lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích cá nhân mình hay của người khác nên TNHS được giảm nhẹ. Cụ thể, BLHS năm 1999 đã quy định TNHS của “tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (Điều 96) nhẹ hơn “tội giết người” (Điều 93); “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” (Điều 106) nhẹ hơn “tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” (Điều 104). Ngoài ra, vượt quá giới hạn PVCĐ còn được quy định là tình tiết giảm nhẹ TNHS tại Điều 46 BLHS.
Tóm lại, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội sẽ được loại trừ TNHS do có tình tiết PVCĐ bởi mục đích là nhằm bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác khi có hành vi đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ngay tức khắc cho những lợi ích cần bảo vệ. PVCĐ được quy định trong BLHS hiện hành với tính chất là một trong những tình tiết loại trừ TNHS thể hiện sự phát triển về kỹ thuật lập pháp và nguyên tắc công bằng trong luật hình sự của Việt Nam.
2.2. Loại trừ trách nhiệm hình sự do tình thế cấp thiết
2.2.1. Khái niệm tình thế cấp thiết
Tình thế cấp thiết là một trong những tình tiết loại trừ TNHS được quy định trong BLHS. Khoản 1 Điều 16 BLHS quy định:
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
Theo nội dung của khoản 1 Điều 16 BLHS và trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy, hành vi gây thiệt hại do TTCT là hành vi về mặt hình thức có những dấu hiệu của hành vi bị luật hình sự quy định là tội phạm. Hành vi mà người thực hiện trong TTCT đã gây thiệt hại
43
Có thể bạn quan tâm!
- Phạm Vi Các Tình Tiết Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự
- Giai Đoạn Từ Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự Năm 1985 Đến Nay
- Điều Kiện Thuộc Về Nội Dung Và Phạm Vi Của Phòng Vệ Chính Đáng
- Đánh Giá Các Tình Tiết Loại Trừ Tnhs Trong Blhs Việt Nam
- Bổ Sung Quy Định Về Các Tình Tiết Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Khác
- Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.
cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ với động cơ ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Và hành vi gây thiệt hại này, nếu xét về mặt chủ quan, chủ thể thực hiện cũng nhận thức được tính gây thiệt hại và thấy trước được thiệt hại đã gây ra có thể dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Như vậy, xét về hình thức, hành vi gây thiệt hại trong TTCT có các dấu hiệu của tội phạm được qui định trong BLHS. Tuy nhiên, hành vi gây thiệt hại trong TTCT không bị coi là tội phạm. Bởi vì, người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong TTCT buộc phải lựa chọn việc gây thiệt hại nhỏ hơn để ngăn ngừa thiệt hại lớn hơn cho các lợi ích hợp pháp khác. Hành vi gây thiệt hại trong TTCT không trái với lợi ích của xã hội mà ngược lại, nó phù hợp với lợi ích của xã hội. Do đó, quy định về TTCT trong BLHS là căn cứ pháp lý ghi nhận quyền được gây thiệt hại của mọi người khi lựa chọn gây ra thiệt hại nhỏ để bảo vệ lợi ích lớn hơn, cần thiết và quan trọng hơn.
Chỉ được coi là thực hiện trong TTCT khi một người đang đứng trước đòi hỏi phải khắc phục sự nguy hiểm đang đe dọa những lợi ích hợp pháp mà chỉ có cách duy nhất là gây thiệt hại cho những lợi ích khác cũng được pháp luật bảo vệ và thiệt hại gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Ví dụ: anh A là bộ đội biên phòng đang trên đường từ cơ quan về nhà thì nghe thấy tiếng kêu cứu thất thanh trên ruộng, anh A dừng lại nhìn thấy một con trâu đang húc sừng vào bụng người nông dân với thái độ rất hung dữ. Con trâu đã đâm thủng bụng người nông dân và đang dẫm đạp người nông dân. Trước tình thế nguy cấp, anh A đã rút súng bắn chết con trâu và cứu được tính mạng người nông dân. Trường hợp này, anh A đã gây thiệt hại về tài sản cho chủ sở hữu con trâu. Tuy nhiên, hành vi thiệt hại về tài sản này là để ngăn chặn thiệt hại khác lớn hơn rất nhiều (có thể không so sánh được) là thiệt hại đến tính mạng của con người. Hành vi gây thiệt hại như vậy rõ ràng không những không trái với lợi ích chung mà còn được xã hội chấp nhận, khuyến khích. Do vậy, BLHS quy định hành vi gây thiệt hại trong tình thế như vậy không phải
44
chịu TNHS. Động cơ bảo vệ lợi ích lớn hơn, cần thiết và quan trọng hơn làm cho hành vi gây thiệt hại không còn trái với lợi ích chung mà phù hợp với lợi ích chung. Từ đó, BLHS đã quy định việc gây thiệt hại trong những trường hợp như vậy là được phép. TTCT được quy định trong BLHS là căn cứ hợp pháp, căn cứ biện minh của hành vi gây thiệt hại.
Người có hành vi gây thiệt hại trong TTCT là ở trong tình thế phải lựa chọn phương án xử sự: hoặc để cho sự gây thiệt hại đang tồn tại tiếp tục xảy ra, hoặc khắc phục sự gây thiệt hại đó bằng cách gây thiệt hại nhỏ hơn cho lợi ích khác [9, tr.307]. Việc lựa chọn này được luật hình sự thừa nhận là quyền của mỗi người. Hành vi gây thiệt hại trong TTCT tuy là hành vi có ích cho xã hội, là quyền của mỗi người, tuy nhiên, không phải vì thế mà được gây thiệt hại một cách tuỳ tiện. BLHS đã xác định cụ thể các điều kiện (dấu hiệu) của tình tiết TTCT để đảm bảo việc thực hiện quyền này phát huy được hiệu quả và tránh các trường hợp lợi dụng làm mất ý nghĩa của chế định này.
2.2.2. Các điều kiện của tình thế cấp thiết
2.2.2.1. Điều kiện thuộc về cơ sở được hành động trong tình thế cấp thiết
- Hành động trong TTCT phải là hành động được thực hiện khi có nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác. Như vậy, cơ sở làm phát sinh quyền được hành động trong TTCT là sự nguy hiểm đang có thực, đang đe dọa gây ra hoặc đang ra gây thiệt hại cho quyền hoặc lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Cũng như PVCĐ, lợi ích cần bảo vệ trong TTCT phải là những lợi ích hợp pháp, không thể cho phép gây thiệt hại cho một lợi ích hợp pháp để bảo vệ lợi ích bất hợp pháp.
Như vậy, sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa quyền hoặc lợi ích được pháp luật bảo vệ là cơ sở pháp lý làm phát sinh quyền hành động trong TTCT. Bộ luật hình sự không quy định cụ thể nguồn gốc của sự nguy hiểm nhưng cần hiểu, sự nguy hiểm trong TTCT có thể do bất kể nguồn nào, có thể do
45
hành vi trái pháp luật của con người; do các sự kiện tự nhiên (bão, lụt, ...); do những trục trặc kỹ thuật của máy móc, công nghệ (ô tô bị mất phanh ...); hoặc do sự tấn công của động vật (hổ trong rạp xiếc bị sổng chuồng …). Như vậy, nguồn gốc làm phát sinh nguy hiểm trong TTCT không chỉ do con người mà còn do nhiều nguyên nhân khác. Điều cơ bản là phải xác định có hay không có sự nguy hiểm đang thực tế đe dọa gây thiệt hại còn nguồn gốc do đâu không quan trọng.
Sự nguy hiểm trong TTCT cũng phải đang tồn tại thực tế, đang gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt hại chứ không phải do sự tưởng tượng của người ngăn ngừa nó. Chẳng hạn: cơn bão đang xảy ra trên vùng biển mà con tàu đang có mặt chứ không phải cơn bão do các thủy thủ phỏng đoán theo kinh nghiệm bản thân; hoặc trường hợp có đám cháy dữ dội đang xảy ra và có xu hướng lan sang các nhà liền kề (là dãy nhà cấp 4)…
Sự nguy hiểm thực tế đang tồn tại có nghĩa là sự nguy hiểm đã xuất hiện và chưa kết thúc, nếu không có biện pháp ngăn chặn thì sẽ gây ra thiệt hại ngay tức khắc. Trường hợp sự nguy hiểm tuy chưa xuất hiện nhưng nhất định sẽ xuất hiện ngay tức khắc thì cũng được coi là có cơ sở cho phép hành động trong TTCT. Nếu thực tế không có sự nguy hiểm, hoặc sự nguy hiểm đã chấm dứt, hoặc sự nguy hiểm chưa có nguy cơ gây thiệt hại ngay tức khắc mà đã có hành động xử lý như trong TTCT thì không được luật hình sự thừa nhận là hành vi hợp pháp, không được coi là có tình tiết TTCT.
- Hành động trong TTCT phải là hành động được thực hiện khi không còn cách nào khác. Như vậy, điều kiện thứ hai thuộc về cơ sở làm phát sinh quyền được hành động trong TTCT là việc gây thiệt hại để tránh thiệt hại lớn hơn đang bị đe dọa bởi sự nguy hiểm đang tồn tại thực tế phải là biện pháp duy nhất, không còn biện pháp khác không gây thiệt hại. Trong TTCT, lợi ích bị gây thiệt hại cũng là lợi ích hợp pháp. Vì vậy, nếu có thể tránh được sự nguy hiểm đang đe dọa bằng cách khác như yêu cầu sự giúp đỡ của nhà chức trách, của các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm hay có thể thoát khỏi phạm
46
vi đe dọa của sự nguy hiểm nhưng vẫn hành động gây thiệt hại cho lợi ích hợp pháp khác thì không được coi là hành động trong TTCT. Hành vi gây thiệt hại trong những trường hợp này hoàn toàn trái PLHS, vì thế, người thực hiện hành vi phải chịu TNHS về thiệt hại do mình đã gây ra. Do đó, nếu xét dưới góc độ nào đó thì việc tính toán kỹ lưỡng, đầy đủ thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết lại là nghĩa vụ của công dân. Ví dụ: Thấy nhà M bốc cháy, mặc dù có thể sử dụng máy bơm nước của cơ quan để dập tắt nhưng các nhân viên bảo vệ công ty nọ lại đập phá nhà anh A gần kề nhà M vì cho rằng nếu không làm thế thì nhà A sẽ cháy theo và có thể gây cháy lan sang kho hàng trong cơ quan họ. Trong tình huống trên, ngoài cách đập phá nhà A, nhân viên bảo vệ cơ quan có thể còn cách khác như dùng máy bơm nước để dập tắt, hạn chế đám cháy..., cho nên hành vi đập phá nhà A của họ không phải là biện pháp duy nhất, cuối cùng có thể ngăn chặn được đám cháy. Vì thế, thiệt hại thiệt hại gây ra của các các nhân viên bảo vệ công ty không được coi là gây thiệt hại trong TTCT. Họ phải chịu TNHS về hành vi gây thiệt hại này theo quy định của PLHS.
Trái lại, ví dụ sau đây có thể được coi là trường hợp không còn cách nào khác: Vụ việc xảy ra tại thôn P, xã X, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Anh Nguyễn D lập gia đình với chị Nguyễn Thị M. Cả anh D và chị M đều mù chữ vì quá nghèo. Năm 1991, khi vợ sinh đứa con trai đầu, trong nhà không còn một đồng, anh D phải đi vay mượn tiền hàng xóm được hơn
10.000 đồng (mệnh giá năm 1992) để trả cho người đỡ đẻ. Vài năm sau, chị M mang thai. Không có tiền để mời bà đỡ, cộng với bản tính mặc cảm, tự ti của kẻ khốn khó, cả vợ lẫn chồng lại bàn nhau đóng chặt cửa để anh D làm nhiệm vụ bất đắc dĩ giúp vợ “vượt cạn”. May mắn là ca vượt cạn thành công. Ngày 8/1/1996, chị M trở dạ sinh con lần thứ 3. Chị đau từ ngày 7/1 đến trưa ngày 8/1 nhưng vẫn không thấy bất cứ dấu hiệu chào đời của đứa bé. Anh D đứng ngồi không yên. Trong cơn đau đớn, chị M la lớn bảo lấy dao lam rạch kẻo con chết ngạt. Anh D bấn loạn, nghĩ đưa vợ đi trạm xá thì cũng muộn.
47
Nhà không có dao lam, anh chạy vội xuống bếp tìm liềm xách lên nhà rạch lên bụng vợ… Máu phọt thành dòng, ruột gan người vợ xổ tuột ra, anh D lôi ra đứa con gái đỏ hỏn rồi dùng chiếc liềm để cắt rốn cho nó. Thấy máu ra nhiều quá, sức khỏe vợ yếu dần, anh vội hốt hết gan ruột nhét vào bụng vợ rồi lấy chỉ đen may lại. Lúc này chị M trút hơi thở cuối cùng…” [60]. Trong trường hợp này, chúng ta có thể thấy hành vi dùng liềm của anh D rạch bụng vợ để cứu đứa trẻ là hành vi “không còn cách nào khác” để lấy em bé ra khỏi bụng mẹ vì lúc đó đang ở tình thế nguy cấp hoặc cả hai mẹ con cùng chết hoặc là cứu lấy em bé. Hành vi này đã gây thiệt hại về tính mạng cho người mẹ, nhưng đã cứu được đứa trẻ. Chính vì vậy, hành vi gây thiệt hại của anh D đã được cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương xác định là hành động trong TTCT, do vậy, anh D được loại trừ trách nhiệm hình sự.
2.2.2.2. Điều kiện thuộc về nội dung và phạm vi của quyền hành động trong TTCT
Khi có cơ sở được hành động trong TTCT, người hành động được phép gây thiệt hại. Hành vi gây thiệt hại có thể nhằm vào chính nguồn gây ra sự nguy hiểm hoặc có thể là đối tượng không có liên quan. Trong cả hai trường hợp, thiệt hại gây ra đều phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Điều này xuất phát từ nguyên tắc công bằng của luật hình sự - các lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ ngang nhau, cho nên sẽ không được loại trừ TNHS nếu không thỏa mãn điều kiện về sự tương quan cụ thể giữa mức độ của hai loại thiệt hại này. Người có hành vi gây thiệt hại bằng hoặc lớn hơn thiệt hại bị đe dọa gây ra phải chịu TNSH vì như vậy mục đích của TTCT không đạt được. Tuy nhiên, việc đánh giá, so sánh hai thiệt hại này (thiệt hại gây ra và thiệt hại cần ngăn ngừa) là một vấn đề không đơn giản. Bởi đây là sự đánh giá mối tương quan giữa thiệt hại gây ra trên thực tế và thiệt hại có nguy cơ xảy ra (thiệt hại chưa xuất hiện trên thực tế) nhưng đã được ngăn ngừa. Hơn nữa, hai loại thiệt hại được đánh giá không phải mọi trường hợp đều có cùng tính chất, có thể thiệt hại cần ngăn ngừa là thiệt hại về sức khỏe con người, còn thiệt hại gây ra là thiệt hại về tài sản. Ngoài ra, việc đánh giá thiệt hại gây ra và thiệt
48
hại cần ngăn ngừa còn phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá nói chung cũng như của người đứng trước sự lựa chọn nói riêng do có sự khác nhau về tâm lí, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn ... Vì thế, khi phải hành động trong TTCT, sự lựa chọn hình thức cũng như mức độ gây thiệt hại của hai loại chủ thể này có thể không giống nhau. Do đó, khi đánh giá thiệt hại, không chỉ đơn thuần là xem xét mức độ của thiệt hại mà phải xem xét một cách toàn diện trong hoàn cảnh cụ thể khi sự việc xảy ra, xem xét đến thái độ tâm lí của người đứng trước sự đe dọa gây thiệt hại mà phải lựa chọn biện pháp ngăn chặn sự đe dọa đó. Vì vậy, để tránh sự đánh giá một cách cứng nhắc, BLHS Việt Nam chỉ coi việc gây thiệt hại là không hợp pháp khi thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của TTCT và chủ thể có lỗi cố ý với việc vượt quá đó. Khoản 2 Điều 16 BLHS quy định rõ: “Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng là vượt quá yêu cầu của TTCT, thì người gây thiệt hại đó phải chịu TNHS”. Tuy nhiên, TNHS được giảm nhẹ vì tính chất của động cơ và vì hoàn cảnh phạm tội. Điều 46 BLHS quy định vượt quá yêu cầu của TTCT là tình tiết giảm nhẹ TNHS. Khác với trường hợp PVCĐ, BLHS không quy định vượt quá yêu cầu của TTCT là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt, mà chỉ quy định là tình tiết giảm nhẹ TNHS.
Trong TTCT, mặc dù chủ thể có điều kiện để cân nhắc, lựa chọn các biện pháp hành động nhưng rất khó đánh giá chính xác và chi tiết từng loại thiệt hại trong mỗi biện pháp để có thể lựa chọn biện pháp gây ra thiệt hại nhỏ nhất. Hơn nữa, tùy thuộc vào sự nhận thức và sự tính toán của mỗi người mà có những đánh giá khác nhau về mức độ thiệt hại gây ra với thiệt hại cần ngăn ngừa. Vì vậy, trong hoàn cảnh có thể có nhiều lựa chọn với các mức độ gây thiệt hại khác nhau, BLHS cũng chỉ đòi hỏi điều kiện là hành vi gây thiệt hại phải gây ra nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa chứ không yêu cầu thiệt hại gây ra phải là thiệt hại nhỏ nhất.
Thông thường, thiệt hại gây ra trong TTCT có thể là thiệt hại về tài sản, cũng có thể là thiệt hại về sức khỏe hoặc thiệt hại về tính mạng. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp không thể đặt tài sản lên trên lợi ích của con người, con người luôn luôn quan trọng hơn tài sản. Mặt khác, BLHS cũng không cho
49
phép một người có hành vi vì cứu tính mạng của bản thân mình đang bị nguy hiểm đe dọa bằng cách hi sinh tính mạng của người khác, cho dù đó là biện pháp duy nhất. Người có hành vi tước bỏ tính mạng của người khác để bảo vệ tính mạng của mình sẽ bị truy cứu TNHS theo điều luật tương ứng.
So sánh các điều kiện của TTCT với các điều kiện của PVCĐ có thể thấy sự khác nhau về cơ sở, nội dung cũng như phạm vi giữa hai quyền này. Hành vi được thực hiện trong PVCĐ phải hướng vào chính chủ thể của sự nguy hiểm còn trong TTCT có thể hướng vào nguồn nguy hiểm hoặc đối tượng được bảo vệ khác và không có liên quan đến sự nguy hiểm; Hành vi trong TTCT chỉ được thực hiện khi không còn cách khác, còn trong PVCĐ không giới hạn như vậy. Hành vi chống trả trong PVCĐ thực chất là hành vi đấu tranh trực tiếp chống lại hành vi phạm tội cũng như hành vi vi phạm pháp luật và do vậy là cần thiết trong mọi trường hợp. Thiệt hại gây ra trong TTCT buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa còn trong PVCĐ vấn đề đó không được đặt ra.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
BLHS Việt Nam hiện hành quy định hai tình tiết loại trừ TNHS là phòng vệ chính đáng (Điều 15) và tình thế cấp thiết (Điều 16). Trong hai trường hợp này, hành vi gây thiệt hại xét về hình thức đã có các dấu hiệu khách quan và chủ quan của một tội phạm được quy định trong BLHS. Tuy nhiên, do “động cơ có ích” mà các hành vi này không bị coi là tội phạm và TNHS được loại trừ.
Trong PVCĐ, hành vi người phòng vệ thực hiện đã gây thiệt hại cho người đang có hành vi xâm hại các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ với mục đích chống trả, ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội của người này vì muốn bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, lợi ích của xã hội, lợi ích hợp pháp của mình hoặc người khác. Với động cơ của hành vi có tính phù hợp với lợi ích của xã hội như vậy nên hành vi gây thiệt hại trong PVCĐ được loại trừ TNHS. Các điều kiện để loại trừ TNHS trong PVCĐ được BLHS qui định cụ thể: điều kiện thuộc về cơ sở làm phát sinh quyền PVCĐ của công dân là