Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Việc Quản Lý Tập Đoàn Shinsegae


Hàn Quốc với mô hình bán lẻ giống hệt như mô hình họ đã thành công ở Bắc Mỹ, đó là hệ thống bán lẻ quy mô rất lớn, chủng loại rất nhiều, hàng hoá rẻ, thường được đóng gói kỹ càng và xếp trên các ngăn hàng khó có thể xem thử. Hơn nữa, hàng hoá trong hệ thống thường là hàng gia dụng, trong khi đó người tiêu dùng Hàn Quốc lại thường vào siêu thị để mua hàng thực phẩm nhiều hơn, nhất là thực phẩm tươi sống. Shinsegae qua rất nhiều năm làm việc với khách hàng của mình, với hệ thống phần mềm quản lý khách hàng hiện đại, họ đã hiểu rõ những mặt hàng nào khách hàng của mình ưa chuộng, nhờ vậy họ đã đáp ứng yêu cầu của khách hàng một cách tốt nhất: Shinsegae không chỉ chú trọng các loại hàng gia dụng, mà còn tập trung vào các loại hàng thực phẩm tuơi sống và rau củ quả. Điều này thể hiện Shinsegae đã đánh giá đúng thị hiếu tiêu dùng của người dân. Chính điểm này đã làm cho Walmart phải khuất phục tại thị trường Hàn Quốc. Bên cạnh đó, không gian trưng bày hàng hoá của Shinsegae cũng hết sức thân thiện, và có các không gian ấm cúng, các kệ hàng không quá cao, hàng hoá được trưng bày sao cho người tiêu dùng có thể tiện xem thử và dùng thử, nhất là đối với các loại hàng thực phẩm. So sánh với hệ thống cửa hàng của Walmart, ở các cửa hàng của Walmart, khách hàng tự phục vụ là chính và việc chọn hàng, mua hàng thường dùng hệ thống máy tính, nhưng có một nhược điểm đó là trong gian hàng của Walmart có rất ít nhân viên chăm sóc khách hàng, trong khi hàng hoá lại có số lượng lớn, nhiều chủng loại, rất khó chọn, điều này khó khăn cho khách hàng trong việc chọn lựa. Cũng vì những nhược điểm này mà Carrefour đã thất bại tại thị trường Hàn Quốc. Shinsegae lại khác trong vấn đề này, các quầy hàng của của Shinsegae thường có một số lượng nhân viên hướng dẫn nhất định, để có thể giải đáp các thắc mắc của khách hàng, tư vấn khi họ cần hay giúp khách hàng lấy hàng. Số lượng nhân viên vừa đủ, không quá nhiều, để có thể đảm bảo thoải mái cho khách hàng trong việc lựa chọn, mua sắm hàng hoá.


Bên cạnh đó, trong việc quản lý quan hệ làm ăn với các nhà cung cấp, Shinsegae không quá cứng rắn với các nhà sản xuất để có bằng được giá rẻ như Walmart vẫn thường làm, mà họ giữ quan hệ tốt với các nhà cung cấp, nhờ đó hàng hoá luôn giữ được mức giá ổn định, đồng thời luôn được cung ứng đảm bảo thời hạn giao, và chất lượng cũng luôn được đảm bảo.

Đối với nhân viên, Shinsegae luôn có chế độ đãi ngộ tốt, khuyến khích nhân viên làm việc lâu dài, luôn trung thành với công ty. Trong khi đó, Walmart thường bị chỉ trích do ép nhân viên làm việc quá sức, bởi luôn phải chạy theo năng suất của máy móc công nghệ.

Trong việc quản lý thương hiệu của mình, Shinsegae thường áp dụng các hình thức quảng cáo trên mạng không quá tốn kém, nhưng đầu tư rất kỹ trong việc thiết kế logo, video clip và các trang web, để gây ấn tượng tốt và thân thiện đối với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ngoài việc quảng bá cho hình ảnh của công ty, Shinsegae luôn cố gắng quản lý tốt trên mọi phương diện từ việc quản lý hàng hoá đảm bảo chuỗi cung ứng, đối xử đối với nhân viên, với nhà cung cấp, từ đó giữ chữ tín đối với nhân viên, khách hàng, và đối tác làm ăn. Chính điều này đã làm nên thương hiệu của Shinsegae.

Shinsegae phát triển ngày càng mạnh, mạng lưới của tập đoàn ngày càng phát triển rộng khắp trên toàn đất nước Hàn Quốc và sang cả thị trường Trung Quốc, do vậy áp lực về quản lý hệ thống chuỗi cửa hàng ngày càng cao. Hơn nữa, mục tiêu của công ty là mở rộng thị trường trên thế giới, trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới. Vì vậy, nhu cầu về quản lý, xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải, thông tin cũng như xây dựng công trình là một trong những nhu cầu thiết yếu của hệ thống này. Nhằm giảm bớt gánh nặng trong việc quản lý phát triển chuỗi cửa hàng của mình, Shinsegae đã tự thành lập ra hệ thống các công ty phụ trợ, nhằm phục vụ tốt hơn việc quản lý kinh doanh của mình, giảm chi phí trong các công tác như xây dựng, nghiên cứu, mua hàng, cũng như tăng cường lợi nhuận cho tập đoàn. Hệ thống của Shinsegae như sau:


Hệ thống cửa hàng chính bao gồm:

1) Hệ thống cửa hàng giá rẻ (Discount Stores Division):

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Hiện nay Shinsegae đã có 106 cửa hàng, 4 trung tâm Logistic ở Hàn Quốc, và 7 cửa hàng ở Trung Quốc. Sau khi mở cửa hàng đầu tiên vào năm 1993, số lượng khách đến cửa hàng đã lên đến một tỉ người. Các cửa hàng này cung cấp cho khách hàng sản phẩm với mức giá tối ưu, và các dịch vụ phụ trợ.

2) Hệ thống công ty, quầy kinh doanh phụ trợ:

Kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ trên thế giới và giải pháp vận dụng đối với Việt Nam - 6

Khách sạn Chosun (The Chosun Hotel Co.Ltd)

Được thành lập vào tháng 10 năm 1914, với số vốn 79.4 tỷ won, tổng tài sản là 277.1 tỷ won, số lượng nhân viên: 1,151 người. Khách sạn Chosun là khách sạn có tiện nghi và các loại hình dịch vụ cao cấp nhất Hàn Quốc, nằm ở ngoại ô Seoul, và đây cũng là khách sạn có danh tiếng đầu tiên ở Hàn Quốc. Việc mua lại và đầu tư vào khách sạn này cũng nằm trong kế hoạch thu lợi nhuận tài chính của tập đoàn Shinsegae, đồng thời, trong khách sạn này cũng có hệ thống cửa hàng của Shinsegae.

Công ty thiết kế công trình xây dựng Shinsegae (Shinsegae Engineering & Construction Co.,Ltd):

Công ty được thành lập vào tháng 9/1991, vốn đầu tư: 20 tỷ won, tổng tài sản: 296.1 tỷ won, số lượng nhân viên: 350 người.

Công ty này có các chức năng sau:

- Thiết kế các công trình xây dựng: Công ty cung cấp các giải pháp về xây dựng và thiết kế, nhằm rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí, thông qua một hệ thống quản lý hoàn thiện trong việc phát triển các công trình kinh doanh hệ thống phân phối.

- Phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng xây dựng: xây dựng các không gian nhà ở, phân tích các địa điểm, kiểm tra tính khả thi, thiết kế và đảm nhận xây dựng các công trình.


- Tu sửa các công trình xây dựng: với kinh nghiệm lâu dài trong việc kinh doanh phân phối, trong xây dựng, trong các nghiệp vụ thương mại và hội nhập, công ty luôn đi đầu, và là chuyên gia trong việc cung cấp các giải pháp, tư vấn, xây dựng, trang trí nội thất, bảo trì và các dịch vụ khác.

- Công ty cũng hoạt động như một câu lạc bộ, để trao đổi các kinh nghiệm trong các nghiệp vụ quản lý.

Công ty quốc tế Shinsegae (Shinsegae International Co.,Ltd)

Công ty được thành lập tháng 1/1996, với số vốn: 58 tỷ won, tổng tài sản: 135.1 tỷ won, số lao động: 460 người.

Công ty được thành lập nhằm quản lý các chi nhánh của Shinsegae ở cả trong nước và nước ngoài. Công ty cũng quản lý các thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá kinh doanh trong hệ thống của mình, kinh doanh cả các nhãn hiệu sản phẩm trong nước và quốc tế.

Công ty Thực phẩm Shinsegae (Shinsegae Food Co., Ltd)

Thành lập tháng 7/1995, với số vốn 17.1 tỷ won, tổng tài lsản: 120.7 tỷ won. Số lượng nhân viên đông: 900 người.

Công ty chuyên chế biến các loại thực phẩm tươi sống thành các loại nguyên liệu thực phẩm để đem đi phân phối, kinh doanh nhà hàng gia đình. Như vậy, công ty kinh doanh các dịch vụ chính sau:

- Cung cấp đồ ăn, thức ăn cho bữa ăn gia đình, cho các buổi tiệc, và các dịch vụ khác liên quan đến thực phẩm.

- Chế biến thực phẩm bằng công nghệ chế biến hiện đại, và cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ hoặc các công ty chế biến các thực phẩm đã sơ chế.

- Phân phối thực phẩm.

- Kinh doanh nhà hàng gia đình.

Công ty Shinsegae I&C., Ltd

Được thành lập vào tháng 5/1997, vốn ban đầu: 8.6 tỷ won, tổng tài sản:

120.8 tỷ won. Số lượng nhân viên: 417 người.


Công ty chuyên môn hoá trong các công nghệ liên quan đến phân phối, đặc biệt là trong hệ thống quản lý thông tin phân phối và khai thác các hoạt động bán hàng qua mạng. Công ty đã tạo ra rất nhiều các phần mềm liên quan đến phân phối, như VAN (Value Added Network), MRO (bảo trì và vận hành)…

Công ty có các bộ phận sau:

- Bộ phận gia công phần mềm (ITO Business division): thiết kế và vận hành hệ thống máy tính của tập đoàn Shinsegae, POS, tính thuế, đào tạo trực tuyến, và quản lý dữ liệu.

- Bộ phận Bl (Bl business Division): cung cấp các giải pháp tốt nhất về công nghệ và dịch vụ trong việc xây dựng và duy trì hệ thống máy tính cho doanh nghiệp, để quản lý việc phân phối, sản xuất và tài chính của doanh nghiệp.

- Bộ phận phân phối (Distribution): cung cấp các hệ thống máy tính chơi game, các thiết bị giao tiếp bằng máy tính cho các cửa hàng giá rẻ của Emart.

- Bộ phận nghiên cứu (Research Division): tư vấn các dịch vụ liên quan đến chiến lược phát triển công nghệ và thử nghiệm công nghệ mới.

Công ty Starbucks Cofffee Korea Co.,Ltd

Thành lập tháng 9/1997 với số vốn 20 tỷ won, tổng tài sản: 61.6 tỷ won, và lượng nhân viên lên đến 1.093 người.

Shinsegae đã liên kết với Công ty càphê Starbucks quốc tế của Mỹ, và mở 180 chi nhánh Starbucks ở Hàn Quốc. Công ty kinh doanh cà phê theo các loại hình: bán các đồ uống càphê và không phải cà phê, kết hợp bán cà phê cùng thực phẩm, bán cà phê kết hợp với các sản phẩm.

Công ty Shinsegae Dream Express Co., Ltd

Được thành lập tháng 4/2000, vốn ban đầu: 8 tỷ won, tổng tài sản: 44.2 tỷ won. Số nhân viên: 118 người.


Thông qua bốn mạng lưới trung tâm logistic và hệ thống thông tin logistic tự động, công ty dịch vụ logistic này cung cấp các hình thức logistic kết hợp và các dịch vụ vận chuyển đa dạng.

Công ty Family Food Co.,Ltd

Thành lập tháng 2/2002, vốn: 6 tỷ won, tổng tài sản: 11.9 tỷ won.

Lượng nhân viên: 23 người.

Công ty là sự kết hợp của Shinsegae Food System Co., Ltd, Bokwang Family Mart Co., Ltd và Công ty thương mại Itochu Nhật Bản, sản xuất và cung cấp gạo và bánh mỳ cho các cửa hàng trong nước.

Công ty sản xuất và cung cấp cho các cửa hàng 30 loại thức ăn như gạo, sandwich, đồ ăn trưa,… cho 2000 cửa hàng Family Mart.

Chosun Hotel Bakery Co.,Ltd

Thành lập tháng 1/2005, vốn: 10 tỷ won, tổng tài sản: 51 tỷ won. Số lượng nhân viên: 1,133 người.

Cung cấp bánh cho 75 cửa hàng Emart và 7 siêu thị Shinsegae với các chủng loại bánh đa dạng, với các thương hiệu nổi tiếng như: Dalloyau (bánh Pháp), Chosun Deli (bánh mỳ), Giolitti (kem Ý).

Với hệ thống các cửa hàng và nhãn hiệu riêng của mình, Shinsegae đã dễ đàng hơn trong việc tự cung cấp các dịch vụ và sản phẩm của chính mình, góp phần giảm gánh nặng quản lý, tiết kiệm chi phí lưu thông, đồng thời tăng lợi nhuận tài chính cho chính tập đoàn của mình.

3.3. Kinh nghiệm rút ra từ việc quản lý tập đoàn Shinsegae

Từ các hoạt động quản lý trên đây của Shinsegae, có thể rút ra một số kinh nghiệm quản lý cho các nhà bán lẻViệt Nam trong công cuộc giữ thị phần nội địa như sau:

Quản lý khách hàng tốt, hiểu rõ phong cách tiêu dùng và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, từ việc trưng bày hàng hoá đến việc chăm sóc khách hàng trong và sau khi mua hàng.


Quản lý thương hiệu tốt dựa trên việc thực hiện tốt tất cả các công tác quản lý bán lẻ, không chỉ đơn thuần bằng các hoạt động marketing.

Xây dựng hệ thống chuỗi cửa hàng và các hệ thống công ty liên kết phụ trợ vừa nhằm tự lực nguồn hàng, giảm thiểu chi phí khác như chi phí xây dựng, nghiên cứu, vận tải, vừa để thu thêm lợi nhuận cho tập đoàn.

4. Nhận xét chung về kinh nghiệm quản lý hệ thống bán lẻ của các nước

- Hệ thống bán lẻ thường được tổ chức thành một chuỗi với cùng đối tượng khách hàng, qui mô hoạt động, phương thức kinh doanh. Hệ thống cửa hàng của doanh nghiệp thường đa dạng về loại hình để thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu.

- Các siêu thị được chỉ đạo, điều hành, quản lý bởi một đầu mối thống nhất, thông qua mạng lưới liên kết công nghệ thông tin.

- Công tác quản lý chuỗi cung ứng được đặc biệt chú trọng, là chìa khoá đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Công tác quản lý khách hàng chuyên nghiệp, góp phần đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường.

- Việc quản lý nhân viên đóng góp một phần quan trọng trong hình ảnh của nhà bán lẻ đối với khách hàng.

- Công tác quản lý thương hiệu được đầu tư lớn, dựa trên tổng hợp các yếu tố, không chỉ bằng các hoạt động marketing hay PR.

II. Phân tích thực trạng quản lý hệ thống bán lẻ ở Việt Nam


1. Thực trạng hoạt động của hệ thống bán lẻ Việt Nam

1.1. Sự hình thành và phát triển của hình thức bán lẻ

a) Kênh phân phối bán lẻ truyền thống

Các hình thức phân phối bán lẻ truyền thống (chợ, hợp tác xã) vốn rất quen thuộc với người Việt Nam, trong đó chợ chính là hình thức bán lẻ đầu tiên xuất hiện ở nước ta, cũng như bất kỳ các quốc gia nào khác trên thế giới. Và cho đến nay, chợ vẫn là nơi mua bán được phần đông người tiêu dùng


nước ta ưa chuộng. Ở đây, người ta thường bán các hàng hoá nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng... Thật dễ hiểu khi ai đó nói: Bất cứ nơi nào có đông dân cư sinh sống, thì đều hình thành các chợ ở đó. Cũng vì điều này mà chợ thường được hình thành một cách rất tự phát, không có quản lý, tổ chức của các cơ quan hoặc đơn vị quản lý nào, mà cứ nơi nào có đông dân cư, là chợ lại mọc lên.

Hình thức ban đầu của chợ là các chợ tạm, chợ cóc, buôn bán chủ yếu là các loại lương thực, thực phẩm, được tổ chức theo các phiên. Về sau, phát triển thêm các chợ tập trung cố định, chợ chuyên bán một số loại nhóm sản phẩm như chợ chuyên bán thức ăn, vải vóc, quần áo… để đáp ứng sâu hơn nhu cầu người dân bằng việc tăng cường sự lựa chọn, đa dạng hoá hình thức sản phẩm hàng hoá.

Đến giai đoạn bao cấp, xuất hiện thêm một hình thức phân phối của Nhà nước quản lý đó là các cửa hàng mậu dịch của Nhà nước. Các cửa hàng này thường bán theo hình thức tem phiếu, người mua không có quyền lựa chọn sản phẩm theo ý muốn, và để mua được hàng hoá thì phải xếp hàng, chen lấn rất lâu.

Đến thời kỳ Đổi mới, nước ta mở cửa nền kinh tế, xóa bỏ chế độ bao cấp từ các cửa hàng mậu dịch dần bị thay thế bởi các cửa hàng nhỏ lẻ của các cá nhân.

Năm 2005, có 9000 chợ trên toàn bộ cả nuớc, cung cấp 40% tổng dung lượng hàng hoá đến tay người tiêu dùng. Còn lại là hơn 350,000 cửa hàng bán lẻ truyền thống và tạp hoá, cung cấp 44% tổng mức tiêu dùng hàng hoá bán lẻ [3].

Hình thức chợ có các nhược điểm là: thiếu chuyên nghiệp, phát triển có tính tự phát cao. Tuy nhiên chợ vẫn tồn tại phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn, bởi vì người tiêu dùng Việt Nam thích mua hàng tươi sống có chủ yếu ở các chợ. Và họ chỉ có thói quen đi siêu thị để mua những gì mà ở chợ không có. Hơn nữa, nhiều người tiêu dùng vẫn còn quan nhiệm rằng

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 05/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí