* Thương nghiệp
Trong các thế kỷ X-XV, hệ thống giao thông thủy bộ trên đất nước ta có nhiều tiến bộ, giúp việc giao lưu trao đổi, buôn bán trong nội địa và giữa nước ta với nước ngoài thuận lợi hơn.
Về nội thương: Sử sách cho biết rất ít về tình hình nội thương thời Ngô - Đinh - Tiền Lê. Còn dưới thời Lý - Trần do nhiều sản phẩm thủ công trở thành hàng hoá, đã kích thích thương nghiệp phát triển. Mạng lưới chợ có mặt ở cả nông thôn và thành thị. Chợ được hình thành ở những nơi giao thông thuận tiện, mật độ dân cư cao, trên bến, dưới thuyền, các tụ điểm giao thông. Trong mỗi một vùng nông thôn đều có các chợ họp theo phiên. "Chợ ở thôn xóm hai tháng họp một lần, trăm thứ hàng hoá tụ tập tại đây. Cứ năm dặm thì dựng một cái nhà bốn mặt, đặt chõng để làm nơi họp chợ" [Hà Văn Tấn, 2017, 219].
Tại các chợ nông thôn, hàng hoá chủ yếu là các loại nông lâm thổ sản và sản phẩm thủ công của địa phương. Khu vực thành thị cũng xuất hiện nhiều chợ. Thăng Long thời này đã dần trở thành trung tâm kinh tế của đất nước. Ở đây, ngoài khu vực hoàng thành dành cho vua quan, còn có khu dân cư sinh sống. Trong khu vực dân cư đã có những phố phường chuyên buôn bán hoặc sản xuất một số mặt hàng nhất định. Bấy giờ trong kinh thành Thăng Long đã có những chợ lớn như chợ Hoàng Hoa (phố Ngọc Hà), chợ Bạch Mã (phố Hàng Buồm) bên bờ sông Tô Lịch... Dưới thời Lê sơ, việc lưu thông hàng hoá được mở rộng hơn trước. Nhà nước đã ban hành lệ lập chợ và quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên. Việc buôn bán giữa miền núi và miền xuôi cũng được đẩy mạnh hơn ngay từ thời nhà Lý. Thương nhân người Kinh thường đem muối, đồ sắt lên trao đổi với các tộc người thiểu số ở miền núi để lấy vàng, bạc và các lâm sản.
Trong buôn bán trao đổi, tiền đã được sử dụng phổ biến. Mỗi triều đại đều có đồng tiền riêng sử dụng trong lưu thông. Thời Đinh có tiền Thái Bình hưng bảo, thời Tiền Lê là Thiên Phúc trấn bảo, thời Lý: Thuận Thiên đại bảo, thời Trần: Nguyên Phong thông bảo, thời Hồ: Thông Bảo hội sao, thời Hậu Lê: Thuận Thiên nguyên bảo. Vào năm 1396, nhà Hồ cho phát hành tiền giấy (Thông Bảo hội sao). Ở châu Âu cùng thời gian
này chưa có tiến giấy; nhưng ở Trung Quốc (trước đó) và Việt Nam thời này đã xuất hiện tiền giấy. Tuy vậy, sự kiện phát hành tiền giấy của nhà Hồ chưa phản ánh đúng thực trạng kinh tế lúc đó. Kinh tế hàng hóa nước ta chưa phát triển đến mức đòi hỏi cần phải có tiền giấy. Nhưng do nhu cầu thu hồi tiền đồng để đúc vũ khí và cũng để giải quyết tình trạng tài chính đang gặp khó khăn mà nhà Hồ đã phát hành tiền giấy. Tiền giấy bị thương nhân và dân chúng không chấp nhận lưu thông. Vì thế, tác dụng thật sự của nó đối với kinh tế là không đáng kể. Vì thế, sau kháng chiến chống Minh, nhà Lê quyết định bỏ chế độ tiền giấy thời nhà Hồ, khôi phục lại việc tiêu dùng tiền đồng. Tiền tệ được quy định: cứ 1 quan gồm 10 tiền, 1 tiền gồm 60 đồng.
Bắt đầu từ thời Trần nhà nước phong kiến có quy định thống nhất về đơn vị đo lường một số sản phẩm, hàng hóa. Đến nhà Hậu Lê quy định thống nhất đơn vị đo lường được luật hóa trong bộ Luật Hồng Đức. Nhà nước quy định thống nhất các đơn vị đo diện tích ruộng đất, thóc gạo, vải, giấy... để tiện việc trao đổi và nộp thuế. Việc nhà nước quy định thống nhất đơn vị đo lường một số sản phẩm phần nào cho thấy kinh tế hàng hóa nước ta phát triển hơn trước; những việc làm của nhà Lê có tác dụng tích cực với đời sống kinh tế lúc đó. Các chợ mọc lên ngày càng nhiều và đóng vai trò trung tâm kinh tế ở thị trường địa phương. Đặc biệt ở Thăng Long, các thương nhân từ nhiều nơi đổ về, đua nhau mở hàng quán buôn bán.
Về ngoại thương: Thời Đinh - Ngô - Tiền Lê do thiếu tài liệu nên chúng ta không nắm rõ về tình hình ngoại thương của những giai đoạn này. Tuy vậy, theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 976 đã có thuyền buôn nước ngoài đến dâng sản vật và xin buôn bán trên lãnh thổ nước ta. Sau đó thời Đinh, theo sử sách, chúng ta biết kinh đô Hoa Lư là một thương cảng lớn, có sông Hoàng Long là tuyến giao thông quan trọng thời kỳ này. Đây cũng là thời điểm những cơ sở buôn bán cũ của người Hoa (hình thành từ thời Bắc thuộc) bị chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến làm cho tan vỡ. Dưới thời Lý - Trần, nhà nước chưa có chính sách "ức thương", "bế quan toả cảng" ngặt nghèo, thái độ còn khá thoáng mở đối với kinh tế hàng hoá. Ngoại thương thời
Lý khá phồn thịnh và tự do. Trên đất liền, các chợ biên giới Việt - Trung nhộn nhịp buôn bán qua các Bạc dịch trường1 Hoành Sơn và Vĩnh Bình. Đại Việt còn trao đổi buôn bán với Champa (chủ yếu mua đặc sản trầm hương của nước này), đồng thời có buôn bán đường biển với Trung Quốc
và các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Malaysia, Indonesia) tại Vân Đồn và ở bờ biển Diễn Châu (Nghệ An).
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Tế Giai Đoạn Chế Độ Phong Kiến Xây Dựng Và Phát Triển Thịnh Đạt (Thế Kỷ X Đến Cuối Xv)
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 8
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 9
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 11
- Lịch sử kinh tế Việt Nam Phần 1 - 12
- Bối Cảnh Lịch Sử Và Chính Sách Kinh Tế
Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.
Vào thời Hậu Lê, việc buôn bán với nước ngoài bị hạn chế. Nhiều thuyền buôn nước ngoài đến xin thông thương bị khước từ. Thương nhân các nước chỉ được đến buôn bán ở thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh) và một số nơi khác như Vạn Minh (Móng Cái), Hội Thống (cửa sông Lam ở Nghệ An), Cần Hải (Cửa Cờn ở Hà Tĩnh), Hội Triều (cửa Triều ở Thanh Hoá)... Nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt các cửa khẩu này đồng thời cấm dân chúng không được tự tiện buôn bán trao đổi với thương nhân ngoại quốc và thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng".
2.2.2.2. Kinh tế giai đoạn chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong (thế kỷ XVI đến năm 1858)
Từ thế kỷ XV, chế độ phong kiến Việt Nam đã chuyển lên chế độ quân chủ tập quyền quan liêu theo mô hình Nho giáo. Chế độ đó sau đỉnh cao thời Lê Thánh Tông (1460-1497) đã lâm vào khủng hoảng từ đầu thế kỷ XVI. Từ thời điểm này đến khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược (1858) là giai đoạn lịch sử khá đặc biệt. Chế độ phong kiến Đại Việt lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong. Đất nước bị chia cắt bởi các thế lực phong kiến. Các cuộc hỗn chiến phong kiến, khởi nghĩa nông dân, chiến tranh xâm lược đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế nước ta. Một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy trong giai đoạn này là trong khi kinh tế nông nghiệp gặp khó khăn, không có điều kiện phát triển thì công thương nghiệp lại có những tiến bộ đáng ghi nhận trong các thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII. Sau đó, từ nửa sau thế kỷ XVIII đến năm 1858, tình hình công thương nghiệp gặp khó khăn, lâm vào suy thoái, khủng hoảng.
1 "Bạc dịch trường" là nơi giao dịch, buôn bán giữa nước ta và Trung Quốc được lập ra, đặt trên đường giao thông vùng biên giới hai nước.
a. Sản xuất nông nghiệp
• Tình hình sở hữu ruộng đất
* Tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài
Về cơ bản, chính sách ruộng đất thời Lê sơ đã bị phá sản từ đầu thế kỷ XVI. Chính sách quân điền không thực hiện được, hiện tượng biến ruộng công thành ruộng tư ngày càng phổ biến. Chiến tranh giữa các thế lực phong kiến khiến nhà nước trung ương suy yếu, không kiểm soát được nông thôn. Nạn chiếm công vi tư, tranh giành ruộng đất diễn ra tràn lan. Luật pháp nhà nước cũng không ngăn cản nổi sự phát triển tự phát của tư hữu hóa ruộng đất. Ruộng đất công bị thu hẹp dần khiến chế độ lộc điền cũng không thể thực hiện được đầy đủ. Trong thời kỳ chiến tranh Nam - Bắc triều, nhà Mạc và nhà Lê Trung hưng chỉ thực hiện việc cấp ruộng đất cho binh lính với số lượng hạn chế. Sau khi đánh bại nhà Mạc, nhà Lê cũng không thể thực hiện được chính sách quân điền và lộc điền.
Thời kỳ này ruộng đất tư phát triển mạnh hơn trước. Mặc dù, trên danh nghĩa, nhà nước cấm biến ruộng công thành ruộng tư; nhưng trên thực tế điều đó vẫn diễn ra. Diện tích ruộng tư tăng lên do nhiều nguyên nhân. Một bộ phận ruộng công bị lấn chiếm, một bộ phận không nhỏ ruộng thế nghiệp của các công thần trước đây cũng biến thành ruộng tư. Bộ phận ruộng đất mới khai hoang, dân không báo với chính quyền cũng là một phần đáng kể làm diện tích ruộng tư tăng lên. Trước tình hình đó, nhà nước từng bước phải chấp nhận thực tế. Năm 1501, nhà vua phải xuống chiếu cho phép những người khai phá ruộng đất hoang được truyền lại cho con cháu, gọi là ruộng Chiếm xạ. Đây chưa phải là ruộng tư nhưng là loại hình quá độ sang sở hữu tư nhân. Đối với ruộng công bỏ hoang, nhà nước cũng khuyến khích canh tác bằng việc thừa nhận loại hình ruộng Thông cáo. Hai loại ruộng này vẫn chịu mức thuế giống như loại ruộng công.
Trong quá trình tư hữu hóa, hiện tượng tích tụ ruộng đất, tài sản cũng diễn ra. Đã xuất hiện những người có hàng trăm, hàng ngàn mẫu ruộng. Sách Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn cho biết có những người: "vàng bạc, tiền thóc kể có ức vạn, đất nhiều, ruộng tốt khắp một địa phương".
Quá trình tập trung ruộng đất dẫn tới sự ra đời các trang trại phong kiến tư nhân. Đến cuối thế kỷ XVII, đầu XVIII, nhà nước thời chúa Trịnh đã khôi phục lại chế độ quân điền thời Lê sơ; năm 1711, luật quân điền mới được ban hành. Nhưng ruộng đất công không còn bao nhiêu, nên quân điền chủ yếu để cấp ruộng đất cho binh lính. Cũng trong năm này, chúa Trịnh ban lệnh cấm lập trang trại, nếu ai lập rồi thì tự triệt phá đi. Với lệnh này, nhà nước muốn hạn chế quá trình tư hữu hóa ruộng đất và giành lại dân đinh trốn thuế thân trong tay tư nhân. Năm 1722, Trịnh Cương cho ban hành luật thuế mới, tất cả các loại ruộng đất được gộp lại thành hai loại ruộng đóng thuế - ruộng công và ruộng tư. Mặc dù thuế ruộng tư chỉ bằng 1/3 thuế ruộng công nhưng với số lượng lớn nó đã đem lại cho nhà nước phong kiến nguồn thu đáng kể.
Như vậy, với việc đưa ruộng tư vào biểu thuế, nhà nước đã thừa nhận về pháp lý sự tồn tại của loại ruộng đất này. Ruộng đất tư tăng lên có tác dụng kích thích sự phát triển của nông nghiệp ở Đàng Ngoài.
* Tình hình ruộng đất ở Đàng Trong
Ngay từ các thế kỷ XI-XV, đã có nhiều lớp cư dân miền Bắc vào Đàng Trong sinh cơ lập nghiệp. Quá trình di dân, khẩn hoang lập làng được đẩy mạnh từ sau khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. Phần đất từ Tuy Hoà trở ra tuy do các triều Lý, Trần, Lê mở cõi; nhưng dưới thời các chúa Nguyễn vẫn còn hoang vắng, dân cư thưa thớt. Các chúa Nguyễn đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh việc khai khoang, lập đồn điền và các làng xóm mới bằng lực lượng nông dân và tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn.
Vùng Thuận Quảng, trong thế kỷ XVI còn hoang vắng lạc hậu, mới có 7.100 mẫu ruộng; nhưng đến năm 1775, số ruộng đất đã tăng lên
265.507 mẫu. Sang thế kỷ XVII, vùng này càng được mở rộng về phía Nam, đến đồng bằng sông Cửu Long một cách nhanh chóng, đồng thời với việc khai khẩn vùng đất Nam Trung Bộ. Năm 1653, Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đã mở rộng bờ cõi đến sông Phan Rang, lập dinh Thái Khương (tỉnh Khánh Hòa). Phần còn lại của Champa cũng được sáp nhập vào Đàng Trong năm 1693, thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1723). Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý, thành lập
dinh Phiên Trấn, Trấn Biên. Đến giữa thế kỷ XVIII, toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Nam Bộ hiện nay) đã trở thành một bộ phận của Đàng Trong, đặt dưới quyền quản lý của chính quyền chúa Nguyễn. Cũng từ thế kỷ XVII, chính quyền chúa Nguyễn đã khai phá và thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên biển Đông [Phan Huy Lê, 2018, 41].
Do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử khác nhau nên giữa các vùng đất của Đàng Trong có sự khác biệt đáng kể về tình hình sở hữu ruộng đất. Vùng Thuận Quảng (Trung Bộ hiện nay) là nơi địa hình nhỏ hẹp nên cơ cấu tổ chức xóm làng có nhiều nét giống với Đàng Ngoài. Vùng này, ruộng đất công làng xã tồn tại khá phổ biến và có một bộ phận đáng kể ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước. Các chúa Nguyễn gọi loại ruộng đất này là "quan đồn điền", "quan điền trang" và coi đây là tài sản riêng của mình. Khi mở rộng lãnh thổ về phía Nam, các chúa Nguyễn đã có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với việc khai phá đất hoang. Năm 1669, chúa Nguyễn ban hành chính sách cho phép ai khai khẩn được đất hoang thì được biến thành ruộng đất tư nhân, gọi là "bản bức tư điền". Chính sách này đã có tác dụng tích cực trong việc mở mang bờ cõi về phía Nam. Đến thế kỷ XVII-XVIII, ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện hiện tượng tích tụ ruộng đất với quy mô lớn. Theo Lê Quý Đôn, những địa chủ giàu có ở Đồng Nai, Gia Định có đến 50-60 điền nô, 300-400 trâu bò, cày bừa cấy gặt không lúc nào rảnh việc [Dẫn theo Nguyễn Quang Ngọc, 2000]. Có nét độc đáo nhất của đất Nam Bộ là ngay từ đầu và trong suốt 300 năm sau đều thuộc quyền tư hữu của nông dân hay điền chủ chứ chưa bao giờ thuộc quyền sở hữu tập trung của nhà vua như miền Bắc, miền Trung, mặc dù trên danh nghĩa quy định thì đất đai vẫn là tài sản của vua.
Việc khai khẩn đất đai ở châu thổ Nam Bộ thời các chúa Nguyễn được tiến hành từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII. Từ thế kỷ XVI đến năm 1698, việc khai khẩn đất đai do từng nhóm nhỏ di dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung lẻ tẻ đi vào theo đường biển và đường bộ. Lực lượng này chỉ dừng lại khai khẩn những vùng đất cao ven sông, nơi có nước ngọt hay ở những vùng giáp ranh giữa nước ngọt và nước mặn.
Trong thế kỷ XVIII, phương thức di dân khai khẩn đất đai theo từng nhóm nhỏ lẻ vẫn tiếp tục, nhưng có thêm hai phương thức mới: Một là, việc khai hoang lập đồn điền của binh lính, quan lại và những người giàu có chiêu mộ dân Đàng Trong lập nên những điền sản lớn, là những đồn điền dân sự hay quân sự; Hai là, khai hoang do các đoàn quân tướng người Hoa, nguyên là quan lại nhà Minh không chịu khuất phục nhà Mãn Thanh, bỏ chạy sang Việt Nam xin tỵ nạn làm ăn. Lực lượng này, thời gian đầu khai khẩn đất hoang phát triển nghề nông để sinh tồn. Nhưng về sau, họ chuyển dần sang xây dựng chợ búa, phố xá, đô thị, đẩy mạnh buôn bán, phát triển thành các vùng Cù Lao Phố, Nông Nại đại phố và Cảng Mang Khảm (Hà Tiên) sầm uất phát đạt tại vùng đất Nam Bộ.
* Tình hình ruộng đất cả nước nửa đầu thế kỷ XIX
Sau khi lật đổ nhà Nguyễn Quang Trung, thành lập vương triều mới, từ đầu thế kỷ XIX, nhà Nguyễn Gia Long chú trọng nhiều đến quản lý ruộng đất. Trong những năm 1803-1836, Gia Long cho lập địa bạ trên cả nước và thực hiện quân điền. Vào thời gian này ruộng đất tư ngày càng tăng, ruộng đất công bị thu hẹp. Ở đồng bằng Bắc Bộ, ruộng tư chiếm tới 65-70% diện tích canh tác; còn ở Nam Kỳ, năm 1836, tỷ lệ ruộng tư lên đến 92,5%. Vào năm 1840, tổng diện tích ruộng đất cả nước là 3.396.584 mẫu, trong đó ruộng tư chiếm 2.816.221 mẫu, ruộng đất công chỉ còn
580.363 mẫu (trên 17%). Để bảo vệ và duy trì chế độ quân điền, nhà Nguyễn đã lấy bớt ruộng của địa chủ làm công điền. Ở Bình Định, triều đình yêu cầu địa chủ bỏ ra 50% số ruộng tư làm ruộng công. Còn ở Nam Kỳ, dù ruộng công chỉ còn 7,5%, nhưng Minh Mạng vẫn thực hiện quân điền. Khi triển khai ở Gia Định, nhà Nguyễn yêu cầu những địa chủ nhiều ruộng thì trích ra 3-4 phần làm công điền; số ruộng địa chủ "tự nguyện" sung công vào khoảng 6.000-7.000 mẫu.
Như vậy để phát triển nông nghiệp, nhà Nguyễn Gia Long một mặt cho kiểm kê, lập địa bạ, mặt khác triển khai chính sách quân điền. Vào thời điểm đó, cách làm này đã lỗi thời, không còn tác dụng tích cực đối với nông nghiệp. Bởi chính sách ruộng đất của triều Nguyễn Gia Long không xuất phát từ yêu cầu phát triển mà chủ yếu nhằm để gia cố bệ đỡ
kinh tế cho một nhà nước tập quyền chuyên chế lấy nông nghiệp làm nền tảng tồn tại.
Dưới thời Gia Long, nhà nước một mặt khuyến khích nông dân phiêu tán trở về quê cũ sinh sống làm ăn, mặt khác tích cực thực hiện chính sách "doanh điền". Năm 1828, Minh Mạng triển khai chính sách doanh điền. Những người dân lưu tán và dân không có ruộng đất được tập hợp lại dưới sự chỉ huy của một quan chức, được nhà nước cấp vốn ban đầu để khai hoang lập làng trên những vùng đất mới bồi ở ven biển. Chỉ tính riêng ở miền Bắc, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Công Trứ,
33.590 mẫu ruộng đã được khai khẩn, trên cơ sở đó đã lập ra hai huyện mới là Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Ở Nam Bộ, nhà Nguyễn tiếp tục đẩy mạnh khai khẩn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mục đích của việc làm này là để: 1) Phát triển nông nghiệp và tăng thêm nguồn thu tô thuế; 2) Đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới phía Tây, nơi quân Xiêm thường quấy phá và dân chúng nơi đây nổi dậy chống lại nhà Nguyễn; 3) Phát triển giai cấp địa chủ làm chỗ dựa cho chính quyền. Từ năm 1802-1855, nhà Nguyễn ban hành 25 sắc dụ về tổ chức khai hoang trên toàn quốc, trong đó có 16 sắc dụ dành cho Nam Bộ. Bên cạnh đó nhà Nguyễn còn tích cực khuyến khích việc di dân khai khẩn đất hoang với cơ chế thoáng. Đồng thời triều đình còn lệnh cho các địa phương phải đảm bảo định mức khai hoang, lập làng và cử các đại quan đứng ra tổ chức khai hoang, lập làng, đào kênh mương trên quy mô lớn để phát triển nông nghiệp và giao thông đường thủy. Nhờ tích cực thực hiện việc khẩn hoang, lập doanh điền mà trong 27 năm (1820-1847) dưới triều Nguyễn, diện tích canh tác cả nước đã tăng thêm 1.174.961 mẫu.
• Sản xuất nông nghiệp
Kinh tế nước ta giai đoạn này vẫn căn bản là nông nghiệp, trong đó giữ vai trò chủ đạo là canh tác lúa nước. Do điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau nên sản xuất nông nghiệp có những nét khác biệt giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ở Đàng Ngoài, do áp lực về dân số đông, diện tích đất đai hạn chế nên lúa là cây trồng được ưu tiên hàng đầu và phải