Các Con Số Tính Bằng Tiền Tại Các Thời Điểm Khác Nhau


BÀI 2: ĐIỀU CHỈNH CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ THEO LẠM PHÁT


Mục đích của việc tính mức giá chung của nền kinh tế là để đưa ra được sự so sánh của chỉ tiêu tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau. Giờ đây, khi đã biết cách tính các chỉ số giá, chúng ta hãy xem xét có thể sử dụng chúng như thế nào để so sánh một chỉ tiêu tính bằng tiền trong quá khứ với chỉ tiêu đó tính bằng tiền trong hiện tại.

1. Các con số tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau

Chúng ta xem xét một ví dụ về mức tiền lương tối thiểu Chính phủ quy định trả cho người lao động vào năm 1993 là 120 nghìn đồng. Năm 2004, mức lương này được nâng lên 290 nghìn đồng và hiện nay nó đạt mức hơn 2 triệu đồng. Thực ra, mức tiền lương tối thiểu ở năm 2004 và 2013 có cao hơn so với mức tiền lương tối thiểu ở năm 1993 là 141,7% và 1.666.67% như cảm nhận ban đầu không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần biết mức giá của năm 1993, 2004 và 2013. Số liệu thống kê cho thấy mức giá năm 2004 cao hơn mức giá năm 1993. Như vậy, một phần tiền lương tối thiểu của năm 2004 sẽ cần dùng để bù đắp cho mức giá cao hơn ở năm 2004. Theo giá cố định của năm 1994 thì CPI của năm 1993 được tính là 87,4 và năm 2004 là 162,3. Ở đây, mức giá chung đã tăng lên 86,7%. Chúng ta có thể dùng con số này để tính tiền lương tối thiểu cho người lao động Việt Nam năm 1993 theo tiền của năm 2004 như sau:

Mức tiền lương tối thiểu năm 1993 tính bằng tiền của năm 2004 = mức tiền lương tối thiểu năm 1993 tính bằng tiền của năm 1993*(CPI năm 2004/CPI năm 1993)

= 222,8 nghìn đồng.

Như vậy, tính ra mức tiền lương tối thiểu của năm 2004 so với năm 1993 chỉ tăng lên là 30,1%. Có kết quả như vậy vì chúng ta đã sử dụng CPI để điều chỉnh ảnh hưởng của lạm phát vào mức tiền lương tối thiểu của năm 1993 theo tiền của năm 2004

2. Trượt giá

Như chúng ta vừa thấy, chỉ số giá tiêu dùng được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát khi so sánh các chỉ tiêu tính bằng tiền tại các thời điểm khác nhau. Việc điều chỉnh này được thực hiện trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Khi theo luật định hay theo hợp đồng, giá trị tính bằng tiền được điều chỉnh tự động để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát, người ta gọi nó là trượt giá. Ví dụ: tiền lương và trợ cấp xã hội hay tiền thuê nhà ở được tính trượt giá theo lạm phát căn cứ vào tỷ lệ phần trăm thay đổi của CPI. Trượt giá như vậy giúp giữ chi phí giỏ hàng tiêu dùng và do đó mức sống của người tiêu dùng nói chung ổn định.

3. Lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa


Hiệu chỉnh biến số kinh tế khỏi ảnh hưởng của lạm phát cũng diễn ra trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, cụ thể là đối với lãi suất tiền gửi và tiền vay. Khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng, người ta nhận được một khoản tiền lãi từ khoản tiền gửi này. Trái lại, khi vay tiền ngân hàng để kinh doanh hoặc để mua sắm hàng tiêu dùng, người ta phải trả lãi cho khoản tiền vay đó. Như vậy, lãi suất thể hiện một khoản thanh toán trong tương lai cho một sự chuyển giao tiền trong quá khứ. Bởi vậy, lãi suất luôn liên quan tới việc so sánh các khoản tiền tại các thời điểm khác nhau. Để hiểu đầy đủ về lãi suất, chúng ta cần biết cách thức loại trừ ảnh hưởng của lạm phát.

Chúng ta hãy xem một ví dụ. Giả sử ông A gửi một khoản tiền là 100 triệu vào Ngân hàng đầu tư với lãi suất 10%/năm. Sau một năm, ông A thu được 10 triệu tiền lãi hay số tiền mà ông A có thêm là 10%. Ông A quyết định rút toàn bộ số tiền gốc 100 triệu và ông có 110 triệu. Có đúng là ông A thu được lợi một số tiền là 10 triệu so với thời điểm mà ông A gửi tiền vào ngân hàng một năm trước đây hay không?

Đúng là ông A có thêm 10 triệu so với trước đây, hay ông A có thêm số tiền là 10%? Tuy nhiên, nếu cùng lúc đó giá cả tăng, thì mỗi đồng bây giờ mua được ít hàng hóa hơn so với một năm trước. Do vậy, sức mua của ông A không tăng 10%. Nếu tỷ lệ lạm phát là 4% thì lượng hàng hóa mà ông A có thể mua chỉ tăng 6%. Còn nếu tỷ lệ lạm phát là 15% thì giá cả hàng hóa đã tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ gia tăng của số tiền trong tài khoản của ông A. Trong trường hợp đó, sức mua của ông A thực tế đã giảm 5%.

Lãi suất mà ngân hàng trả được gọi là lãi suất danh nghĩa, còn lãi suất đã loại trừ lạm phát được gọi là lãi suất thực tế. Chúng ta có thể mô tả mối quan hệ giữa hai loại lãi suất này như sau:

Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát

Như vậy, lãi suất thực thế là phần chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho chúng ta biết tốc độ gia tăng theo thời gian của lượng tiền có trong tài khoản của bạn tại ngân hàng. Lãi suất thực tế cho chúng ta biết tốc độ gia tăng sức mua theo thời gian của tài khoản tại ngân hàng.

Trên thực tế, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế không phải luôn biến đổi cùng chiều với nhau theo thời gian. Trong hai năm 2010 và 2011, mặc dù lãi suất danh nghĩa cao và luôn được điều chỉnh cao hơn nhưng lãi suất thực tế lại rất thấp và thậm chỉ giảm xuống thành lãi suất âm. Đó là tình huống lạm phát cao và lạm phát gia tăng đã giảm giá trị của khoản tiền tiết kiệm nhanh hơn lãi suất danh nghĩa tăng giá trị của khoản tiết kiệm này.



I/ LÝ THUYẾT

NỘI DUNG ÔN TẬP

A/ CÂU HỎI TỰ LUẬN

1. Giải thích tại sao thu nhập của nền kinh tế lại đúng bằng chi tiêu của nó?

2. Tại sao lại sử dụng GDP thực tế chứ không phải GDP danh nghĩa để phản ánh phúc lợi kinh tế.

3. Liệt kê bốn thành tố của GDP tính theo phương pháp chi tiêu. Nêu ví dụ cho mỗi thành tố.

4. Phân biệt chi tiêu cho hàng hóa cuối cùng và chi tiêu cho hàng hóa trung gian.

5. Giải thích tại sao chuyển giao thu nhập không nằm trong GDP?

6. Giải thích phương pháp tính GDP theo cách tiếp cận thu nhập theo yếu tố.

7. Giá trị gia tăng là gì? Nêu cách xác định giá trị gia tăng.

8. So sánh hai chỉ số giá chủ yếu được sử dụng để đo lường mức giá chung của nền kinh tế.

9. Trình bày 3 vấn đề làm cho chỉ số giá tiêu dùng không phải là chỉ tiêu hoàn hảo về chi phí sinh hoạt.

10. Nếu giá một chiếc phi cơ chiến đấu của không quân tăng thì chỉ số giá tiêu dùng hay chỉ số điều chỉnh GDP ảnh hưởng nhiều hơn? Tại sao?

B/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

11. Hàng hóa trung gian là hàng hóa:

a. Được bán cho người tiêu dùng cuối cùng

b. Được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa khác

c. Được tính vào GDP

d. Được mua trong thời kỳ này và sử dụng cho thời kỳ sau

12. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam đo lường giá trị:

a. Do người Việt Nam tạo ra cả trong và ngoài nước

b. Được tạo ra trên lãnh thổ Việt Nam

c. Do khu vực dịch vụ của Việt Nam tạo ra

d. Không đáp án nào đúng

13. Nếu GDP của Việt Nam lớn hơn GNP của Việt Nam thì:

a. Giá trị sản xuất của người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam lớn hơn giá trị sản xuất mà người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài

b. Giá trị sản xuất của người Việt Nam tạo ra ở nước ngoài lớn giá trị sản xuất mà người nước ngoài tạo ra ở Việt Nam

c. GDP thực tế lớn hơn GDP danh nghĩa


d. GNP thực tế lớn hơn GNP danh nghĩa

14. Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bằng:

a. Doanh thu của doanh nghiệp

b. Lợi nhuận của doanh nghiệp

c. Doanh thu trừ đi chi phí cho hàng hóa trung gian

d. Không đáp án nào đúng

15. Những khoản mục nào sau đây sẽ được tính vào GDP năm nay:

a. Máy in mới sản xuất ra trong năm nay được một công ty mua

b. Máy tính cá nhân sản xuất trong năm trước được một sinh viên mua

c. Người sản xuất ô tô thực hiện một dịch vụ ngân hàng trong năm nay

d. A và C đúng

16. Nếu tính theo phương pháp giá trị gia tăng, GDP bằng:

a. Tổng thu nhập gia tăng của các nhân tố sản xuất trong nước

b. Tổng chi phí tăng thêm phát sinh từ việc sử dụng các nhân tố sản xuất như lao động, vốn, đất đai và năng lực kinh doanh.

c. Tổng giá trị gia tăng của tất cả các ngành trong nền kinh tế

d. Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ trừ khấu hao

17. Khoản tiền 50 triệu đồng mà gia đình bạn chi mua một chiếc xe Honda được sản xuất tại Nhật sẽ được tính vào GDP của Việt Nam theo cách tiếp cận chi tiêu như như thế nào?

a. Đầu tư tăng 50 triệu đồng và xuất khẩu ròng giảm 50 triệu đồng

b. Tiêu dùng tăng 50 triệu đồng và xuất khẩu ròng giảm 50 triệu đồng

c. Xuất khẩu ròng giảm 50 triệu đồng

d. Không tác động nào vì chiếc xe này được sản xuất ở nước ngoài

18. Giả sử Chính phủ trợ cấp cho các hộ gia đình một khoản tiền là 100 triệu đồng, sau đó, các hộ gia đình dùng khoản tiền này để điều trị y tế. Khi hạch toán GDP theo phương pháp chi tiêu, khoản mục này được tính vào:

a. Chi tiêu Chính phủ

b. Đầu tư

c. Tiêu dùng

d. Không phải các đáp án trên

19. Khi phân tích kinh tế vĩ mô, hoạt động nào sau đây được coi là đầu tư?

a. Mua cổ phiếu của công ty mới thành lập

b. Gửi tiền vào ngân hàng

c. Mua máy móc thiết bị của doanh nghiệp

d. Tất cả các hoạt động trên

20. Lợi nhuận của hãng Honda tạo ra ở Việt Nam sẽ được tính vào:


a. GDP của Việt Nam b. GNP của Việt Nam

c. GNP của Nhật Bản d. GDP của Nhật Bản e. cả a và c đúng

21. Muốn tính GNP từ GDP chúng ta cần phải

a. Trừ đi thanh toán chuyển khoản của Chính phủ cho các hộ gia đình

b. Cộng với thuế gián thu ròng

c. Cộng với xuất khẩu ròng

d. Cộng với thu nhập ròng của dân cư trong nước kiếm được từ nước ngoài

22. Muốn tính thu nhập quốc dân từ GNP, chúng ta khấu trừ

a. Khấu hao

b. Khấu hao và thuế gián thu

c. Khấu hao, thuế gián thu và lợi nhuận

d. Khấu hao, thuế gián thu, lợi nhuận của công ty và đóng bảo hiểm xã hội

II/ BÀI TẬP

1. Có số liệu về các khoản mục trong tài khoản quốc gia của một nước năm N dưới bảng sau:

Đơn vị tính: tỷ đồng


STT

Khoản mục

Giá trị

1

Chi tiêu của người tiêu dùng

293.569

2

Trợ cấp

5.883

3

Tiền thuê đất đai

27.464

4

Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài

5.619

5

Chi tiêu của Chính phủ

91.847

6

Thuế gián thu

75.029

7

Lợi nhuận của các doanh nghiệp

77.458

8

Khấu hao tài sản cố định

45.918

9

Mức tăng hàng tồn kho

4.371

10

Đầu tư tư nhân

88.751

11

Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ

108.533

12

Tiền lương, tiền công

262.392

13

Nhập khẩu

2.708

14

Các khoản thu nhập khác

125.194

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế học vĩ mô - 7

Yêu cầu: Hãy xác định:

a. Tính GDP và GNP theo giá thị trường.

b. Tính GDP và GNP theo yếu tố chi phí và thu nhập

c. Tính thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân có thể sử dụng.

d. Giải thích tại sao kết quả của câu a và câu b lại có sự khác nhau?


2. Giả sử trong nền kinh tế đóng chỉ có 5 doanh nghiệp: Nhà máy thép, doanh nghiệp cao su, doanh nghiệp cơ khí, doanh nghiệp sản xuất bánh xe và doanh nghiệp sản xuất xe đạp. Doanh nghiệp sản xuất xe đạp bán xe đạp của mình cho người tiêu dùng cuối cùng với giá trị 8.000USD. Quá trình sản xuất xe đạp doanh nghiệp đã mua bánh xe với giá trị 1.000 USD , thép với giá trị 2.500 USD và một số máy móc trị giá 1.800 USD của doanh nghiệp cơ khí. Doanh nghiệp sản xuất bánh xe mua cao su của doanh nghiệp cao su trị giá 600 USD và doanh nghiệp cơ khí mua thép của nhà máy thép trị giá 1.000 USD để sản xuất máy móc.

Yêu cầu:

a. Hãy tính GDP của nền kinh tế với giả định trên bằng phương pháp giá trị gia tăng.

b. Hãy xác định GDP theo luồng sản phẩm cuối cùng.

c. Hãy so sánh kết quả tính toán ở câu a và câu b? Hãy lý giải sự giống nhau hoặc khác nhau của kết quả tính toán ở 2 câu trên.

3. Cho biết những tài khoản quốc dân dưới đây của nền kinh tế giản đơn (đơn vị tính: tỷ đồng Việt Nam)


1. Khấu hao tài sản cố định

350

2. Tiền lương, tiền công

5000

3. Lãi suất do công ty trả

500

4. Tiền thuê tài sản cố định

50

5. Lợi nhuận công ty

450

6. Tổng đầu tư tư nhân

750

7. Chi tiêu cá nhân

5600

Yêu cầu: Hãy chỉ ra các cách có thể tính tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trên cơ sở số liệu trên.



CHƯƠNG 3: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Trong hai chương trước, chúng ta đã thảo luận về cách thức các nhà kinh tế sử dụng để tính toán sản lượng và mức giá trong nền kinh tế. Trong chương này, chúng ta bắt đầu nghiên cứu những lực lượng quyết định các biến số kinh tế vĩ mô đó. Chúng ta đã biết tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế đồng thời phản ánh cả tổng thu nhập nhận được trong nền kinh tế và tổng chi tiêu cho hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế. Quy mô của GDP thực tế là chỉ tiêu tốt để phản ánh sự thịnh vượng kinh tế và mức tăng trưởng của GDP thực tế là chỉ tiêu tốt về tiến bộ kinh tế. Ở chương này, chúng ta tập trung xem xét các yếu tố quyết định quy mô và tăng trưởng của GDP thực tế trong dài hạn.

3.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

3.1.1. Khái niệm

Khái niệm tăng trưởng nói chung được dùng để chỉ sự lớn lên, tăng thêm hay mở rộng về quy mô của một hiện tượng hay một hệ thống nào đó.

Khái niệm tăng trưởng kinh tế hiểu theo nghĩa rộng: là sự tăng theo quy mô sản lượng hay thu nhập bình quân đầu người của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được xét trong dài hạn. Do đó các nhà kinh tế thường cho rằng tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng của sản lượng tiềm năng, mức sản lượng tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ. Theo quan điểm này chỉ trên cơ sở tăng thêm được năng lực sản xuất, thì nền kinh tế mới có thể sản xuất ra một mức sản lượng cao hơn so với trước. Quan điểm này đúng khi nó thoả mãn một trong ba điều kiện sau:

- Bỏ qua những dao động ngắn hạn của sản lượng thực tế.

- Các chính sách kinh tế đưa ra có khả năng kiểm soát và duy trì sản lượng ở mức tiềm năng.

- Xét trong thời gian đủ dài để nền kinh tế có thể tự điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng dài hạn ứng với mức sản lượng tiềm năng.

Ưu điểm của quan điểm này là ở chỗ, nó khẳng định nguồn gốc của tăng trưởng là do việc tạo ra các nguồn lực mới.

3.1.2. Thước đo tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo thời gian. Để xác định nền kinh tế có tăng trưởng, người ta đo lường nó bằng tốc độ tăng


trưởng kinh tế, có hai loại tốc độ tăng được sử dụng phổ biến trong việc so sánh là tốc độ tăng bình quân và tốc độ tăng hàng năm

Tốc độ tăng hàng năm được tính bằng phần trăm thay đổi sản lượng thời kỳ này so với thời kỳ trước.


Hoặc


Trong đó:

gt =


gt =

GDPtr - GDPt-1r GDPt-1r


GNPtr - GNPt-1r GNPt-1r


x 100%


x 100%

g : Tốc độ tăng trưởng kinh tế

GNPt-1r: Tổng sản phẩm quốc dân thực tế thời kỳ trước GNPtr : Tổng sản phẩm quốc dân thực tế thời kỳ này GDPt-1r: Tổng sản phẩm quốc nội thực tế thời kỳ trước GDPtr: Tổng sản phẩm quốc nội thực tế thời kỳ này

Thước đo trên có thể gây nhầm lẫn nếu như dân số tăng rất nhanh trong khi GDP thực tế lại tăng chậm. Một thước đo khác có thể thích hợp hơn về tăng trưởng kinh tế là tính theo mức sản lượng bình quân đầu người (được xác định bằng tổng sản lượng hàng hóa, dịch vụ tạo ra trong một thời kỳ chia cho dân số). Do đó, chúng ta có thể đưa ra chỉ tiêu ý nghĩa hơn để đo lường tăng trưởng kinh tế bằng tính phần trăm thay đổi của GDP thực tế bình quân đầu người thời kỳ này so với thời kỳ trước.

Tốc độ tăng bình quân phản ánh % thay đổi của sản lượng ở năm sau so với năm trước, tính trung bình cho một giai đoạn nhiều năm.

3 2 CÁC NGUỒN LỰC CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu 1

3.2. CÁC NGUỒN LỰC CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu của bất kỳ quốc gia nào. Nó tạo điều kiện để nâng cao mức sống và đẩy mạnh an ninh quốc gia. Vậy điều gì quyết định tăng trưởng?

Thuật ngữ năng suất phản ánh lượng hàng hóa, dịch vụ mà một người lao động sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Một nước chỉ có thể có được cuộc sống tốt đẹp hơn với mức sống cao hơn khi nó sản xuất được lượng hàng hóa, dịch vụ lớn hơn. Do vậy, có thể nói rằng mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó. Hay nói cách khác, năng suất là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tăng trưởng kinh tế. Nhưng cái gì quyết định năng suất của một quốc gia?

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 03/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí