Học Thuyết Về Lao Động Sản Xuất Và Lao Động Không Sinh Lời

- Thừa nhận quyền bất khả xâm phạm đối với chế độ tư hữu.

- Nhà nước không nên can thiệp sâu vào kinh tế, Nhà nước như người làm vườn không nên đụng chạm đến rễ cây mà chỉ nên chăm sóc vườn cây thôi.

Như vậy, nội dung của luật tự nhiên của F. Quesnay về căn bản là quy luật tư

sản.

3.1.2.4. Học thuết về “sản phẩm ròng”

Học thuyết về “sản phẩm ròng” sản phẩm thuần tuý là lý thuyết trọng tâm của CNTN. Những người theo CNTN cho rằng: sản phẩm thuần tuý là số chênh lệch giữa tổng sản phẩm và chi phí sản xuất. Nó là số dôi ra ngoài chi phí sản xuất. Nó được tạo ra trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, còn trong công nghiệp không tạo ra sản phẩm thuần tuý. Họ giải thích rằng trong công nghiệp quá trình tạo ra sản phẩm mới chỉ là quá trình kết hợp giản đơn những chất cũ có sẵn trong tự nhiên, không có sự tăng lên về chất nên không tạo ra sản phẩm thuần tuý . Ngược lại, trong nông nghiệp nhờ có sự tác động của tự nhiên nên có sự tăng thêm về chất, tạo ra chất mới, tạo ra sản phẩm thuần tuý .

Như vậy, CNTN là giải thích nguồn gốc của sản phẩm thuần tuý theo tinh tinh thần của chủ nghĩa tự nhiên, tựa hồ như đất đai là nguồn gốc của sản phầm thuần tuý. Cách giải thích này đã che lấp cái hạt nhân hợp lý trong học thuyết về sản phẩn thuần tuý của họ là ở chỗ đã coi sản phẩm thuần tuý là một sản phẩm lao động của người công nhân làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp biến thành phần thu nhập của giai cấp tư sản và địa chủ.

3.1.2.5. Học thuyết về lao động sản xuất và lao động không sinh lời

Từ lý thuyết về sản phẩm thuần tuý Quesnay cho rằng: lao động sản xuất là lao động tạo ra sản phẩm thuần tuý, Lao động nào không tạo ra sản phẩm thuần tuý là lao động không sinh lời. Như vậy chỉ có lao động nông nghiệp tạo ra sản phẩm thuần tuý nên nó là lao động sản xuất, còn lao động công nghiệp là lao động không sinh lời .

3.1.2.6. Học thuyết về giai cấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 169 trang tài liệu này.

Căn cứ vào học thuyết về sản phẩm thuần tuý Quesnay chia xã hội thành ba giai

cấp:

Lịch sử các học thuyết kinh tế - 4

- Giai cấp thứ nhất là những người tạo ra sản phẩm thuần tuý (gồm tất cả những

người trong nông nghiệp, chủ đồn điền và công nhân của họ).

- Giai cấp thứ hai là những người thu sản phẩm thuần tuý (người sở hữu).

- Giai cấp thứ ba là giai cấp không sản xuất, không sinh lợi (những người trong lĩnh vực công nghiệp và thương nghiệp).

Như vậy, Quesnay đã không hiểu cơ sở phân chia giai cấp của xã hội, đã không phân biệt nhà tư sản với công nhân làm thuê, đã gắn sự phân chia đó với sự phân chia theo ngành.

Về sau, Turgot đã bổ sung sự mới mẻ vào quan niệm về giai cấp. Ông chia xã hội thành 5 giai cấp:

- Trong nông nghiệp có giai cấp công nhân nông nghiệp và giai cấp các nhà tư bản nông nghiệp.

- Trong công nghiệp có giai cấp công nhân công nghiệp và giai cấp các nhà tư bản công nghiệp.

- Giai cấp thứ 5 là giai cấp sở hữu.

Như vậy so với F. Quesnay, Turgot đã thấy giai cấp tư sản riêng biệt trong công nghiệp và trong nông nghiệp, nhưng việc phân chia giai cấp vẫn dựa vào ngành sản xuất.

3.1.2.7. Lý luận về tiền lương và lợi nhuận

Turgot đã phân biệt sự khác nhau giữa chủ xí nghiệp và công nhân: “công nhân là người mất hết tư liệu sinh hoạt”, tiền lương của công nhân là thu nhập theo lao động, còn sản phẩm thuần tuý là thu nhập của nhà tư bản gọi là lợi nhuận. Như vậy, lợi nhuận là thu nhập không lao động do công nhân tạo ra .

Ngoài ra Turgot còn đặt nền móng cho tư tưởng về lợi nhuận bình quân giữa các ngành và xu hướng giảm tỷ suất lợi nhuận.

3.1.2.8. Lý luận về tư bản

CNTT coi tư bản là tiền, còn Quesnay coi tư bản không phải là bản thân tiền tệ mà là tư liệu sản xuất mua bằng tiền tệ mà là tư liệu sản xuất mua bằng tiền tệ đó. Theo ông thành phần của giá trị trong sản phẩm nông nghiệp gồm 3 bộ phận:

- Tiền ứng ra đầu tiên (chi phí về máy móc, nhà xưởng…)

- Tiền ứng trước hàng năm (chi phí về giống và tiền lương …)

- Sản phẩm thuần tuý.

Như vậy Quesnay là người đầu tiên trong lịch sử, đã dựa vào tính chất chu chuyển của tư bản để chia tư bản thành tư bản ứng trước đầu tiên, tư bản ứng ra hàng năm, tức là mầm mống của việc phân chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động .

Quan điểm của Quesnay về tư bản đã được Turgot tiếp tục phát triển. Ông là người đầu tiên nêu ra khái niệm tư bản, theo ông tư bản không chỉ là tiền tệ, mà là giá trị của tiền tiền được tích lũy lại. tư bản gồm có giá trị, hơn nữa chỉ gồm có giá trị có thể tích lũy được.

Đồng thời Turgot cũng là người đầu tiên chia tư bản thành tư bản cố định và tư bản lưu động.

3.1.3. Những đại biểu của Chủ nghĩa trọng nông.

3.1.3.1. Francois Quesnay (1694-1774):

Là người sáng lập ra trường phái trọng nông ở Pháp, con một chủ ruộng đất nhỏ. Người có năng lực phi thường, năm 1718 nhận học vị phẫu thuật quốc gia, năm 1749 trở thành ngự y viên, sống trong cung điện Vesxay. Năm 1752 do trung thành phục vụ nên phong tước quý tộc. Mãi đến lúc tuổi già, năm 1573 Quesnay nghiên cứu kinh tế.

Những tác phẩm chính của Quesnay:

- Bàn về thương mại, 1760

- Biểu kinh tế, 1758

- Phân tích biểu kinh tế, 1766

- Chế độ chuyên chế Trung Quốc, 1787

- Những nguyên lý chung của chính sách kinh tế của một quốc gia nông nghiệp, 1768.

K. Marx gọi Quesnay là cha đẻ của kinh tế chính trị học, vì ông có vai trò đặc biệt trong việc phát triển khoa học kinh tế. Quesnay có hai công lao lớn:

- Công lao thứ nhất là đặt ra một cách khoa học vấn đề sản phẩm thuần túy (m) nhưng giải quyết chưa triệt để vấn đề này.

Quesnay cho rằng sản phẩm thuần túy được tạo ra trong ngành nông nghiệp, nghĩa là ông đã gắn việc tìm tòi sản phẩm thuần túy với lĩnh vực sản xuất khác (khác với CNTT tìm trong lĩnh vực lưu thông). Nhưng ông lại phạm sai lầm khi coi nông nghiệp là nguồn lợi duy nhất.

Quesnay chủ trương phát triển nông nghiệp theo hướng đồn điền tư bản chủ nghĩa. Theo ông, chỉ có nền kinh tế như thế mới đảm bảo được hao phí lao động ít nhất, K.Marx coi việc tăng tư bản dùng trong nông nghiệp là hiện tượng tích cực, chìa khóa đặc biệt để tăng thêm của cải xã hội.

- Công lao thứ hai của Quesnay là ông phân tích một cách khoa học việc tái sản xuất thông qua Biểu kinh tế. Về mặt lý luận ông tỏ ra sáng suốt, táo bạo và độc đáo. Ông đã mở ra trang mới trong lịch sử tư tưởng kinh tế

* Nội dung biểu kinh tế của Quesnay:

Biểu kinh tế của Quesnay được công bố năm 1758 là một cống hiến to lớn và phản ánh đầy đủ các quan điểm kinh tế của CNTN .

- Để việc nghiên cứu thuận lợi Quesnay đã đặt ra các giả định:

+ Nghiên cứu tái sản xuất giản đơn;

+ Trừu tượng hóa sự biến động của giá cả;

+ Không xét đến ngoại thương.

+ Toàn bộ sản phẩm ròng trở thành địa tô

- Quesnay chia xã hội thành 3 giai cấp cơ bản:

+ Giai cấp sản xuất: Những người tạo ra sản phẩm thuần túy (tất cả những người trong nông nghiệp; chủ đồn điền và công nhân của họ).

+ Giai cấp không sản xuất: Những người hoạt động trong công nghiệp, thương nghiệp.

+ Giai cấp sở hữu: Những người thu sản phẩm thuần túy ( tức là chủ ruộng đất). Đồng thời ông chia tổng sản phẩm xã hội thành hai mặt giá trị và hiện vật.

+ Về mặt hiện vật: Quesnay chia sản phẩm xã hội thành sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp.

+ Về mặt giá trị ông giả định tổng sản phẩm xã hội bao gồm 7 tỷ được chia thành 5 tỷ sản phẩm nông nghiệp và 2 tỷ sản phẩm công nghiệp.

Trong chi phí sản xuất nông nghiệp được chia làm 3 bộ phận;

+ 2 tỷ tiền ứng trước hàng năm (tiền lương, giống…),

+ 1 tỷ tiền ứng trước đầu tiên

+ 2 tỷ sản phẩm thuần tuý.

Giá trị của sản phẩm công nghiệp được chia thành:

+ 1 tỷ tư liệu tiêu dùng cho công và nhà tư bản.

+ 1 tỷ nguyên vật liệu để tiếp tục sản xuất.

Giả định số tiền trong lưu thông là 2 tỷ, số tiền này đúng bằng số giá trị sản phẩm thuần tuý do giai cấp sản xuất trả cho chủ đất (dưới dạng địa tô), tức là giai cấp sơ hữu không sản xuất gì cả và chi tiêu bằng sản phẩm thuần tuý (sản phẩm ròng).

- Giai cấp sản xuất có 5 tỷ là sản phẩm nông nghiệp, trong đó: 1 tỷ để khấu hao tư bản ứng trước lần đầu (tư bản cố định), 2 tỷ tư bản ứng trước hàng năm (tư bản lưu động) và 2 tỷ là sản phẩm ròng.

- Giai cấp không sản xuất có 2 tỷ là sản phẩm công nghiệp, trong đó: 1 tỷ để bù đắp cho tiêu dùng, 1 tỷ để bù đắp nguyên liệu tiếp tục sản xuất.

Sự trao đổi sản phẩm giữa các giai cấp được thực hiện qua 5 hành vi:

Hành vi 1: giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền để mua nông sản tiêu dùng cho cá nhân, 1 tỷ tiền được chuyển vào tay giai cấp sản xuất.

Hành vi 2: Giai cấp sở hữu dùng 1 tỷ tiền còn lại để mua công nghệ phẩm, 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.

Hành vi 3: Giai cấp không sản xuất dùng 1 tỷ tiền bán công nghệ phẩm ở trên để mua nông sản (làm nguyên liệu), 1 tỷ tiền này chuyển vào tay giai cấp sản xuất.

Hành vi 4: Giai cấp sản xuất mua 1 tỷ tư bản ứng trước đầu tiên (nông cụ), số tiền này lại chuyển vào tay giai cấp không sản xuất.

Hành vi 5: Giai cấp không sản xuất dùng một tỷ tiền bán nông cụ mua nông sản cho tiêu dùng cá nhân, số tiền này chuyển về tay giai cấp sản xuất, khi đó giai cấp sản xuất có 2 tỷ tiền nộp tô cho địa chủ (giai cấp sở hữu) và giai cấp sở hữu lại có 2 tỷ tiền.

Quan hệ giao nộp và kết thúc quá trình thực hiện sản phẩm. Cả ba giai cấp có đủ điều kiện để thực hiện quá trình sản xuất tiếp theo.

Hình 3.1: Sơ đồ tái sản xuất của Quesnay


1 tỷ TLSH

1 tỷ TLSH

1 tỷ TLSH


Giai cấp sở hữu


Giai cấp sản xuất (TBNN)


Giai cấp không sản xuất (TBCN và TBTN)

2 tỷ SPR


1 tỷ TLSX


1 tỷ TLSX



- Nhận xét về biểu kinh tế của Quesnay

+ Lần đầu tiên việc nghiên cứu tái sản xuất đã được nêu thành sơ đồ đơn giản nhưng có tính tổng hợp cao. Những giả định đưa ra để nghiên cứu về cơ bản là dúng đã phân tích sự vận động của tổng sản phẩm, xã hội cả về 2 mặt: giá trị và hiện vật, kết hợp với sự vận động của tiền .

+ Tuy vậy “biểu kinh tế” của Quesnay còn nhiều hạn chế, ông không đánh giá đúng vai trò của sản xuất công nghiệp, chưa chỉ ra được cơ sở của tái sản xuất mở rộng trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp. Trong sơ đồ của Quesnay mới phân chia tổng sản phẩm xã hội thành sản phẩm công nghiệp và sản phẩm nông nghiệp, chưa thấy được vấn đề tiên quyết để phân tích tái sản xuất là phân chia tổng sản phẩm xã hội thành hai khu vực sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng.

Tóm lại “biểu kinh tế” của Quesnay có ý nghĩa to lớn về phương pháp luận là một tư tưởng thiên tài của thời kỳ bấy giờ, đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu tái sản xuất sản phẩm xã hội.

3.1.3.2. Anne Robert Jacque Turgo

Tiểu sử: Turgot (1727-1781) là nhà kinh tế học, nhà chính trị lớn người Pháp. Năm 1761 làm trưởng quan hành chính của vua, 1774 trở thành tổng thanh tra tài chính. Ông là người có tư tưởng tiến bộ.

Nội dung lý thuyết của Turgo:

- Phát triển lý luận về sản phẩm ròng: Ông cho rằng lao động đóng vai trò quan trọng và chỉ có lao động của nông dân mới sản xuất ra một lượng dư thừa vượt quá tiền công lao động. Lượng dư thừa này là sản phẩm ròng.

- Lý luận về giá trị - lao động: Theo ông giá trị do lợi ích của vật phẩm trong việc thỏa nhu cầu quyết định. Giá cả thị trường hình thành do cạnh tranh san bằng các giá cả. Ông lẫn lộn gữa giá cả, giá trị, giá cả thị trường và giá cả sản xuất.

- Lý luận về tiền lương và lợi nhuận: Đề ra “quy luật sắt” về tiền lương, thấy được sự khác nhau giữa thu nhập của người công nhân và nhà tư bản, cho rằng lợi nhuận là kết quả do lao động thặng dư của người công nhân tạo ra. Thấy được quy luật bình quân hóa lợi nhuận.

3.2. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh

3.2.1 Hoàn cảnh xuất hiện trường phái kinh tế học cổ điển Anh

3.2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội

Cuối thế kỷ XVII chủ nghĩa trọng thương đã trở thành lỗi thời và bắt đầu tan rã, ở Anh và Pháp thì Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh (KTCTTSCĐ) xuất hiện. Vào thời kỳ này các công trường thủ công phát triển và chiếm vị trí thống trị trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Giai cấp tư sản đã thấy rằng “Muốn làm giàu phải bóc lột lao động, lao động làm thuê của những người nghèo là nguồn gốc làm giàu vô tận cho những người giàu”.

- Sự kiện cách mạng tư sản Anh đã tạo ra một tình hình chính trị mới. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trong thời kỳ này về triết học, toán học … đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những tư tưởng tiến bộ và sự phát triển của nhiều khoa học, trong đó có khoa học KTCT.

Tóm lại, những điều kiện kinh tế, xã hội khoa học của cuối thế kỷ XVII đã chứng tỏ thời kỳ tích lũy ban đầu của tư bản đã kết thúc và thời kỳ sản xuất, đặt ra vượt quá khả năng giải thích của CNTT, đòi dòi phải có lý luận mới để hướng dẫn sự vận động và phát triển CNTB. Trên cơ sở đó KTCTTSCĐ ra đời.

Theo Karl Marx KTCTTSCĐ ở nước Anh bắt đầu từ William Petty và kết thúc ở David Ricardo còn ở Pháp bắt đầu từ Piere Boisguillebert và kết thúc ở Simonde de Sismondi.

3.2.1.2. Khái niệm kinh tế chính trị

Các nhà kinh tế học của trường phái KTCTTSCĐ lần đầu tiên chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu các vấn đề kinh tế của nền sản xuất của nền sản xuất TBCN đặt ra. Lần đầu tiên họ đã nêu ra một hệ thống các phạm trù và quy luật của nền kinh tế TBCN như phạm trù giá trị, giá cả, lợi nhuận tiền lương, địa tô, lợi tức… cùng các quy luật giá trị, cung cầu, lưu thông tiền tệ… Lần đầu tiên các nhà kinh tế tư sản cổ điểm đã áp dụng phương pháp trừu tượng hóa để nghiên cứu các hiện tượng và mối liên hệ kinh tế nhằm vạch ra bản chất, các quy luật vận động của quan hệ sản xuất các quy luật vận động của quan hệ sản xuất QHSX tư bản chủ nghĩa. Họ ủng hộ tự do kinh tế chống lại sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế.

Tuy vậy, do ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội và nhãn quan giai cấp nên các các nhà KTCTTSCĐ còn nhiều hạn chế, coi các quy luật của CNTB là quy luật tự nhiên tuyệt đối, vĩnh viễn.

Kinh tế tư sản cổ điểm có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, xem quyền sở hữu là nền tảng của đời sống xã hội:

Coi lợi ích cá nhân như là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của con người trong các sinh hoạt kinh tế. Coi tính ích kỷ là yếu tố kích thích hiệu quả nhất mọi chủ thể kinh tế có những quyết định hợp lý và thích nghi sản xuất, về tiêu thụ, về kinh doanh, về trao đổi… theo nguyên tắc “hi sinh tối thiểu – hưởng lợi tối đa”

Thứ hai, xem cơ chế kinh tế hoàn toàn là một môi trường hợp lý cần thiết để đưa tới sự hòa hợp tự nhiên giữa các lợi ích cá nhân, bảo đảm tính yển chuyển trong nền kinh tế và để đạt một trạng thái quân bình tự động, mà luật cung cầu chính là động cơ chính cho sự quân bình này. Với sự hòa hợp và quân bình đó, lợi ích công cộng của xã hội sẽ đảm bảo đạt mức tối đa.

Do vậy, Chính quyền nhà nước không nên can thiệp vào guồng máy kinh tế. Tự do cạnh tranh, tự do mậu dịch… là điều cốt yếu trong nền kinh tế ổn định, lành mạnh và phát triển.

Nhờ có sự tự do mà sự phân công lao động được hình thành giữa các cá nhân trong nước, cũng như các quốc gia trên thế giới. Nếu guồng máy kinh tế đang ở trạng thái quân bình mà nhà nước can thiệp vào thì trạng thái quân bình đó sẽ bị phá vỡ và khó có thể tái lập được.

Thứ ba, coi tiền là phương tiện trung gian trong quá trình trao đổi. Một nền kinh tế sung túc của một quốc gia giầu có biểu hiện ở khối của cải kinh tế ngày càng dồi dào, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng nhộn nhịp, chứ không phải ở khối lượng vàng bạc nhiều hay ít.

Sự tăng số lượng quí kim trong một quốc gia là do nhu cầu gia tăng sản xuất và một số dịch vụ trao đổi giữa các chủ thể kinh tế đưa tới. Tiền chẳng qua chỉ là chất dầu mỡ làm bôi trơn các bộ phận trong nền kinh tế mà thôi.

Lao động của con người mới thực sự là nguồn gốc của sự giàu có của các quốc gia, vì nó tạo ra mọi của cải kinh tế.

3.2.2. William Petty

3.2.2.1. Tiểu sử và tác phẩm

W. Petty (1623 - 1687 ) là một trong những người sáng lập ra KTCT TSCĐ ở Anh, ông sinh ra trong một gia đình làm nghề thủ công, ông là người có nhiều tài năng, đạt trình độ tiến sĩ vật lý, là nhạc trưởng, là người phát minh ra máy móc, là bác sĩ trong quân đội.

K. Marx gọi W. Petty là cha đẻ của KTCT cổ điển và khoa thống kê dân số. Ông viết nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bàn về thuế khóa và lệ phí” (1662), số học chính trị 1676, bàn về tiền tệ 1682

- Thế giới quan của W.Petty là chủ nghĩa duy vật tự phát, coi kinh nghiệm là cơ sở của nhận thức (ông theo triết học Becon).

- Về phương pháp luận: W.Petty đã áp dụng phương pháp nghiên cứu mới, ông muốn tìm ra bản chất của các hiện tượng kinh tế và xác định mối quan hệ nhân quả giữa chúng, tôn trọng quy luật. Nhưng ông có sự nhầm lẫn khi coi các quy luật kinh tế của CNTB cũng như các quy luật của tự nhiên đều tồn tại vĩnh viễn.

- Về phương pháp trình bày W.Petty xuất phát từ hiện tượng cụ thể phức tạp đến trừu tượng. Đây cũng là phương pháp nghiên cứu kinh tế đặc trưng của thế kỷ XVII.

- Quan điểm kinh tế của W.Petty phản ánh sự quá độ từ CNTT sang KTCT TSCĐ. Trong những tác phẩm ban đầu W.Petty còn mang nhiều dấu vết của CNTT, sau đó hạn chế dần. Trong thời kỳ đầu ông cho rằng “thành quả to lớn của thương nghiệp là tích lũy tiền tệ. Sự giàu có biểu hiện dưới hình thức vàng và bạc là sự giàu có muôn đời’ hay lao động của thuỷ thủ có năng suất cao hơn của nông dân ba lần, vì thương nghiệp có lợi hơn công nghiệp, công nghiệp có lợi hơn nông nghiệp. Nhưng sau này, ở tác phẩm “Bàn về tiền tệ” ảnh hưởng của CNTT đối với W.Petty không còn nữa, ông cho rằng “Tiền tệ không phải lúc nào cũng là tiêu chuẩn của sự giàu có” “ tiền tệ chỉ là một phần trăm của sự giàu có cho nên đánh giá tiền tệ quá cao là một sai lầm”. Theo ông “tiền là mỡ của một cơ thể chính trị (Nhà nước) béo phệ cũng như thiếu mỡ là bệnh tật của cơ thể”.

Xem tất cả 169 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí