Do cấu trúc địa hình, một số diện tích đất đai trồng trọt gần đồi núi, có độ dốc lớn dọc theo chân núi Đại Huệ, Thiên Nhẫn, núi Hùng Sơn, Ngũ Liên Châu, hay những chân ruộng cao ít bị ngập úng nhưng lại phải đối mặt với tình trạng xói mòn, thoái hoá đất do mưa lớn tập trung kéo dài nhiều tháng trong năm. Mặt khác, những diện tích đất trồng này luôn đứng trước nguy cơ hạn hán, thiếu nước cho cây trồng về mùa hạ, nhất là khi gió Nam Lào thổi rát thì tình trạng đồng ruộng ở Nam Đàn nứt nẻ, hoa màu, cây cỏ chết khô là điều khó tránh khỏi. Ảnh hưởng của lũ lụt, ngập úng và hạn hán càng trở nên trầm trọng hơn khi trên đồng ruộng Nam Đàn không có những công trình dẫn thuỷ nhập điền hay tiêu nước về mùa lũ quy mô lớn.
Sau nhiều thế kỷ đất nước luôn trong tình trạng chiến tranh loạn lạc, sang thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn đất nước bước vào thời kỳ thống nhất về mặt lãnh thổ, ổn định về mặt chính trị, xã hội đã tạo điều kiện cho quá trình tụ cư, sinh sống, của cư dân khắp nơi từ thành thị đến vùng nông thôn. Theo thống kê trong Đại Nam nhất thống chí, dưới triều vua Gia Long tổng số dân đinh các tỉnh là 612.912 suất đinh, trong đó trấn Nghệ An (gồm Nghệ An và Hà Tĩnh) là 65.400 suất đinh (chiếm 9,37%) [2, tr.18 - 19]. Đến triều Tự Đức, cả nước có tổng cộng 1.024.388 suất đinh, trong đó riêng tỉnh Nghệ An (không tính tỉnh Hà Tĩnh) là 56.870 suất đinh. Tuy nhiên, những con số trên chỉ là số dân bộ lục, không kể đến đàn bà trẻ em (những người không bị đánh thuế đinh và cũng không kể đến dân lậu, dân ngụ cư). Đối với huyện Nam Đàn, sách Đồng Khánh địa dư chí ghi chép như sau: Nhân số các hạng là 5.930 người (trong đó binh đinh 760 người) [165, tr.1235].
Trong thời kỳ 1802 - 1884, nhà Nguyễn duy trì chính sách trọng nông, kêu gọi, khuyến khích nhân dân phiêu tán về lại quê hương, phục hóa ruộng đất bỏ hoang tiếp tục sản xuất, đồng thời động viên nông dân mở rộng diện tích canh tác bằng việc khai hoang các vùng châu thổ khiến cho các làng xã hình thành ngày càng nhiều, dân cư tăng nhanh. Dân số gia tăng ở vùng nông thôn, làng xã trong điều kiện sức sản xuất còn nhiều hạn chế, sản phẩm các nghề không đảm bảo nuôi sống một dân cư đông đảo, vì “suy theo cái số cổ giả một người cày ruộng phải nuôi năm người” [2, tr.20] đã tạo nên những hệ lụy trong đời sống cư dân cũng như việc duy trì, phát triển kinh tế. Sách Đại Nam thực lục thống kê về vấn đề dân phiêu tán ở Nghệ An như sau: Từ năm 1817
- 1818, Nghệ An dân phiêu tán mất 20 nghìn người, năm 1820 trấn thần Nghệ An tâu: “Dân trong hạt xiêu tán cộng 63 thôn, gần đây có người đã trở về, mười phần được
một, hai phần” [170, tr.82], các năm 1828 - 1834 Nghệ An, Thanh Hóa dân xiêu tán nhiều… Bên cạnh tình trạng dân số tăng nhanh thì tử suất trong cư dân cũng nhiều, trong điều kiện kinh tế lấy nông nghiệp làm nghề chính, cuộc sống làm lụng vất vả trong hoàn cảnh cư ngụ thiếu vệ sinh, khi mất mùa, lụt lội, thì tình trạng người nông dân thiếu ăn, không đủ sức chống chọi bệnh tật khiến cho số người chết rất nhiều khi dịch bệnh hoành hành. Từ năm 1820 - 1850 đã diễn ra 3 nạn dịch lớn: năm 1820, dịch tả phát sinh ở ở Bắc Thành khiến 14.282 người chết [182, tr.152]; tính đến cuối năm 1920, số người chết vì dịch bệnh trên cả nước là 206.835 người [2, tr.27]; trong các năm 1848 - 1850, dịch tả hoành hành từ Bắc chí Nam làm chết 589.460 người… đến năm 1863, dịch to ở Bắc và Trung, số người chết hơn 5.270 người [170, tr.153]. Đối với tỉnh Nghệ An trong đó có huyện Nam Đàn, ngoài dịch bệnh thì các phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra liên tiếp đã khiến tử suất tăng cao và có phần nặng nề hơn so với các địa phương khác. Có thể thấy, những biến động về dân cư trên khắp cả nước nói chung, ở Nghệ An và huyện Nam Đàn nói riêng là những thách thức lớn mà nhà Nguyễn cũng như cộng đồng dân cư luôn phải đối mặt trong quá trình duy trì, phát triển nền kinh tế trong suốt thời kỳ 1802 - 1884.
Trước thế kỷ XIX, tỉnh Nghệ An là một trong những địa bàn tranh chấp chính của các cuộc nội chiến giữa các thể lực phong kiến, nơi phải gánh chịu nhiều hậu quả do các biến động chính trị - xã hội mang lại. Nghệ An còn là đất tổ của anh em nhà Tây Sơn. Các vua nhà Nguyễn trong quá trình thực thi vương quyền đã kiên quyết xoá bỏ những thành quả của Tây Sơn trên đất Nghệ An, tạo ra nhiều mâu thuẫn trong lòng xã hội của các tầng lớp, giai cấp trên vùng đất này. Cùng với đó, trong suốt thời kỷ từ năm 1802 - 1884, ở Nghệ An tình trạng mất mùa, lũ lụt, hạn hán xảy ra thường xuyên, trong làng xã nạn đói, dịch bệnh trong những năm: 1819, 1824, 1840, 1856, 1857, 1858, 1864 [170, tr.108]… cùng tình hình sưu cao thuế nặng, nạn nhũng nhiễu của cường hào, chức dịch địa phương đã khiến cho ngọn lửa đấu tranh của phong trào nông dân ngày càng mạnh mẽ.
Những cuộc nổi loạn của nông dân trong tình thế túng quẫn của sự nghèo đói, được tác động thêm bởi yếu tố chính trị khi có những lãnh tụ đứng ra giương ngọn cờ khởi nghĩa đã tạo nên những cuộc khởi nghĩa lớn. Dưới triều các vua từ Gia Long đến Tự Đức, tính đến năm 1862 trên khắp lãnh thổ Việt Nam có tới 390 cuộc nổi dậy (thời Gia Long: 70; thời Minh Mệnh: 230; thời Thiệu Trị: 50; thời Tự Đức: 40) [170, tr.60],
phần lớn đều có sự hưởng ứng của nông dân làng xã. Riêng trấn/tỉnh Nghệ An, trong đó có huyện Nam Đàn các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra cụ thể: năm 1811, khởi nghĩa của Nguyễn Tuấn; năm 1813, nông dân Nam Đàn cùng với nông dân Thanh Chương, Đông Thành, Quỳnh Lưu lại nổi dậy, giết chết tri phủ Đức Quang là Nguyễn Văn Tuân; Năm 1823, Lê Quang Chấn khởi nghĩa ở Nam Đàn… Năm 1874, Trần Tấn và Đặng Như Mai dựng cờ khởi nghĩa ở rú Đài (Thanh Chi, Thanh Chương) sau đó đưa toàn bộ lực lượng về làng Thành (Thanh Thuỷ) xây dựng cả một hệ thống chiến luỹ trên địa bàn các làng, xã: An Lạc, Đa Lạc, Xuân Hồ, Diên Lãm, Thanh Thủy... thuộc địa bàn huyện Nam Đàn. Để đối phó với các cuộc khởi nghĩa trên địa bàn Nghệ An, Nam Đàn, nhà Nguyễn đã cho đàn áp thẳng tay các cuộc khởi nghĩa, tuy nhiên ngọn lửa phong trào nông dân khởi nghĩa nơi đây vẫn luôn chực bùng phát bất cứ lúc nào. Có thể thấy, phong trào nông dân khỏi nghĩa nhằm chống lại triều đình ở Nghệ An nói chung, huyện Nam Đàn nói riêng đã ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống chính trị, xã hội của mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời tạo nên những bất ổn trong quá trình duy trì, phát triển kinh tế.
Mặt khác, từ thời Gia Long đến thời Tự Đức (1802 - 1884), các vị vua nhà Nguyễn luôn duy trì chính sách cấm đạo và sát đạo đẩy các tín đồ theo đạo Thiên chúa ở vương quốc Đại Nam nói chung, Nghệ An, Nam Đàn nói riêng vào tình cảnh khốn khó. Các họ đạo ở Nam Đàn như: Vạn Lộc, Quy Chính, Tràng Đen, Nhật Quang, Tràng Cật... còn chịu tổn thất nặng trong cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất 1874. Chính sách cấm đạo, sát đạo trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của toàn bộ giáo dân nói riêng, cũng như mọi mặt trong đời sống chính trị, xã hội ở Nam Đàn nói chung suốt thời kỳ 1802 - 1884.
5.2. Tình hình sở hữu ruộng đất huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884, phản ánh thực trạng sở hữu ruộng đất ở trấn/tỉnh Nghệ An nói riêng và cả nước nói chung
Từ nguồn tư liệu gồm 40 địa bạ trong tổng số 65 xã, thôn thuộc huyện Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884 mà chúng tôi khai thác cho thấy, tình hình sở hữu ruộng đất ở Nam Đàn xoay quanh việc bộ máy quan lại, chức sắc địa phương thực thi các quy định của vương triều Nguyễn trong việc phân chia ruộng đất công cho các thành viên trong làng xã cày cấy, nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Trong nội dung Chương 3, ở tiểu mục 3.1. Tình hình sở hữu, sử dụng ruộng đất, chúng tôi đã mô tả đặc điểm của sở hữu công điền, tư điền trong mối tương quan là một bộ phận của nông
nghiệp, nhằm làm rõ chính sách ruộng đất của Nhà nước, thực trạng sở hữu và sử dụng của đại bộ phận dân cư trong làng xã. Nhưng chưa đi sâu tìm hiểu đặc điểm sở hữu của các giai cấp, tầng lớp, giới tính, thành phần dân cư và hiện hiện tượng xen canh, xen cư về ruộng đất trong sở hữu tư nhân thuộc 6 tổng 65 xã thôn, trang, phường, giáp, sở, vạn ở huyện Nam Đàn dưới triều Nguyễn.
Qua khảo cứu ruộng đất tư nhân trong địa bạ, tình hình giới tính, quê quán của các chủ sở hữu cũng được ghi rõ trong sở hữu tư điền.
Bảng 5.1. Phân bố sở hữu tư điền
Tổng số chủ | Tỷ lệ (%) | Diện tích sở hữu (m.s.th.t.p) | Tỷ lệ (%) | Diện tích bình quân 1 chủ (m.s.th.t.p) | |
Tổng số chủ | 4165 | 100 | 11548.8.7.5.6 | 100 | 2.7.7.2.8 |
Chủ sở hữu là nữ | 745 | 17,88 | 2611.3.6.4.5 | 22,6 | 3.5.0.5.1 |
Phụ canh | 1652 | 39,66 | 3407.5.13.0.0 | 29,5 | 2.0.6.2.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Loại Đá Ong Được Khai Thác Ở Mỏ Đá Làng Kiền,
- Các Chợ Có Quy Mô Lớn Ở Nam Đàn Ở Thế Kỷ Xix
- Trong Thời Kỳ 1802 - 1884, Kinh Tế Nam Đàn Phát Triển Trong Điều Kiện Không Thuận Lợi Về Tự Nhiên Và Xã Hội
- Nông Nghiệp Nam Đàn Phản Ánh Rõ Nét Bức Tranh Kinh Tế Tiểu Nông Tự Cung Tự Cấp Lỗi Thời Và Lạc Hậu
- Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 19
- Kinh tế huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An dưới triều Nguyễn thời kỳ 1802 - 1884 - 20
Xem toàn bộ 203 trang tài liệu này.
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Trong tổng số 4165 chủ sở hữu ruộng đất có 745 chủ là nữ, chiếm tỷ lệ 17,88%. So với huyện Nghi Lộc một huyện trong tỉnh (18,09%) [202, tr.49] và phần lớn các huyện khác ở đồng bằng Bắc bộ, tỷ lệ chủ nữ sở hữu ruộng đất ở huyện Nam Đàn không chênh lệch bao nhiêu: Chân Định (Thái Bình): 12,94%; Thanh Quan (Thái Bình): 16,7%; Đan Phượng (Hà Đông cũ): 19,30%; Thanh Trì (Hà Nội): 13,47%. Cũng có những huyện, chủ sở hữu nữ chiếm tỷ lệ khá cao như: Quỳnh Côi (Thái Bình): 26,54%; Từ Liêm (Hà Đông cũ): 24,66% [153, tr.63]; Đông Sơn (Thanh Hóa): 25,88% [200, tr.76]… Như vậy, tỷ lệ chủ sở hữu nữ ở huyện Nam Đàn nằm ở mức trung bình so với các địa phương khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Trong tổng số 11548 mẫu 8 sào 7 thước 5 tấc 6 phân (m.s.th.t.p), diện tích ruộng đất tư có thể tính sở hữu trên toàn huyện, diện tích ruộng đất các chủ sở hữu nữ nắm là: 2611.3.6.4.5, chiếm 22,6% tổng diện tích ruộng đất tư. Trung bình sở hữu của một chủ nữ là 3 mẫu 5 sào 0 thước 5 tấc 1 phân. Tỷ lệ chủ nữ sở hữu ruộng đất tư ở Nam Đàn tương đương với huyện Đông Sơn (Thanh Hóa): 21,083%, nhưng nếu so với huyện Nghi Lộc một huyện gần kề trong tỉnh, sở hữu của chủ nữ chỉ chiếm 14,16% [202, tr.49] diện tích ruộng đất tư, thì mức sở hữu chủ nữ ở Nam Đàn là khá cao.
Biểu đồ 5.1. Sở hữu chủ nữ, phân canh, phụ canh ở một số địa phương thời Nguyễn (1802 - 1884)
100%
80%
60%
54.097
55.19
47.9
40%
20%
0%
24.82
30.65
29.5
21.083
14.16
22.6
Phân canh
Phụ canh Chủ nữ
Đông Sơn
Nghi Lộc
Nam Đàn
[200], [202]
Ở Nam Đàn, số chủ nữ có sở hữu trên 10 mẫu rất ít, chủ yếu là sở hữu dưới 1 mẫu. Như vậy, so với sở hữu trung bình của toàn huyện thì sở hữu trung bình của bộ phận chủ nữ cao hơn 0.7.8.2.3. Ngoài ra, ruộng đất thuộc chủ sở hữu là nữ lại chủ yếu là ruộng xâm canh, điều này đặt ra cho chúng tôi hai vấn đề phản ánh một hiện tượng khá đặc biệt trong sở hữu ruộng tư ở Nam Đàn đó là, chủ nữ có thể không được phân chia quyền sở hữu ruộng đất tư ở trong làng xã tại nơi họ cư trú mà được phân quyền sở hữu ruộng xâm canh ở một địa phương khác trong vùng. Hoặc thể, họ có quyền sở hữu ruộng đất tư trong làng của mình nhưng lại đi lấy chồng cư trú ở một địa phương khác và quyền sở hữu đó vẫn được giữ nguyên như là của hồi môn.
Cũng như nhiều địa phương khác, ở Nam Đàn hiện tượng phụ nữ đứng tên chủ sở hữu và chiếm tỷ lện ruộng đất là không nhiều (chiếm 17,88%). Trong một số xã thôn không có chủ sở hữu là nữ, đặc biệt ở tổng Nam Hoa (Nam Kim) trong thống kê tư điền không thấy ghi chép về chủ sở hữu thuộc đối tượng này. Điều đó cho thấy sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các quan hệ sở hữu tư nhân về ruộng đất. Mặt khác, thực trạng đó cũng phản ánh cho đến năm 1884 ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với cư dân làng xã ở Nam Đàn nói riêng, Nghệ An nói chung là phổ biến.
Tình trạng xâm canh (xen canh, xen cư) về ruộng đất diễn ra ở hầu khắp trong làng xã, điều này góp phần chứng minh thực tế về hiện tượng xâm canh khá phổ biến trong nông thôn Việt Nam. Nguyên tắc đất làng nào do dân làng đó tự cày cấy, sang
thế kỷ XIX đã bị phá vỡ không phải ở một vài làng xã mà phổ biến khắp cả nước. Tính chất xen kẽ đó xuất hiện không chỉ với loại hình ruộng đất công làng xã, mà ảnh hưởng tới cả các cá thể tư hữu, có nhiều trường hợp người xã thôn này có ruộng trên địa phận của các xã thôn lân cận, thậm chí là của một xã thôn thuộc tổng và huyện khác. Đó là hiện tượng “phụ canh” hay còn gọi là xâm canh.
Trong hệ thống 40 địa bạ huyện Nam Đàn có sự phân biệt rõ giữa hai bộ phận chủ sở hữu là: những người tại bản quán (gọi là phân canh) và những người ở nơi khác (gọi là phụ canh). Theo thống kê từ địa bạ, trong 4.165 chủ sở hữu có 1.652 trường hợp phụ canh, chiếm tỷ lệ 39,66% tổng số chủ. Nếu so sánh với các huyện khác ở đồng bằng Bắc bộ và Đông Sơn (Thanh Hóa), tỷ lệ này cũng tương đương: huyện Thanh Trì (Hà Nội) là 42,53% [153, tr.54]; huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) là 39,10% [200, tr.79].
Về số lượng ruộng đất, diện tích phụ canh là 3407.5.13.0.0 chiếm 29.5% diện tích ruộng đất tư có thể tính sở hữu. Nếu so sánh về diện tích phụ canh thì tỷ lệ này có phần tương đương với huyện Nghi Lộc (Nghệ An) là 30,65% [202, tr.49], nhưng cao hơn hẳn so với một số huyện ở Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ: Quỳnh Côi là 8,67%, Đông Quan là 24,89%, Đông Sơn là 24,82% [200, tr.79].
Về trung bình sở hữu của một chủ phụ canh là 2.0.6.2.6, thấp hơn so với mức sở hữu trung bình của toàn huyện (toàn huyện: 2.7.7.2.8) hơn 7 sào. Hầu hết các xã đều có ruộng đất phụ canh (34/40 xã thôn, chiếm tỷ lệ 85%). Trong đó, một số xã thôn không có thông tin về sở hữu tư nhân như: thôn Dương Phổ, thôn Thanh Tứ thuộc tổng Nam Kim; thôn Chung Mỹ thuộc tổng Lâm Thịnh. Một số xã thôn phần lớn diện tích ruộng đất đều bị xâm canh như: thôn Xuân Áng có 5 chủ thì đều là phụ canh (100%), xã Xuân Phúc có 40 chủ thì 34 chủ là phụ canh (85%)…
Hiện tượng phụ canh về ruộng đất diễn ra khá phổ biến ở Nam Đàn từ năm 1802 đến năm 1884, chứng tỏ việc mua bán, trao đổi, chuyển nhượng ruộng đất khá phát triển, ruộng đất lúc bấy giờ đã trở thành một loại hàng hóa. Nguyên tắc “ruộng làng nào làng ấy cày cấy” lúc này đã không còn ý nghĩa nữa.
Trong các thành phần sở hữu tư nhân về ruộng đất, sở hữu ruộng đất của chức sắc trong làng xã được ghi chép cụ thể trong 40 địa bạ ở Nam Đàn, gồm 160 người, cụ thể như sau:
- 55 Lý trưởng
- 30 Phó Lý trưởng
- 42 Hương mục
- 33 Trùm trưởng
Sau khi thống kê cả diện tích xâm canh, tình hình sở hữu tư điền của các chức dịch ở Nam Đàn (1802 - 1884) như sau:
Bảng 5.2. Tổng hợp tình hình sở hữu ruộng đất của chức dịch
Không có ruộng | < 1 mẫu | 1- 3 mẫu | 3 - 5 mẫu | 5 - 10 mẫu | 10 - 20 mẫu | 20 - 50 mẫu | Tổng | |
Lý trưởng % | 10 18,18 | 10 18,18 | 11 20 | 7 12,73 | 9 16,36 | 7 12,73 | 1 1,82 | 55 100 |
Phó lý trưởng % | 9 30,0 | 4 13,33 | 6 20% | 4 13,33 | 4 13,33 | 3 10,0 | 0 0 | 30 100 |
Hương mục % | 9 21,43 | 8 19,05 | 15 35,72 | 4 9,52 | 3 7,14 | 3 7,14 | 0 0 | 42 100 |
Trùm trưởng % | 9 27,27 | 9 27,27 | 8 24,25 | 3 0,09 | 3 0,09 | 1 3,03 | 0 0 | 33 100 |
Tổng | 37 23,12 | 31 19,38 | 40 25,0 | 18 11,25 | 19 11,87 | 14 8,75 | 1 0,63 | 160 100 |
[Tác giả tổng hợp từ 40 địa bạ huyện Nam Đàn]
Chức dịch ở xã thôn sở hữu đất tư có sự phân bố không đều, một số xã thôn chỉ có 2 người, nhưng cũng có xã thôn lên đến 10 người. Trong tổng số 160 chức dịch có 37 người (chiếm 23,12%) không có tên trong danh sách chủ ruộng ghi trong địa bạ. Như vậy, họ là những người không có ruộng đất tư trong làng xã. Tuy nhiên, trong thế kỷ XIX, do hiện tượng phụ canh đã trở thành phổ biến ở hầu khắp các địa phương, cho nên kết quả thống kê trên chỉ phản ánh tình hình phân bố ruộng đất trong phạm vi huyện Nam Đàn, chúng tôi không loại trừ khả năng các chức dịch trên có ruộng phụ canh ở các huyện lân cận.
Đối với các chức sắc có tên trong danh sách ruộng tư, tình hình sở hữu như sau: ở lớp sở hữu dưới 1 mẫu có 31/160 người, chiếm tỷ lệ 19,38 %, so với tình hình sở hữu tư nhân trên toàn huyện là 1325/4165 người, chiếm tỷ lệ 31,81% thì vẫn ở mức thấp; lớp sở hữu từ 1 đến 3 mẫu có 40 người, chiếm tỷ lệ 25% thấp hơn so với 1641
người, chiếm tỷ lệ 39,40% tình hình chung toàn huyện; ở lớp sở hữu từ 3 đến 5 mẫu có 18 người, chiếm tỷ lệ 11,25% so với 623 người, chiếm tỷ lệ 14,96% toàn huyện. Như vậy, ở các lớp sở hữu nhỏ, từ dưới 1 mẫu đến 5 mẫu thì tình hình sở hữu của hệ thống chức dịch là gồm 89/160 người chiếm tỷ lệ 55,63% thấp hơn rất nhiều so với tình hình chung của toàn huyện gồm 3589/4165. Trong khi đó, các lớp sở hữu từ 5 mẫu trở lên (sở hữu lớn) đều cao hơn so với tình hình chung toàn huyện: ở lớp sở hữu 5 đến 10 mẫu có 19 người, chiếm tỷ lệ 11,87% so với 415 người, chiếm tỷ lệ 9,96%; lớp sở hữu từ 10 đến 20 mẫu có 14 người, chiếm tỷ lệ 8,75% so với 134 người, chiếm tỷ lệ 3,22%; lớp sở hữu từ 20 đến 50 mẫu có 1 người, chiếm tỷ lệ 0,63% tương đương với 26 người, chiếm tỷ lệ 0,63% trên toàn huyện. Qua bảng thống kê trên cho thấy, lớp sở hữu từ 1 đến 3 mẫu trở thành lớp sở hữu đặc trưng của chức dịch ở huyện Nam Đàn, điều này phù hợp với lớp sở hữu đặc trưng trong toàn huyện, và đây là lớp sở hữu trung bình trong kết cấu phân bố ruộng đất chung của tình hình sở hữu tư nhân về ruộng đất.
Như vậy, sở hữu ruộng đất của bộ máy cai trị làng xã ở Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884, mang nhiều nét tương đồng so với các địa phương khác. Cũng như nhiều huyện ở khu vực đồng bằng Bắc bộ, Đông Sơn (Thanh Hóa), hay cả huyện Nghi Lộc trên cùng địa bàn xứ Nghệ, nếu nhìn vào sở hữu ruộng đất của đội ngũ chức dịch ở Nam Đàn không phải hoàn toàn là tầng lớp khá giả. Đại bộ phận chức dịch có ruộng thuộc vào lớp sở hữu nhỏ (dưới 1 mẫu) và trung bình (1 - 3 mẫu) trong kết cấu sở hữu chung của toàn huyện. Trong đó, đặc biệt lưu ý đến nhiều chức dịch không có ruộng 37/160 người, chiếm tỷ lệ 23,12% tổng số chức dịch. Tuy nhiên, các con số thống kê trên chưa phản ánh hết thực tế về sở hữu đất đai của quan lại và bộ phận chức dịch ở các địa phương, nơi mà Nhà nước không kiểm soát chặt chẽ được việc làng xã lũng đoạn trong việc chia ruộng, dẫn đến tình trạng các chức dịch địa phương câu kết với nhau trong việc ẩn lậu ruộng đất, hoặc dối trá đem ruộng xấu sung vào ruộng công màu mỡ, hoặc đổi lại sổ sách bớt số ruộng thực của mình đi.
Từ việc phân tích tài liệu địa bạ cho biết cụ thể về thành phần các giai tầng ở làng xã sở hữu ruộng đất tư, hiện tượng xen canh, xen cư về ruộng đất và cả thực trạng diện tích, cách thức sử dụng một số ruộng đất khác như: đất vườn, tam bảo điền, ruộng hoang, đất công châu thổ trong thời kỳ khuyến khích khai hoang hiện không thuộc ruộng đất bị đánh thuế trong làng, xã ở Nam Đàn thời kỳ 1802 - 1884. Ngoài ra, qua