Phương Pháp Xác Định Gdp Theo Luồng Sản Phẩm (Phương Pháp Chi Tiêu)


- GDP cũng bằng tổng chi tiêu để mua hàng hóa (tức vòng chu chuyển tiền phần trên cùng của hình 2.1) (Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm hay phương pháp chi tiêu)

Như vậy, chúng ta có thể xem xét luồng tiền chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình hoặc luồng tiền chuyển từ hộ gia đình sang doanh nghiệp.

Tổng mức chi tiêu và tổng thu nhập của nền kinh tế phải bằng nhau vì mỗi giao dịch đều bao gồm hai bên mua và bán. Theo nguyên tắc, chi tiêu của người mua để mua sản phẩm bằng thu nhập của người bán sản phẩm. Bởi vậy, mọi giao dịch ảnh hưởng tới chi tiêu phải tác động tới thu nhập và mọi giao dịch ảnh hưởng tới thu nhập phải tác động tới chi tiêu. Ví dụ nếu doanh nghiệp sản xuất bán thêm một chiếc hàng hóa cho hộ gia đình, thì rò ràng giao dịch này làm tăng tổng chi tiêu về hàng hóa, nhưng nó cũng tác động như vậy tới tổng thu nhập. Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm một hàng hóa mà không thuê thêm lao động thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm hàng hóa bằng cách thuê thêm lao động, tiền lương sẽ tăng lên. Trong cả hai trường hợp, chi tiêu và thu nhập đều tăng một lượng như nhau.

Trong một nền kinh tế giả định chỉ sản xuất hàng hóa, chúng ta có thể tính toán GDP đơn giản bằng cách cộng các khoản chi tiêu để mua hàng hóa lại với nhau, nhưng vì nền kinh tế lớn và phức tạp, cho nên việc cộng tất cả các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ lại với nhau bao gồm rất nhiều khoản mục. Cụ thể, các hộ gia đình không chi tiêu toàn bộ thu nhập của mình. Họ nộp một phần thu nhập cho Chính phủ dưới dạng thuế, cũng như tiết kiệm và đầu tư một phần thu nhập để sử dụng trong tương lai. Ngoài ra, các hộ gia đình không mua tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Một số hàng hóa, dịch vụ được Chính phủ mua, một số khác được các doanh nghiệp mua, vì họ dự kiến trong tương lai sẽ sử dụng chúng vào việc sản xuất ra sản phẩm của riêng họ. Tuy nhiên, bất kể gia đình, doanh nghiệp hay Chính phủ mua một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, thì giao dịch đó vẫn có bên mua và bên bán. Do vậy, khi xem xét nền kinh tế với tư cách một tổng thể thì chi tiêu và thu nhập vẫn luôn bằng nhau.

2.3.2. Phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm (Phương pháp chi tiêu)

Theo phương pháp luồng sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp, Chính phủ mua và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn các yếu tố cấu thành GDP theo phương pháp luồng sản phẩm (Phương pháp chi tiêu):


2.3.2.1. Tiêu dùng của hộ gia đình (C)

Tiêu dùng của hộ gia đình bao gồm tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của hộ gia đình mua trên thị trường để chi dùng phục vụ đời sống hàng ngày.

Như vậy GDP chỉ bao gồm những sản phẩm được giao dịch trên thị trường, còn các sản phẩm mà các hộ gia đình tự sản xuất để sử dụng thì bị bỏ sót không thể tập hợp được.

Chú ý: GDP chỉ bao gồm hàng hoá mới được sản xuất và bán ra. Hàng hoá mới là hàng hoá lần đầu tiên được giao dịch, mua bán trên thị trường.

2.3.2.2. Đầu tư (I)

Đầu tư bao gồm các hàng hóa được mua để dùng trong tương lai. Đầu tư chính là việc giảm tiêu dùng hiện tại, có tác dụng tái sản xuất mở rộng để tăng tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư được chia thành: đầu tư cố định vào kinh doanh, đầu tư cố định vào nhà ở và đầu tư vào hàng tồn kho.

Đầu tư cố định vào kinh doanh là việc mua sắm nhà máy và thiết bị mới của doanh nghiệp. Đầu tư cố định vào nhà ở là việc mua nhà mới của hộ gia đình và người cho thuê nhà. Đầu tư vào hàng tồn kho là mức tăng tồn kho hàng hóa của doanh nghiệp (nếu hàng tồn kho giảm xuống, đầu tư vào hàng tồn kho mang dấu âm). Hàng tồn kho là những hàng hóa được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này. Thực chất của hàng tồn kho là một loại tài sản lưu động. Nó là những vật liệu hay đầu vào của sản xuất sẽ được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tiếp theo, hoặc các thành phẩm chờ để bán trong thời gian tới. Do chúng sẽ được tiêu thụ trong tương lai nên khi tính GDP, chúng được xếp vào khoản mục đầu tư.

Cần phân biệt khái niệm tổng đầu tư và đầu tư ròng.Tổng đầu tư là giá trị các tư liệu lao động chưa trừ đi phần đã hao mòn trong quá trình sản xuất. Đầu tư ròng bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao tài sản cố định.

Trong tính toán GDP, chúng ta tính tổng đầu tư chứ không phải đầu tư ròng.

2.3.2.3. Chi tiêu của Chính phủ (G)

Chi tiêu của Chính phủ là những hàng hóa và dịch vụ mà Chính phủ, chính quyền địa phương mua. Chính phủ là một tác nhân kinh tế lớn nhất trong nền kinh tế. Hàng năm các khoản chi tiêu của Chính phủ cho khu vực hành chính sự nghiệp của mình, chi tiêu cho xây dựng các cơ sở kết cấu hạ tầng vật chất cho nền kinh tế, xã hội và chi tiêu cho sự nghiệp phúc lợi xã hội rất lớn. Phần lớn các khoản chi tiêu này của Chính phủ đều được tính vào GDP. Song phải lưu ý, khi tính cần phải loại trừ ra:

Thứ nhất, những khoản thanh toán chuyển nhượng xã hội, ký hiệu là Tr bao gồm: bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho những người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi


nương tựa, những người thuộc diện trợ cấp thất nghiệp, người có công với cách mạng

… Những khoản đã chi này lại không tương ứng với loại hàng hoá, dịch vụ nào mới được sản xuất ra trong nền kinh tế. Do đó không đóng góp gì vào GDP, nên không được tính.

Thứ hai, chi tiêu của nhà nước được tạo nguồn chủ yếu từ thuế (Tax), gồm hai loại cơ bản:

- Thuế gián thu (Te): là loại thuế gián tiếp tác động vào thu nhập, đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là riêng biệt (thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…)

- Thuế trực thu (Td): là loại thuế trực tiếp tác động vào thu nhập, đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế là một (thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức…)

Song khi tính GDP theo cung trên, tức là theo phương pháp luồng sản phẩm chưa cần điều chỉnh gì về thuế vì trên thị trường những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã được tính thuế vào giá cả dưới hình thức thuế gián thu đánh vào hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng.

2.3.2.4. Xuất khẩu ròng (NX = X – IM)

Xuất khẩu ròng tính đến quan hệ buôn bán với các nước khác. Xuất khẩu ròng là giá trị hàng hóa, dịch vụ được xuất khẩu sang các nước khác (xuất khẩu – X) trừ đi giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người nước ngoài cung cấp cho nước ta (nhập khẩu – IM). Từ ròng thể hiện nhập khẩu đã được khấu trừ khỏi xuất khẩu. Việc khấu trừ này được thực hiện bởi vì nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã nằm trong những thành tố khác của GDP. Ví dụ: một hộ gia đình mua một chiếc ôtô trị giá 500 triệu của doanh nghiệp General Motors, một nhà sản xuất ôtô của Mỹ. Giao dịch này làm tăng tiêu dùng một lượng là 500 triệu bởi vì khoản chi tiêu để mua chiếc xe này là một thành tố chi tiêu của người tiêu dùng. Nó cũng làm giảm xuất khẩu ròng đi 500 triệu bởi vì nó là hàng nhập khẩu. Nói cách khác, xuất khẩu ròng bao gồm các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở nước ngoài (với dấu âm), bởi vì những hàng hóa và dịch vụ này đã nằm trong tiêu dùng, đầu tư và chi tiêu của Chính phủ (với dấu dương). Do vậy, khi hộ gia đình, doanh nghiệp hay Chính phủ mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ nước ngoài, thì khoản chi tiêu đó làm giảm xuất khẩu ròng – song nó cũng làm tăng tiêu dùng, đầu tư hoặc chi tiêu của Chính phủ, nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến GDP. Mặt khác, xuất khẩu ròng biểu thị phần chi tiêu ròng của nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ của nước ta và làm tăng thu nhập của các nhà sản xuất trong nước.

Như vậy, công thức chung để xác định GDP theo phương pháp luồng sản phẩm (chi tiêu) như sau:

GDP = C + I + G + NX (2.6)


2.3.3. Phương pháp xác định GDP theo thu nhập (Phương pháp chi phí)

Chúng ta đã xem xét vòng chu chuyển dưới của sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô tại hình 2.1, GDP được tính theo giá trị sản phẩm đầu ra. Bây giờ, chúng ta xem xét GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất mà các doanh nghiệp phải thanh toán như tiền lương cho lao động, tiền trả lãi vốn vay, tiền thuê nhà, đất đai và lợi nhuận – thu nhập của doanh nghiệp sau khi đã thanh toán các khoản chi phí.

- Tiền lương (w): là phần thu nhập nhận được của người lao động và đồng thời là chi phí của doanh nghiệp.

- Tiền trả lãi vốn vay (lãi suất – i): là thu nhập nhận được do cho vay tính theo mức lãi suất nhất định. Nếu nhà doanh nghiệp có vốn không phải đi vay thì họ tự trả lãi suất (i) cho mình.

- Tiền thuê nhà, đất (r): là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai, nhà cửa và các loại tài sản khác. Thực chất nó bao gồm hai phần, một là khấu hao tài sản cho thuê và hai là lợi tức của chủ sở hữu tài sản. Nếu nhà doanh nghiệp có các tài sản này bỏ vào kinh doanh thì khi hạch toán chi phí – lợi ích, họ cũng tự trả cho mình giống như một chủ sở hữu có tài sản cho thuê.

- Lợi nhuận (Pr): là khoản thu nhập còn lại do bán sản phẩm sau khi đã thanh toán tất cả các chi phí sản xuất.

Đối với nền kinh tế giản đơn (nền kinh tế chỉ bao gồm hộ gia đình và doanh nghiệp chưa tính tới khấu hao), GDP được tính theo yếu tố chi phí sản xuất như sau:


GDP = w + i + r + Pr

Đối với nền kinh tế mở (có yếu tố Chính phủ và khu vực nước ngoài), GDP tính theo yếu tố chi phí sản xuất cần có hai điều chỉnh:

+ GDP tính theo yếu tố chi phí sản xuất chưa tính đến khoản thuế mà Chính phủ đánh vào hàng hóa tiêu dùng thu qua doanh nghiệp. Đó là thuế gián thu (Te).

+ GDP tính theo yếu tố chi phí sản xuất chưa tính đến hao mòn tài sản cố định. Vì hao mòn tài sản cố định không tương ứng với khoản thu nhập nào của hộ gia đình. Chi phí khấu hao tài sản cố định phát sinh, các doanh nghiệp phải bù đắp các hao mòn bộ phận hay toàn bộ tài sản cố định.

Do đó, khi tính GDP, ta phải thêm vào công thức phần thuế gián thu (Te) và khấu hao tài sản cố định (De).

GDP = w + i + r + Pr + Te + De (2.7)


2.3.4. Phương pháp tính GDP theo giá trị gia tăng

GDP là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra, GDP không tính các hàng hóa là các sản phẩm trung gian – những sản phẩm được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác. Để hàng hóa cuối cùng đến tay người tiêu dùng, chúng phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn thì các doanh nghiệp chỉ đóng góp một phần giá trị của mình để tạo ra một hàng hóa hoặc dịch vụ hoàn chỉnh.

Vì vậy, khi tính GDP theo cung dưới – phương pháp thu nhập (hoặc chi phí) cần thận trọng để tránh tính trùng. Để tránh điều này, các nhà thống kê đưa ra khái niệm: Giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bằng giá trị sản lượng của nó trừ đi giá trị hàng hóa và dịch vụ đầu vào đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó.

Để tính GDP theo phương pháp giá trị gia tăng, chúng ta tiến hành qua hai bước:

Bước 1: Tính giá trị gia tăng của từng ngành hay từng thành phần kinh tế.

Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian

Trong đó:

+ Giá trị sản xuất: là toàn bộ giá trị sản lượng của doanh nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

+ Chi phí trung gian: toàn bộ chi phí hàng hóa và dịch vụ đầu vào mà doanh nghiệp sử dụng để sản xuất ra sản phẩm của mình trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.

Bước 2: Tính tổng sản phẩm quốc nội theo công thức:

GDP = Tổng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế.

→ GDP = Σ VAi (i =1,2,3...n) (2.8)

Trong đó:

VAi: giá trị tăng thêm của các doanh nghiệp trong ngành i n: số lượng ngành trong nền kinh tế

Đối với một nền kinh tế với tư cách một tổng thể, tổng giá trị gia tăng phải bằng giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng.

Việc áp dụng phương pháp giá trị gia tăng có khả năng tránh được tính trùng, có nghĩa là loại trừ được chi phí trung gian trong báo cáo thu nhập của người nông dân, người chế biến nông sản và người bán sản phẩm đó.

Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế, chỉ tiêu GDP được tính đồng thời theo cả ba phương pháp. Về mặt lý thuyết thì cả ba phương pháp này đều cho kết quả như nhau. Nhưng trên thực tế thì mỗi phương pháp dựa trên nguồn thông tin khác nhau, cho nên giữa chúng thường có sai số gọi là sai số thống kê. Ở Việt Nam phương pháp sản xuất (phương pháp VA) được coi là phương pháp cơ bản và nó được dùng làm căn cứ để


kiểm tra, chỉnh lý kết quả tính từ hai phương pháp chi phí và phương pháp chi tiêu. Phần sai số thống kê không quá 2% là chấp nhận được.

2.4. CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI)

2.4.1. Khái niệm

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa, dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.

Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dòi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian.

Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa, dịch vụ như cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ.

Ở Việt Nam, hàng tháng, tổng cục thống kê tính toán và công bố những số liệu mới về CPI. Trên cơ sở những con số thống kê này, các nhà phân tích nhanh chóng đưa ra những bình luận về nguyên nhân thay đổi giá cả và đồng thời dự báo triển vọng thay đổi giá cả trong tương lai trên các mặt báo hàng ngày hoặc đưa lên ti vi.

2.4.2. Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng

Bây giờ chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính CPI như thế nào? Trước hết, để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, các nhà thống kê kinh tế chọn năm cơ sở (năm gốc). Tiếp đó, họ tiến hành các cuộc điều tra tiêu dùng trên khắp các vùng của đất nước để xác định “giỏ hàng hóa” điển hình mà dân cư mua trong năm cơ sở. Hiện nay, giỏ hàng đặc trưng để tính CPI của Việt Nam được hình thành bởi 10 nhóm hàng cấp 1; 34 nhóm hàng cấp 2 và 86 nhóm hàng cấp 3. CPI và xu thế biến động của mức giá hàng tiêu dùng được tính toán như thế nào? Để biết một cách chính xác chúng ta tiến hành theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng hóa cho năm cơ sở, qti với

t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t, t = 0 ở năm cơ sở i: hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng hóa.

Ví dụ: giả sử năm cơ sở là năm 2011, giỏ hàng hóa tiêu dùng điển hình chỉ bao gồm 2 mặt hàng là gạo và nước mắm với lượng hàng mua tương ứng là 10kg gạo và 5 lít nước mắm. Chúng ta cố định giỏ hàng này cho các năm tiếp theo vì mục đích của chúng ta là xác định ảnh hưởng của những thay đổi giá đến chi phí giỏ hàng ở các năm khác nhau.


Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng cố định cho các năm, pti.


Năm

Giá gạo

(nghìn/kg)

Giá nước mắm

(nghìn/lít)

2011

13

15

2012

14

17

2013

15

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế học vĩ mô - 5

Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi ở các năm.

Chi phí cho giỏ hàng của mỗi năm được tính bằng cách nhân giá của từng mặt hàng của năm tương ứng với lượng cố định của các mặt hàng ấy ở năm cơ sở và sau đó cộng các giá trị tìm được với nhau. Do chỉ có giá các mặt hàng thay đổi qua các năm nên:

Chi phí giỏ hàng ở năm t = Σ pti q0i

Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm.

Sau khi có số liệu về chi phí cho giỏ hàng của từng năm, chúng ta có thể tính CPI, đó là một chỉ số. Cũng như chỉ số điều chỉnh GDP, để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường thể hiện giá trị của chỉ số ở năm cơ sở là 100% thay vì 1.

CPI của một năm/thời kỳ nào đó chính là tỷ số giữa giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm đó và giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm cơ sở nhân với 100.

Công thức tính CPI được xác định như sau:

Σ pti q0i

CPIt =

Σ p0i q0i

x 100% (2.9)


Bước 5: Tính tỷ lệ lạm phát.

Đây là công việc cuối cùng của chúng ta để hiểu được ứng dụng của CPI trong phân tích kinh tế, cụ thể là tiêu dùng CPI để tính tỷ lệ lạm phát. Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung. Do vậy, tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá chung so với thời kỳ trước đó.

Tỷ lệ lạm phát được xác định theo công thức sau:

CPIt - CPIt-1

Tỷ lệ lạm phátt =

CPIt-1

x 100% (2.10)


Năm

Giá gạo

(nghìn/kg)

Giá nước mắm

(nghìn/lít)

Chi tiêu

(nghìn)

CPI

Tỷ lệ lạm phát

(%/năm)

2011

13

15

205

100


2012

14

17

225

109,76

9,76

2013

15

22

260

126,83

15,55


2.4.3. So sánh chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng

Điểm giống nhau cơ bản của cả hai chỉ số là đo lường mức giá chung của nền kinh tế và đều được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, sử dụng vào việc hoạch định các chính sách kinh tế và xã hội. Đương nhiên, hai chỉ số này có những khác biệt nhất định vì chúng được xây dựng và sử dụng những điều kiện không đồng nhất với nhau.

Điểm khác biệt thứ nhất, chỉ số điều chỉnh GDP đo lường mức giá trung bình của tất cả các hàng hóa, dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nước, trong khi CPI đo lường mức giá trung bình của mọi hàng hóa, dịch vụ mà một hộ gia đình/người tiêu dùng điển hình tiêu dùng. Như vậy, có hàng hóa là một bộ phận của GDP nhưng không thuộc về giỏ hàng hóa do người tiêu dùng điển hình mua, ví dụ như xe tăng quân sự. Giả sử có sự tăng giá đối với mặt hàng này do chi phí đầu vào tăng lên thì sự gia tăng giá cả này chỉ được phản ánh ở chỉ số điều chỉnh GDP mà không được phản ánh trong CPI. Chúng ta xét thêm một ví dụ khác: hàng SAMSUNG của Hàn Quốc nên nó thuộc GDP của Hàn Quốc chứ không thuộc GDP của Việt Nam. Do nhiều người tiêu dùng của Việt Nam mua tivi SAMSUNG sản xuất tại Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam nên ti vi SAMSUNG là một bộ phận của giỏ hàng tiêu dùng điển hình của Việt Nam. Ở đây sự tăng giá của hàng tiêu dùng nhập khẩu, như tivi SAMSUNG, được phản ánh trong CPI nhưng không được tính đến trong chỉ số điều chỉnh GDP. Sự khác biệt thứ nhất này đặc biệt quan trọng khi giá dầu thay đổi. Mặc dù Việt Nam đã sản xuất được dầu nhưng hầu hết lượng dầu mà chúng ta đang sử dụng là nhập từ nước ngoài. Do vậy, dầu và các sản phẩm dầu mỏ như xăng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong chi tiêu của người tiêu dùng so với GDP. Khi giá dầu tăng, chỉ số giá tiêu dùng tăng nhiều hơn mức gia tăng của chỉ số điều chỉnh GDP.

Bên cạnh đó, chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số giá tiêu dùng CPI còn phân biệt nhau ở một khía cạnh khác, đó là làm sao quy quyền số cho các giá cả khác nhau để thu được một con số duy nhất về mức giá chung. Chỉ số giá tiêu dùng so sánh giá của một giỏ hàng hóa, dịch vụ cố định ở năm tính toán với giá của giỏ hàng hóa đó ở năm cơ sở. Giỏ hàng tiêu dùng thỉnh thoảng mới được tổng cục thống kê thay đổi, do đó, nó thường được giữ cố định cho nhiều năm. Trong khi đó, chỉ số điều chỉnh GDP so sánh giá của những hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong năm hiện hành với giá của những hàng hóa ấy trong năm cơ sở. Vì vậy, nhóm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng để tính chỉ số điều chỉnh GDP tự động thay đổi theo thời gian. Khi tất cả giá cả đều thay đổi theo cùng tỷ lệ thì sự khác biệt này là không quan trọng, song nếu giá cả của những hàng hóa, dịch vụ khác nhau không thay đổi theo cùng tỷ lệ, việc gán quyền số cho các giá cả khác nhau tác động mạnh tới tỷ lệ lạm phát.

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 03/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí