Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh - 2

mến thì người phụ nữ chiếm phần lớn. Nếu như Truyền kì mạn lục thường viết về những người phụ nữ thuộc tầng lớp trung lưu, hồn ma hay cây cỏ, thì ở Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh, họ là những con người bình dị, đời thường. Họ có thể xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau như: con gái quan Quận ở Liên Hồ, cô gái hủi con nhà giàu ở Cẩm Giàng, cô gái dệt vải (Sống lại), người kĩ nữ (Cô đào họ Nguyễn)... nhưng họ gặp nhau ở một điểm: đẹp, tài hoa, nết na... Thế nhưng, gần như không có người phụ nữ nào trong Lan Trì kiến văn lục có được cuộc sống hạnh phúc. Số phận của họ không may mắn, lắm vất vả, nhiều bất hạnh, đặc biệt trong tình yêu, họ đều gặp éo le hoặc bị rào cản của phong kiến ngăn chặn hoặc gặp phải người phụ bạc. Không ít người trong số họ đã tìm đến cái chết. “Người đàn bà dệt vải khao khát yêu đương, dù bị chồng ghen đánh chết vẫn giữ trọn tình với người cũ (truyện Tái sinh). Một số kiếp khổ đau ghê gớm đến mức chết đi mà vẫn không thể nhắm mắt được vì còn mang thai trong bụng, phải sinh tử dưới mồ và ngày ngày lên dương thế mua đường nuôi con (truyện Sản dị)...”. Tình yêu của các nhân vật do Vũ Trinh tạo nên thật say đắm, đến mức nhục cảm, và ông trình bày nó như là hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ. Chuyện tình ở Thanh Trì có cốt truyện gần như “chuyện Trương Chi” – “kể về cô con gái của một phú ông. Cô đẹp người đẹp nết mà bạc mệnh, ôm một mối tình đau đớn, oan trái. Cô chết, được hỏa táng, thi thể thành tro, nhưng còn lại một khối nhỏ”: “to bằng cái đấu, sắc đỏ như son, không phải ngọc, cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ”... Người cô đem lòng yêu là một anh lái đò nghèo nhưng đẹp trai, hát hay, sau này khi cuộc sống trở nên khá giả, quay trở lại tìm cô gái thì đã muộn. Và, khi dòng nước mắt của anh trào ra, nhỏ xuống khối đỏ đó thì nó “tan thành nước, giọt giọt đều biến thành máu tươi”... Hình tượng nghệ thuật đó là một sự sáng tạo đặc sắc của Vũ Trinh. Ở truyện Ca nữ họ Nguyễn, nhà văn kể về một kỹ nữ phong đoan

chính, có tình yêu thật chủ động và tấm lòng vị tha lạ thường. Tình yêu của nàng kỹ nữ họ Nguyễn dành cho một người đàn ông, đó là một nhân vật thật trong lịch sử văn hóa nước ta: Vũ Khâm Lân – người đã đánh giá Truyền kỳ mạn lục là “thiên cổ kỳ bút”. Một truyện khác, Lan quận công phu nhân, Vũ Trinh kể “câu chuyện tình yêu của cô cháu gái quan thượng thư họ Đàm với Nguyễn Thực, một mối tình khác thường và cao đẹp. Nguyễn Thực cũng là một nhân vật thật trong lịch sử văn hóa cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII.” Còn trong truyện Trạng nguyên họ Nguyễn, là câu chuyện tình duyên đặc biệt của một tiểu thư khuê các và Nguyễn Đăng Đạo, người sau đó đã đỗ Trạng nguyên và là một nhà thơ cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII... Có thể nhận thấy, Vũ Trinh rất coi trọng hiện thực đời sống khi cầm bút viết văn. Bút pháp rất mực tinh giản, đến mức các truyện ông viết hầu như không có dấu vết của sự bay bướm, rườm rà. Quan trọng, văn chương của ông chứa đựng một lý tưởng thẩm mỹ thật cao. Đặc biệt, qua Lan Trì kiến văn lục, chúng ta có thể hình dung được xã hội đương thời, trong đó, số phận và hạnh phúc của con người được đặt ra như một vấn đề cấp thiết cho đạo lý cuộc sống.

Nối tiếp dòng chảy văn chương truyền kỳ, Lan Trì kiến văn lục đã trở thành một cống hiến đặc sắc của Vũ Trinh cho nền văn học nước nhà. Đúng như GS Nguyễn Huệ Chi trong Từ điển văn học đã đánh giá: “Truyện của Vũ Trinh thường vắn tắt, mỗi chi tiết được kể đều đóng một vị trí không thay thế được trong kết cấu nghệ thuật của cả câu chuyện. Đó là bí quyết của một cây bút truyện ngắn có tài.”

1.3. Trào lưu chủ tình của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX

1.3.1. Khái niệm

Giai đoạn thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX là thời kì phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam. Trào lưu chủ tình gợi ra một hướng nghiên cứu mới trong tiến trình văn học trung đại, đặc biệt là thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX. Trào

lưu chủ tình là cách gọi mang hàm nghĩa đề cao cảm xúc, tình cảm một cách có ý thức, có cơ sở triết học. GS.TS Trần Nho Thìn trong đề tài “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế thuyết tân ngữ” đã đưa ra khái niệm: “Trào lưu chủ tình trong văn học thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là khái niệm chúng tôi sử dụng theo một nghĩa ước lệ, nhằm định danh một xu hướng văn học chiếm vị trí nổi bật, làm nên thành tựu quan trọng nhất của văn học giai đoạn này: trào lưu văn học đề cao Tình (emotions), tức thiên về xúc cảm thay vì lý trí tỉnh táo của nhà nho truyền thống.” (Khái niệm “chủ tình” ở đây nhấn mạnh cảm xúc hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục với tính cách là những phản ứng trực tiếp và không bị kiểm soát, trói buộc, che dấu. Như ta thấy, bảy loại cảm xúc trên là đối tượng kiểm soát của thánh nhân, quân tử, Phật). Ông nhấn mạnh: “Người chủ trương sống có tình cảm cũng tức là chủ trương tôn trọng đời sống tình cảm của người khác, không cần biết đến những thành kiến của xã hội phong kiến.”

Trong bài viết, ông cũng đưa ra một vấn đề: “Trong văn học Việt Nam, bắt đầu từ khi nào thì Tình được đề cao?” và lý giải: “Hiện vấn đề này chưa được các giới nghiên cứu Việt Nam chú ý tìm hiểu. Có thể phải nói đến giai đoạn chuẩn bị, quá độ trước đó, song chúng tôi cho rằng đến quãng giữa thế kỷ XVIII, trong đời sống văn học có thể quan sát thấy những dấu vết chắc chắn của việc đề cao Tình. Đánh giá Chinh phụ ngâm, Phan Huy Ích – một trong số 7 người có tham gia phong trào dịch khúc ngâm này sang quốc âm đã viết Nhân Mục tiên sinh Chinh phụ ngâm - Cao tình dật điệu bá từ lâm (Khúc ngâm Chinh phụ của tiên sinh người làng Nhân Mục - Tình cao điệu lạ đứng đầu rừng thơ văn). Cả khúc ngâm là những tiếng lòng, những tâm tình sâu kín của người phụ nữ xa chồng với buồn nhớ, hoài niệm, hồi tưởng, tóm lại là các trạng thái tâm lý, tình cảm phong phú, phức tạp. Phan Huy Ích đánh giá rất đúng cái mới của Chinh phụ ngâm, vì tình cao và điệu lạ nên được xếp đứng

đầu rừng thơ. Tức là đã có sự thay bậc đổi ngôi trong việc xếp hạng. Những ngôn luận của thánh hiền tất nhiên vẫn là châu ngọc nhưng đã diễn ra một sự phân khai rõ rệt. Văn học giáo huấn có thể khô khan nhưng văn chương nghệ thuật phải có tình…”.

Ông cho rằng: “Sự vận động của đời sống thực tiễn (các nhân tố nội sinh) đã tạo nền tảng cho bước chuyển biến từ quan niệm con người thánh nhân, quân tử, từ lý tưởng Phật trở lại với quan niệm về con người trần thế, tự nhiên”. Giới nghiên cứu đã viết về cái mới của văn học nửa cuối thế kỷ XVIII

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 40 trang tài liệu này.

- nửa đầu thế kỷ XIX thông qua các khái niệm “trào lưu nhân đạo chủ nghĩa” (chống phong kiến và khám phá, phát hiện con người), hoặc khái niệm “nhà nho tài tử” (loại hình nhà nho thị tài và đa tình). “Nhưng nếu nhìn từ góc độ quan niệm con người thì có thể nói đây là thời kỳ văn học lấy con người tự nhiên, phàm trần làm đối tượng thể hiện. Mẫu hình nhân vật như vậy thiên về đề cao tình cảm, bộc bạch những cảm xúc đa dạng, phong phú, có màu sắc cá nhân, thầm kín, riêng tư thay vì các lý tưởng thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của con người xã hội, con người cộng đồng.” Dùng cách diễn đạt thời cổ, con người của thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX có nhiều dấu hiệu của mẫu người “trị nội”- con người sống cho mình, khác với con ng­ười của văn học bảy thế kỷ trước chủ yếu là con người “trị ngoại”, con người sống cho người khác, cho xã hội. Ông đánh giá” “Trào lưu chủ tình tạo nên bước ngoặt lớn trong tiến trình văn học trung đại, làm nên những giá trị chủ yếu của văn học giai đoạn thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX.” Lan Trì kiến văn lục đã góp phần chứng minh rõ hơn cho đặc điểm của trào lưu chủ tình này.

1.3.2. Biểu hiện

Đặc điểm chủ tình trong tác phẩm Lan trì kiến văn lục của Vũ Trinh - 2

Theo GS.TS Trần Nho Thìn trong “Trào lưu chủ tình trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX và dấu vết ảnh hưởng của sách Thế

thuyết tân ngữ” thì “có thể mô tả trào lưu này từ nhiều góc độ khác nhau”: “Trên phương diện quan niệm về con người (nhân vật) ta thấy mẫu nhân vật sống chủ tình”, “việt danh giáo nhiệm tự nhiên” rất rõ nét. “Tiếng khóc như là biểu hiện của cảm xúc không bị kiềm chế nữa mà đã đi vào trong thơ (các tập thơ khóc vợ của Ngô Thì Sĩ, Phạm Nguyễn Du, Phạm Thái khóc người yêu qua Văn tế Trương Quỳnh Như...). Những người phụ nữ không che giấu xúc cảm, cam chịu theo giáo lý nữa mà đã nói lên tiếng lòng với những nỗi khát khao cháy bỏng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Đó là người chinh phụ, người cung nữ, là Hồ Xuân Hương. Nguyễn Công Trứ theo đuổi lối sống phong lưu, trọng tình cảm và có những nét nhiệm đản: ngất ngưởng, công khai ca ngợi thú tài tình, lên chùa dẫn ả đào theo,...”

Các nhà thơ thế kỷ XVIII và XIX viết nhiều về tình cảm của con người vì con người là “giống hữu tình”, là “nòi tình” (tình chủng): “Ấy loài vật tình duyên là thế/ Sao kiếp người nỡ để đấy đây” (Chinh phụ ngâm). “Đá kia còn biết xuân già dặn/ Chả trách người ta lúc trẻ trung” (Đá ông chồng bà chồng)Chàng Lương Sinh “rung động trước sắc đẹp của Dao Tiên” mà rằng: “Chớ chê dạ khách tơi bời/ Tượng đồng âu cũng rụng rời chân tay” (Truyện Hoa Tiên). Nguyễn Du viết về chàng Kim Trọng tương tư “Cho hay là giống(thói) hữu tình/ Đố ai dứt mối tơ mành cho xong (người ta là giống hữu tình thì tất nhiên có tình cảm nam nữ, chuyện tương tư là tất yếu)”. “Truyện Kiều thấm đượm phong vị chủ tình của các danh sĩ phong lưu thời Ngụy Tấn.” “Tiên Phong Mộng Liên đường chủ nhân ở thế kỷ XIX đã bình luận Truyện Kiều trên căn bản triết lý đề cao tình: Trong trời đất có người tài tình tuyệt thế tất thế nào cũng có việc khảm kha bất bình. Tài mà không được gặp gỡ, tình mà không được hả hê, đó là cái căn nguyên của hai chữ đoạn trường vậy. Thế mà lại có kẻ thương tiếc tài tình, xem thấy việc, trông thấy người, thì còn nhịn thế nào được mà không thở than rền rĩ! Nghĩ là bậc thánh mới quên được tình,

bậc ngu không hiểu tới tình, tình chung chú vào đâu, chính là chung chú vào bọn chúng ta vậy. Cho nên phàm người đã ít tình tất là không có tài, chỉ nửa lòa nửa sáng, sống chết ở trong vòng áo mũ, trong cuộc no say, dù có gặp cái cảnh thanh nhã như hoa thơm buổi sáng, trăng tỏ ban đêm, cũng chỉ trơ trơ như cây cỏ cá chim vậy”. PGS.TS Trần Nho Thìn đánh giá: “Đây là một tuyên ngôn rất điển hình cho quan niệm về con người và lối sống của các danh sĩ phong lưu. Dựa vào luận điểm này, Mộng Liên Đường chủ nhân phê phán những người không có tình, cho rằng vô tình thì cũng vô tài, tuy họ có thể sống no say, quan cao bổng hậu nhưng cuộc đời ấy là vô nghĩa vì không thưởng thức được cái đẹp của tình.” Quan niệm chủ tình ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc bình luận nhân vật Truyện Kiều, so sánh Thúy Vân và Thúy Kiều của các nhà nho thế kỷ XIX. Chẳng hạn Vũ Trinh (1759-1828) trước những lời Kiều “Rằng hồng nhan tự thưở xưa... Thấy người nằm đó biết sau thế nào” đã bình thế này: “Thúy Kiều nhất ngôn dẫn xuất, đa tình giả bất năng tự nhĩ khô mộc (Một lời của Thúy Kiều nói ra gợi cho người đa tình không thể như cây khô vậy).” Đối với Thúy Vân, Vũ Trinh viết: “Thúy Vân tam kiến câu tự nhất khối ngoan thạch. Đoạn trường hội thượng na đắc hữu thủ xuẩn hóa? Đạm Tiên kỳ nại tha hà! Chi hợp tùy phú quí tố mệnh phụ nhĩ (Thúy Vân xuất hiện ba lần mà lần nào cũng trơ như hòn đá. Trong Hội đoạn trường sao có của ngu xuẩn như vậy? Cô Đạm Tiên còn làm gì được nàng nữa! Nàng chỉ đáng cho theo thói giàu sang mà làm bà quan là phải).” Điều này cho thấy các tác giả tiếp nhận tinh thần chủ tình và chuyển nó vào việc bình luận, đánh giá nhân vật Truyện Kiều tương đối nhất quán.

“Về phương diện thể loại, những thể loại quan trọng của giai đoạn văn học này như ngâm khúc, truyện thơ, hát nói đều chuyên chở nội dung đề cao tình của con người tự nhiên, trần thế. Ngâm khúc là bài thơ dài miêu tả thế giới nội tâm với nhiều trạng thái cảm xúc phong phú của người phụ nữ.

Truyện thơ Nôm bác học có chất trữ tình đậm đà, tiêu biểu cho chất trữ tình của truyện Nôm là Truyện Kiều, tác phẩm được giới nghiên cứu mệnh danh là bách khoa thư của một ngàn tâm trạng. Nguyễn Du đã nén thời gian hàng năm trong một đôi câu thơ và để miêu tả nội tâm nhân vật, ông sẵn sàng dãn thời gian của một vài tuần trong hàng chục câu thơ. Phạm trù thời gian cá thể xuất hiện trong truyện Nôm bác học, nhất là trong Truyện Kiều gắn liền với khuynh hướng đề cao tình cảm riêng tư, cá nhân nhân vật. Hát nói là thể loại ra đời trong không gian văn hóa vui chơi, giải trí, thích hợp cho nội dung diễn tả con người cá nhân tự do, siêu việt danh giáo. Ngay những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ về chí nam nhi đầy khí phách thì chất cá nhân vẫn rõ nét, bộc lộ qua việc khẳng định khát vọng trổ tài, lập công danh sự nghiệp để lưu danh muôn thuở. Các thể loại có nguồn gốc ngoại nhập như thơ Đường luật (của Hồ Xuân Hương) cũng được cách tân để chuyển tải cảm xúc riêng tư, nhất là tình yêu. Tập Lưu hương ký của Hồ Xuân Hương có nhiều bài thơ Đường luật viết gửi tặng những người bạn tình, ghi lại nỗi nhớ nhung cô đơn. Trong văn xuôi chữ Hán, việc nhận diện nhân vật trong cuộc sống hàng ngày, nhìn nhận con người tự nhiên là xu hướng nổi trội. Sơn cư tạp thuật kể lại câu chuyện về thiền sư Huyền Quang một thời được chép trong Tam tổ thực lục theo tinh thần mới của thế kỷ XVIII: Huyền Quang đã không nén được lòng dục và có quan hệ với Điểm Bích (quan niệm đề cao con người tự nhiên với tình cảm chân thực)...”.

Về phương diện quan niệm văn học, văn học giai đoạn này không phải để nói chí, để tải đạo như gần tám thế kỉ nay mà để bộc lộ khát vọng của con người trần thế nhất. Tức là quan niệm văn học thực sự là văn học, nó không còn là phương tiện của chính trị, đạo đức hay ý chí nào khác. Lê Quí Đôn đã đề cao vai trò của Tình trong thơ: “theo ông, thơ có ba yếu tố căn bản - Tình, Cảnh, Sự”. Cao Bá Quát nhắc đến “tính linh”: “khái niệm của Viên Mai dùng

trong Tùy Viên thi thoại để chỉ về tình cảm chân thực trong thơ”. Điều đó cũng có nghĩa là đến lúc này văn học của ta mới thực sự có giá trị tự thân, là nó, với nghĩa đầy đủ nhất.

Như vậy, với chủ trương đề cao xúc cảm và những biểu hiện phong phú trên các phương diện: quan niệm về con người, thể loại, quan niệm văn học; trào lưu chủ tình đã trở thành đặc điểm sáng tác của rất nhiều tác phẩm văn học Việt Nam trung đại trong đó có Lan Trì kiến văn lục. Vũ Trinh đã thể hiện đặc điểm chủ tình của tác phẩm thông qua quan niệm nghệ thuật về con người, cuộc sống và sự kết hợp tài tình giữa bút pháp kì ảo với bút pháp hiện thực cùng sự gia tăng tính chất ngụ ngôn trong các câu chuyện.

Chương 2: CHỦ TÌNH TRONG TÁC PHẨM

LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC

2.1. Chủ tình qua quan niệm nghệ thuật về con người, cuộc sống

2.1.1. Sự trân trọng ngợi ca tình nghĩa

Văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con người. Văn học và đời sống tinh thần của con người có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn học nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người sống với nhau có tình có nghĩa và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Lan Trì kiến văn lục cũng nằm trong dòng chảy chung đó. Tác phẩm thể hiện sự trân trọng ngợi ca tình nghĩa của con người, thậm chí cả thế giới loài vật. Qua đó Vũ Trinh muốn gửi gắm những thông điệp đầy nhân văn đến bạn đọc.

2.1.1.1. Tình nghĩa của con người

Trong cuộc đời này người ta có thể có nhiều thứ: tiền tài, địa vị và nhiều của cải khác nhưng có một thứ quý giá hơn mọi của cải – đó là tình yêu thương. Tình yêu thương hướng con người ta tới vẻ đẹp của chân- thiện- mĩ. Tình yêu thương có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, muôn hình muôn vẻ, giống như viên đá đa sắc màu, mỗi mặt mỗi cạnh mang mỗi màu sắc khác nhau. Dưới ngòi bút của Vũ Trinh, đó có thể là tình yêu nam nữ, tình mẫu tử, tình phu thê hay tình đồng cảm giữa con người với con người…

Bên cạnh nhịp sống luôn vội vã trôi chảy cùng những giá trị vật chất vô tri vô giác thì tình yêu – hai chữ tưởng chừng như đơn giản vậy mà lại làm hao tổn bao giấy mực của những nhà văn, thi sĩ, triết gia… từ xưa đến nay. Tình yêu làm cho con người sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Tình yêu đôi lứa trong Lan Trì kiến văn lục mang những màu sắc khác nhau nhưng đều là những câu chuyện tình yêu thật đẹp, khiến cho người đọc cảm động, xót xa. Trong truyện Sống lại, Đào Sinh vốn là một người đẹp trai, lại thông minh. Sinh đem lòng yêu cô gái hàng xóm đẹp người, đẹp nết. Nhưng ngang trái

thay, “Bố cô gái vốn là kẻ ô trọc xuẩn ngốc, thấy Sinh nhà nghèo thì dứt khoát từ chối. Sinh thấy việc hôn nhân không thành, vừa buồn vừa thẹn, bỏ nhà lên Kinh du học. Ba năm sau, Sinh thi Hương đỗ đầu... sai người hỏi thăm tin tức cô gái, mới hay năm ngoái cô đã lấy một phú ông trong thôn”. Hai người dẫu bị chia cắt bởi định kiến sang hèn của xã hội phong kiến, bởi khoảng cách, thời gian nhưng trong sâu thẳm trái tim vẫn luôn dành tình cảm cho nhau. Cuối cùng tình yêu đó đã mang lại sức mạnh cho Sinh cứu sống người mình yêu từ cõi chết trở về. Cô gái đã được tái sinh và chính tình yêu chân chính đã giúp cô chiến thắng tử thần, đưa họ về bên nhau. Như vậy, tình yêu chân chính dẫu cho phải trải qua bao khó khăn trắc trở vẫn sẽ đến được bến đỗ của hạnh phúc.

Cũng trải qua bao khó khăn nhưng lại không đến được với nhau. Tình yêu của cô gái trong Ca kĩ họ Nguyễn lại âm thầm và không đòi hỏi vật chất. “Trái tim kiên trinh, khí tiết hào hiệp, con mắt tinh đời, cô gái trong câu chuyện đều có đủ cả.” Khi yêu thì cô hết mình quan tâm, chăm sóc, lo nghĩ cho người mình yêu: “Thiếp tự biết mình là phận con hát, sợ lấy phải người chẳng xứng đôi, nên cố tìm tòi trong chốn trần ai. Nếu may mà ngày sau chàng không nỡ phụ thì được trọn đời nương tựa”. Khi không đến được với nhau cô lại không một lời oán trách hay đòi hỏi thiệt hơn: “Tiền trình của chàng còn xa muôn dặm, thiếp hèn hạ không xứng hầu hạ khăn lược cho chàng. Đó là số phận của thiếp”.

Xã hội phong kiến đương thời với những định kiến khắt khe như đạo tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” cũng như quan niệm về “công – dung – ngôn – hạnh” hay vấn đề “môn đăng hộ đối”đã ràng buộc số phận người phụ nữ. Họ không có quyền quyết định tình yêu, cuộc đời của mình mà phải tuân theo cha mẹ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Tình yêu của cô con gái phú ông họ Trần và chàng Sinh nhà nghèo làm nghề chèo

thuyền trong Câu chuyện tình ở Thanh Trì cũng bị chia cắt bởi những định kiến đó. Tình yêu của cô gái không chỉ nồng cháy lúc còn sống mà ngay cả khi chết nó hóa thành “một vật to bằng cái đấu sắc đỏ như son, không phải ngọc cũng chẳng phải đá, nó trong như gương, búa đập không vỡ” được kết tinh bằng máu và nước mắt của tình yêu không thành. Chuyện tình ở Thanh Trì rất gần với truyện Trương Chi – Mị Nương của dân gian khi nội dung truyện kể về mối tình bi thương của chàng lái đò nghèo và cô gái nhà giàu. Có điều, khác với truyện dân gian kết thúc bằng cái chết của chàng trai, truyện của Vũ Trinh kết thúc bằng cái chết của cô gái, chết với trái tim hóa đá có hình bóng chàng lái đò, khối đá chỉ tan khi nước mắt chàng trai nhỏ vào.

Cùng kể về tình yêu bị chia cắt âm dương đôi ngả, trong truyện Tháp báo ân, một thiếu nữ xinh đẹp mắc bệnh phong vẫn sống hết mình với tình yêu, dù mất trong đau buồn, bệnh tật vẫn hiện về trong giấc mơ của quan chấm thi tha thiết nài xin cho người mình yêu. Cuối cùng tình yêu đấy đã được đền đáp một cách xứng đáng. Dù chưa chính thức kết duyên vợ chồng nhưng Sinh vẫn an táng cô gái theo lễ vợ chồng, còn dựng một ngọn tháp trên chỗ ở cũ của nàng, gọi là Tháp Báo Ân.

Tình yêu có thể hóa giải mọi định kiến sang hèn, giàu nghèo. Đó chính là dụng ý của Vũ Trinh khi xây dựng câu chuyện Phu nhân Lan quận công. Phu nhân là một cô con gái hiếu thảo, nghe lời cha, từ bỏ cuộc sống giàu sang, cởi bỏ đồ trang sức xa hoa, mặc quần áo vải, tự mình tưới rau, xách nước, sống cuộc sống giản dị rất đỗi thanh bình chồng đọc sách, vợ dệt vải. Chính tình yêu chân thành, không vụ lợi, không đòi hỏi tính toán đã giúp họ vượt qua mọi khó khăn, định kiến của những người xung quanh. Cuối cùng họ đã được đền đáp xứng đáng. Qua câu chuyện Vũ Trinh muốn khẳng định: Hạnh phúc không tự đến mà bản thân mỗi người phải tự đi tìm, thậm chí đấu tranh để giành lấy hạnh phúc cho mình. Hạnh phúc cũng không ở đâu xa mà

nó nằm ngay trong chính những điều bình dị nhất. Nhân vật trong câu chuyện mang những nét tính cách hiện đại: người cha độ lượng, không phân biệt đẳng cấp, không ép buộc con cái làm theo ý mình. Cô con gái không chỉ dịu dàng, kiên nhẫn mà còn có bản lĩnh. Họ đã làm nên hạnh phúc của chính mình. Tác phẩm đã đưa đến bài học: Hạnh phúc không thể mua bằng tiền mà phải được tạo nên từ chính bàn tay, khối óc, trái tim con người.

Khi dành những trang viết mô tả tình yêu lứa đôi, điều các tác giả muốn hướng tới nhất là khẳng định sự lên ngôi và chiến thắng tuyệt đối của tình yêu. Chính tư tưởng yêu đương mãnh liệt, đôi khi táo bạo của các nhân vật đã gây được ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc, đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của công cuộc giải phóng con người với những nhu cầu chính đáng. Ở những câu chuyện viết về người phụ nữ, Vũ Trinh lên tiếng đòi lại quyền bình đẳng cho họ. Ông thể hiện tấm lòng đồng cảm, sẻ chia với những nỗi đau mà họ phải chịu từ gia đình đến xã hội. Mỗi câu chuyện đều cho thấy tấm lòng tràn đầy tình yêu thương và thái độ nâng niu, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.

Chuyện phu thê trong Lan Trì kiến văn lục không chỉ có chữ tình mà còn có chữ nghĩa. Người con gái trinh liệt ở Cổ Châu, Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Hán, “một người đã lấy cái chết để giữ tấm lòng trinh bạch, để giữ trọn tình nghĩa thủy chung với chồng” - “sớm muộn thế nào cũng theo chồng, để khỏi phụ lòng thề chết chung một huyệt”; “một người thì quyết định không tái giá, ở vậy suốt đời thờ chồng và phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu” - “Chết không phải là việc khó. Nhưng nếu ta chết thì cha mẹ già đôi bên sớm tối biết dựa vào đâu”. Vũ Trinh cũng khâm phục mà viết rằng: “Từ khi thế giáo đổi thay, phong tục đồi bại, thói dâm đãng công khai hoành hành, tệ bỏ chồng theo trai xảy ra nơi khuê các thì trinh liệt tiết nghĩa của hai bà đều đáng khâm phục.” Hai bà là tấm gương là khuôn mẫu để mọi người học tập, để người

trinh tiết thì hâm mộ, kẻ bất chính thì hổ thẹn.

Tình yêu không chỉ giới hạn ở tình yêu nam nữ, tình phu thê mà còn có tình phụ tử, mẫu tử. Nếu như tình cha bao la, sâu sắc thì tình mẹ ấm êm và dịu ngọt. Trên đời này có lẽ không có gì thiêng liêng bằng tình mẫu tử. Trong truyện Đẻ lạ người đọc cảm thấy quặn lòng trước hình ảnh một người phụ nữ mang thai được bảy, tám tháng thì ốm chết, “ nhà nghèo, không đủ khâm liệm, chỉ có cổ áo quan, bộ quần áo vải, chôn cất sơ sài ngoài đồng”, phải sinh con dưới mồ. Người mẹ đó đau xót mà nói rằng: “ Cháu mới sinh không có sữa, con khóc quá không chịu được, mua quà bánh cho con ăn.” Phải chăng chính tình mẫu tử đã giúp mẹ bao bọc bảo vệ con ngay cả khi đã chết? Hình ảnh “đứa bé cuống nhau chưa đứt đang nằm trên bụng mẹ mà khóc, trong miệng vẫn còn một mẩu bánh” đã để lại một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong trí người đọc. Hình ảnh đó làm ta nhớ đến đại văn hào Nga Macxim Gorki đã từng viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?”.

Tình yêu thương được biểu hiện vô cùng phong phú và đa dạng. Tình yêu thương dưới ngòi bút của Vũ Trinh không chỉ là sự đồng cảm, sẻ chia với những kiếp người bất hạnh, khổ đau trong cuộc sống mà còn là sự trân trọng, yêu thương, ngợi ca những con người có phẩm chất tốt đẹp… Trong truyện Tiên ăn mày, Ất tuy nghèo nhưng ưa làm việc thiện, cưu mang chăm sóc ông lão mà không đòi hỏi toan tính. Ở hiền ắt sẽ gặp lành. Đó là một quy luật tất yếu trong cuộc sống. Còn trong truyện Liên Hồ quận công lại là sự đồng cảm với kiếp người đau khổ trong xã hội, đặc biệt là kiếp phụ nữ “hồng nhan bạc mệnh”. Vũ Trinh mượn câu chuyện để xót thương cho hầu khắp khiếp “hồng nhan bạc mệnh” từ ngàn xưa, ông không chỉ phản ánh cuộc đấu tranh lâu dài của cái thiện trước cái ác, mà còn thể hiện ước vọng thiết thực, chính đáng về quyền bình đẳng cũng như khát khao hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Đồng thời đó cũng chính là mơ ước về một xã hội công bằng, nhân bản,

tiến bộ mà mọi xã hội ngày nay đều phải hướng đến và đạt tới.

Đặc biệt, trong tác phẩm, Vũ Trinh cũng dành nhiều tình thương cho các nhân vật trẻ em: một em bé bị cha ruột của mình đem bỏ vào rừng để lấy vợ khác (Con hổ hào hiệp), một em bé tuy lớn lên bình thường nhưng lại mang trong mình dòng máu của rắn (Đứa con của rắn), một em bé hai lần gặp bất hạnh, lên tám tuổi đã chết, khi được đầu thai làm người lại rất đau khổ vì vẫn nhớ kiếp trước của mình (Nhớ kiếp trước). Vũ Trinh dường như muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Xã hội cần quan tâm đến những kiếp người nhỏ bé, đáng thương, nhất là trẻ em.

Những câu chuyện tình nghĩa của con người viết về những tình cảm bình dị mà vô cùng thiêng liêng. Qua những câu chuyện đó Vũ Trinh giúp bạn đọc cảm thấy thấu hiểu hơn giá trị của cuộc sống. Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn đề cao lối sống tình nghĩa - tình thương yêu con người với muôn màu muôn vẻ, muôn nghìn sự thể hiện. Trào lưu chủ tình thông qua việc ngợi ca tình nghĩa của con người đã giúp bạn đọc nhận ra vai trò quan trọng của chữ tình trong cuộc sống, ngợi ca những con người sống có tình có nghĩa. Cuộc sống này sẽ trở nên ý nghĩa biết bao khi xung quanh đều tràn ngập tình nghĩa.

2.1.1.2. Tình nghĩa của loài vật

Trong xã hội, không chỉ con người mà ngay cả các loài động vật cũng có tình yêu thương. Hình ảnh con vật trong Lan Trì kiến văn lục xuất hiện không phải chỉ để miêu tả mà đó là những phương tiện nghệ thuật chuyên chở dụng ý của nhà văn. Những bài học về tình người đã được tác giả truyền tải qua những câu chuyện gia tăng tính chất ngụ ngôn về con vật. Nhân vật chính thường là hổ - chúa sơn lâm. Đó là Con hổ có nghĩa, Con hổ hào hiệp, Con hổ nhân đức. “Trong nhiều nền văn hóa khác nhau thế giới, hình ảnh con hổ gợi

lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực rỡ nhưng đầy bí hiểm. Sự uyển chuyển của cơ thể với những vằn vện thấp thoáng lượn sóng cũng như tính hung hãn đã biến hổ trở thành một loài động vật săn mồi hàng đầu và là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh. Đồng thời nó cũng toát lên vẻ đẹp và sức mạnh vô địch. Về bản chất tự nhiên, hổ không chỉ là dã thú to khỏe, nhanh nhẹn, thuần thục về kỹ thuật chiến đấu, thành thạo về kỹ năng săn mồi, mà loài vật này còn đặc trưng bởi tính hung dữ, táo bạo, liều lĩnh, dám tấn công hay đối địch nhiều thú to khỏe khác. Cùng với tiếng gầm rống rung chuyển núi rừng, gây khiếp đảm cho muôn loài, hổ còn là động vật tinh khôn được con người tôn lên vị trí Chúa tể của rừng núi. Trong dân gian Việt Nam, hổ được coi là con vật linh thiêng. Hình ảnh con hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu. Dưới chế độ quân chủ của triều đình phong kiến, hình ảnh hổ biểu tượng cho sức mạnh quân sự, cho các vị võ tướng và thường được thêu trên áo các võ quan hàng tứ phẩm. Ở một khía cạnh khác, người ta thường kể nhiều chuyện dân gian, đồn thổi, vẽ tranh, tạc tượng về con hổ. Chính những điều đó đã khiến cho nó trở thành những nhân vật trung tâm của nhiều tác phẩm văn học.” [17]

Trong hầu hết các chuyện của Lan Trì kiến văn lục, chúa sơn lâm hiện lên với một tấm lòng nhân đức. Trong Con hổ có nghĩa, bà đỡ Trần sau khi “nhìn kỹ bụng hổ cái như có vật gì động đậy, biết là hổ sắp đẻ”, đã vượt qua sự sợ hãi ban đầu, giúp nó vượt qua cơn đau để sinh con, “hổ đực mừng rỡ đùa giỡn với con”. “Rồi hổ đực quỳ xuống bên một gốc cây, dùng chân trước đào lên cục bạc trắng, đưa mắt nhìn bà đỡ. Bà biết hổ tặng mình, cầm lấy dắt vào thắt lưng.” Hành động của hổ diễn ra mà không hề đắn đo điều gì. “Bà đỡ về đến nhà, cân số bạc đó được hơn mười lạng. Năm đó mất mùa đói kém, nhờ có số bạc hổ cho bà mới sống qua được”.

Hổ đực được nhân hóa mang hành động, tính cách của con người. Khi

Xem tất cả 40 trang.

Ngày đăng: 14/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí