó có nghĩa là DN có xu hướng thực hiện hình thức j hơn so với hình thức 0, tức là DN có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với hình thức j cao hơn so với việc không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngược lại, nếu hệ số hồi quy nhận giá trị nhỏ hơn 0, DN ít có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu với hình thức j.

4.1.2 Số liệu nghiên cứu


4.1.2.1 Thống kê về hình thức chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ

và vừa


Trong chương này, NCS sử dụng số liệu điều tra của TCTK về các DN ngành

chế tạo trong giai đoạn 2012-2018. Thống kê từ bộ số liệu cho thấy, tỷ lệ các DNNVV thuộc nhóm D2P, tức là không tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu mặc dù có xu hướng giảm trong thời kỳ nghiên cứu song vẫn ở mức áp đảo so với tỷ lệ DNNVV tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời, nhóm DN khẩu đầu vào chỉ để sản xuất phục vụ thị trường trong nước luôn chiếm tỉ lệ thấp nhất, chỉ bằng 50-60% so với nhóm DN nhập khẩu đầu vào để sản xuất phục vụ thị trường xuất khẩu.

Bảng 4.2: Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2012-2018

Tần suất (%)

Hình thức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu


2012


2013


2014


2015


2016


2017


2018


Toàn mẫu

D2P- Không tham gia chuỗi (0)

70,61

70,16

60,10

61,15

59,73

59,40

60,40

64,50

D2E – Chỉ xuất khẩu (1)

16,47

15,86

15,80

14,56

14,47

14,00

13,31

15,20

I2P – Chỉ nhập khẩu (2)

4,55

5,11

8,36

8,35

9,23

8,93

8,58

7,05

I2E – Xuất nhập khẩu (3)

8,36

8,88

15,74

15,94

16,57

17,67

17,71

13,25

Nguồn: NCS tính toán từ phần mềm STATA 15

Tỷ lệ các DN sử dụng nguồn đầu vào trong nước để sản xuất phục vụ thị trường xuất khẩu (D2E) cũng có xu hướng giảm qua các năm, trong khi tỷ lệ nhóm nhập khẩu đầu vào để phục vụ thị trường trong nước lẫn xuất khẩu (I2P, I2E) đều có sự gia


tăng rò rệt. Nếu như năm 2012, chỉ 4,55% DN được khảo sát thực hiện nhập khẩu để sản xuất cho thị trường trong nước và 8,36% DN nhập khẩu để phục sản xuất hàng hóa xuất khẩu, thì đến năm 2018, các tỷ lệ này đã tăng lên tương ứng là 8,58% và 17,71%. Mặc dù tỷ lệ DNNVV chưa tham gia chuỗi vẫn chiếm đa số, song sự thay đổi trong tỷ lệ các DNNVV tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu dưới các hình thức D2E, I2P và I2E đã cho thấy xu hướng gắn kết ngày càng chặt chẽ của các DNNVV Việt Nam với thị trường quốc tế ở cả hai chiều xuất khẩu đầu ra và nhập khẩu đầu vào.

4.1.2.2 Thống kê mô tả mẫu hồi quy


Bảng 4.3 trình bày thống kê mô tả mẫu nghiên cứu. Trước hết, với nhóm biến phản ánh liên kết của DN cho thấy, giá trị trung bình của biến liên kết dọc là 0,261. Do biến này là nhị phân, nhận giá trị 0 hoặc 1, nên có thể suy ra, 26,1% số quan sát phản ánh DN có liên kết với DN FDI. Khi xem xét cụ thể về các hình thức liên kết, có thể thấy hầu hết các liên kết giữa DN FDI và DNNVV là các liên kết ngược- DNNVV đóng vai trò là nhà cung cấp đầu vào cho DN FDI, với 25,5% DNNVV tham gia liên kết ngược, trong khi chỉ 1,7% DNNVV có tham gia liên kết xuôi với các DN FDI.

Bảng 4.3: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu


Tên biến

Giá trị trung

bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ

nhất

Giá trị

lớn nhất

Liên kết dọc

0,261

0,439

0,000

1,000

Liên kết ngược

0,255

0,436

0,000

1,000

Liên kết xuôi

0,017

0,130

0,000

1,000

Độ tuổi doanh nghiệp

11,935

5,569

0,000

73,000

Quy mô lao động (log)

3,753

0,894

1,386

5,298

Mức trang bị vốn (log)

4,887

1,426

-2,999

11,126

TFP

8,460

1,483

3,336

13,322

Tỷ lệ nợ

0,584

0,339

0,000

1,864

Doanh nghiệp nhà nước

0,027

0,162

0,000

1,000

Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp

0,269

0,443

0,000

1,000

DN giới thiệu sản phẩm mới

0,378

0,485

0,000

1,000

PCI

60,722

3,257

48,961

70,694

Tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp tỉnh

22,215

9,722

7,100

44,900

HHI (mức độ tập trung ngành)

0,036

0,072

0,006

1,000

Nguồn: NCS tính toán từ phần mềm STATA 15


Về độ tuổi, quy mô lao động và mức độ trang bị vốn, mẫu nghiên cứu phản ánh khoảng giá trị có sự dao động tương đối lớn. Độ tuổi các DN trung bình là gần 12 năm, trong đó DN có số năm hoạt động cao nhất là 73 năm (thành lập năm 1945) và mẫu cũng bao gồm cả những DN vừa mới thành lập. Quy mô lao động (log) cũng dao động từ 1,386 đến 5,298, cho thấy sự chênh lệch về quy mô tương đối lớn giữa các DN trong mẫu. Bên cạnh đó, mức độ trang bị vốn nhỏ nhất là -2,999, điều này không có nghĩa là giá trị âm về mặt tuyệt đối. Sở dĩ có giá trị nhỏ nhất này là do biến số này được tính ở dạng log, giá trị log âm có nghĩa là mức độ trang bị vốn rất thấp, dưới 1 triệu đồng/ lao động.

Tỷ lệ nợ trong mẫu nghiên cứu nằm trong khoảng từ 0 tới 1,864. Điều này cho thấy, có những DN hoàn toàn chỉ sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để hoạt động, song cũng có những DN thậm chí khoản nợ còn vượt quá tổng nguồn vốn, hàm ý bị âm vốn chủ sở hữu- hiện tượng thường gặp nếu chủ sở hữu DN rút vốn ra nhiều hơn so với lượng đóng góp ban đầu.

Giá trị trung bình của biến phản ánh loại hình doanh nghiệp nhà nước cũng chỉ là 0,027, cho thấy chỉ 2,7% số quan sát là các DNNN. Trong khi đó, biến phản ánh vị trí DN ở khu công nghiệp nhận giá trị trung bình là 0,269, đồng nghĩa với việc có 26,9% số quan sát phản ánh DN nằm trong khu công nghiệp. Giá trị trung bình của biến phản ánh hoạt động giới thiệu sản phẩm mới là 0,378, cho thấy 37,8% số quan sát là các DN có thực hiện hoạt động đổi mới thông qua giới thiệu sản phẩm mới.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo cấp tỉnh, thành phố nằm trong khoảng từ 7,1 đến 44,9%, phản ánh sự chênh lệch về trình độ lao động các tỉnh thành trên cả nước. Chỉ số PCI dao động trong khoảng 48,961 đến 70,694 với mức trung bình đạt trên 60- một mức tương đối cao, cho thấy các DN trong mẫu quan sát hầu tập trung phần lớn ở các tỉnh thành có chất lượng quản trị công tương đối tốt. Mức độ tập trung ngành dao động từ rất thấp 0,006 đến 1, với giá trị trung bình 0,036, điều này cho thấy hầu hết các DN trong mẫu nghiên cứu hoạt động trong những ngành nghề có mức độ phân hóa tương đối cao.

Xem tất cả 236 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí