Gdp Thực Tế, Gdp Danh Nghĩa Và Chỉ Số Điều Chỉnh Gdp


Toàn bộ giá trị của sản phẩm trung gian sẽ được chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm mới. Mỗi sản phẩm đều có thể đóng vai trò là sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng tùy mục đích sử dụng của con người.

Ví dụ: Cá tươi, điện,… để làm thành cá đóng hộp thì phần cá và điện đó là sản phẩm trung gian. Nếu cá tươi và điện được dùng để nấu ăn hoặc dùng để xuất khẩu thì phần cá và điện đó là sản phẩm cuối cùng.

Chúng ta cùng xem xét từng cụm từ trong khái niệm GDP.

- GDP là giá trị thị trường

Có lẽ bạn có thể thấy “bạn không thể so sánh táo với cam” nhưng GDP lại làm như vậy. GDP cộng rất nhiều loại sản phẩm thành một chỉ tiêu duy nhất về giá trị hoạt động kinh tế. Để làm được điều này, nó phải sử dụng giá trị thị trường. Do giá thị trường biểu thị số tiền mà mọi người sẵn sàng chi trả cho các hàng hóa khác nhau nên nó phản ánh giá trị của các hàng hóa này. Nếu giá của một quả cam bằng hai lần giá một quả táo, thì một quả cam đóng góp vào GDP gấp hai lần giá trị đóng góp của một quả táo.

- Tất cả

GDP cố gắng biểu thị một cách đầy đủ, nó bao gồm tất cả hàng hóa được sản xuất ra trong nền kinh tế và được bán hợp pháp trên các thị trường. GDP tính toán giá thị trường không chỉ của táo và cam mà còn của lê, nho, sách, phim ảnh, dịch vụ cắt tóc, chăm sóc y tế, …

GDP còn bao gồm cả giá trị thị trường của dịch vụ nhà ở do khối lượng nhà ở hiện có của nền kinh tế cung cấp. Đối với các căn nhà cho thuê, chúng ta dễ dàng tính được giá trị này – tiền thuê nhà đúng bằng chi tiêu của người thuê nhà và thu nhập của chủ nhà. Tuy nhiên, có nhiều người sống trong chính căn nhà của họ và do vậy không phải trả tiền thuê nhà. Chính phủ hạch toán những ngôi nhà do chủ sở hữu sử dụng vào GDP bằng cách ước tính giá trị cho thuê của chúng. Nghĩa là, GDP được tính dựa trên giả định cho rằng người chủ sở hữu trả tiền thuê nhà cho chính họ, do vậy tiền thuê nhà nằm trong cả chi tiêu lẫn thu nhập của họ.

Tuy nhiên, có một số sản phẩm mà GDP bỏ sót do việc tính toán chúng quá khó khăn. GDP không tính những sản phẩm được sản xuất và bán ra trong nền kinh tế ngầm. Ví dụ như những sản phẩm bất hợp pháp. Nó cũng không tính được những sản phẩm được sản xuất và tiêu dùng trong gia đình, và do vậy không bao giờ được đưa ra ngoài thị trường. Những loại rau quả mua tại các quầy rau là một phần GDP song rau quả trồng trong vườn nhà bạn mà bạn dùng để nấu ăn thì lại không nằm trong GDP.

Những thiếu sót này của GDP đôi khi có thể dẫn đến những kết quả kỳ quặc. Ví dụ khi Lan trả tiền thuê Hòa cắt cỏ cho cô, giao dịch này là một phần của GDP. Nếu Lan cưới Hòa thì tình hình sẽ thay đổi. Mặc dù Hòa vẫn tiếp tục chăm sóc bãi cỏ cho Lan nhưng giá trị của hoạt động cắt cỏ giờ đây đã bị đưa ra khỏi GDP, bởi


vì dịch vụ của Hòa không được bán trên thị trường nữa. Do vậy, khi Lan và Hòa cưới nhau, GDP giảm.

- Hàng hóa và dịch vụ

GDP bao gồm cả những hàng hóa hữu hình (thực phẩm, quần áo, ôtô,…) và những dịch vụ vô hình (cắt tóc, lau nhà, khám bệnh,..). Khi bạn mua một chiếc đĩa CD do một nhóm nhạc bạn yêu thích thực hiện thì điều này có nghĩa là bạn mua một hàng hóa và giá mua nằm trong GDP. Khi bạn trả tiền để nghe một buổi ca nhạc cũng của nhóm nhạc đó, thì có nghĩa là bạn mua một dịch vụ và giá vé cũng nằm trong GDP.

- Cuối cùng

Nếu công ty Pamper sản xuất giấy, sau đó giấy được công ty Thanh Lan sử dụng để làm thiệp chúc mừng thì giấy đó được gọi là hàng hóa trung gian, còn thiệp chúc mừng được gọi là hàng hóa cuối cùng. GDP chỉ bao gồm những hàng hóa cuối cùng. Lý do là giá trị của những hàng hóa trung gian đã được tính vào trong giá cả của hàng hóa cuối cùng. Việc cộng giá trị thị trường của giấy với giá trị thị trường của thiệp sẽ dẫn đến sự tính trùng. Nghĩa là, giá trị của giấy được tính hai lần.

- Được sản xuất ra

GDP bao gồm mọi hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong thời kỳ hiện tại. Nó không bao gồm những giao dịch liên quan đến hàng hóa được sản xuất trong quá khứ. Khi công ty Vidamico sản xuất và bán chiếc ôtô mới thì giá trị của chiếc xe đó được tính vào GDP. Khi người nào đó bán chiếc ôtô đã qua sử dụng cho người khác, thì giá trị của chiếc ôtô đã qua sử dụng đó không nằm trong GDP.

- Trong phạm vi một nước

GDP tính toán giá trị sản xuất trong phạm vi địa lý của một nước. Khi một công dân Nga làm việc tạm thời ở Việt Nam, thì giá trị sản xuất của anh ta là bộ phận cấu thành GDP của Việt Nam. Khi một công dân Việt Nam làm việc ở Nhật thì GDP của anh ta không nằm trong GDP của Việt Nam (nó là một phần trong GDP của Nhật). Do vậy, các sản phẩm được đưa vào GDP của một quốc gia khi chúng được sản xuất ra trên lãnh thổ của quốc gia đó bất kể nhà sản xuất có quốc tịch nước nào.

- Trong một thời kỳ nhất định

GDP phản ánh giá trị sản xuất thực hiện trong một khoảng thời gian cụ thể. Khoảng thời gian này thường là một năm hoặc một quý (3 tháng). GDP phản ánh lượng thu nhập và chi tiêu trong thời kỳ đó.

2.2.2. Mối liên hệ giữa hai chỉ tiêu GDP và GNP

GNP và GDP đều là chỉ tiêu đo lường tổng sản phẩm cuối cùng của một quốc gia sản xuất ra trong một thời kỳ. GNP thống kê sản phẩm được sản xuất ra của một quốc gia trên cơ sở nguồn lực, nghĩa là tính theo người dân quốc gia đó. Người dân quốc gia


đó dù sinh sống ở đâu trong nước hay nước ngoài tạo ra hàng hoá và dịch vụ thì đều được tính vào GNP của quốc gia đó. Còn GDP thống kê sản phẩm được sản xuất ra của một quốc gia tính trên phạm vi lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó, dù đó là người trong nước hay người nước ngoài, là doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp thuộc sở hữu của người nước ngoài.

Vậy GNP và GDP khác nhau phần giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người dân quốc gia đó sản xuất ra ở nước ngoài và phần giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người nước ngoài sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó. Phần này được gọi là thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài bằng chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người dân quốc gia đó sản xuất ra ở nước ngoài trừ đi phần giá trị hàng hoá và dịch vụ mà người nước ngoài sản xuất ra trong lãnh thổ kinh tế của quốc gia đó.

Khi đề cập đến thu nhập của một nền kinh tế (ví dụ là quốc gia X), sẽ có thể bao gồm 3 nguồn:

A: giá trị do công dân nước X tạo ra trên lãnh thổ nước X. B: giá trị do công dân nước X tạo ra trên lãnh thổ nước khác. C: giá trị do công dân nước khác tạo ra trên lãnh thổ nước X. Trong đó:

- Thu nhập A: là giá trị được tạo ra từ quá trình sản xuất với nguồn lực bản địa và sở hữu bản địa của quốc gia X.

- Thu nhập B: là thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu hay còn gọi là giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người dân sản xuất ra ở nước ngoài. Gồm: tiền công của những người đi lao động ở nước ngoài, lợi nhuận do đầu tư vốn ra nước ngoài, thu nhập do bán hay cho thuê bản quyền ở nước ngoài.

- Thu nhập C: là thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu hay còn gọi giá trị hàng hóa, dịch vụ mà người nước ngoài sản xuất ở trong nước. Gồm: tiền công của những những người nước ngoài đến làm việc trong nước, thu nhập từ việc sở hữu vốn, bản quyền của người nước ngoài đầu tư vào trong nước.

Thành phần cấu thành nên GDP và GNP:

GDP = A + C

GNP = A + B

Hay

→ GNP = GDP + (B – C)


GNP = GDP + (

Thu nhập từ các

yếu tố xuất khẩu

Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu

)

Thu nhập ròng từ nước ngoài (NIA – Net Income from Aboard)

Hiệu số giữa thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu và thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu được gọi là thu nhập ròng từ nước ngoài.




NIA =

Thu nhập từ các

yếu tố xuất khẩu

Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu


= B - C

→ GNP = GDP + NIA (2.1)

Nếu NIA > 0 thì GNP > GDP: thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu lớn hơn thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu, thực tế này thường xảy ra đối với các nước phát triển.

Nếu NIA < 0 thì GNP < GDP: thu nhập từ các yếu tố xuất khẩu nhỏ hơn thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu, tình trạng này thường xảy ra với những nước kém phát triển.

2.2.3. GDP thực tế, GDP danh nghĩa và chỉ số điều chỉnh GDP

2.2.3.1. GDP thực tế và GDP danh nghĩa

Như chúng ta đã thấy, GDP phản ánh tổng giá trị của các hàng hóa, dịch vụ trên tất cả các thị trường của nền kinh tế. Chúng ta cùng tìm hiểu về hai thuật ngữ: GDP danh nghĩa (Nominal GDP – GDPn) và GDP thực tế (Real GDP – GDPr).

GDP danh nghĩa là tổng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ tính theo thời giá

hiện hành hay là tổng của lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của các hàng hóa và dịch vụ ấy trong năm đó.

GDP danh nghĩa được thể hiện dưới dạng công thức như sau:

n


Trong đó:

GDPtn =

Σ qtipti i =1

(2.2)

i: hàng hóa cuối cùng thứ i với i = 1, 2, 3,…,n. t: năm tính toán.

q: lượng hàng hóa, dịch vụ, qi: lượng của hàng hóa thứ i p: giá hàng hóa, dịch vụ, pi: giá của hàng hóa thứ i

Nếu tổng chi tiêu tăng từ năm này qua năm khác thì một trong hai điều sau đây phải đúng: (1) nền kinh tế đang sản xuất ra sản lượng hàng hóa, dịch vụ lớn hơn, hoặc

(2) hàng hóa, dịch vụ được bán với giá cao hơn. Bởi vậy, GDP danh nghĩa không cho chúng ta biết chi tiết sự gia tăng của nó chủ yếu là do sự tăng lên về giá hay sự tăng lên về lượng của hàng hóa, dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế.

Nghiên cứu sự biến động kinh tế theo thời gian, các nhà kinh tế muốn tách riêng hai ảnh hưởng này. Cụ thể là họ muốn có một chỉ tiêu về tổng lượng hàng hóa, dịch vụ nền kinh tế sản xuất ra mà không bị ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả của những hàng hóa, dịch vụ đó. Để thực hiện điều này, các nhà kinh tế sử dụng một chỉ tiêu được gọi là GDP thực tế.


GDP thực tế là giá trị sản lượng hàng hóa, dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được tính theo mức giá cố định của năm cơ sở hay là tổng của lượng hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của hàng hóa, dịch vụ đó trong năm cơ sở (năm gốc).

GDP thực tế được thể hiện dưới dạng công thức như sau: n

GDPtr =

Σ qtip0i i =1

(2.3)

Với giả định t = 0 ở năm cơ sở hay năm gốc.

Thông qua việc đánh giá sản lượng hiện hành theo các mức giá quá khứ cố định, GDP thực tế cho biết sản lượng hàng hóa, dịch vụ nói chung của nền kinh tế thay đổi như thế nào theo thời gian.

Để phân biệt giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế, chúng ta cần tìm cách tách những thay đổi GDP danh nghĩa do giá thay đổi ra khỏi những thay đổi xuất phát từ lượng thay đổi. Cách tốt nhất để làm việc đó là xét một ví dụ đơn giản. Giả sử chúng ta đánh giá lượng nước mắm sản xuất ra năm 2013 theo giá nước mắm năm 1994. Sau đó chúng ta đem so sánh giá trị sản lượng nước mắm năm 2013 với giá trị sản lượng nước mắm năm 1994. Ở đây chỉ có lượng là khác nhau vì chúng ta đã định giá chuẩn cho cả hai năm bằng cách dùng giá năm 1994. Chúng ta có thể lặp lại công việc tính toán này cho tất cả các năm cần quan tâm bằng việc nhân lượng nước mắm ở mỗi năm với giá nước mắm năm 1994. Năm 1994 được biết tới là năm cơ sở (năm gốc).

Tương tự như đã làm với nước mắm ở phần trên, chúng ta tiến hành tính toán đối với tất cả các hàng hóa sản xuất ra trong nền kinh tế. Chúng ta lấy lượng của tất cả hàng hóa cuối cùng ở một năm cụ thể nào đó nhân với giá của chúng ở năm cơ sở và cộng các giá trị tính được với nhau. Kết quả thu được là GDP thực tế hay GDP theo giá cố định. Khái niệm này đôi khi cũng được gọi là GDP đã hiệu chỉnh lạm phát vì đã loại trừ ảnh hưởng của thay đổi giá cả thông qua việc dùng giá cố định của năm cơ sở cho các năm khác.

Đối với mỗi sản phẩm riêng lẻ, lượng của năm 2013 có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng sản phẩm đó ở năm 1994 nhưng khi chúng ta tính GDP thực tế, chúng ta thu được một chỉ tiêu cho biết liệu tổng sản lượng của nền kinh tế tăng lên hay giảm xuống.

Chúng ta dùng năm 1994 là năm cơ sở trong ví dụ bởi vì các bài báo và số liệu thống kê về GDP của Việt Nam đang áp dụng năm 1994 là năm cơ sở. Tổng cục thống kê thỉnh thoảng có thay đổi năm cơ sở, trước đó là năm 1990 là năm cơ sở để tính các thống kê về GDP, chi tiêu và thu nhập của nền kinh tế.

Mục tiêu tính toán GDP của chúng ta là để nắm bắt được hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Do GDP thực tế phản ánh lượng hàng hóa, dịch vụ được tạo ra


trong nền kinh tế nên nó cũng cho biết khả năng thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của người dân trong nền kinh tế. Chính vì vậy mà GDP thực tế là chỉ tiêu đánh giá phúc lợi kinh tế tốt hơn so với GDP danh nghĩa.

Sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của biến đổi giá, các nhà kinh tế tính tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP growth rate – g), là tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ/năm này so với thời kỳ/năm trước.

GDPtr - GDPt-1r

gt =

GDPt-1r

x 100% (2.4)

2.2.3.2. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP Deflator – DGDP)

Chỉ số điều chỉnh GDP đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa, dịch vụ được tính trong GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ sở.

Chỉ số điều chỉnh GDP ở những năm sau phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với năm gốc, nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia tăng của GDP thực tế.

Do GDP danh nghĩa và GDP thực tế năm cơ sở bằng nhau nên chỉ số điều chỉnh GDP năm cơ sở luôn bằng 1. Tuy nhiên, để tiện lợi, chúng thường được thể hiện là 100% thay vì 1. Do vậy, tỷ số giữa giá trị của GDP danh nghĩa và GDP thực tế được nhân với 100%.

Công thức tính chỉ số điều chỉnh GDP như sau:

GDPtn

DtGDP =

GDPtr

x 100% (2.5)

Chúng ta có thể minh họa những điều đã được đề cập ở trên bằng một ví dụ đơn giản, đó là nghiên cứu một nền kinh tế tưởng tượng chỉ sản xuất hai hàng hóa cuối cùng là gạo và nước mắm. Chúng ta tìm hiểu xem để tính toán các chỉ tiêu về GDP danh nghĩa và thực tế (GDPn, GDPr), chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) và tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng năm (g).


Năm

Gạo

Nước mắm

Chỉ tiêu (nghìn)

Giá (nghìn/kg)

Lượng (kg)

Giá (nghìn/lít)

Lượng (lít)

GDPn

GDPr

DGDP

2011

13

1000

17

180

16.060

16.060

100

2012

14

1200

17,5

190

20.125

18.830

106,87

2013

15

1350

18

210

24.030

21.120

113,78

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Kinh tế học vĩ mô - 4



r

GDP2013r - GDP2012

g2013 = x 100%

GDP2012r

21.120 - 18.830

=

18.830

x 100%

= 12,16%



2.2.4. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô

Các quốc gia luôn tìm cách đo lường kết quả hoạt động của mình trong mỗi thời kỳ nhất định. Thành tựu kinh tế của một quốc gia, phản ánh quốc gia đó sản xuất ra được bao nhiêu sản phẩm, nó đã sử dụng các yếu tố sản xuất của mình đến mức độ nào để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống nhân dân của quốc gia mình.

Chỉ tiêu GNP và GDP là những thước đo tốt về thành tựu kinh tế của một quốc gia. Ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ quốc tế cũng như các nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới. Sau khi tính chuyển số liệu GNP và GDP tính bằng các đồng tiền khác nhau của các nước và đồng đô la Mỹ. Sự tính chuyển đó thông qua tỷ giá hối đoái chính thức giữa các nước và đồng Đô la Mỹ.

GNP và GDP thường được sử dụng để phân tích những biến đổi về sản lượng của một đất nước trong các thời gian khác nhau. Trong trường hợp này người ta thường tính GNP hoặc GDP thực tế nhằm loại trừ sự biến động về giá cả.

Các chỉ tiêu GNP, GDP còn được sử dụng để phân tích sự thay đổi mức sống dân cư. Để làm việc đó người ta thường tính GNP, GDP bình quân đầu người.

GDP bình quân đầu người = GDP/ tổng dân số GNP bình quân đầu người = GNP/ tổng dân số

Như vậy, mức sống dân cư của một nước phụ thuộc vào số lượng hàng hoá được sản xuất ra và quy mô dân số của quốc gia đó. Sự thay đổi về GDP, GNP bình quân đầu người phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng dân số và năng suất lao động. Mức sống của dân cư của một nước phụ thuộc vào đất nước đó giải quyết vấn đề dân số trong mối quan hệ với năng suất lao động như thế nào.

Vì GNP bao gồm GDP và phần thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài nên GNP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn nếu xét theo khía cạnh số lượng hàng hoá và dịch vụ mà mỗi người dân quốc gia đó có thể mua được. Còn GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân.


Các Chính phủ của các nước trên thế giới đều phải dựa vào số liệu về GDP và GNP để xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển cho nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn.

2.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GDP

2.3.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô

Chúng ta cùng hình dung một nền kinh tế chỉ sản xuất một loại hàng hóa duy nhất là bánh mỳ từ một đầu vào duy nhất là lao động. Hình 2.1 minh họa tất cả các giao dịch kinh tế xảy ra giữa hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế này.


Chi tiêu

Thị trường hàng hóa


Thu nhập

Doanh nghiệp

Hộ gia đình

Thị trường yếu tố sản xuất

Hình 2.1: Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô

Nhánh ngoài của hình 2.1 biểu thị luồng chu chuyển của hàng hóa và yếu tố đầu vào (lao động). Hộ gia đình bán sức lao động cho doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng sức lao động của công nhân để sản xuất hàng hóa, sau đó bán cho hộ gia đình. Bởi vậy, luồng lao động chảy từ hộ gia đình sang doanh nghiệp và luồng hàng hóa chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình.

Nhánh trong của hình 2.1 biểu thị các luồng tiền tương ứng. Hộ gia đình mua hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng một phần doanh thu bán hàng để trả tiền lương cho công nhân. Phần còn lại là lợi nhuận của chủ doanh nghiệp (bản thân người chủ cũng là bộ phận của khu vực hộ gia đình). Cho nên, luồng chi tiêu mua hàng hóa chảy từ hộ gia đình sang doanh nghiệp, còn thu nhập dưới dạng tiền lương và lợi nhuận chảy từ doanh nghiệp sang hộ gia đình.

GDP phản ánh các luồng tiền trong nền kinh tế. Chúng ta có thể tính nó theo hai cách:

- GDP là tổng thu nhập thu được từ quá trình sản xuất hàng hóa. Nó bằng tổng tiền lương và lợi nhuận (tức vòng chu chuyển tiền ở phần dưới của hình 2.1) (Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập hay phương pháp chi phí)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/07/2022