Những Vấn Đề Phát Sinh Khi Tính Toán Chỉ Số Giá Tiêu Dùng


Chính những khác biệt giữa hai chỉ số này đã giải thích tại sao có sự chênh lệch giữa tỷ lệ lạm phát tính theo chỉ số điều chỉnh GDP và tỷ lệ lạm phát tính theo CPI. Nhìn chung hai chỉ số này biến động cùng chiều ở hầu hết các năm mặc dù CPI dao động mạnh hơn và đôi khi có lúc ngược chiều nhau (đối với Việt Nam là năm 2003). Do chi tiêu cho lương thực, thực phẩm chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu của giỏ hàng tiêu dùng nên tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất lương thực, thực phẩm và sự biến động của giá hàng lương thực, thực phẩm có tác động lớn tới tỷ lệ lạm phát tính theo CPI. Tuy nhiên, trong 3 ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, ngành nông nghiệp chỉ tạo ra hơn 20% GDP nên tác động của những dao động ở giá hàng nông sản nói chung đối với chỉ số điều chỉnh GDP không lớn như chúng tác động tới CPI.

Chỉ số điều chỉnh GDP

Chỉ số giá tiêu dùng CPI

- Phản ánh giá của tất cả các hàng hóa,

- Phản ánh giá của các loại hàng hóa, dịch

dịch vụ sản xuất ra trong năm/thời kỳ.

vụ mà người tiêu dùng điển hình mua.

- Chỉ phản ánh giá của các hàng hóa,

- Bao gồm cả giá của những hàng hóa, dịch

dịch vụ sản xuất trong nước.

vụ nhập khẩu mà người tiêu dùng mua.

- Tính theo cơ cấu hàng hóa, dịch vụ

- Tính theo cơ cấu hàng hóa, dịch vụ điển

thực tế của từng năm

hình, cố định chung cho tất cả các năm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế học vĩ mô - 6

2.4.4. Những vấn đề phát sinh khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng

Tới thời điểm này chúng ta đã biết cách tính và nội dung của chỉ tiêu phản ánh mức giá chung của nền kinh tế là chỉ số giá tiêu dùng. Mục tiêu chủ yếu của CPI được xem xét ở đây là để đo lường lạm phát và ứng dụng của nó trong thực tiễn kinh tế. Ví dụ Chính phủ sử dụng CPI để xác định hướng dẫn điều chỉnh chi phí sinh hoạt và ngành ngân hàng sử dụng CPI để điều chỉnh lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. Song liệu CPI có phải là một thước đo lạm phát tốt không? Liệu CPI tăng 9,5 phần trăm có nghĩa là chi phí sinh hoạt đã tăng lên 9,5 phần trăm không?

Bất kể những nỗ lực tính toán của các nhà thống kê kinh tế thực tế vẫn cho thấy rằng CPI chưa phải là một thước đo hoàn hảo. Có ba nguồn chủ yếu tạo ra những sai lệch về các chỉ báo lạm phát là: Lệch do hàng hóa mới, lệch do chất lượng hàng hóa thay đổi – được cải thiện và lệch thay thế.

Có thể nhìn nhận khái quát về các nguồn sai lệch như sau:

- Lệch do hàng hóa mới

Hàng hóa mới luôn xuất hiện thay thế hàng hóa cũ. Hàng hóa mới xuất hiện tạo cho người tiêu dùng có sự lựa chọn đa dạng hơn, điều này cũng có nghĩa là mỗi một đồng trở nên có giá trị hơn. Tuy nhiên, vì CPI được tính dựa trên một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định, không tính đến hàng hóa mới được người tiêu dùng mua nên nó


không phản ánh được sự thay đổi về sức mua của đồng tiền trong đó. Ví dụ, máy tính đã thế chỗ máy chữ, ấm đun sôi nước siêu tốc dùng nhiệt điện thế chỗ cho chiếc ấm nhôm đun bằng chất đốt cổ truyền. Nếu so sánh mức giá của năm N với mức giá của năm cơ sở chúng ta so sánh giá máy chữ văn phòng và ấm đun nước bằng nhôm dùng phổ biến trong năm cơ sở với giá chiếc máy tính và giá chiếc ấm đun sôi nước siêu tốc dùng điện của năm N. Do giá của máy tính cao hơn của chiếc máy chữ và giá ấm điện cao hơn giá chiếc ấm nhôm thông thường nên chúng ta thấy rằng sự xuất hiện của hàng hóa mới đẩy mức giá dự toán lệch lên trên.

- Lệch do chất lượng thay đổi

Hầu hết các hàng hóa và dịch vụ đều kinh qua sự cải thiện chất lượng không ngừng theo thời gian. Khi chất lượng hàng tiêu dùng tăng thì giá trị của đồng tiền cũng tăng theo. Đương nhiên nếu chất lượng hàng hóa nào đó thuộc giỏ hàng tiêu dùng giảm liên tục trong khi giá của hàng hóa ấy không thay đổi thì giá trị của đồng tiền cũng giảm đi.

Trên thực tế, chất lượng của đài, vô tuyến, các dụng cụ sinh hoạt gia đình nói chung, sách giáo khoa, máy tính các loại cao hơn ở năm sau so với năm trước. Cải thiện chất lượng thường đồng nghĩa với sự tăng lên của giá cả. Song những sự gia tăng giá cả như vậy không phải là lạm phát. Ví dụ, giả sự giá một chiếc quạt treo tường ở năm N cao hơn giá chiếc quạt treo tường ở năm N-1 là 10% do nhà máy sản xuất quạt cải tiến lắp thêm bộ phận lọc không khí i-on. Nếu như điều chỉnh theo chất lượng thay đổi thì giá chiếc quạt đó vẫn không đổi. Nhưng khi tính vào CPI thì giá của chiếc quạt sẽ được tính như là nó đã tăng lên 10%.

- Lệch thay thế

Thay đổi của CPI đo lường phần trăm thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định. Mặc dù giá hàng hóa và dịch vụ thay đổi từ năm này qua năm khác song không phải giá của mọi hàng hóa thay đổi theo cùng một tỷ lệ như nhau. Một số hàng hóa có giá tăng nhanh hơn những hàng hóa khác. Chính những thay đổi về giá tương đối này khiến người tiêu dùng tìm đến những mặt hàng có giá tăng chậm hơn hay rẻ hơn tương đối thay vì tiêu dùng đúng như cơ cấu của giỏ hàng hóa và dịch vụ cố định trước đây. Ví dụ, giả sử trong năm cơ sở cá rẻ hơn thịt (giá của 2kg cá bằng giá của 1 kg thịt) nên người tiêu dùng mua nhiều cá hơn thịt. Khi hình thành giỏ hàng tiêu dùng các nhà thống kê kinh tế đã đưa cá vào giỏ hàng nhiều hơn thịt. Nếu ở năm sau đó do điều kiện thời tiết bất lợi và chi phí đầu vào cao nguồn cá đánh bắt và nuôi thả giảm làm cá đắt hơn thịt (giá của 1 kg cá bằng giá của 1,5 kg thịt) người tiêu dùng phản ứng đối với sự thay đổi giá này bằng cách mua nhiều thịt hơn cá do con người phản ứng với các kích thích. Kiểu thay thế hàng hóa rẻ hơn cho hàng hóa đắt hơn này đã không được tính đến trong CPI.


Như vậy, chúng ta thấy các yếu tố trên góp phần làm cho chi phí sinh hoạt tăng thêm quá nhiều từ năm này so với năm trước đó. Để giảm bớt những vấn đề về sai lệch Tổng cục thống kê đã định kỳ ra soát và sửa đổi bổ sung giỏ hàng dùng tính CPI.

2.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHỈ TIÊU TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN QUỐC GIA (SNA)

- Sản phẩm quốc nội ròng (NDP): phản ánh lượng giá trị mới sáng tạo, được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia. Sản phẩm quốc nội ròng là phần GDP còn lại sau khi trừ đi khấu hao.

NDP = GDP – De (2.11)

- Sản phẩm quốc dân ròng (NNP): phản ánh lượng giá trị mới sáng tạo, do công dân một nước sản xuất ra. Sản phẩm quốc dân ròng là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao.

NNP = GNP – De (2.12)

Chúng ta đã biết các các tư liệu lao động, máy móc trang thiết bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp phải bù đắp ngay phần hao mòn này. Nguồn bù đắp này không phải là thu nhập của cá nhân hay xã hội, nó không tham gia vào quá trình phân phối cho các thành viên trong xã hội.

- Thu nhập quốc dân (NI): phản ánh mức thu nhập mà công dân một nước có được sau khi trừ đi thuế gián thu

NI = NNP – Te = GNP – De – Te (2.13)

- Thu nhập cá nhân (PI): phản ánh phần thu nhập thực sự được phân chia cho các cá nhân trong xã hội.

Không phải mọi thu nhập kiếm được trong một năm nào đó đều được thanh toán trong cùng năm. Ví dụ, cổ tức công ty có thể không được trả trong năm mà nó được tạo ra. Có một số khoản thanh toán khác lại không hề được tạo ra như thanh toán chuyển khoản. Do vậy, để có thước đo thu nhập được chi trả, chúng ta điều chỉnh NI bằng cách cộng thêm các khoản thu nhập nhận được nhưng không phải tự kiếm được, và trừ đi các khoản thu nhập kiếm được nhưng chưa được chi trả trong thời kỳ đó.


Trong đó:

PI = NI – Pr* + Tr (2.14)

Pr* lợi nhuận giữ lại và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội


Tr: chi chuyển khoản của chính phủ hay trợ cấp

- Thu nhập cá nhân khả dụng (DI hay YD): nếu trừ thuế thu nhập cá nhân và các khoản phí ngoài thuế phải nộp cho Chính phủ khỏi PI chúng ta có thu nhập cá nhân khả dụng, có thể sử dụng cho tiêu dùng hoặc tiết kiệm.

DI (YD) = PI – Thuế thu nhập cá nhân – Các khoản phí (2.15)


2.6. CÁC ĐỒNG NHẤT THỨC KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN

2.6.1. Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư

Trong các hoạt động kinh tế, hay trong một số môn học khác, việc bỏ tiền mua chứng khoán hay mua máy móc cho sản xuất đều được gọi là đầu tư. Tuy nhiên, trong kinh tế học vĩ mô, chỉ hoạt động thứ hai (mua máy móc) được gọi là hoạt động đầu tư. Theo khái niệm trong kinh tế học vĩ mô, tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi đã chi cho tiêu dùng; còn đầu tư là hoạt động mua hàng hóa cho mục tiêu sử dụng trong tương lai (thay thế một phần tài sản đã khấu hao và nâng cao năng lực sản xuất, việc xây dựng nhà ở mới cũng làm tăng đầu tư). Như vậy, việc bỏ tiền ra mua chứng khoán là hành động tiết kiệm, nhưng dưới dạng khác.

Xét ở cấp độ nền kinh tế, vấn đề tiết kiệm và đầu tư có liên quan đến những điều chỉnh nhất định của thị trường và đầu tư của các doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn tiết kiệm.

Đối với các doanh nghiệp, có 3 nguồn tài trợ chính cho các hoạt động đầu tư. Thứ nhất, là lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp để đầu tư mà không phân phối cho các cổ đông. Phần lợi nhuận này được tính vào thu nhập của các hộ gia đình, và vì theo định nghĩa về tiết kiệm thì nó là phần thu nhập không sử dụng cho tiêu dùng, nên đầu tư từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp cũng được coi là tài trợ từ tiết kiệm. Nguồn tài trợ thứ hai cho đầu tư là phát hành cổ phiếu, được các hộ gia đình mua từ các khoản tiết kiệm của mình. Nguồn thứ ba là đi vay khoản tiết kiệm từ hộ gia đình một cách gián tiếp thông qua các trung gian tài chính, hay trực tiếp từ việc phát hành trái phiếu.

Để thấy rò hơn mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư, chúng ta cùng xem xét cơ sở của việc tính toán thu nhập quốc dân. Như chúng ta đã biết đối với toàn bộ nền kinh tế, tổng thu nhập bằng tổng sản lượng. Điều này phản ánh thực tế là khi một hàng hóa được bán, doanh thu nhận được cuối cùng sẽ trở thành thu nhập của một ai đó, như tiền lương thuộc về công nhân làm việc cho doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, tiền lãi thuộc về những người có tiền cho doanh nghiệp vay, và lợi nhuận thuộc về người chủ sở hữu doanh nghiệp. Do vậy, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chính là tổng thu nhập trong nền kinh tế (Y). Theo phương pháp chi tiêu, GDP bao gồm: C, I, G, NX. Ta có đồng nhất thức sau:


Y = GDP = C + I + G + NX (2.16)

Chúng ta xem xét một nền kinh tế đóng, tức là nền kinh tế không có trao đổi với nước ngoài, do vậy NX = 0.

Đối với nền kinh tế giản đơn, nghĩa là nền kinh tế không có sự tham gia của Chính phủ, G = 0. Ta có:

Y = C + I => Y – C = I

Vế trái của phương trình (Y – C) là phần thu nhập không sử dụng cho tiêu dùng, và theo định nghĩa là tiết kiệm của các hộ gia đình (Sp). Do vậy, trong trường hợp không có Chính phủ, tiết kiệm của các hộ gia đình đúng bằng tiết kiệm quốc dân (S). Ta có:

S = I (2.17)

Phương trình này cho thấy, đầu tư của các doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn từ nguồn tiết kiệm của các hộ gia đình trong nền kinh tế. Cần lưu ý rằng, kết luận này chỉ đúng cho cả nền kinh tế, hơn nữa là nền kinh tế đóng, nhưng không đúng cho một cá nhân hay một doanh nghiệp riêng lẻ nào.

Bây giờ, ta xem xét nền kinh tế đóng, nghĩa là ta bổ sung thêm khu vực Chính phủ, đồng nhất thức (2.16) cho nền kinh tế đóng sẽ là:

Y = C + I + G

Đối với khu vực Chính phủ, nguồn thu của Chính phủ gồm thuế, phí và lệ phí các loại. Có nhiều loại thuế khác nhau do vậy, khi đề cập đến thuế mà không chỉ rò là loại thuế nào thì được hiểu là tổng hợp các loại thuế, và tổng thu từ thuế được ký hiệu là Tx. Về phần chi tiêu của Chính phủ, ngoài khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ (G), Chính phủ còn chi các khoản trợ cấp khác, là những khoản chuyển giao thu nhập (Tr). Phần thuế sau khi đã trừ đi khoản chuyển giao thu nhập được gọi là thuế ròng (T = Tx – Tr).

Theo định nghĩa (T – G) chính là tiết kiệm của Chính phủ (Sg). Trong trường hợp này, tiết kiệm quốc dân bằng tổng của tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm Chính phủ (S

= Sp + Sg). Ta có:

(Y – T – C) + (T – G) = I => Sp + Sg = I => S = I

Như vậy, cũng như trong trường hợp không có Chính phủ, đầu tư bằng đúng tiết kiệm quốc dân. Có nghĩa là tổng đầu tư của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hoàn toàn được tài trợ từ tổng tiết kiệm quốc dân.

2.6.2. Đồng nhất thức mô tả quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế

Chúng ta cùng xem xét một nền kinh tế mở, thu nhập quốc dân được xác định: Y = C + I + G + NX

Y – C – I – G – EX + IM = 0


(Y – T – C) + (T – G) – I – EX + IM = 0

Sp + (T – G) – I – EX + IM = 0

(T – G) + (Sp – I) + (IM – EX) = 0 (2.18)

Đồng nhất thức (2.18) thể hiện mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế. Bao gồm khu vực Chính phủ, khu vực tư nhân (hộ gia đình và doanh nghiệp), và khu vực nước ngoài. Nó cho thấy trạng thái của mỗi khu vực kinh tế có ảnh hưởng đến các khu vực còn lại của đất nước như thế nào. Trong thực tế, thâm hụt của khu vực này luôn được bù đắp bằng thặng dư trong khu vực khác (để tổng bằng 0)

Chẳng hạn, nếu khu vực nước ngoài có cân bằng cán cân thương mại (EX = IM), thì khi ngân sách Chính phủ bị thâm hụt (T < G) thì ở khu vực tư nhân, tiết kiệm của các hộ gia đình sẽ lớn hơn đầu tư (Sp > I), nghĩa là có thặng dư ở khu vực tư nhân.

Một trường hợp đặc biệt, nếu đầu tư của doanh nghiệp bằng đúng số tiết kiệm của hộ gia đình (I = Sp), thì thâm hụt ngân sách của Chính phủ (T < G) phải được bù đắp bằng thâm hụt cán cân thương mại (EX < IM). Trong trường hợp này, nền kinh tế rơi vào tình trạng thâm hụt kép: thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại.


BÀI ĐỌC THÊM

BÀI 1: GDP VÀ PHÚC LỢI KINH TẾ

Như chúng ta đã thấy, GDP phản ánh đồng thời cả tổng thu nhập và tổng chi tiêu của nền kinh tế để mua hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết thu nhập và chi tiêu của một người trung bình trong nền kinh tế. Do hầu hết mọi người đều muốn nhận được mức thu nhập cao hơn và tận hưởng mức chi tiêu cao hơn nên GDP bình quân đầu người có vẻ như là một chỉ tiêu tự nhiên về phúc lợi kinh tế trung bình của một người.

Trong thực tế, GDP lớn giúp chúng ta có được cuộc sống tốt đẹp. Các quốc gia có GDP bình quân đầu người lớn hơn ngoài việc có thể đảm bảo cho người dân có cuộc sống vật chất đầy đủ hơn còn có thể cung ứng cho dân cư của họ các dịch vụ y tế và giáo dục tốt hơn so với các quốc gia có thu nhập trung bình đầu người thấp hơn. Ở những quốc gia này, tỷ lệ số người trưởng thành biết chữ và có học vấn cao hơn, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp hơn và kết quả là có tuổi thọ cao hơn các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp.

Tuy nhiên, GDP không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về phúc lợi. Một số thứ góp phần tạo nên cuộc sống tốt đẹp bị loại ra khỏi GDP. Một trong số đó là thời gian nghỉ ngơi. Ví dụ: nếu mọi người trong nền kinh tế đột nhiên bắt đầu làm việc tất cả các ngày trong tuần, không nghỉ vào cuối tuần, nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn sẽ được sản xuất và GDP tăng. Mặc dù GDP tăng nhưng chúng ta không thể nói phúc lợi của mọi người có tăng hay không. Những cái mất từ việc giảm thời gian nghỉ ngơi làm triệt tiêu những cái được từ việc sản xuất và tiêu dùng một khối lượng hàng hóa và dịch vụ lớn hơn.

Do GDP sử dụng giá thị trường để đánh giá hàng hóa và dịch vụ nên nó bỏ qua hầu hết các hoạt động xảy ra bên ngoài thị trường. Cụ thể, GDP bỏ sót giá trị của những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại hộ gia đình. Khi người đầu bếp chuẩn bị bữa ăn ngon và bán nó tại nhà hàng thì giá trị của bữa ăn đó là một phần của GDP. Tuy nhiên, nếu người đầu bếp đó chuẩn bị bữa ăn như vậy cho gia đình họ thì giá trị gia tăng mà họ thực hiện đối với bữa ăn đó không nằm trong GDP. Tương tự là dịch vụ chăm sóc trẻ em ở các nhà trẻ nằm trong GDP, nhưng những hoạt động chăm sóc trẻ em được thực hiện bởi bố mẹ tại nhà thì không được tính trong GDP. Các công việc tình nguyện cũng đóng góp vào phúc lợi xã hội nhưng GDP không phản ánh được những đóng góp này.

GDP còn bỏ qua một thứ khác, đó là chất lượng môi trường. Hãy tưởng tưởng rằng Chính phủ bỏ tất cả các đạo luật về môi trường. Các doanh nghiệp có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà không cần quan tâm đến sự ô nhiễm mà họ gây ra cho môi trường và GDP có thể tăng. Tuy nhiên, phúc lợi có thể sẽ giảm. Sự suy thoái chất


lượng không khí và nguồn nước gây ra nhiều thiệt hại hơn những ích lợi do việc sản xuất nhiều hơn mang lại.

GDP cũng không đề cập đến phân phối thu nhập. Một xã hội có 100 người với thu nhập hàng năm là 50 triệu đồng sẽ có GDP là 5 tỷ đồng và đương nhiên GDP bình quân đầu người là 50 triệu đồng. Kết quả này cũng đúng với xã hội có 10 người thu nhập 500 triệu đồng và 90 người không có thu nhập. Rất ít người coi hai tình huống đó như nhau. GDP bình quân đầu người cho chúng ta biết những gì xảy ra đối với một người trung bình nhưng đằng sau sự bình quân đó có rất nhiều sự khác biệt giữa các cá nhân.

Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng GDP là một chỉ tiêu tốt về phúc lợi kinh tế đối với hầu hết các mục tiêu – nhưng không phải là tất cả.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2022