Kỹ Năng Và Kỹ Năng Tác Nghiệp Của Nhà Báo Về Ngân Hàng

người có ít hiểu biết và kinh nghiệm hơn.

Vốn sống, kinh nghiệm được rút kết từ lao động thực tiễn lâu dài mới có được của nhà báo. Nhà báo, phóng viên lao động thực tiễn càng nghiêm túc thì có thể rút kết được nhiều kinh nghiệm quý. Vốn sống, kinh nghiệm là một kiến thức “đặc biệt”, không có trong sách vở hay trong các chương trình giảng dạy mà nó được trang bị từ đời sống thực tế và hoạt động hằng ngày của nhà báo thông qua những chuyến đi, những cuộc tiếp xúc, những việc đã làm và chứng kiến những sự kiện đã qua rồi xâu chuỗi lại thành những bài học cho riêng mình.

Lê Thị Nhã, Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Chính trị - Hành chính [34], cho rằng: “Nghề báo bắt người viết phải đi, phải quan sát, nhìn ngắm, trò chuyện. Gặp mỗi con người, đến mỗi vùng đất, nếu nhà báo chịu khó tìm hiểu, sẽ làm phong phú thêm vốn sống của mình. Và chính bằng vốn sống đó, nhà báo lại mở rộng, đào sâu những thông tin, tư liệu về những vùng đất và con người đó” [49, tr81].

Ngày nay, internet và mạng di động đã phát triển mạnh mẽ đến mọi miền, giúp nhà báo, phóng viên rất nhiều trong việc cập nhật thông tin, nhưng đó là những thông tin nhân bản bởi nhà báo, phóng viên không trực tiếp thu thập, quan sát hiện trường, không trực tiếp nghe, thấy. Cũng có những phóng viên, nhà báo lạm dụng công nghệ để thu thập thông tin và sáng tạo tác phẩm báo chí. Những tác phẩm báo chí đó không còn đúng nghĩa của báo chí.

Báo chí đòi hỏi người lao động sáng tạo tác phẩm phải nghiêm túc, thông tin phải được người làm báo trực tiếp thu thập thông tin, trực tiếp tại hiện trường để quan sát, nghe, nhìn và suy ngẫm, đánh giá một cách chân thật, khách quan sự việc, sự kiện. Tính chân thật, khách quan là những yếu tố cốt lòi sống còn của tác phẩm báo chí. Chính vì thế, nhà báo phải nhập cuộc, phải thực tế từ hiện trường của vấn đề, sự kiện trong cuộc sống.

Tri thức và vốn sống thực tiễn là hai yếu tố không thể thiếu trong một nhà báo. Hai yếu tố đó thể hiện tính chuyên nghiệp, khả năng, trình độ làm nghề và bản lĩnh trong sáng tạo tác phẩm báo chí của nhà báo.

- Đạo đức nghề nghiệp

Dù bất kỳ nghề nào thì đạo đức làm nghề vẫn rất quan trọng. Người có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ làm nghề chân chính và luôn hướng đến cái tốt đẹp trong hoạt động nghề nghiệp của mình. Đặc biệt, đối với nhà báo thì đạo đức nghề nghiệp lại cực kỳ quan trọng. Bởi một bác sĩ không tốt có thể chỉ làm hại một bệnh nhân nhưng một nhà báo có đạo đức làm nghề kém thì có thể hại nhiều người từ một bài báo sai sự thật, vì lợi ích cá nhân.

Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo được thể hiện ở thái độ, tinh thần trách nhiệm của bản thân nhà báo đối với xã hội, với công chúng, với nhân vật, với toà soạn, với nguồn tin và đồng nghiệp của mình thông qua hoạt động thực tiễn và quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí.

Tuy nhiên, luật và quy định đạo đức nghề nghiệp chỉ là công cụ, là chế tài cho những hành vi hoạt động cụ thể của người làm báo nhưng không dễ chi phối được lương tâm nghề nghiệp của người làm báo. Lương tâm trong sáng, suy nghĩ và hành động chân chính, không vụ lợi cá nhân chính là nền tảng giúp nhà báo thực hiện tốt luật pháp và đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm nhà báo và nghĩa vụ công dân của mình trong hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Lương tâm của nhà báo biểu hiện ở tính chân thật, khách quan, công tâm trong thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Nhà báo đưa tin không vì lợi ích cá nhân hay nhằm mục đích riêng, không tô hồng hoặc bôi đen sự thật. Chính vì thế, trước khi đưa thông tin, chi tiết vào tác phẩm của mình, nhà báo phải tự đặt cho mình những câu hỏi: Đưa thông tin này, chi tiết này để làm gì, để cho ai xem, nhằm mục đích gì và nó có tác động như thế nào đối với xã hội, đối với nhân vật trong câu chuyện mà bài báo sắp kể ra như thế nào? Những câu hỏi đó cần phải được nhà báo cân nhắc, suy xét thận trọng.

Nhà báo có vai trò rất lớn trong việc đưa tin để hình thành và định hướng dư luận xã hội. Đối tượng, nhân vật trong bài báo có thể thay đổi theo hướng tích cực hoặc xấu sau khi bài báo được đăng, phát trước công chúng. Chính vì thế, nhà báo phải luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp đối với nhân vật, đối

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 4

tượng phản ánh, nguồn tin trong bài báo của mình.

- Năng khiếu báo chí

Năng khiếu là những tố chất, khả năng đặc biệt của con người được thể hiện thành thạo, chuyên nghiệp và năng động trong công việc, lĩnh vực cụ thể nào đó. Trong cuộc sống, ở bất cứ nghề nào, lĩnh vực nào cũng cần có năng khiếu, năng khiếu giúp công việc sắc sảo hơn. Năng khiếu có thể là bẩm sinh hoặc cũng có thể hình thành trong môi trường đào tạo và rèn luyện. Tuy nhiên, năng khiếu cần có sự kết hợp đào tạo, học tập và rèn luyện thì mới phát triển, mới có thành công.

Trong lĩnh vực báo chí, năng khiếu là độ nhanh nhạy, tính chuyên nghiệp và sự linh hoạt của nhà báo trong việc thực hành sáng tạo tác phẩm báo chí, việc lựa chọn và thể hiện thông tin của từng tác phẩm. Tác phẩm báo chí thành công ngoài khả năng nghiệp vụ vững vàng thì năng khiếu chính là yếu tố góp phần nâng cao giá trị tác phẩm.

Người ta thường nói, làm nghề gì cũng vậy, nếu có năng khiếu thì mức độ thành công, thành đạt cao hơn người không có năng khiếu. Trong nghệ thuật sân khấu, trong hội họa… chúng ta thường thấy những người thành công hầu hết là những người có năng khiếu, sở trường rất phù hợp với lĩnh vực đó. Do có năng khiếu, sở trường lĩnh vực đó cộng với sự đào tạo, rèn luyện nên học phát huy được khả năng đến mức sắc sảo mà người không có năng khiếu không làm được.

Trong nghề báo cũng vậy, nhà báo có chuyên môn và năng khiếu thì việc phát hiện, chọn lựa đề tài, thông tin và viết bài chuyển tải thông tin một cách dễ dàng, còn nhà báo có chuyên môn, không có năng khiếu làm báo thì việc lựa chọn thông tin và viết bài để chuyển tải thông tin trước một sự kiện luôn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, không biết bắt đầu từ đâu, chuyển tải thông tin gì và tác phẩm báo chí khó thành công.

- Kỹ năng tác nghiệp

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo là việc vận dụng kiến thức lý luận báo chí, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và các phương tiện kỹ thuật để thực hiện một quy trình sáng tạo ra tác phẩm báo chí bằng những thao tác, hành vi chuyên môn cụ thể.

Nghiệp vụ báo chí là khả năng cảm nhận, khai thác, phân tích và thông tin một cách nhanh nhạy, chính xác và kịp thời của nhà báo trước các vấn đề, sự kiện trong đời sống thực tiễn của xã hội. Nghiệp vụ báo chí bao gồm cả hệ thống lý luận nghiệp vụ báo chí và khả năng vận dụng kiến thức lý luận về nghề nghiệp, chuyên môn mà nhà báo đã thu nhận được trong quá trình học tập, tích lũy từ lao động sáng tạo tác phẩm báo chí trong thực tiễn.

Nếu vận dụng lý luận nghiệp vụ vào thực tiễn hoạt động báo chí thành thạo, nhanh nhạy, chính xác thì nó trở thành kỹ năng tác nghiệp của nhà báo. Kỹ năng đó được thể hiện từ khi hình thành ý tưởng, tìm hiểu, nắm bắt thông tin, phân tích, đánh giá… đến khi hoàn chỉnh một tác phẩm báo chí.

Nếu lý luận nghiệp vụ là nền móng để sáng tạo tác phẩm báo chí thì kỹ năng tác nghiệp của nhà báo chính là yếu tố quyết định chất lượng tác phẩm báo chí.

Một nhà báo giỏi, ngoài việc phải hiểu biết và vận dụng tốt lý luận báo chí còn phải biết sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Bắt đầu từ phương pháp lựa chọn chủ đề, nội dung thông tin, phương pháp thu thập thông tin như thế nào, thu thập ở đâu, lựa chọn nguồn tin và kiểm chứng nguồn tin, sau cùng là thực hiện tác phẩm báo chí.

Việc thể hiện tác phẩm báo chí có tính quyết định sự thành công của tác phẩm. Chính vì thế, phương pháp thể hiện như thế nào cho phù hợp và hiệu quả là điều cần phải được cân nhắc, nhất là hoạt động của nhà báo trong toà soạn báo đa loại hình, đa phương tiện như hiện nay. Thể hiện tác phẩm báo chí cho báo in như thế nào, nội dung nào, thể hiện tác phẩm báo chí cho báo mạng điện tử như thế nào, nội dung thông tin nào và thể hiện tác phẩm báo chí tích hợp đa phương tiện như thế nào, hình ảnh, âm thanh, tiếng động… phải được tính toán hợp lý.

Sau khi tính toán phù hợp về nội dung thông tin để thể hiện tác phẩm báo chí cho các loại hình báo in, báo mạng điện tử và báo đa phương tiện đến công đoạn viết rất quan trọng. Một nhà báo chuyên nghiệp, giỏi nghề phải thành thạo và có kinh nghiệm trong việc rút tít, viết sapo như thế nào vừa ngắn gọn, súc tích, logic, bố cục bài báo chặt chẽ, ngôn ngữ dễ hiểu để chuyển tải được nội dung thông tin

đến với bạn đọc một cách đầy đủ nhất.

Trong môi trường truyền thông hiện đại như hiện nay, ngoài các yêu cầu trên nhà báo còn phải thành thạo kỹ năng làm báo đa phương tiện.

Trong việc thực hiện quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí thực tiễn, nhà báo cần phải năng động vận dụng kiến thức báo chí, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng đa phương tiện để truyền tải thông tin đến công chúng một cách kịp thời, đa dạng, phong phú và chính xác.

1.1.3. Kỹ năng và kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng

1.1.3.1. Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là “Khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tế

Kỹ năng cũng được hiểu là “năng lực hay khả năng chuyên biệt của một các nhân về một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đó phát sinh tình huống”.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về kỹ năng, song hầu hết đều thừa nhận rằng, kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Kỹ năng học được do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định. Kỹ năng luôn có chủ đích và định hướng rò ràng. Vậy có thể hiểu, kỹ năng là năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hay động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Kỹ năng khác phản xạ ở tính chủ động, phản xạ chỉ đơn thuần mang tính thụ động. Kỹ năng khác với thói quen ở quá trình hình thành, hầu hết thói quen hình thành vô thức và khó kiểm soát, kỹ năng hình thành một cách có ý thức do quá trình rèn luyện. Có thể nói bất một kỹ năng nào hình thành nhanh hay chậm, bền vững hay lỏng lẻo đều phụ thuộc vào quyết tâm, năng lực của chủ thể, cách luyện tập cũng như tính phức tạp của kỹ năng đó.

Mặc khác, kỹ năng còn trái ngược với bản năng. Bản năng là thực hiện theo hành động theo mong muốn và nhu cầu riêng của bản thân. Không có sự suy nghĩ, tính toán hay dựa trên một cơ sở nào. Con người có nhiều hành động mang tính bản

năng nhưng chỉ có một số ít hành động được gọi là kỹ năng. Hành động chỉ đạt tới mức kỹ năng khi được thực hiện một cách chính xác, nhuần nhuyễn, nhanh chóng, dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của bản thân.

Tác nghiệp được hiểu là “tiến hành công việc có tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật” [61; tr.1093]

Trong lao động nghề nghiệp, đòi hỏi người lao động có những kỹ năng riêng để thực hiện một cách có hiệu quả công việc của mình. Trong lao động nghề nghiệp của nhà báo, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo là việc vận dụng kiến thức lý luận báo chí, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn và các phương tiện kỹ thuật để thực hiện một quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí bằng những thao tác, hành vi chuyên môn cụ thể.

Các nhóm kỹ năng trong lao động nghề nghiệp của nhà báo thông thường chia thành nhóm kỹ năng khai thác, thu thập thông tin tác nghiệp báo chí và nhóm kỹ năng phát hiện đề tài và thể hiện thông tin.

Hiện nay, các cơ quan báo chí thường có xu hướng phát triển đa phương tiện, trong mỗi cơ quan có nhiều loại hình báo chí khác nhau. Trong trường hợp này, kỹ năng tác nghiệp của nhà báo cần có thêm là xử lý văn bản (text); chụp và xử lý ảnh; xử lý thông tin đồ hoạ; quay và sử dung video; xử lý âm thanh; sử dụng các phần mềm đa phương tiện trong sáng tạo tác phẩm báo chí.

Bên cạnh đó, để có được các kỹ năng tác nghiệp báo chí cần thiết thì nhà báo phải thường xuyên học hỏi trau dồi thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết thuộc nhiều lĩnh vực khác.

1.1.3.2. Yêu cầu đối với kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng

- Kỹ năng phát hiện đề :

Đề tài là những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, rất đa dạng và phong phú, không phụ thuộc và phạm giới hạn rộng hay hẹp của vấn đề, sự kiện mà thường mang tính khách quan. Đề tài báo chí ở ngay trong cuộc sống hàng ngày và thông qua các mối quan hệ giao tiếp, các nguồn cộng tác viên, thông qua nghiên cứu văn bản, chính sách, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước. Theo cuống Lao động nhà báo của TS Lê Thị Nhã, thì “Đề tài, chủ đề báo chí nảy sinh từ hiện thực cuộc sống

hàng ngày, hàng giờ diễn ra xung quanh chúng ta. Phóng viên được ví như cần ăng ten thu hút thông tin từ mọi lúc, mọi nơi, mọi chiều hướng…” Các nguồn tin là điểm khởi đầu hình thành nên ý tưởng, chủ đề cho một tác phẩm báo chí. Cũng theo cuống Lao động nhà báo, TS lê Thị Nhã đưa ra một số loại nguồn tin có thể thống kê được bao gồm:

- Sách, báo, tạp chí, internet

- Thư bạn đọc

- Các hãng thông tấn trong và nước ngoài

- Các chủ trương, chính sách, quyết định…của Chính phủ, các bộ, ngành và các cơ quan đơn vị

- Mạng lưới cộng tác viên, thông viên

- Dư luận quần chúng

- Quan sát, trải nghiệm, dự đoán của phóng viên

Như vậy, để phát hiện ra những đề tài báo chí sinh động, phong phú hấp dẫn độc giả, mang tính thời sự nóng hổi liên quan đến vấn đề ngân hàng đòi hỏi nhà báo luôn phải thực hiện công việc nghiên cứu, nắm bắt tình hình, thu nhập thông tin tư liệu. Đặc biệt nguồn tin từ mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên, từ dư luận quần chúng cũng đóng vai trò rất quan trọng để nhà báo nghe ngóng được tình hình mới nảy sinh, từ đó nảy ra ý tưởng, đề tài để viết bài. Nhà báo cũng cần hiểu rò về lĩnh vực mình đã, đang và sẽ viết.

- Kỹ năng phát khai thác, thu thập và xử lý thông tin :

Kỹ năng giao tiếp: Là hoạt động thường ngày của nhà báo. Giao tiếp là cầu nối giữa nhà báo với đối tượng, nhân vật mà nhà báo hướng tới để phỏng vấn, khai thác thông tin. Trong quá trình tác nghiệp nhà báo có kỹ năng giao tiếp tốt thì việc thu nhập thông tin, phỏng vấn nhân vật sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Nhất là với những người mới gặp lần đầu, chưa có mối quan hệ từ trước.

Đối với nhà báo tác nghiệp về vấn đề ngân hàng, nhà báo cần phải chỉ ra những tác động của tình hình tài chính đến với ngành ngân hàng, đồng thời nhà báo có khả năng đưa ra những giải pháp, giúp người dân, doanh nghiệp đề cao cảnh

giác, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bị rơi vào những vấn đề nợ xấu trong ngân hàng. Điều quan trọng hơn cả là nhà báo cần phải có kỹ năng cảnh báo nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đối với tình hình tài chính, kinh tế của một doanh nghiệp, một tổ chức tín dụng nói riêng hay của cả hệ thống ngân hàng nói chung. Điều đó đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ với nguồn tin, đặc biệt là với các chuyên gia của nhà báo phải rất nhuần nhuyễn, thành thục. Cũng bởi thường xuyên phải tiếp xúc với những người có trình độ, tri thức nên nhà báo phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp lịch sự, tế nhị, đúng mực, có hiểu biết thực sự về lĩnh vực mình muốn khai thác thông tin.

Kỹ năng phỏng vấn: Đây là kỹ năng quan trọng trong việc thu thập thông tin để sáng tạo tác phẩm báo chí. Các câu hỏi phỏng vấn giúp cho nhà báo có thêm thông tin, có cơ sở vững chắc hơn về những thông tin được nêu trong bài báo. Thông tin từ các câu trả lời của câu phỏng vấn là cơ sở giúp cho bài báo tăng thêm tính thuyết phục. Chính vì thế, nhà báo cần phải trang bị cho mình khả năng đặt câu hỏi phỏng vấn tốt nhất, câu hỏi càng ngắn gọn, càng cụ thể càng dễ nhận được câu trả lời có lượng thông tin cao.

Đối với việc khai thác thông tin về vấn đề ngân hàng, đòi hỏi nhà báo trước khi phỏng vấn phải tự tìm hiểu, trang bị cho bản thân lượng kiến thức cơ bản liên quan đến vấn đề ngân hàng như: lãi suất, tiền gửi, ngoại hối, huy động, nợ xấu…Từ đó khi đặt câu hỏi phỏng vấn cũng sẽ thuyết phục hơn, đặt được câu hỏi phù hợp với đối tượng, khai thác thông tin có gía trị, đồng thời cũng khiến người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi, chia sẻ thông tin.

Kỹ năng chọn lọc, đánh giá tính chính xác của thông tin: Yêu cầu nhà báo phải biết phân tích và lựa chọn thông tin cốt lòi của vấn đề, sự kiện, sự việc trong một khối thông tin chung. Nhà báo phải biết chọn lọc ra đâu là thông tin quan trọng, bản chất, cốt lòi mà công chúng đang cần được thông tin, muốn biết bản chất câu chuyện, sự việc cụ thể như thế nào. Đôi khi đứng trước rất nhiều tài liệu, văn bản, đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực an ninh, nhà báo phải có kỹ năng thẩm định,

Xem tất cả 168 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí