Các Chợ Có Quy Mô Lớn Ở Nam Đàn Ở Thế Kỷ Xix


Thợ công loại hai: đọc được sào mực, cưa, đẽo được các bộ phận chính của một cái nhà, chạy chỉ trên các xà nhà, soi mũi, đục lá… và đóng được những mộng thông thường.

Thợ công loại ba: gồm những thợ biết cầm rìu đục làm được những chi tiết mộc thông thường, biết bào tròn, vuông; cưa vật liệu không chệch mạch sai tâm gỗ; đục đẽo được những lỗ thông thường.

Theo quy định của nghề, đối với chủ công trình trong quá trình từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành trải quá các 6 lễ theo từng công đoạn:

Lễ phạt mộc: tức lễ để chọn ngày tốt, phạt mộc là cưa đầu gỗ, đẽo vài cây cột chính (cột cái) của công trình. Thủ tục này được tiến hành sau khi việc thỏa thuận giá cả về công trình cần làm giữa chủ nhà với thợ cả và thợ đầu cánh (thợ đàn anh giỏi có nhiều kinh nghiệm)

Lễ khởi công: sau khi công trình phạt mộc xong (chủ yếu là để lấy ngày tốt), thợ cả đưa thợ đến làm, có nhiều nhà lễ phát mộc và lễ khởi công được nhập lại làm một lễ.

Lễ cất đứng: nền nhà sau khi đã được đắp vững, đã đóng mốc chọn hướng, khi đã làm xong nhà, chọn ngày tốt dựng hai cây cột cái để lấy ngày giờ.

Lễ yên tảng: khi toàn bộ khung nhà đã làm xong, cột nào ở hòn đá tảng nào đã được định vị rõ ràng, sau lễ chỉ dựng nhà lên là được.

Lễ dựng nhà: chọn giờ tốt để làm các thủ tục cáo với tổ tiên (đối với nhà), cáo với thần phật (đối với các công trình tâm linh), với thổ công biết rồi dựng nhà theo giờ tốt đã định.

Lễ lau sào: sau khi toàn bộ ngôi nhà dựng xong, các chi tiết như khung nhẫn, nẹp thuận, các mảng trang trí… đã đầy đủ, đảm bảo chắc chắn, chủ nhà làm liên hoan hoàn công thợ, sau đó gác sào mực lên hai quá giang thượng, giáp giá chiêng.

Làng Hiệu ở Nam Đàn thường mỗi năm họp vài lần, trong đó dịp đầu năm để cúng các vị tổ sư và cầu cho làm ăn phát đạt được những người làm nghề rất coi trọng. Làng Hiệu thường cúng các vị: Lỗ Ban, hay còn gọi là Lỗ Công Du, người nước Lỗ ở Trung Quốc đã sang tạo ra nghề mộc mà chủ yếu là cái sào mực và cái thước vuông góc; Lê Lâu là người đã sáng tạo ra kiểu nhà tứ trụ. Ngoài các vị tổ nghề nói trên, thợ mộc ở Nam Hoa huyện Nam Đàn đặc biệt có thêm lễ cúng dành cho ông Chuẩn, người đã truyền nghề cho họ và tạo ra danh tiếng của làng nghề không chỉ ở Nam Đàn mà còn khắp trên cả nước.


Lễ cúng tổ nghề thường diễn ra vào trung tuần tháng Giêng, sau khi làng đã làm lễ tết Nguyên Tiêu. Cỗ cúng ngoài trầu cau, rượu nước còn có xôi thịt, sau khi lễ xong thợ thuyền nghề mộc ngồi ăn uống chung vui, sau đó làng hiệu còn thưởng công bằng chân dò, thủ lợn… cho những người có công đi tìm việc, tìm công trình cho làng, hoặc cho những người đã và đang làm thủ bộ cùng các vị cao niên trong làng nghề đã nghỉ.

Một số thợ mộc nổi tiếng tại các phường mộc ở Trung Cần, Khánh Sơn, Dương Liễu, Xuân Hồ, Diên Lãm... được nhà Nguyễn huy động tham gia xây dựng các công trình kiến trúc dinh thự, lăng tẩm tại kinh đô Huế. Một số tốp thợ khác tham gia xây dựng nhà cửa, dinh thự trong thành Nghệ An.

4.1.2.4. Nghề dệt vải, trồng dâu nuôi tằm

Ngoài các xã Nộn Hồ, Nộn Liễu, Lâm Thịnh, Đông Liệt mà Bùi Dương Lịch đã thống kê có nghề dệt vải nổi tiếng, trong phạm vi không gian địa giới hành chính được giới hạn để nghiên cứu của Luận án còn có các làng: Tầm Tang, Khoa Trường, Phú Thọ (Nam Tân), làng Ngang (Khánh Sơn), Đông Châu (Nam Cường)... có nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Đối chiếu với địa bàn các xã hiện nay có thể hình dung một số làng xã nằm sát đôi bờ tả - hữu sông Lam, có vùng đất phù sa màu mỡ chạy dọc theo hai bờ sông như Thượng Tân Lộc, Khánh Sơn, Phúc Trung Cường (hữu ngạn sông Lam); Xuân Lâm, Hồng Long, Xuân Hòa (nổi tiếng nhất là làng Đan Nhiệm - quê của chí sĩ Phan Bội Châu ở xã Diên Lãm (tả ngạn sông Lam). Còn như vùng Nộn Hồ, Nộn Liễu mà Bùi Dương Lịch nhắc tới, có nhiều thôn, giáp, phường nằm quanh khu vực Hồ Nón cũng trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải.

Minh Mạng năm thứ 13 (1832) xuống dụ “Trẫm nghe vua đời cổ đều trọng việc làm ruộng, trồng dâu... Nay muốn mở rộng việc này, để tỏ ra khuyên bảo làm ruộng, trồng dâu, các địa phương nên làm việc cày ruộng tịch điền” [130, tr.276]. Thi hành chỉ dụ vua ban, với điều kiện đất đai thuận lợi mà nhân dân trong các xã Nộn Hồ, Nộn Liễu, Lâm Thịnh, Đông Liệt, Tầm Tang, Khoa Trường, Phú Thọ (Nam Tân), làng Ngang (Khánh Sơn)... trong địa bàn huyện tiếp tục duy trì nghề trồng dâu, ươm tằm, dệt vải. Nhiều hộ gia đình có khung cửi, những làng dệt vải nổi tiếng thì nhiều hộ trong làng tham gia nghề thủ công này. Tuy nhiên, nghề, làng nghề mới chỉ tồn tại phát triển theo hộ gia đình, sản phẩm gồm “những lụa vải ấy chỉ đủ cung cấp ăn mặc cho dân địa phương”.


Nghề trồng dâu, ươm tằm, xe tơ lụa, dệt vải tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngay trong chính từng hộ gia đình, trong làng, trong vùng. Dù chỉ mang tính chất của một nghề phụ, nhưng có thể thấy xe tơ dệt vải đã trở thành nét duyên, một đặc trưng truyền thống của người phụ nữ Nam Đàn nói riêng, của cư dân vùng hạ lưu sông Lam nói chung trong thế kỷ XIX.

4.1.2.5. Nghề mây, tre đan

Tre và mây là một trong những nguyên liệu quan trọng, thường dùng để xây dựng nhà cửa, chế tạo những vật dụng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt hàng ngày và tồn tại phổ biến trong đời sống của cư dân. Đối với huyện Nam Đàn, do đặc điểm đất đai, địa hình gần núi đồi mà tre, mây khá nhiều, ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương, những sản phẩm từ tre, mây như thúng, mủng, rổ, rá… còn là hàng hóa để mua bán, trao đổi giao thương cả trong và ngoài huyện. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có nhiều làng nổi tiếng về sự sản xuất thúng mủng, nhưng có thể nói là trong mọi làng đều có những thợ làm đồ mây, tre đan [2, tr.160]. Trong các làng xã ở huyện Nam Đàn như Xuân Hồ, Xuân Liễu, Thanh Tuyền, Tầm Tang, Phú Thọ, làng Ngang, Đồng Châu, Dương Liễu, Trung Cần có khá nhiều gia đình làm nghề đan lát từ nguyên liệu mây, tre. Cụ thể, cư dân làng Ngang, Đồng Châu có nghề đan tấm cót lợp nốc, thuyền; Cư dân làng Vân Đồn, Chung Tháp có nghề đan bồ, làm cót, mươn tre, nơm tre, đẽo đòn gánh, đòn càn, đòn xóc...; Cư dân Diên Lãm, Đồng Liệt, Xuân Hồ có nghề đan thúng, mủng, dần sàng, nong, nia rất nổi tiếng.

Nghề mây, tre đan ở các làng xã Nam Đàn thường do các hộ gia đình tự làm riêng rẽ mà chưa hình thành các phường, hội hay làng nghề. Sản phẩm làm ra chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tự cung, tự cấp của các hộ gia đình, một số sản phẩm dư thừa được đem bán tại các chợ làng xã. Sự tồn tại của nghề mây, tre đan dù đã qua nhiều thế kỷ nhưng do tính tự cấp, tự túc mà sản phẩm làm ra ít thay đổi về mẫu mã, thường được truyền từ đời này sang đời khác, số lượng sản phẩm không nhiều và giá trị hàng hóa không cao. Người ta thường nói, nghề mây, tre đan chỉ là “lấy công làm lợi” chứ thu nhập chẳng đáng là bao. Thường những gia đình đông con, ít ruộng mới chọn nghề mây, tre đan để có thêm chút ít thu nhập vun vén cuộc sống gia đình.

Ngoài các nghề thủ công kể trên còn có một số nghề khác như nghề đánh tranh lá mía, cỏ săng, nghề bện chổi đót, chổi trện, nghề kẹo che làm mật, đường phèn, nghề rèn, nghề nấu tương, làm bún bánh... Tuy nhiên, các ngành, nghề thủ công truyền


thống ở Nam Đàn nói riêng, Nghệ An nói chung có quy mô nhỏ, mang tính chất hộ gia đình, chưa tách khỏi nông nghiệp và vẫn chỉ là nghề phụ khi nông nhàn. Thực tế trên phản ánh tính chất của nghề thủ công và người thợ làm nghề ở huyện Nam Đàn đó là: người dân quê làm ruộng rồi mới trở thành thợ thủ công, các thợ nghề giữa hai vụ mùa công việc đồng áng được thư thả, thường họp nhau thành những đoàn đi rong tìm việc, nhưng đến vụ nông họ lại trở về nhà để tiếp tục công việc cày cấy [2, tr.159].

4.2. Hoạt động thương nghiệp‌

Hoạt động buôn bán trao đổi ở Nam Đàn xuất hiện từ rất sớm. Trong bối cảnh nền kinh tế công thương nghiệp nước Đại Việt từ thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII có những biến chuyển tích cực bởi quá trình giao lưu tiếp xúc với các nước phương Tây, đã tác động đến nhu cầu trao đổi mua bán đến tận làng xã, nơi có hệ thống giao thông thuận lợi cùng sự phát triển của các ngành nghề thủ công truyền thống. Nằm ở hạ lưu sông Lam, từ nhiều thế kỷ trước trên địa bàn huyện Nam Đàn đã hình thành cả một hệ thống chợ làng xã theo quy luật: trên bến, dưới thuyền đáp ứng nhu cầu trao đổi, buôn bán các loại hàng hoá, giao thương, giao lưu văn hoá của các tầng lớp nhân dân.

Đầu thế kỷ XIX, theo thống kê của Quốc sử quán triều Nguyễn được ghi trong sách Đại Nam nhất thống chí, trên địa bàn huyện Nam Đường có 6 chợ lớn sau: Chợ Hữu Biệt (Chợ Sóc), chợ Yên Lạc, chợ Hương Lãm, chợ Vân Đồn, chợ Xuân Lám, chợ Đại Đồng. Căn cứ vào phạm vi nghiên cứu là huyện Nam Đàn theo địa giới hiện nay, chúng tôi thống kê thêm các chợ khác thuộc các huyện Thanh Chương và huyện Lương Sơn vào thế kỷ XIX nay là đất huyện Nam Đàn, đồng thời không đưa vào các chợ thuộc địa phận huyện Nam Đường xưa, nhưng nay đã cắt về các huyện khác, cụ thể như sau:

Bảng 4.3. Các chợ có quy mô lớn ở Nam Đàn ở thế kỷ XIX


TT

Tên huyện

Tên các chợ

Tổng

Ghi chú

1

Nam Đường

Hữu Biệt (chợ Sóc), Yên Lạc,

Hương Lãm, Vân Đồn, Xuân Lám

5

Các chợ lớn vào thế kỷ XIX hiện nay thuộc huyện

Nam Đàn

2

Lương Sơn

Lãng Điền

1

3

Thanh Chương

Hoành Sơn, Lương Trường

2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.

Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 15

[154, tr.212]


Trong phạm vi không gian địa giới hành chính huyện Nam Đàn mà chúng tôi giới hạn để nghiên cứu, ngoài 5 chợ lớn trên với chợ Sa Nam đóng vai trò là chợ huyện, còn có khoảng 22 chợ khác ở trong làng xã, tổng trên khắp địa bàn huyện như: Nam Nghĩa có chợ Bồn; Thanh Thủy có chợ Thanh sớm và chợ Thanh chiều; Vân Diên có chợ Giếng; Xuân Hòa có chợ Tro, chợ Đồn; Nam Anh có chợ Chùa; Nam Xuân có chợ Trăn; Nam Lĩnh có chợ Dỏ; Hùng Tiến có chợ Da, chợ Cần Bụt, chợ Ghềnh; Hồng Long có chợ Huyện, chợ Hồng; Nam Kim có chợ Đình; Nam Cường có chợ Đò; Khánh Sơn có chợ Ngang; Nam Tân có chợ Hôm, chợ Đình; Nam Lộc có chợ Da; Nam Thượng có chợ Kia [78, tr.71].

Chợ quê (chợ trong làng xã) ở Nam Đàn có nhiều nét tương đồng với các chợ ở những huyện khác thuộc lưu vực sông Lam. Mạng lưới chợ làng xã ở Nam Đàn phân bố tương đối đều theo địa bàn cư trú của cư dân trong các tổng. Thường thì mỗi tổng có từ 3 - 4 chợ lớn nhỏ, họp vào những thời điểm khác nhau trong ngày, trong tháng: buổi mờ sáng, buổi chiều hôm, hay vào những ngày chợ phiên không trùng nhau. Quy mô của chợ thường nhỏ, chỉ là một bãi đất trống, cao ráo, ít bị ngập lụt, thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa, mua bán của cư dân 2 đến 3 làng gần kề với nhau trên cùng một địa vực cư trú. Trong không gian của các chợ quê, thường có vài mái lều được dựng bằng tranh, tre, nứa lá của những người bán hàng xén, hàng gạo, hàng bún, bánh, hàng thịt, hàng vải, hàng thuốc bắc, thuốc nam, họ là những người buôn bán thường xuyên ở chợ. Hai bên nơi ra vào chợ thường là nơi buôn thúng, bán mẹt của một số cư dân trong làng, xã với các loại nông phẩm, thủy sản, gia cầm nuôi trồng, đánh bắt được, sẵn phiên họp chợ mang đến trao đổi, mua bán lấy tiền đong gạo, mua nhu yếu phẩm cho gia đình. Cuối góc chợ thường có 1 đến hai lò rèn chuyên làm mới hoặc sửa chữa các dụng cụ như liềm, dao, rạ, cuốc, xẻng cho bà con nông dân trong vùng, cùng một vài quán rượu hoặc hàng ăn vặt…

Bức tranh chợ quê trong làng xã ở Nam Đàn nói riêng và hạ lưu sông Lam nói chung đã phản ánh nhiều nét tương đồng giữa các chợ với nhau, điểm khác chỉ là tùy theo quy mô lớn hay nhỏ của các chợ, do đó chúng tôi trình bày khái lược về một số chợ trên địa bàn huyện như sau:

- Chợ Sa Nam

Vệ Sa Nam, lỵ sở Sa Nam, chợ Sa Nam, bến đò Sa Nam... đều cùng một địa danh lịch sử - văn hóa nằm ở trung tâm huyện Nam Đường xưa (huyện Nam Đàn ngày


nay). Các cụ xưa giải thích chữ Sa Nam có nhiều nghĩa, nhưng nghĩa được nhiều người chấp nhận hơn cả là chỉ một vùng đất màu mỡ nằm ở bên bờ Tả ngạn sông Lam mang lại cho con người sự sinh sôi, nảy nở và cuộc sống no đủ [36]. Vùng đất Sa Nam còn gắn với một tên gọi khác là Cồn Vệ - chỉ một vùng đất cao ráo, nằm cách đại bản doanh Vạn An - trong cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 723) chưa đầy 1 km về hướng Nam, nay thuộc Thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn. Sa Nam cũng từng được chọn làm tên huyện, hay nơi huyện đường (Thạch Đường, Nam Đường, Nam Đàn) đóng từ suốt nhiều thế kỷ qua. Bởi vậy, chợ Sa Nam từ nhiều thế kỷ trước đã là chợ huyện của cả một vùng đất rộng lớn nằm ở hạ lưu sông Lam.

Ngay tại Thị trấn Sa Nam có bến đò Sa Nam. Bến đò này vừa là bến đò dọc vừa là bến đò ngang. Khách từ Tả ngạn sông Lam qua bến đò ngang Sa Nam là đến các làng Khoa Trường, Tầm Tang, Phú Thọ, Đại Đồng, Chi Cơ (xã Nam Tân và một phần xã Nam Thượng ngày nay). Từ đó, đi đến xứ Vạn Lộc (xã Nam Lộc), Hoành Sơn (xã Khánh Sơn), Trung Cần (xã Nam Trung) thuộc tổng Nam Kim, hay Nam Hoa, huyện Kệ Giang, Thanh Giang, Thanh Chương xưa. Từ bến đò Sa Nam, ngược dòng sông Lam có thể đi đến các tổng Cát Ngạn, Võ Liệt của Thanh Chương, lên tận vùng Vều, Rạng... ở Đô Lương, tiếp giáp với huyện Anh Sơn. Còn nếu từ bến đò Sa Nam, xuôi theo dòng sông Lam có thể đến hầu hết các chợ ở dọc tả ngạn sông Lam thuộc địa bàn huyện Hưng Nguyên và thành phố Vinh ngày nay, thậm chí ra tận cảng Cửa Hội - Cửa Lò. Còn đến ngã ba sông (nơi hợp lưu giữa sông La và sông Lam) có thể theo dòng sông La đi đến các huyện Đức Thọ, Hương Sơn thuộc phủ Đức Quang, trấn/tỉnh Hà Tĩnh xưa.

Với vị thế đặc biệt quan trọng và thuận lợi đó, chợ Sa Nam được hình thành và phát triển từ nhiều thế kỷ trước theo quy luật “trên bến dưới thuyền” của chợ làng xã, nói cách khác là chợ ở các vùng miền, địa phương thuộc lưu vực sông Lam. Đây vừa là chợ huyện, nhưng trong chừng mực nhất định chợ Sa Nam đóng vai trò như chợ Phủ của phủ Đức Quang hay phủ Anh Đô vì đối chiếu với các chợ lớn trong hai phủ này, thì vai trò và vị trí của chợ Sa Nam có nhiều nét nổi trội mà phần trình bày khái lược ở trên đã góp phần minh chứng cho điều đó.

Cần phải khẳng định thêm là vị trí của chợ Sa Nam ở thế kỷ XIX cho đến nửa đầu thế kỷ XX, có khác chút ít so với chợ Sa Nam hiện tại. Cụ thể: Bến đò Sa Nam (nay là bến cát sạn, gỗ, nứa, mét... trong kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) vừa là


bến đò, vừa là bến phà nằm trên huyết mạch giao thông chiến lược đường Hồ Chí Minh) cũng là một phần của chợ Sa Nam. Trong thế kỷ XIX, bến đò Sa Nam là nơi các thợ sơn tràng vùng miền Tây Nghệ An sau khi khai thác các loại gỗ, tre, nứa mét, mây song… đã kết lại thành bè, mảng cho xuôi theo dòng sông Lam đem về tập kết ở khu vực sông rộng ngay bến đò để buôn bán. Từ dọc bến đò Sa Nam lên khu vực chính của chợ còn là nơi bán các loại tranh lợp nhà được đan từ lá mía, cỏ săng, hay lá cọ và một số nông phẩm phổ biến trong vùng. Ngoài ra, một số mặt hàng gồm các loại sản vật được mang từ các địa phương gần kề phía Tây huyện như Thanh Chương, Đô Lương, Anh Sơn và cả hàng hóa theo đò ngang đưa từ vùng Kẻ Kia, Tàm Tang, Phú Thọ, Khoa Trường thuộc tổng Nam Kim ở bên hữu ngạn sông Lam.

Từ nửa đầu thế kỷ XX trở về trước, chợ Sa Nam nằm sát với bến đò Sa Nam, dọc đường xuống bến đò cũng chính là nơi bán các loại vật liệu xây dựng của một số làng nghề nung gạch ngói nổi tiếng ở Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châu và cả gạch Cẩm Trang, ngói vảy các loại đưa sang từ vùng Đức Thọ (Hà Tĩnh). Khu vực này kéo dài thành một vệt khoảng 70 - 80 m tính từ bến đò Sa Nam lên cổng phía Nam của chợ. Trong khu vực chính của chợ Sa Nam, các dãy lều quán được dựng, lợp từ tranh, tre, nứa lá được phân chia khá quy củ, nối tiếp nhau theo từng hàng ngang, dọc gồm hàng bún, bánh các loại như bánh đúc, bánh mướt, bánh gói, bánh kê, bánh hú, bánh dì, bánh nếp, bún lá và một vài quán bún thịt bò, gà, cùng những người bán rượu, mật, đường phèn. Kế đến là khu vực bán thịt lợn, thịt bò, thịt trâu và khu vực bán cá biển, ruốc, nước mắm, muối (các mặt hàng này do người kẻ bể - tức là thương nhân vùng Cửa Hội, Cửa Lò đưa lên bán). Đối diện với khu hàng ăn, hàng thịt là khu vực hàng nhuộm vải, hàng mây, tre đan như: thúng, mủng, dần sàng, mủng lường, rá lô (dụng cụ để đong khi mua bán: 1 rá, lô = 1 kg; 1 mủng lường = 3,3 kg), bồ cót, mươn tre, kiềng, rế, nơm, oi (giỏ), lừ bắt cá... đến hàng chổi đót, chổi trện... Bên cạnh khu hàng nhuộm, hàng mây, tre đan là khu vực bán các loại đồ gốm, sứ như nồi đất, hông đất, siêu đất lớn nhỏ được sản xuất từ vùng Trù Sơn, Đại Sơn (huyện Đô Lương) được các tiểu thương đem đến, hay một số loại chum, vại, hũ sành có nguồn gốc từ nhiều làng nghề gốm sứ của một số địa phương trong tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh cũng có mặt để buôn bán, giao thương. Ngay liền kề hàng gốm, sứ là khu vực hàng sắt với đủ loại dao, kéo, cưa, đục lớn, nhỏ, có cả nơi bán cày chìa vôi, bừa, cuốc, xẻng, vót, bàn vét...


Chếch về phía Đông chợ Sa Nam là khu vực hàng vải, quần áo, hàng tạp hóa đủ loại, còn phía Tây Bắc của chợ là khu vực hàng thuốc Bắc, vải vóc của người Hoa kiều (con cháu của những thương nhân Hoa kiều đã về nước vào năm 1978), rồi đến hàng gạo, lúa, nếp các loại... Do điều kiện vừa cận thủy vừa cận sơn, nên hàng hóa trao đổi, buôn bán ở chợ Sa Nam hết sức đa dạng và phong phú, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán của người nông dân làng xã ở lưu vực sông Lam.

Trong suốt thế kỷ XIX đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chợ Sa Nam họp tất cả các ngày trong tháng, nhưng khách buôn bán trao đổi tập trung nhiều nhất vào 9 phiên chợ chính trong tháng là các ngày: 01, 04, 08, 11, 14, 18, 21, 24, 28. Chợ Sa Nam (Nam Đàn) cùng chợ Tràng (Hưng Nguyên) và chợ Đô Lương là 3 chợ huyện có quy mô lớn nhất ở Nghệ An, Hà Tĩnh lúc bấy giờ.

Trước khi vương triều Nguyễn thành lập, chợ Sa Nam ngay bến đò Sa Nam đã hình thành và phát triển, đóng vai trò là trung tâm trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa của cư dân cả một vùng rộng lớn ở hạ lưu sông Lam. Trong thời kỳ 1802 - 1884 các vua nhà Nguyễn từ Gia Long đến vua Tự Đức, trước sau duy trì chính sách trọng nông, khuyến khích nông nghiệp, đã dẫn đến các biện pháp “ức thương”. Chính vua Thiệu Trị còn phân tích: “Những việc thuần ty hay bến đò, sở dĩ đặt ra là nguyên vì tiểu dân hay bỏ việc gốc theo việc ngọn, cho nên định ra phép thuế quan để bảo cho dân phải hạn chế việc buôn mà trọng việc làm ruộng” [2, tr.54]. Song trái lại chợ Sa Nam vẫn luôn tấp nập kẻ bán người mua và đóng vai trò là một trong những trung tâm trao đổi buôn bán, giao lưu văn hóa nổi tiếng ở hạ lưu sông Lam, góp phần ổn định đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho các thế hệ cư dân làng xã tại đây. Từ lâu, chợ Sa Nam đã trở thành một địa danh lịch sử - văn hóa nổi tiếng ở xứ Nghệ được nhắc đến nhiều trong Ca dao, tục ngữ địa phương:

“Sa Nam trên chợ dưới thuyền

Bánh đúc hai dãy, thịt bò mê thiên” [206].

- Chợ Chùa

Chợ Chùa nằm ở một vùng đất cao ráo gần núi Tán Sơn, sát với hồ Nón giữa trung tâm các làng, xã: Xã Gia Lạc (tức làng Kẻ Trác trước đó) đến đời Gia Long đổi thành làng Đa Lạc và thôn Yên Lạc (tức làng Kẻ Vạc trước đó), đến đời vua Gia Long cả làng Đa Lạc và thôn Yên Lạc đều nằm trong xã Thịnh Lạc, nay thuộc xã Nam Lĩnh [215; tr.103 - 104].

Xem tất cả 203 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí