Kinh tế du lịch Phần 1 - 23


4.2.2.2. Tác động đối với các nước có công ty chính

Trong khi tác động của công ty đa quốc gia trong du lịch đối với nền kinh tế các nước chủ nhà nhận được sự quan tâm đáng kể thì tác động đối với nền kinh tế các nước có công ty chính lại ít được đề cập.

Ở phạm vi kinh tế vi mô, các công ty đa quốc gia có thể làm thay đổi cơ cấu và khả năng lợi nhuận của các lĩnh vực kinh doanh trong ngành du lịch ở nền kinh tế quốc gia có công ty chính trên một số khía cạnh sau đây:

- Nền kinh tế quốc gia có công ty chính có thể quá nhỏ nên không tác động được thị trường du lịch thông qua hiệu quả kinh tế theo quy mô. Hãng hàng không Singapore và Công ty Wagon-Lits có thể không tồn tại nếu chúng chỉ hoạt động kinh doanh trên thị trường nội địa riêng biệt của mình.

- Công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào các điểm đến du lịch có mức thu hồi cận biên cao, do đó làm tăng mức thu hồi bình quân đạt được trong ngành du lịch ở nền kinh tế của quốc gia có công ty chính.

- Do tạo ra hoạt động sản xuất tích hợp hoặc sản xuất hàng loạt các sản phẩm du lịch ra nước ngoài cho khách hàng, nên chỉ số giá cả nói chung ở trong nước của các quốc gia có công ty chính có xu hướng giảm.

- Công ty đa quốc gia mà chủ yếu cung cấp các sản phẩm du lịch ra nước ngoài có thể tạo ra lợi thế độc quyền cho công ty ở thị trường chính quốc.

Ở phạm vi kinh tế vĩ mô, sự ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia trong du lịch gắn với các dòng khách du lịch. Nhiều công ty đa quốc gia như các công ty lữ hành châu Âu chịu trách nhiệm thu hút khách du lịch ra nước ngoài từ các nước có công ty chính của mình. Với xu hướng đi du lịch nước ngoài cao hơn du lịch trong nước tạo nên một dòng chảy ra của cán cân thanh toán. Mặt khác, hoạt động kinh doanh đa quốc gia có thể giảm bớt sự rò rỉ ngoại tệ từ các du khách đi du lịch nước ngoài. Nếu một du khách công vụ Pháp lựa chọn một khách sạn do người Pháp làm


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.

chủ ở một điểm đến nước ngoài, thì điều đó được coi như là một dạng thay thế nhập khẩu. Việc cung ứng các hàng hoá và dịch vụ trong các khách sạn cho du khách không phải là người Pháp được coi là “xuất khẩu trực tiếp” và lợi ích nhận được là lợi ích bổ sung thêm cho nền kinh tế của các quốc gia có công ty chính.

Sự tồn tại của các công ty du lịch đa quốc gia đã làm thay đổi dòng du khách cũng như đáp ứng nhu cầu du lịch quốc tế. Điều đó làm cho chính phủ các quốc gia phải cân nhắc việc sửa đổi kế hoạch ngân sách và chi tiêu cho cơ sở hạ tầng du lịch và đánh giá lại giá trị (sự đóng góp) của du lịch quốc tế đối với nền kinh tế của đất nước mình.

Kinh tế du lịch Phần 1 - 23


CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN

1. Trình bày các mối liên hệ chủ yếu với nước ngoài mà các công ty đa quốc gia có thể thực hiện?

2. Trình bày các lý thuyết đầu tư đa quốc gia (hoặc các lý do chính khiến một doanh nghiệp quyết định mở rộng kinh doanh ra khỏi biên giới quốc gia)?

3. Một doanh nghiệp du lịch Pháp hoạt động kinh doanh có hiệu quả ở chính quốc. Theo bạn, doanh nghiệp có thể có những lợi thế trực tiếp gì nếu nó quyết định mở rộng kinh doanh ở các điểm đến du lịch là các nước Đông Dương?

4. Xác định sự khác nhau chủ yếu trong các lý do hoạt động kinh doanh đa quốc gia giữa các hãng hàng không hoặc khách sạn với các doanh nghiệp sản xuất?

5. Tại sao các hợp đồng quản lý không mang tính chất đầu tư ngày càng trở nên phổ biến trong hoạt động kinh doanh khách sạn đa quốc gia?

6. Trình bày hình thức công ty đa quốc gia trong hàng không. Liên hệ với tình hình thực tế Việt Nam?

7. Trình bày hình thức công ty đa quốc gia trong đại lý du lịch và các dịch vụ liên quan. Liên hệ với tình hình thực tế Việt Nam?


8. Trình bày hình thức công ty đa quốc gia trong lĩnh vực lưu trú. Liên hệ với tình hình thực tế Việt Nam?

9. Trình bày hình thức công ty đa quốc gia trong kinh doanh du lịch tàu biển. Liên hệ với tình hình thực tế Việt Nam?

10. Trình bày hình thức công ty đa quốc gia trong kinh doanh lữ hành. Liên hệ với tình hình thực tế Việt Nam?

11. Phân tích các tác động đối với các nước có công ty chi nhánh (nước chủ nhà) khi thu hút các công ty đa quốc gia trong du lịch?

12. Giải thích phương pháp định giá chuyển nhượng của các công ty đa quốc gia trong du lịch. Lấy ví dụ minh hoạ?

13. Phân tích các tác động đối với các nước có công ty chính khi có các công ty du lịch phát triển kinh doanh đa quốc gia?


TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 4

TIẾNG VIỆT

1. Hoàng Kình (1997), Kinh tế quốc tế, Phần một, NXB Giáo dục, Hà Nội.


TIẾNG ANH

2. Bull (1998), The Economics of Travel and Tourism, 2nd edition, Longman, Melbourne.

3. Doganis (1998), Flying off Course: The Economics of International Airlines, 2nd edition, Routledge, London and New York.

4. Ross & cộng sự (1993), Corporate Finance, 3rd edition, Irwin, Homewood, Ill.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2024