Những Phẩm Chất Cần Thiết Của Nhà Báo Kinh Tế

đánh giá thông tin, biết chọn chi tiết nào và bỏ qua chi tiết nào, đảm bảo các yếu tố về chính trị, nghiệp vụ và đạo đức báo chí.

Cùng với đó, trong quá trình thu thập thông tin sẽ có nhiều nguồn tin cung cấp về một vấn đề, sự kiện nào đó. Nhà báo đưa tin, bài sẽ phải là người chịu trách nhiệm trước thông tin được đăng tải. Do đó, nhà báo phải biết thẩm định đâu là nguồn tin trung thực, đáng tin cậy nhất. Nhà báo cũng phải tự đặt những câu hỏi như: Tin nay xuất phải từ đâu? Ai là người cung cấp? Nguồn tin có đáng tin cậy không? Ai là người chịu trách nhiệm phát ngôn ở ngân hàng về tin này?

Kỹ năng quan sát: Nhà báo quan sát hoạt động đang diễn ra tại hiện trường sự kiện để phát hiện và nắm bắt diễn biến của nó. Kỹ năng quan sát không đơn giản chỉ “nhìn thấy” quá trình diễn biến của sự việc, sự kiện mà đòi hỏi nhà báo phải nhìn thấy bản chất của sự việc, phát hiện đâu là sự bất thường, khác biết, sự tồn tại, đột biến trong một sự kiện, vấn đề nào đó. Từ đó, nhà báo khai thác mảng thông tin với những giá trị thông tin khác biệt.

Kỹ năng tìm kiếm thông tin: Thông tin là yếu tố quyết định trong sáng tạo ra một tác phẩm báo chí. Chính vì thế nhà báo phải có thông tin và kỹ năng khai thác thông tin mới có thể tạo nên tác phẩm báo chí. Thông tin có nhiều nguồn khác nhau như từ các phương tiện truyền thông đại chúng, cơ quan QLNN, NHTM, người dân, từ người thân quen, đồng nghiệp, tại các sự kiện, vấn đề đang diễn ra… Nhưng làm thế nào để có được thông tin đáng tin cậy thì còn đòi hỏi nhà báo phải năng động, nhạy bén với thông tin và chủ động trong việc tìm kiếm “nguyên liệu” để phục vụ cho việc sáng tạo tác phẩm báo chí. Một số phương pháp phổ biến như đọc và nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn để tìm kíếm thông tin và nghiên cứu thực tế.

Kỹ năng thể hiện tác phẩm: Sau khi đã có đề tài, thu thập thông tin, tư liệu thì nhà báo phải quyết định chọn cánh thể hiện nào, xây dựng kết cấu, bố cục ra sao, viết tít, sapo, mở đầu và kết bài như thế nào. Cách chọn ảnh và sử dụng đồ hoạ cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn của bài viết.

Với các nhà báo tác nghiệp về ngân hàng cũng không năm ngoài việc phải nắm vững các kỹ năng trên. Tuy nhiên, khác biệt khi tác nghiệp về các vấn đề khác

ở chỗ, nhà báo phải thực sự vững vàng về chuyên môn, khéo léo khi chuyển tải thông tin, nội dung về các vấn đề của ngân hàng bởi đây là phạm trù mới, không phải ai cũng hiểu và nắm bắt rò về ngân hàng. Khi thể hiện tác phẩm buộc nhà báo phải có những cách viết, cách trình bày khoa học, đặc biệt là lựa chọn từ ngữ dễ hiểu, cách diễn đạt đơn giản, gần gũi, có sự giải thích kỹ càng về những vấn đề liên quan. Đặc biệt nhà báo phải biết coi trọng yếu tố thông tin chính xác, khách quan, khai thác từ các nguồn chính thống, qua đó góp phần tuyên truyền giải thích cho toàn dân những vấn đề ngân hàng trên địa bàn.

1.1.4. Khái niệm nhà báo kinh tế

1.1.4.1. Những phẩm chất cần thiết của nhà báo kinh tế

Một trong những yếu tố cần thiết để trở thành nhà báo kinh tế chính là việc trau dồi những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về kinh tế. Bởi sẽ không thể có những sản phẩm tốt, các tác phẩm tốt nếu bản thân người viết không nắm được vấn đề, tìm hiểu vấn đề.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 168 trang tài liệu này.

Tất nhiên, phóng viên sẽ không thể viết được những bài chuyên trong lĩnh vực kinh tế nếu thiếu kiến thức. Chẳng hạn sẽ không thể viết “hay”, viết “trúng”, về tổ chức thương mại thế giới nếu chính họ không hiểu về WTO, quan hệ của Việt Nam với tổ chức này hay những lợi ích mà Việt Nam có được khi gia nhận WTO. Hoặc viết về ODA, nếu không hiểu cơ chế cho vay ODA các nước dành cho Việt Nam thế nào có lẽ cũng sẽ khó viết.

Kiến thức về chuyên môn kinh tế, mặc khác sẽ tạo cho người viết sự tự tin khi tiếp nhận với các đối tượng cần phỏng vấn. Chắc chắn, ta không thể đến gặp chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan,… mà không vó gì trong đầu, hay cũng không thể xin phỏng vấn Tom Cannon (Giáo sư hàng đầu về hoạch định Kinh tế của Anh mới sang Việt Nam) khi bản thân người phóng viên không giỏi về kinh tế, không am hiểu về kinh tế thế giới hay mối tương quan giữa kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới.

Kỹ năng tác nghiệp của nhà báo về ngân hàng trên báo điện tử hiện nay - 5

Yếu tố thứ hai cần chú trọng là vấn đề cập nhật thông tin, kiến thức kinh tế thức gốc, nếu không bám sát sự kiện, theo dòi sự kiện, các yếu tố thị trường, thông

tin từ thị trường toàn cầu, phóng viên sẽ bị “cũ”, lạc hậu và sai lệch khi viết bài.

Một ví dụ rò nét là khi viết về chứng khoán, ngoài kiến thức nên người viết phải nắm được chỉ số giao dịch, các biến động về chứng khoán trong ngày. Tất yếu bài viết phải lý giải được đằng sau biến động ấy là “cái gì đang xảy ra?”, “nó sẽ tác động đến thị trường chứng khoán như thế nào” và liệu ta có thể “dự báo” cho những ngày tới. Hoặc viết về Bất động sản, người viết không chỉ phải nắm vững luật mà còn phải cập nhật, có các nguồn tin mới và nóng để viết. Tóm lại đã làm báo kinh tế thì bản thân người viết phải là những chuyên gia kinh tế, thực sự am hiểu những lĩnh vực mà họ đang phụ trách.

Một điểm đáng lưu ý trong vấn đề này là cập nhật thông tin chỉ từ phía thị trường mà phóng viên kinh tế phải có thêm các thông tin từ đối tác, từ người cần phỏng vấn hiểu thêm về sở trường của họ cũng có nghĩa là phóng viên sẽ có thể tiếp cận sâu hơn, bài bản hơn để từ đó có những sản phẩm tốt hơn.

Theo tác giả, ngoài những vấn đề đã nêu ở trên, một nhà báo kinh tế cần chú trọng các yếu tố sau:

Về lý thuyết, cần nắm vững các nguyên lý trọng yếu có trong cuốn “kinh tế vĩ mô” và “kinh tế vi mô”. Tất nhiên, sẽ có những ý kiến phản bác ý kiến này rằng tại sao ta vẫn cần phải đọc sach. Song, vì rằng, cái gì cũng cần có nên tảng, anh không tểh có những thông tin về chính sách về chủ chương mới, không thể chọn lọc những thông tin đa chiều nếu không có cái gốc để so sánh. Quan điểm của tác giả là, đọc sách sẽ giúp ta khái quát thêm, so sánh được điểm nào cần lưu ý khi tiếp cận vấn đề. Ví dụ, cuốn kinh tế vĩ mô sẽ giúp nhà báo kinh tế khái quát 4 vấn đề chính, 4 công cụ chính sách của Nhà nước là: Chính sách Tài khoá, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và chính sách thu nhập.

Điểm thứ 2, phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với các chuyên gia kinh tế, các Vip kinh tế, các bộ ngành và các động nghiệp làm báo khác. Tất nhiên, xây dựng mối quan hệ ở đây không phải là cầu cạnh, xin xỏ hay nhờ vả, mà kết thân ỏ đây cần hiểu theo tinh thần xây dựng kết thân với họ, cần dựa trên các mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau. Trong mảng quốc tế, thì yếu tố xây dựng

quan hệ cũng không kém phần quan trọng so với mảng kinh tế. Tại các cuộc họp, hội nghị, nhóm tư vấn, các nhà tài trợ cho Việt Nam, nếu không quen và thân họ (đặc biệt là các chuyên gia, các nhà tài trợ nước ngoài như EU, ADB, WB) sẽ rất khó khi tiếp cận họ và để phỏng vấn họ những vấn đề mà mình mong muốn. Tôi cũng chia sẻ quan điểm là sự kết thân này phải dựa trên cơ sở tôn trọng và bình đẳng, muốn vậy thì phóng viên phải chứng tỏ được năng lực của mình trong quá trình theo dòi ngành. Như phần trên tác giả đã đề cập không thể đến gặp ông Lê Đăng Doanh, bà Phạm Chi Lan, ông Trần Thiên Kim, ông Kung Paul Man hay Tom Cannon…với một “cái đầu rỗng”. Tất nhiên, để trở thành một phóng viên kinh tế giỏi, người phóng viên phải tự trau dồi cọ xát, tểh hiện mình bằng tác phẩmđể xin gặp các VIP. Họ không chỉ trả lời phỏng vấn, mà họ còn chia sẻ với mình những điều họ nghĩ. Tác gia xin nhấn mạnh đặc biệt vào cụm từ “chia sẻ những điều họ nghĩ”, và đây sẽ là yếu tố khai thác viết bài sâu hơn.

Một kinh nghiệm nữa mà tác giả cho rằng khá thiết thực là việc phóng viên kinh tế phải “nhập cuộc”. Nhập cuộc ở đây tức là phóng viên kinh tế nếu có điều kiện thì cũng nên thử sức trong lĩnh chứng khoán, vàng, bất động sản…Cảm nhận của “người trong cuộc” bao giờ cũng là yếu tố cần thiết để hiểu đươc mọi khía cạnh tâm lý, từ đó có những góc cạnh mới trong bài viết.

Một điểm cần lưu ý nữa là vấn đề chọn đề tài, góc cạnh để viết. Muốn viết hay phải có ý tưởng tốt. Quan điểm này là hoàn toàn xác đáng. Cách tiếp cận, tìm kiếm đề tài như thế nào phụ thuộc vào yếu tố: Tư liệu, phát hiện từ các thông tin, dự liệu báo chí hàng ngày và cả nguồn tin từ các đồng nghiệp. Việc xây dựng cấu trúc tác phẩm cũng cần có cách nhìn hợp lý. Vấn đề nào cần xoáy sâu phân tích. Điều này phụ thuộc phần lớn vào năng lực của phóng viên, cách khai thác vấn đề cho trúng và đúng.

1.1.4.2. Những vấn đề cần lưu ý khi thực hiện bài phỏng vấn về kinh tế Có một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý:

Ngoài kiến thức chuyên môn về vấn đề mình cần phỏng vấn, thì việc tìm hiểu đối tượng được phỏng vấn là hết sức quan trọng. Sở trường của họ là gì, học sẽ

trả lời ta ở khía cạnh nào? Ở đâu lại nảy sinh một vấn đề, chủ đề để phỏng vấn. Nói tóm lại nếu tìm được chủ đề nóng được dư luận quan tâm thì sẽ có được một bài phỏng vấn hay.

Tác giả xin nêu một ví dụ: Thời gian gần đây, bảo lảnh cho vay. Doanh nghiệp vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh thì ngân hàng cần đặt ra vấn đề gì? Nguồn vốn giải ngân của ngân hàng về lĩnh vực đó như thế nào? Đó là những vấn đề phóng viên cần tìm hiểu. Theo tác giả, đối với vấn đề này sẽ cần có kết cấu câu hỏi phỏng vấn khá chặt chẽ để làm rò một số thông tin vướng mắc trong quá trình bảo lãnh cho vay. Xin nêu lên sườn câu hỏi, để tiện chứng minh cho luận điểm trên:

- Thưa ông, hiện nay số vốn giải ngân cho vay thông qua bảo lãnh tín dụng của ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam chỉ khoảng 3.500 tỷ đồng, khá nhỏ so với gần 400 nghìn tỷ đồng giải ngân cho vay lãi suất. Vậy vướng mắc đặt ra ở đâu?

- Tỷ lệ hồ sơ được ngân hàng phát hành chứng thư bảo lãnh chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong số hồ sơ bảo lãnh cho vay? Số hồ sư còn lại không được bảo lãnh thì nguyên nhân do đâu, thưa ông?

- Vậy thì con số 3.500 tỷ đồng bảo lãnh tín dụng cho vay có thấp không thưa ông?

- Thực tế cho thấy hồ sơ xin bảo lãnh cho vay vốn không nhiều (con số mới nhất đạt chỉ khoảng 1.400 hồ sơ), cho dù số lượng hồ sơ xin abosr lảnh thực tế là có. Ông đánh giá thế nào về tỷ lệ hồ sơ được cho là khá thấp này?

- Ông có lưu ý gì với các DN trong bối cảnh hiện nay để tiếp cận với vốn hỗ trợ lãi suất thông qua bảo lãnh?

- Hiện nay, nhiều DN vẫn kiến nghị cho vay ưu đãi. Với thực tế cho vay bảo lãnh DN còn thấp, ông đánh giá thế nào trước các đề xuất của DN?

- Một số dấu hiệu cho thấy ngân hàng sẽ thắt chặt cho vay. Điều này đang báo hiệu khó khăn với DN, qun điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

- Xin cám ơn ông!

Với sườn câu hỏi phóng vấn này tác giả cho rằng người được phỏng vấn sẽ

trả lời vì rằng các thông tin mà phóng viên quan tâm. Thậm chí, vô tình họ sẽ đưa ra các dự đoán về các vấn đề cho vay, bảo lãnh đối với Doanh nghiệp trong thời điểm tới. Tất nhiên, để lên được sườn câu hỏi nay, phóng viên phải am hiểu vấn đề, bám sát tới cùng chi tiết.

Theo tác giả một cuộc phỏng vấn kinh tế hay bất kỳ lĩnh vực gì cũng dòi hỏi các yếu tố như vậy. Thậm chí, còn phải đề cập thẳng những vấn đề nhạy cảm, đụng chạm đến quan hệ thương mại, tài chính. Làm thế nào để khéo léo xử lý vấn đề này? Theo tôi đó là do kỹ thuật đặt câu hỏi và tự sự nhạy cảm của phóng viên. Bên cạnh đó, để có được một cuộc phỏng vấn kinh tế nhất là lĩnh vực ngân hàng tốt phản ánh rò vấn đề, phóng viên cần có sự chuẩn bị nhiều yếu tố, trong đó nổ bật nhất là xây dựng ý tưởng phỏng vấn rò ràng, đúng và hiệu quả. Cùng ới đó là các yếu tố hỗ trợ như kiến thức nền, tìm kím thông tin và sẵn sàn ứng phó với các tình huống xảy ra.

1.1.5. Khái niệm ngân hàng

Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô, tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng tiết kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về ngân hàng thương mại nhưng tựu chung lại, có thể hiểu ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian cung cấp các dịch vụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi, cho vay tiền, thanh toán và các dịch vụ tài chính khác (Mishkin, 2001). Luật các Tổ chức tín dụng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), quy định: Ngân hàng là loại tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.

Thuật ngữ Ngân hàng có từ rất lâu, trước khi nền sản xuất hàng hoá ra đời. Tuy nhiên, ngay từ đầu nó không mang cái tên Ngân hàng. Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống và công việc buôn bán mà các thương gia đã lập ra những nơi để đổi tiền, nhận tiền gửi và thu phí của người gửi, họ giúp chi trả và thanh toán hộ người gửi và ba nghiệp vụ đầu tiên hình thành, đó là: đổi tiền, nhận tiền gửi và thanh toán hộ. Lúc đầu người gửi tiền phải trả một khoản phí cho các thương nhân này, nhưng về sau do áp lực cạnh tranh và do khoản tiền phí cho các thương nhân này đã trả phí cho người gửi để tăng khả năng huy động. Qua một thời gian các thương gia này thấy rằng: luôn có một lượng tiền mặt ổn định động trong két họ. Trong khi đó một số thương gia buôn bán lại có nhu cầu vay. Vì vậy họ cho vay để kiếm thêm lợi nhuận, chí là mầm mống xuất hiện những nghiệp vụ nền tảng của ngân hàng.

Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng đã tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Mặc dù ngân hàng thương mại ra đời rất lâu nhưng các nhà kinh tế học, các nhà kinh tế vẫn chưa nhất trí với nhau về định nghĩa ngân hàng bởi do sự khác biệt về luật pháp, số lượng các nghiệp vụ, bối cảnh kinh tế, xã hội của các vùng khác nhau…

Ngân hàng là một loại hình tổ chức quan trọng đối với kinh tế. Các NHTM được định nghĩa qua chức năng, các dịch vụ và vai trò của chúng thực hiện trong nền kinh tế. Với mỗi cách tiếp cận khác nhau ta sẽ có khái niệm ngân hàng khác nhau.

Luật ngân hàng Pháp 1941 định nghĩa NHTM căn cứ vào mục đích và tính chất hoạt động. Ngân hàng được coi là “những xí nghiệp hay cơ sở ngành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chứng khoán, tín dụng hay dịch

vụ tài chính”.

Nếu xét trên phương diện những loại hình dịch vụ cung cấp có thể hiểu: “Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”.

Xem xét trên các hoạt động chủ yếu Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Với nội dung của đề tài nghiên cứu, chuyên đề sẽ đi theo khái niệm về NHTM dựa trên những loại hình dịch vụ cung cấp và trên các hoạt động chủ yếu của nó.

1.1.5.1. Chức năng của ngân hàng

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế, với vị trí và vai trò của mình ngân hàng thực hiện các chức năng cơ bản sau:

- Trung gian tín dụng: Với chức năng này ngân hàng đã khắc phục được những hạn chế trong quan hệ tín dụng trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế. Ngân hàng chuyển những khoản tiết kiệm nhàn rỗi thành những khoản tín dụng cho các tổ chức kinh tế và các thành phần kinh tế khác để đầu tư. Ngân hàng đồng thời vừa là người đi vay vừa là người cho vay. Đây là chức năng quan trọng nhất vì nó phản ánh bản chất của NHTM đó là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM, đồng thời là cơ sở để thực hiện những chức năng tiếp theo.

- Trung gian thanh toán: Ngân hàng làm trung gian thanh toán, thay mặt khách hàng thực hiện việc mua hàng hoá và dịch vụ bằng việc trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng, hay nhập tiền vào tài khoản của khách hàng, thanh toán hộ cho khách hàng. Khi nền kinh tế càng phát triển xu hướng thanh toán bằng tiền mặt giảm, thanh toán qua ngân hàng tăng nên ngân hàng ngày càng bộc lộ rò tầm quan trọng của mình trong thanh toán.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2022