Số Liệu Về Sự Phát Triển Siêu Thị Ở Hai Thành Phố Lớn Giai Đoạn 2000- 2005


mua sắm ở siêu thị là xa xỉ, bởi hàng hoá ở siêu thị đắt hơn ở ngoài, và họ chưa quan tâm đến các điều kiện mua sắm như điều kiện thanh toán, việc tiết kiệm thời gian trong mua sắm, và chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Tuy vậy, các điều kiện này cũng đang càng ngày càng được quan tâm đúng mức hơn nhất là ở các vùng đô thị, thành phố lớn. Do đó, các chợ cũng đang bị thay thế dần bởi các hình thức bán lẻ mới hiện đại, mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.

b) Hình thức bán lẻ hiện đại

Từ cuối những năm 1960, hình thức bán lẻ hiện đại đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, đó chính là siêu thị. Các siêu thị này do chính quyền chế độ cũ xây dựng, và được phát triển cho đến năm 1975. Khi đất nước thống nhất, các hình thức kinh doanh theo kiểu tư bản chủ nghĩa bị loại bỏ, siêu thị phải đóng cửa hoạt động kinh doanh, và chuyển sang bán hàng theo kiểu truyền thống. Sau thời kỳ Đổi mới năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, nhờ đó kinh tế phát triển thuận lợi hơn, đời sống nhân dân được nâng cao, từ đó nhu cầu của người dân trong tiêu dùng mua sắm cũng ngày càng khắt khe hơn.

Dự báo được sự biến đổi đó trong tiêu dùng, tháng 10/1993, siêu thị đầu tiên sau thời kỳ Đổi mới đã được khai trương ở Việt Nam là siêu thị Minimart, của công ty Xuất nhập khẩu nông sản và tiểu thủ công nghiệp Vũng Tàu. Siêu thị đầu tiên này mới chỉ có quy mô nhỏ, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nước ngoài, vì thế hàng hoá chủ yếu là hàng ngoại nhập. Trong giai đoạn từ 1993-1995, các siêu thị vẫn xuất hiện chủ yếu ở TP Hồ Chí Minh, với quy mô, chủng loại hàng hoá, diện tích kinh doanh nhỏ. Hơn nữa, họ chủ yếu nhập khẩu các hàng hoá cao cấp, để phục vụ người nước ngoài, và các khách hàng khá giả có thu nhập và mức sống cao. Giai đoạn này, siêu thị còn là nơi mua bán hết sức lạ lẫm đối với số đông dân chúng. Đến cuối năm 1995, Việt Nam mới có 12 siêu thị ở sáu tỉnh thành.


Từ năm 1996, một số siêu thị bắt đầu được xây dựng nhiều ở các thành phố lớn của Việt Nam, như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Các siêu thị này chủ yếu thuộc sở hữu của các doanh nghiệp trong nước, quy mô còn nhỏ và tính chuyên nghiệp chưa cao, nhưng điều này cũng cho thấy ngành bán lẻ Việt Nam đã bắt đầu có dấu hiệu phát triển tích cực. Cũng trong thời gian này, đối tượng khách hàng chủ yếu của siêu thị không chỉ là tầng lớp những người có thu nhập cao, mà tầng lớp bình dân cũng đã bắt đầu đi mua sắm ở các siêu thị, bởi chủng loại hàng hoá đã phong phú hơn, hàng hoá Việt Nam được bày bán ngày càng nhiều với giá cả hợp lý, và cách mua bán tiết kiệm thời gian hơn. Đây cũng là giai đoạn người dân Việt Nam bắt đầu quen hơn với phong cách bán lẻ hiện đại, đó là mua sắm ở siêu thị.

Giai đoạn tiếp theo, từ năm 2000 đến nay, có thể nói đây là thời kỳ phát triển nở rộ của các hình thức siêu thị, trung tâm thương mại. và các hệ thống cửa hàng. Có hiện tượng này là do mức sống của người dân ngày càng cao, cuộc sống bận rộn, đồng thời yêu cầu của người tiêu dùng đối với chất lượng hàng hoá, cũng như giá cả ngày một khắt khe, đòi hỏi hàng hoá bán phải vừa có giá cả phải chăng và chất lượng hàng hoá bảo đảm, biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì thế, siêu thị đang ngày càng được ưu tiên trở thành nơi mua sắm của các bà nội trợ. Đáp ứng phù hợp các nhu cầu trên, thị trường Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều siêu thị. Điểm đáng lưu ý là ngành bán lẻ Việt Nam đã biết đến một số siêu thị nước ngoài đầu tư liên doanh, như Metro, Big C, Parkson… Các siêu thị này đang hoạt động khá hiệu quả, nhờ việc đáp ứng được tốt nhu cầu khá khắt khe của người tiêu dùng. Cũng trong giai đoạn này, rất nhiều siêu thị trong nước cũng mọc lên, nhiều hệ thống bán lẻ đang từng bước mở rộng mạng lưới, nhưng phải chịu sức ép cạnh tranh lớn với các nhà bán lẻ nước ngoài hết sức chuyên nghiệp trong công tác quản lý và kinh doanh, do vậy, các doanh nghiệp này đang gặp không ít khó khăn trong việc giành thị phần. Ta có số liệu về số lượng các siêu thị ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn này như sau:


Bảng 4. Số liệu về sự phát triển siêu thị ở hai thành phố lớn giai đoạn 2000- 2005

Năm

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Hà Nội

25

32

42

47

55

60

TP Hồ Chí Minh

24

38

46

52

63

71

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam - 7

Nguồn: ADB, siêu thị và người nghèo tại Việt Nam

www.markets4poor.org

Đến cuối 2005, số lượng siêu thị và trung tâm thương mại ở nước ta đã lên đến hơn 260, trong đó có đến 70% lượng siêu thị kinh doanh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.

Cuối 2006, gần 400 siêu thị và trung tâm thương mại đi vào hoạt động, Số lượng các nhà bán lẻ nước ngoài cũng tăng thêm, với sự góp mặt của các tên tuổi như: Zenplaza, Diamond Plaza…

Tuy vậy, tổng lượng hàng hoá giao dịch bán lẻ thông qua các siêu thị, trung tâm thương mại mới chỉ chiếm 16% tổng mức bán lẻ cả nước, cho thấy thói quen tiêu dùng của người dân vẫn thích mua đồ ở các loại hình bán lẻ truyền thống hơn.

Các chuyên gia cũng dự báo đến năm 2010, tỷ lệ bán lẻ hàng hoá của loại hình sẽ đạt 20% tổng mức bán lẻ cả nước, tương đương 100 nghìn tỷ đồng.

1.2. Thực trạng hoạt động của hệ thống bán lẻ nước ta

a) Thực trạng về nhu cầu tiêu dùng của người Việt Nam

Việt Nam với số dân đông hơn 85 triệu người vào năm 2007, đã và đang trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trên thế giới. Năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 750 nghìn tỷ đồng, tăng gấp ba lần so với năm 2001. Với tốc độ tăng trưởng như vậy, vừa qua Việt Nam đã vượt qua Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, leo lên vị trí đứng thứ nhất thế giới về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu, trong khi mới cuối năm ngoái nước ta còn đứng thứ 4 [35]. Do đời sống được cải thiện và mức lương cơ bản cũng


đang được tăng dần, sức mua bình quân đầu người của người dân nước ta cũng đã tăng và đạt 730 nghìn đồng/tháng năm 2007, tăng 23.3% so với năm 2006 [25].

Với mức sống tăng như vậy, nhu cầu mua hàng hoá chất lượng, với giá cả phải chăng, tiết kiệm thời gian đang ngày càng được thể hiện rõ: 80% các hộ gia đình ở thành thị đã đi mua sắm ở các siêu thị và trung tâm thương mại. Điều này cho thấy tâm lý e ngại vào siêu thị của các gia đình đã giảm đi rất nhiều. Tuy vậy, mới chỉ có khoảng 10% các gia đình trong số đó sẽ chọn siêu thị là nơi mua sắm chính, và chủ yếu là tầng lớp trung lưu, khá giả.

Trong cơ cấu tiêu dùng của người dân, có 17% thu nhập gia đình dùng để mua hàng nhu yếu phẩm, như các đồ dùng tạp hoá và vệ sinh cá nhân. Bên cạnh đó, số tiền chi cho tiêu dùng còn lại (tương đương khoảng 450 USD) được dùng chủ yếu để mua sắm các sản phẩm đóng gói có sẵn, nhưng trong đó chỉ có khoảng 80 USD được mua sắm ở hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại.

Hiện nay, người Việt Nam vẫn không mua tất cả các đồ mình cần ở siêu thị, mà phần lớn các đồ thực phẩm, đồ dùng tạp hoá vẫn được mua ở chợ và các tiệm tạp hoá. Đối với các mặt hàng như đồ dùng chăm sóc cá nhân (dầu gội đầu, xà phòng,…) hay các sản phẩm cho gia đình, người tiêu dùng đã tin tưởng đến mua ở các siêu thị, do giá thành rẻ hơn, có nhiều dịch vụ khuyến mại và có thể mua số lượng lớn, tiết kiệm thời gian.

Theo khảo sát của báo Doanh nghiệp và thương hiệu năm 2007, có 73% khách hàng đi mua sắm đều hỏi gợi ý của người thân, bạn bè, hay của nhân viên cửa hàng. 66% người tiêu dùng thích mua sắm ở siêu thị. 70% thích đến các cửa hàng cùng gia đình và 75% người dân thường mua đồ mà con họ thích [25]. Đối với nhiều người, mua sắm ở siêu thị đã trở thành hình thức giải trí cùng gia đình, và họ thường sắp xếp lịch cho hoạt động này vào những ngày cuối tuần.


Mặc dù vậy ở nước ta cũng có đến 40% dân số thuộc tầng lớp thu nhập thấp chưa đến các siêu thị để mua sắm bao giờ, bởi các siêu thị thường ở quá xa nhà, không tiện cho việc mua sắm, các loại thực phẩm tươi không đa dạng và giá của chúng vẫn cao hơn ở ngoài chợ.

Qua các phân tích trên đây, có thể thấy mong muốn mua sắm ở các hệ thống bán lẻ hiện đại của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Tuy vậy, vẫn có một số trở ngại trong thói quen tiêu dùng, thứ nhất đó là phần đông dân số vẫn có mức thu nhập trung bình, thấp, số người hưu trí cao. Thứ hai, chợ vẫn có mặt ở khắp nơi, trong các ngõ xóm, và họ có thể tiện mua bất cứ lúc nào. Tuy vậy, với mức sống ngày một tăng và ý thức sử dụng sản phẩm chất lượng và an toàn đang kéo người tiêu dùng đến với hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại.

Với chỉ số lòng tin người tiêu dùng đứng thứ 5 thế giới, đạt 118 điểm (mức cao kỷ lục), tăng 1 điểm so với năm 2006, đồng thời là một trong mười quốc gia lạc quan nhất thế giới về tình hình tài chính cá nhân, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn luôn có thể tự tin thu hút người tiêu dùng của mình đến với các hệ thống phân phối hiện đại hơn, chuyên nghiệp hơn [28].

Các nghiên cứu tiêu dùng trên đây có tác động một cách trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nước ta hiện nay sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần sau.

b) Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, cũng như yêu cầu của hội nhập, thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển một cách nhanh chóng, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%/năm. Doanh thu bán lẻ năm 2007 của nước ta là 45 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2006.

Từ năm 2000 đến nay, mức tăng trưởng của thị trường bán lẻ là 7.5%/năm. Tiêu dùng trong nước gia tăng, chiếm 70% GDP.

Năm 2005, tổng mức bán lẻ đạt 31 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2004.


Năm 2006, thị trường bán lẻ Việt Nam đạt mức 37 tỷ USD.

Thị trường bán lẻ trong nước đã có những bước phát triển nhanh, với tốc độ trung bình: 16.6% trong giai đoạn 2001-2005 (so với 12.7% giai đoạn 1996-2000).

Bảng 5. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ hàng năm giai đoạn 2002-2006

Năm

2002

2003

2004

2005

2006

Tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ (nghìn tỷ

VNĐ)


281


334


398


481


581

Tốc độ tăng trưởng hàng năm (%)

14.5

18.8

19.4

20.5

20.9

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2006

Hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam hiện nay bao gồm phần lớn là các siêu thị, các trung tâm thương mại, hệ thống các cửa hàng tiện ích, và cửa hàng chuyên doanh đang ngày càng phát triển. Hoạt động của các loại hình bán lẻ trên đây đang góp phần nâng cao chất lượng của hệ thống bán lẻ nước ta, thể hiện ở các hoạt động sau:

Hoạt động của các siêu thị:

Siêu thị hiện nay chính là trọng tậm phát triển chính của hệ thống bán lẻ Việt Nam, bởi hệ thống này bao hàm rất nhiều đặc trưng của hệ thống bán lẻ hiện đại, như phong cách tự phục vụ, tính văn mình trong văn hoá mua bán, chủng loại hàng hoá phong phú. Đồng thời hình thức này cũng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn cho các doanh nghiệp và cho nền kinh tế nước nhà.

Đến nay, trên cả nước đã có 280 siêu thị lớn nhỏ ở 40 tỉnh, thành phố. Số lượng này đã phát triển đáng kể so với các năm trước. Các siêu thị cũng được phân theo hạng khác nhau:


- Số lượng các siêu thị loại I mới chỉ chiếm 10.6% tổng số siêu thị ở Việt Nam.

- Tỷ lệ các siêu thị loại II chiếm 11.7%.

- Số lượng các siêu thị loại III chiếm tới 44.7%. [4]

Các số liệu trên đây cho thấy quy mô các siêu thị hiện nay chủ yếu là vừa và nhỏ, đang ở trình độ mới phát triển.

Các siêu thị của nước ta trước yêu cầu hội nhập đang ngày càng cải thiện các điều kiện cơ sở vật chất của mình, cũng như phương thức quản lý kinh doanh. Bên cạnh một lượng lớn các siêu thị được xây dựng mới, rất nhiều siêu thị cũ cũng đã được cải tạo, nâng cấp, mở rộng mặt bằng kinh doanh, hiện đại hoá trang thiết bị. Các hệ thống siêu thị cũng không ngừng mở rộng mạng lưới các cửa hàng của mình.

Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh loại hình này cũng đang gặp không ít khó khăn, vì phải nằm trong cuộc cạnh tranh gay gắt sau khi Việt Nam ký cam kết sẽ mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư 100% vốn vào thị trường bán lẻ Việt Nam năm 2009. Vì vậy các siêu thị đang phải gấp rút hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, cũng như mở rộng mạng lưới một cách rộng nhất có thẻ. Tuy nhiên điều này gặp nhiều trở ngại do phụ thuộc nhiều vào vấn đề tài chính, công tác hậu cần, cũng như cung cách quản lý của các nhà bán lẻ. Ba yếu tố này lại liên quan khá mật thiết với nhau, bởi chỉ cần một yếu tố kém cũng làm cho các vấn đề còn lại khó có điều kiện phát triển. Điểm yếu lớn nhất của các doanh nghiệp nước ta có lẽ là thiếu vốn và kinh nghiệm. Thiếu vốn dẫn đến không đủ tiềm lực để phát triển cơ sở hạ tầng siêu thị, để nâng cấp công tác hậu cần, các hạ tầng thiết yếu như: kho dự trữ, kho lạnh, bến bãi, thiết bị trong khâu bán hàng. Thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân của việc không biết phải làm thế nào để quản lý cho tốt các khâu bán lẻ. Các vấn đề này làm cho việc kinh doanh bán lẻ của các siêu thị nước ta còn thiếu chuyên nghiệp, giá bán cao, cung cấp hàng hoá cho người tiêu dùng không


đầy đủ và kịp thời, do vậy khách hàng vẫn chưa yên tâm thường xuyên mua sắm ở siêu thị.

Trong khi đó, thị trường bán lẻ Việt Nam lại đang là mục tiêu rất hấp dẫn đối với không ít các đại gia bán lẻ nước ngoài như Walmart, Carrefour, Tesco, Nail,… bởi độ bão hoà của thị trường thấp, áp lực thời gian cao, và Việt Nam cũng là cửa ngõ dẫn tới một số thị trường hấp dẫn khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia,… Họ đã đến Việt Nam để tìm hiểu thị trường và xin giấy phép đăng ký kinh doanh. Metro Cash & Carry (Đức), Big C (Pháp), Parkson (Malaysia) hiện là các hệ thống siêu thị lớn với vốn 100% đầu tư nước ngoài đang được kinh doanh thử nghiệm tại thị trường Việt Nam, và họ đang làm ăn khá thuận lợi. Với nguồn lực tài chính dồi dào, kinh nghiệm quản lý hiện đại và hệ thống cung ứng đảm bảo, các siêu thị nước ngoài sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp nước nhà. Có thể nói đây chính là cuộc chiến giữa những người khổng lồ và cậu bé tí hon. Hơn nữa, không chỉ có các siêu thị trong nước đang tăng cường mở rộng hệ thống, mà cả các siêu thị nước ngoài cũng đang không ngừng mở rộng phạm vi làm ăn ở thị trường Việt Nam. Metro là một trong những hệ thống siêu thị hàng đầu thế giới, có rất nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, phát triển hệ thống bán lẻ. Hiện nay Metro đã có sáu trung tâm siêu thị ở Việt Nam: hai trung tâm ở TP Hồ Chí Minh, và các trung tâm còn lại ở Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ, Đồng Nai. Doanh nghiệp này cũng đang có kế hoạch mở rộng tiếp hệ thống ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội. Một đại gia nước ngoài khác là Big C hiện cũng đã có đại siêu thị nằm ở Hà Nội, Đồng Nai và hai đại siêu thị ở TP Hồ Chí Minh. Mục tiêu của Big C là mở rộng nhanh mạng lưới và chiếm lĩnh thị phần tại TP Hồ Chí Minh, hướng tới người tiêu dùng có thu nhập trung bình và khá. Qua hai ví dụ trên đây, có thể thấy các nhà bán lẻ nước ngoài rât quyết tâm chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, và đang triển khai nhanh chóng kế hoạch khai thác thị phần này. Bên cạnh đó, sức hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta còn kéo theo nhiều nhà sản xuất nước ngoài muốn nhập sản phẩm vào thị

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí