technology của Hàn Quốc đã được trao “Giải cách tân nhất” – giải thưởng chỉ dành cho một sản phẩm có công nghệ và thiết kế xuất sắc trong từng lĩnh vực. 12
1.5.4. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của SMEs
Hiện nay, Hàn Quốc được xem là một trong những nhà cung cấp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính của khu vực châu Á. Năm 1990, lần đầu tiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Hàn Quốc đã vượt mức đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào trong nước. FDI “chảy ra” đã liên tục gia tăng, đến năm 1997 thì tạm thời trững lại do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, nhưng kể từ năm 2002, hoạt động này lại bắt đầu phục hồi và dần tăng mạnh trở lại. Kết quả là, đến năm 2007, FDI ra nước ngoài của Hàn Quốc đã đạt mức rất cao 27,64 tỷ USD với 5.497 dự án.
Trong thời kỳ đầu, chỉ các tập đoàn kinh tế lớn kiểu “Chaebols” mới tham gia hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn hầu hết các SMEs chỉ đầu tư trong thị trường nội địa. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, hoạt động FDI ra nước ngoài của các SMEs cũng đã bắt đầu phát triển. Nếu như trong năm 1994, FDI ra nước ngoài của SMEs chỉ đạt khoảng 1,5 tỷ USD thì đến năm 2007, con số này đã tăng gấp 8 lần, đạt mức 12,08 tỷ USD, tương đương 43,7% FDI “chảy ra” của cả nước. Riêng trong quý I năm 2008, FDI ra nước ngoài của SMEs đã tăng 67,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 2,92 tỷ USD. Trong đó, đầu tư của SMEs tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực xây dựng và bất động sản. Thị trường hướng tới là Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông và Việt Nam...
Một điều thú vị là, nếu xét về lượng vốn đầu tư thì nói chung, tỷ trọng của SMEs là nhỏ hơn so với các doanh nghiệp lớn. Nhưng nếu xét về số lượng dự án thì tỷ trọng của SMEs lại cao hơn. Ví dụ, trong năm 2006, tỷ trọng của SMEs về lượng vốn đầu tư là 34,2%, của doanh nghiệp lớn là 58,3% và của các nhà đầu tư cá nhân là 7,5%. Trong khi đó, nếu xét về số dự án đầu tư thì tỷ trọng của SMEs lại là 54%, của các nhà đầu tư cá nhân là 37% và của các doanh nghiệp lớn chỉ là 9%. Điều này cho thấy sự khác biệt đáng kể về cách thức đầu tư của SMEs và các doanh nghiệp lớn. Trong khi các tập đoàn kinh tế thường đầu tư một khoản vốn lớn vào một số ít các dự án thì khu vực SMEs lại có xu hướng đầu tư vào nhiều dự án nhưng lượng
12 Korea.net (15/01/2008), 2008 CES, nơi tỏa sáng của các doanh nghiệp Hàn Quốc
vốn trung bình cho mỗi dự án lại không cao. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu bởi khả năng tài chính của các SMEs vốn nhỏ hơn các tập đoàn kinh tế rất nhiều.
1.6 Tình hình tài chính của các SMEs
Các số liệu trong bảng dưới đây cho thấy, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) của SMEs Hàn Quốc trong những năm từ 2002 đến 2006 đều lớn hơn 100%, thậm chí năm 2002, tỷ số D/E của các SMEs còn vượt mức 200%. Điều này có nghĩa là tài sản của các SMEs được hình thành chủ yếu từ “các khoản nợ”. Trong đó năm 2002 là năm mà nợ phải trả của các SMEs là lớn nhất và năm 2004 là thấp nhất.
Về hệ số thanh toán hiện hành, có thể thấy trong giai đoạn 2002-2006, so với các doanh nghiệp lớn thì hệ số thanh toán hiện hành của các SMEs là lớn hơn. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của SMEs trong giai đoạn này là tốt hơn so với các doanh nghiệp lớn.
Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Nhìn chung, nếu hệ số này lớn hơn 2 thì doanh nghiệp được xem là có tình hình tài chính ngắn hạn lành mạnh. Đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ thì hệ số này khoảng 1,5 là có thể chấp nhận được. Như vậy, nhìn vào bảng 2.8 có thể thấy, mặc dù trong giai đoạn 2002-2006, hệ số thanh toán hiện hành của SMEs là cao hơn so với các doanh nghiệp lớn, nhưng hệ số này vẫn còn duy trì ở mức thấp (dưới 1,3). Điều này có nghĩa là tình hình tài chính ngắn hạn của SMEs trong giai đoạn này chưa thật tốt.
Về tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), Bảng 2.10 cho thấy ROE của các SMEs cũng như của các doanh nghiệp lớn ở Hàn Quốc trong những năm 2002-2006 thay đổi thất thường, không theo một xu hướng tăng giảm nhất định. Cụ thể, trong các năm từ 2002 đến 2004, ROE của các SMEs giảm mạnh từ 10,15% năm 2002 xuống còn 3,99% năm 2004, đến năm 2005 ROE của các SMEs lại tăng mạnh đạt mức 8,32% nhưng đến năm 2006 lại giảm xuống còn 6,54%. ROE của các SMEs nói chung còn thấp. Điều này có nghĩa là khả năng tạo ra lợi nhuận từ một đồng vốn của các SMEs là chưa cao, khả năng cạnh tranh của SMEs vì thế còn yếu.
Bảng 2.10 Một vài chỉ số tài chính của SMEs trong giai đoạn 2002-2006
Đơn vị: %
2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | ||
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu (D/E ratio) | Doanh nghiệp lớn | 208,9 | 224,6 | 201,6 | 128,9 | 113,5 |
SMEs | 232,4 | 179,7 | 144,7 | 152,1 | 147,6 | |
Tỷ số thanh toán hiện thời (current ratio) | Doanh nghiệp lớn | 84,95 | 70,96 | 84,9 | 98,47 | 105,5 |
SMEs | 107,63 | 114,57 | 123,96 | 119,29 | 116,57 | |
Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) | Doanh nghiệp lớn | - 3,18 | -11,64 | -1,99 | 21,08 | 10,8 |
SMEs | 10,15 | 9,41 | 3,99 | 8,32 | 6,54 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Khởi Nghiệp Và Phá Sản Của Các Smes Nhật
- Thành Lập Các Cơ Quan Chuyên Trách Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Smes
- Số Lượng Khởi Nghiệp Và Đóng Cửa Của Smes Hàn Quốc
- Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 8
- Một Vài Đánh Giá Về Quá Trình Phát Triển Smes Của Hàn Quốc
- Những Nét Tương Đồng Và Khác Biệt Giữa Hàn Quốc Và Việt Nam
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo về tái cơ cấu SMEs Hàn Quốc, Trung tâm phát triển Hàn Quốc, 7/6/2007
Tóm lại, có thể thấy, quá trình phát triển SMEs ở Hàn Quốc đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Các SMEs đã có những bước trưởng thành to lớn, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó ở các SMEs vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về trình độ và năng lực. Do vậy cần thiết phải có sự trợ giúp, hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ và các cơ quan chức năng.
2. Chính sách phát triển SMEs của Hàn Quốc
2.1 Hệ thống luật pháp cho hoạt động thúc đẩy SMEs
Xây dựng nền tảng pháp lý luôn là cần thiết đối với các hoạt động của Chính phủ nói chung và các hoạt động thúc đẩy SMEs nói riêng. Giống như nhiều quốc gia khác, nhằm định hướng cho các chính sách và biện pháp hỗ trợ đối với khu vực SMEs của mình, Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến SMEs, bao gồm Hiến pháp, 6 đạo luật chung, 3 đạo luật đặc biệt và 5 đạo luật có liên quan khác.
Điều 123 của Hiến pháp Hàn Quốc quy định Chính phủ không chỉ có nhiệm vụ bảo vệ và khuyến khích đối với SMEs mà còn có nhiệm vụ thúc đẩy, khuyến khích đối với các tổ chức tư vấn và hỗ trợ của họ.
Năm 1966, “Đạo luật cơ bản về SMEs” đã được Chính phủ ban hành. Đây được xem là viên gạch đầu tiên, chính thức đặt nền móng cho quá trình hỗ trợ, thúc
đẩy và phát triển đối với SMEs của Chính phủ Hàn Quốc. Đạo luật xác định phạm vi hay khái niệm của SMEs, đề ra đường lối và các định hướng cơ bản cho việc ban hành những chính sách và giải pháp hỗ trợ, xúc tiến đối với SMEs. Ngoài ra, đạo luật còn quy định về việc thành lập Hội đồng cấp cao do Thủ tướng đứng đầu có nhiệm vụ thường xuyên xem xét và điều chỉnh lại các chính sách đối với SMEs sao cho phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của đất nước.
Tiếp theo “Đạo luật cơ bản về SMEs”, Chính phủ tiếp tục ban hành thêm nhiều đạo luật khác nữa. Có thể kể đến như:
- Đạo luật khuyến khích thành lập SMEs (5/1986) với mục đích hỗ trợ các SMEs mới khởi nghiệp, làm rõ và đơn giản hóa các bước và các quy tắc liên quan đến quá trình đăng ký thành lập của SMEs. Đạo luật đặc biệt khuyến khích thành lập đối với các SMEs hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm.
- Luật bảo hộ khu vực SMEs và thúc đẩy sự hợp tác giữa các công ty (1995): ngăn cấm sự cạnh tranh quá mức và không công bằng trong nội bộ SMEs; chỉ định các chủng loại hàng hóa sản xuất dành riêng cho SMEs; Chỉ định các công ty đáng tin cậy tham gia mối quan hệ Hợp đồng phụ; khuyến khích các doanh nghiệp lớn trao lại một số chủng loại hàng hóa sản xuất cho SMEs.
- Đạo luật thúc đẩy và thu mua sản phẩm của SMEs (12/1994): Yêu cầu chính phủ hoặc cơ quan trực thuộc chính phủ mua các sản phẩm hoặc dịch vụ của SMEs một cách ưu đãi; Giúp thành lập các trung tâm phân phối của SMEs; Ủng hộ sự sản xuất hợp tác trong SMEs;
- Luật khuyến khích hệ thống thầu phụ
- Luật Hỗ trợ quản lý và đổi mới cơ cấu doanh nghiệp nhỏ
- Luật tài trợ các SMEs trong việc sử dụng công nghệ mới
- Luật khuyến khích phát triển các SMEs địa phương và cân đối kinh tế vùng....
2.2 Hệ thống thể chế cho việc phát triển SMEs
Ở Hàn Quốc, trách nhiệm trực tiếp đối với việc khuyến khích và thúc đẩy SMEs thuộc về Bộ Thương mại và công nghiệp (MTI). Trên cơ sở đó, MTI sẽ kết hợp với các bộ ngành khác cùng tiến hành nghiên cứu, phân tích, nhận định và đưa ra các chính sách, chiến lược phát triển phù hợp nhất đối với SMEs.
Ở cấp độ hoạt động trong nội bộ MTI, Ủy ban đặc trách về phát triển doanh nghiệp nhỏ là tổ chức chịu trách nhiệm chính trong việc tạo lập các chính sách và đưa ra các đường lối chỉ đạo thực hiện. Hàng năm, sau khi đã hoàn thành dự thảo về những chính sách, chiến lược phát triển đối với SMEs, Ủy ban có trách nhiệm trình lên Liên đoàn kinh doanh nhỏ Hàn Quốc (KFSB) bản dự thảo của mình để liên đoàn thảo luận, xem xét và đánh giá. Sau khi được KFSB thông qua, bản dự thảo tiếp tục được đệ trình lên Hội đồng xét duyệt chính sách SMEs, một Hội đồng cấp cao do Thủ tướng đứng đầu, với thành viên là các Bộ trưởng của các Bộ có liên quan, các đại diện từ phía SMEs và các chuyên gia nghiên cứu về chính sách và quản lý kinh doanh nhỏ.
Cuối cùng, bản dự thảo sẽ được trình lên Quốc hội Hàn Quốc để từ đó Quốc hội xem xét, phê chuẩn và đưa ra quyết định về vấn đề phân bổ ngân sách. Cùng với sự phê chuẩn ngân sách của Quốc hội, bản dự thảo này, sau khi được điều chỉnh (nếu cần thiết) sẽ trở thành chính sách thúc đẩy SMEs cho năm tài khóa tiếp theo.
Như vậy, hầu hết trách nhiệm trong việc chuẩn bị cơ sở pháp lý và soạn thảo chính sách Nhà nước liên quan đến SMEs là thuộc về Ủy ban đặc trách về phát triển doanh nghiệp nhỏ. Ngoài ra, ủy ban còn có nhiệm vụ phân tích các khuynh hướng phát triển trong lĩnh vực công nghiệp, cải tổ và tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ trong vấn đề quản lý, vay vốn, thông tin, chuyển giao công nghệ… Ngoài ra, ở Hàn Quốc, chịu trách nhiệm về quản lý và hỗ trợ SMEs còn có nhiều tổ chức khác, có thể kể đến như:
- Cơ quan quản lý SMEs (SMBA): thành lập tháng 2 năm 1996, với 1 trụ sở chính và 21 chi nhánh ở các địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của SMBA là:
+ Hoạch định chiến lược phát triển các SMEs bằng các chính sách hợp tác, liên kết các thành viên doanh nghiệp, cải cách môi trường kinh doanh, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh…
+ Khởi động các kế hoạch hỗ trợ, khuyến khích các dự án kinh doanh, phụ nữ làm chủ doanh nghiệp, các dự án phát triển thành phố…
+ Tiến hành các dịch vụ phát triển doanh nghiệp, hỗ trợ SMEs bằng sự quan tâm hợp tác tài chính, mở rộng tín dụng, đào tạo nguồn nhân lực và các hoạt động maketing trong và ngoài nước…
+ Đặc biệt, những hoạt động của SMBA trong lĩnh vực khoa học công nghệ sẽ giúp các SMEs tăng cường khả năng đổi mới kỹ thuật, hướng dẫn phát triển công nghệ…
- Viện phát triển Công nghiệp Hàn Quốc: thành lập năm 1970 với 140 nhân công, chức năng chính là đào tạo, tư vấn cho SMEs.
- Trung tâm năng suất Hàn Quốc: có số vốn hoạt động hoạt động hàng năm là 3 triệu USD, có chức năng đào tạo, cung cấp, chuyển giao công nghệ và tư vấn cho các SMEs.
- Hội nghiên cứu các doanh nghiệp nhỏ: thành lập năm 1978 với số vốn hoạt động hàng năm là 32.000 USD, chức năng chủ yếu là đào tạo chủ doanh nghiệp, cung cấp và chuyển giao công nghệ.
- Liên đoàn thúc đẩy công nghiệp nhỏ và vừa SMIPC
Ngoài các tổ chức này, còn có một số lượng lớn các tổ chức có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình thúc đẩy SMEs, như các ngân hàng thương mại, các thể chế nghiên cứu và phát triển R&D do chính phủ đầu tư, các trung tâm đào tạo và thông tin, các công ty tư vấn, các trung tâm nghiên cứu tổng hợp và các tổ chức chuyên môn khác...
2.3 Các chính sách hỗ trợ và biện pháp thúc đẩy đối với SMEs
Ban đầu, các chương trình trợ giúp đối với SMEs ở Hàn Quốc chỉ là những nỗ lực mang tính thụ động của Chính phủ nhằm bảo vệ các SMEs trước ưu thế vượt trội của các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, sau này, mô hình hỗ trợ đối với SMEs của Chính phủ Hàn Quốc đã có nhiều thay đổi, theo đó các chính sách và biện pháp đưa ra không chỉ nhằm mục tiêu bảo vệ mà còn nhằm nâng cao, khuyến khích, thúc đẩy tiềm năng, vai trò và vị trí của SMEs trong nền kinh tế.
Sự thay đổi về mô hình chính sách đối với SMEs ở Hàn Quốc có thể tóm tắt lại như sau:
- Thiết lập một hệ thống luật pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy đối với SMEs - Ban hành đạo luật Hợp tác giữa các SMEs (1961), Chương trình ưu đãi đối với kinh doanh nhỏ (1965), Đạo luật cơ bản về SMEs (1966) |
1970s-1990s: Bảo vệ và thúc đẩy SMEs |
- Thúc đẩy SMEs trở thành những nhà cung cấp và sản xuất linh phụ kiện cho các doanh nghiệp lớn, nhằm thực hiện chính sách chú trọng phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất của Chính phủ Hàn Quốc lúc bấy giờ. - Đưa ra chính sách “Khu vực sản xuất dành riêng cho SMEs” (1975), chính sách “Hệ thống các nhà cung cấp ổn định” (1980) - Thành lập “Quỹ đảm bảo tín dụng” (1976), Hiệp hội kinh doanh nhỏ (1979), Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghệ Hàn Quốc (1989) |
1990s: Tiến hành cải tổ cơ cấu của các SMEs |
- Trao quyền tự quyết định cho các SMEs, thực hiện các chính sách mở cửa, tự do hóa cạnh tranh theo quy định của WTO (Hàn Quốc gia nhập WTO tháng 1 năm 1995) - Tuyên bố xóa bỏ Chính sách “Khu vực sản xuất dành riêng cho SMEs” (1994), giảm thiểu chương trình ưu đãi đối với kinh doanh nhỏ (1995), Ban hành luật hỗ trợ cải cách cơ cấu và ổn định hóa quản lý ở các SMEs (1995), thành lập Cục quản lý SMEs (SMBA) (1996) |
Khủng hoảng tài chính đến năm 2002: Thúc đẩy kinh doanh mạo hiểm và khuyến khích khởi nghiệp |
- Đưa ra các biện pháp nhằm hỗ trợ đối với các khu vực kinh doanh còn yếu kém như các hộ kinh doanh quy mô nhỏ và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. - Mở cửa sàn giao dịch công nghệ KOSDAQ (1996), đề ra những yêu cầu đối với việc niêm yết trên KOSDAQ, đồng thời đưa ra những ưu đãi về thuế đối với SMEs (1998) - Ban hành các đạo luật như “Luật đặc biệt đối với doanh nghiệp” (1997), Luật các doanh nghiệp nhỏ (1997), Đạo luật áp dụng đối với các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (1999) |
- Thực hiện chiến lược đảm bảo năng lực cạnh tranh của các SMEs trong nền kinh tế - Đưa ra kế hoạch toàn diện về nâng cao năng lực cạnh tranh cho SMEs (7/2004), Kế hoạch phục hồi doanh nghiệp (12/2004), 12 nhiệm vụ của đổi mới chính sách (1/2005), Kế hoạch toàn diện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp một thành viên (5/2005), Thực hiện việc xem xét lại các chính sách về tài chính (6/2005)... |
Nguồn: Diễn đàn đổi mới công nghệ SMEs, Hàn Quốc, 2006
1.3.1 Chính sách khuyến khích khởi nghiệp và nâng cao tinh thần doanh nhân
Khởi nghiệp là một hoạt động kinh tế quan trọng giúp làm mới nền kinh tế quốc gia, tạo nên sự năng động, việc làm, và nhiều ý tưởng mới cho xã hội. Nhằm khuyến khích hoạt động khởi nghiệp của các doanh nghiệp nói chung và của các SMEs nói riêng, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ. Trong đó quan trọng nhất là chính sách đơn giản hóa rồi dần tiến đến gỡ bỏ nhiều thủ tục phức tạp trong việc đăng ký kinh doanh, đồng thời xây dựng ngày càng nhiều hơn các trung tâm tư vấn, giúp các SMEs khởi sự nhanh chóng và dễ dàng. Thực tế, trước đây, để được cấp phép kinh doanh, các SMEs Hàn Quốc phải xin tới 74 loại giấy tờ chấp thuận của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau, nhưng ngày nay quy trình phức tạp đó đã được đơn giản hóa thành mô hình “một cửa”. Theo đó, tất cả các thủ tục đăng ký đều được nhận và xử lý tại một “điểm”, các doanh nghiệp vì thế sẽ không còn phải đến nhiều nơi như trước đây.
Cũng nhằm đẩy nhanh tốc độ khởi nghiệp và nâng cao tỷ lệ khởi sự thành công của SMEs, tại Hàn Quốc, nhiều “vườn ươm doanh nghiệp” (business incubator) đã được hình thành. Đây là mô hình tổ chức đóng vai trò cầu nối liên kết giữa các trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền và các doanh nghiệp mới khởi sự (hay các nhóm, cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp). Mục đích của việc xây dựng các vườn ươm này là nhằm tạo ra một “lồng ấp”, một môi trường “nuôi dưỡng” các SMEs mới thành lập, thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ này vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu kinh doanh. Cụ thể, các vườn ươm doanh nghiệp sẽ không chỉ là nơi cung cấp các dịch vụ “ươm tạo” thụ động như cho thuê văn phòng,