vấn kỹ thuật- công nghệ, khuyến khích thành lập các hiệp hội của SMEs. Nhà nước khuyến khích mở rộng sản xuất: tăng định mức khấu hao miễn phí, không đánh thuế lợi nhuận dùng để trả lãi suất tín dụng.
Ở một số nước có các hình thức đáng chú ý như cấp vốn mạo hiểm; thành lập ngân hàng chuyên trách đảm bảo tài chính cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học- công nghệ mới. Ở Mỹ có 10 ngân hàng như vậy với số vốn là 16 tỷ USD, ở Cộng hoà Liên bang Đức có 40 tổ chức tương tự với số vốn 1,6 tỷ DM.
Một hình thức hỗ trợ phổ biến và có hiệu quả là hỗ trợ về tín dụng: cấp tín dụng trực tiếp, cho vay lãi suất thấp, bảo lãnh tín dụng. Chẳng hạn ở Anh, trong 5 năm (1982-1986), 15.000 doanh nghiệp nhỏ nhận được các khoản tín dụng trị giá 500 triệu Bảng. Các bang ở cộng hoà Liên bang Đức đã lập ra các quỹ tín dụng để giúp các SMEs vay vốn ngân hàng.
Liên minh châu Âu (EU) có các biện pháp trợ giúp thất nghiệp, bảo lãnh tín dụng cho các SMEs, trợ giúp về công nghệ mới thông qua “nhóm lợi ích kinh tế chung”, trợ giúp đào tạo lao động thông qua hệ thống đào tạo ban đầu, cấp vốn mạo hiểm...
3. Thành lập các cơ quan chuyên trách về quản lý Nhà nước đối với SMEs
Hầu hết các nước trên thế giới đều có cơ quan quản lý Nhà nước đối với SMEs. Dưới đây là các cơ quan ở một số nước trên thế giới, bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển.
- Mỹ có Tổng cục các vấn đề kinh doanh nhỏ được thành lập năm 1953.
- Pháp có Uỷ ban quốc gia về công nghiệp vừa và nhỏ thành lập từ năm 1961.
- Indonexia có Cục công nghiệp nhỏ thuộc bộ công nghiệp với các chức năng thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với SMEs như: lập kế hoạch và chương trình phát triển, xúc tiến phát triển SMEs (kể cả việc thành lập các trung tâm hỗ trợ)...
- Malayxia có Phòng công nghiệp nhỏ thuộc Bộ công nghiệp thương mại, thành lập năm 1989 với chức năng lập chương trình phát triển SMEs, cung cấp tài chính, nối kết các hợp đồng kinh tế giữa các SMEs, cung cấp cơ sở dữ liệu cho Chính phủ để hoạch định chính sách. Ở nước này có tới 30 Bộ và 30 tổ chức công tham gia dưới hình thức này hay hình thức khác vào việc phát triển SMEs.
- Philippin có Uỷ ban SMEs, Phòng phát triển kinh doanh và phòng công thương là cơ quan cao nhất về phối hợp thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển các SMEs.
- Singapore có Vụ phát triển SMEs thuộc Bộ phát triển công nghiệp. Ngoài ra, Nhà nước còn thành lập một mạng lưới gồm các tổ chức chính phủ và phi chính phủ để hỗ trợ SMEs như: các trường đại học, cơ quan máy tính quốc gia, cơ quan phát triển thương mại, các tổ chức tài chính, các trung tâm tư vấn...
- Thái Lan có Ủy ban khuyến khích SMEs (SMEPO), một cơ quan trực thuộc Chính phủ có nhiệm vụ chủ yếu là soát xét định nghĩa về SMEs, rút ra các chính sách và biện pháp khuyến khích SMEs và quản lý Quỹ phát triển SMEs. Ngoài ra, Ủy ban này còn có trách nhiệm chuẩn bị Sách trắng hàng năm về SMEs Thái Lan để đệ trình Chính phủ.
4. Khuyến khích thành lập các tổ chức hỗ trợ và các hiệp hội của SMEs
Các tổ chức hỗ trợ SMEs ở các nước có thể do Nhà nước trực tiếp thành lập, nhưng trên thực tế phần lớn các tổ chức này do doanh nhân thành lập với sự hỗ trợ của Nhà nước. Do đó các tổ chức này vừa mang tính chất kinh doanh, vừa thực hiện chức năng hỗ trợ trên cơ sở nguồn ngân quỹ được cấp. Các tổ chức này có chức năng chủ yếu là: cung cấp vốn, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiếp thị, đào tạo công nhân và chủ doanh nghiệp, tư vấn cho SMEs.
Ở các nước châu Á có nhiều tổ chức hỗ trợ SMEs. Dưới đây là các tổ chức hỗ trợ SMEs ở một số nước.
Indonexia có các tổ chức:
- Ngân hàng Indonexia: với các chức năng chủ yếu là cung cấp vốn cho SMEs.
- Công ty nghiên cứu và phát triển công nghệ: thành lập năm 1978 với số vốn hoạt động hàng năm là 367.000 USD và có chức năng chủ yếu là nghiên cứu và hỗ trợ SMEs.
- Quỹ phát triển nghề thủ công: thành lập năm 1975 với chức năng chủ yếu là nghiên cứu và chuyển gia công nghệ.
- Viện quản lý, đào tạo và phát triển: thành lập năm 1976 với ngân quỹ hoạt động hàng năm là 150.000 USD và có chức năng chính là đào tạo chủ doanh nghiệp.
Malayxia có các tổ chức:
- Công ty bảo lãnh tín dụng: thành lập năm 1972 với chức năng chính là bảo lãnh cho vay vốn ngân hàng.
- Công ty MARA: thành lập năm 1960 với 3000 nhân viên, vốn hoạt động hàng năm 165.000 USD, chức năng chính là cũng cấp vốn tiếp thị, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn các SMEs.
- Trung tâm phát triển doanh nghiệp: thành lập năm 1975 với chức năng chính là đào tạo, tư vấn cho SMEs
- Công ty phát triển tài chính: thành lập những năm 1960 với 30 nhân viên, vốn hoạt động là 3,1 triệu USD, có chức năng đào tạo và tư vấn cho SMEs.
- Trung tâm công nghệ Kualalampua: có chức năng hỗ trợ, cung cấp và chuyển giao công nghệ cho các SMEs
Đài Loan có các tổ chức:
- Quỹ Bảo lãnh tín dụng được thành lập năm 1974 với sự trợ giúp của Chính phủ và các ngân hàng lớn của Đài Loan. Cho tới năm tháng 6/2004 đã có 207.049 SMEs được nhận vốn bảo lãnh từ Quỹ này với tổng số tiền lên tới trên 116 tỷ USD.
- Quỹ phát triển SMEs được thành lập từ năm 1989 nhằm cung cấp tín dụng trực tiếp cho các SMEs, đặc biệt cho các doanh nghiệp đang đầu tư phát triển sản phẩm mới, khai thác các thị trường mới hoặc chuyển đổi công nghệ mới. Nguồn vốn của Quỹ này khoảng 400 triệu USD.
- Quỹ Bảo lãnh tương hỗ được thành lập vào tháng 6/1998. Dự định của Quỹ là thành lập các nhóm trợ giúp tương hỗ và tin tin tưởng lẫn nhau để bảo lãnh cho các khoản vay của các doanh nghiệp trong nhóm.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA HÀN QUỐC
I. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC
1. Đôi nét về các giai đoạn phát triển kinh tế ở Hàn Quốc
Hàn Quốc là một đất nước nghèo tài nguyên. Sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (năm 1950-1953), Hàn Quốc vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới. Thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc cuối những năm 50 thấp hơn nhiều so với các nước láng giềng. Lúc bấy giờ người dân Hàn Quốc khốn khó nhìn người Philipin với niềm ao ước, dường như không thể với tới được.
Giai đoạn 1953 đến 1961 là thời kỳ khôi phục kinh tế sau chiến tranh một cách chậm chạp, mặc dù đã có sự giúp đỡ to lớn của Mỹ. Tuy nhiên, tình hình đất nước chỉ thực sự thay đổi nhanh chóng khi người dân Hàn bắt tay thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất vào năm 1962. Ngay sau đó, Hàn Quốc đã bứt lên bậc thang phát triển một cách thần tốc. Bình thường hóa quan hệ với Nhật Bản năm 1965, tiến hành những cải cách tài chính giữa thập kỷ 60, là căn cứ quân sự cung cấp vật tư cho cuộc chiến tranh Việt Nam và điểm xuất kích thả bom Trung Đông những năm 70 và 80, tất cả đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Hàn Quốc cất cánh.
Đến năm 1971, Hàn Quốc tự hào trở thành một nước công nghiệp phát triển mới (NICS). Mặc dù xảy ra hai cuộc khủng hoảng dầu lửa những năm 70 song Hàn Quốc vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao và đến cuối thập kỷ 70 đã vượt cả Malaysia (vốn được coi là quốc gia tiên tiến thứ hai ở khu vực Đông Nam Á).
Giữa những năm 80, Hàn Quốc đã vượt các quốc gia khác như Mêxicô, Achentina, Braxin, Bồ Đào Nha, Phần Lan và Séc. Đến Thế vận hội mùa hè năm 1988, người ta đã biết đến Hàn Quốc với hình ảnh là một trong những quốc gia phát triển có tốc độ tăng trưởng kinh kế và mức thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới.
Năm 1995, Hàn Quốc lần đầu tiên bước vào kỷ nguyên 10.000 USD với thu nhập bình quân đầu người đạt 11.432 USD, tăng cao so với mức 9.459 USD năm trước đó. Mặc dù vậy, con số này đã tụt giảm mạnh chỉ còn 7.355 USD vào năm 1998 khi Hàn Quốc phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế châu Á năm 1997.
Tuy nhiên, bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng này, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Kim Đại Trọng, người dân Hàn Quốc đã khôi phục lại nền kinh tế một cách nhanh chóng và vững chắc. GNI bình quân đầu người của Hàn Quốc đã leo lên mức 10.481 USD vào năm 2000 và tiếp tục đà tăng trưởng trong các năm tiếp theo, đạt 11.499 USD vào năm 2002, 12.720 USD vào năm 2003 và
14.193 USD vào năm 2004. Từ đây, kinh tế Hàn Quốc không ngừng phát triển, đưa đất nước thực sự trở thành một quốc gia giàu có, hùng mạnh và thường được người ta nhắc đến như một “kỳ tích sông Hàn”.6
2. Kinh tế Hàn Quốc hôm nay và triển vọng phát triển trong tương lai:
Có thể thấy, Hàn Quốc đã tiến những bước rất dài trong suốt 50 năm qua, từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp nghèo đói đã chuyển mình thành một quốc gia có năng lực cạnh tranh đứng hàng thứ 11 trong tổng số 131 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới (năm 2007).
Theo báo cáo do Ngân hàng Hàn Quốc đưa ra, năm 2007, nền kinh tế Hàn Quốc đã thu được nhiều thành quả đáng khích lệ. Kinh tế tăng trưởng 5% so với năm trước đó, cao hơn mức dự đoán là 4,9%, nhờ xuất khẩu mạnh mẽ và sự tăng trưởng bền vững của đầu tư vào trang thiết bị và tiêu dùng cá nhân
Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 20.045 USD, tương đương 18.626 Won, tăng 8,9% so với 18.401 Won vào năm 2006, bấp chấp giá dầu cao và tình hình quốc tế không mấy thuận lợi
Đầu tư vào trang thiết bị tăng 7,6%, cao hơn mức dự đoán trước đó là 7,5%. Trong khi đó, đầu tư xây dựng chỉ tăng 1,2%, thấp hơn mức dự đoán là 1,6%. Tiêu dùng cá nhân, một trong những đầu tàu tăng trưởng chính của nền kinh tế Hàn Quốc tăng 4,5% so với năm 2006, cao hơn 4,4% dự kiến nhờ người dân tăng cường đầu
6 Thông tin thư viện trung tâm nghiên cứu Hàn Quốc, Viện nghiên cứu Đông Bắc Á
tư vào các hàng hóa dùng trong thời gian dài và các loại dịch vụ khác. Tổng thu nhập quốc nội, chỉ số phản ánh chính xác nhất năng lực tiêu dùng của người dân tăng 3,7% trong năm 2007, thấp hơn mức tăng trưởng kinh tế 5% trong năm ngoái do giao dịch thương mại không thuận lợi và giá nguyên liệu thô tăng cao.
Quý đầu năm 2008, do vẫn chịu tác động của việc giá dầu và giá nguyên vật liệu leo thang, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc chỉ đạt 0,7%. Trong khi đó tổng thu nhập trong nước (GDI) đã giảm 2,2% so với quý 4 năm 2007. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết, mức tăng GDP trong quý 1 năm nay là mức tăng thấp nhất kể từ quý 4 năm 2004. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đã tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các ngành công nghiệp, chế tạo và dịch vụ đều tăng trưởng 0,5% nhưng ngành xây dựng vẫn dậm chân tại chỗ. Tiêu thụ cá nhân vẫn duy trì xu hướng tăng lên nhưng tỷ lệ tăng trưởng thị trường trong nước chỉ đạt 0,1% so với quý 4 năm 2007 do xuất nhập khẩu, đầu tư thiết bị và xây dựng giảm mạnh.
Tuy nhiên, mặc dù tình hình kinh tế đầu năm không mấy khả quan, Chính phủ, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc vẫn kỳ vọng với nội lực mạnh mẽ của mình, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ vượt qua những khó khăn toàn cầu và nhanh chóng tăng trưởng trở lại.
Theo dự đoán của Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc, GDP của Hàn Quốc sẽ vượt 2.000 tỷ USD vào năm 2016 và đạt mức trên 3.000 tỷ USD vào đầu năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu hàng năm dự kiến cũng vượt 500 tỷ USD vào năm 2012 và đạt mức trên 1.000 tỷ USD vào năm 2023. Với mức tăng trưởng kinh tế này, Hàn Quốc sẽ vươn lên đứng thứ 9 thế giới về sức mạnh kinh tế vào năm 2020, vươn lên hai bậc so với vị trí thứ 11 năm 2004. 7
7 Tổng hợp từ Korea.net, KBS World Radio
Bảng 2.1. Bảng xếp hạng các nền kinh tế theo GDP 2004 & 2020
Năm 2020 | |||||
Quốc gia | GDP (100 triệu USD) | Thứ tự | Quốc gia | GDP (100 triệu USD) | Thứ tự |
Mỹ | 115.675 | 1 | Mỹ | 276.858 | 1 |
Nhật Bản | 46.234 | 2 | Trung Quốc | 102.858 | 2 |
Đức | 27.144 | 3 | Nhật Bản | 95.494 | 3 |
Anh | 21.409 | 4 | Anh | 51.632 | 4 |
Pháp | 20.026 | 5 | Đức | 51.591 | 5 |
Italia | 16.723 | 6 | Pháp | 45.060 | 6 |
Trung Quốc | 16.493 | 7 | Italia | 35.258 | 7 |
Tây Ban Nha | 9.914 | 8 | Ấn Độ | 29.331 | 8 |
Canada | 9.788 | 9 | Hàn Quốc | 27.100 | 9 |
Ấn Độ | 6.919 | 10 | Tây Ban Nha | 24.082 | 10 |
Hàn Quốc | 6.801 | 11 | Canada | 22.775 | 11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 2
- Cách Xác Định Smes Của Một Số Quốc Gia Khác Trên Thế Giới:
- Tỷ Lệ Khởi Nghiệp Và Phá Sản Của Các Smes Nhật
- Số Lượng Khởi Nghiệp Và Đóng Cửa Của Smes Hàn Quốc
- Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Ra Nước Ngoài Của Smes
- Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm với Việt Nam - 8
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
(Nguồn: Bộ Tài chính và kinh tế Hàn Quốc)
II. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc
Điều khoản đầu tiên của Bộ luật cơ bản về SMEs của Hàn Quốc (1966) quy định: SMEs có nhiệm vụ “góp phần vào sự phát triển cân đối nền kinh tế quốc gia”. Và thực tế, gần 4 thập kỷ, từ 1970 đến nay, khu vực SMEs của Hàn Quốc đã có những bước phát triển nhanh chóng, đóng góp tích cực vào việc cân đối các cơ hội việc làm, thu nhập và phát triển kinh tế vùng.
1. Tình hình phát triển SMEs ở Hàn Quốc
1.1 Quá trình phát triển của SMEs
Có thể nói không nơi nào như ở Hàn Quốc, quá trình phát triển của SMEs trong nền kinh tế lại trải qua nhiều giai đoạn với nhiều xu hướng phát triển khác nhau như thế.
Trước hết là xu hướng tăng lên trong giai đoạn từ 1970 đến 1996: Trong thời kỳ này, số lượng các SMEs ở Hàn Quốc đã tăng lên nhanh chóng. Năm 1981, cả nước có 32.384.000 SMEs hoạt động trong ngành sản xuất, chiếm 96,9% số lượng toàn ngành. Tính đến năm 1996, con số này đã tăng lên rất cao đạt mức 96.241.000 doanh nghiệp tương đương 99,1% tổng số doanh nghiệp trong ngành sản xuất.
Trong những năm 1970, mặc dù tốc độ tăng trưởng về số lượng của SMEs (3,1%) còn thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn (5,1%) nhưng xét về tỷ lệ đóng góp vào sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp cả nước thì SMEs đã bước đầu xây dựng được vị thế của mình với tỷ lệ đóng góp rất cao là 93,1%. Bắt đầu từ thập niên 80, nhằm cứu vãn tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm khuyến khích phát triển đối với SMEs. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng về số lượng của loại hình doanh nghiệp này đã tăng vọt, lên tới 9,0%, cao hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp lớn (1,9%). Tỷ lệ đóng góp của SMEs vào sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp cả nước thời kỳ này cũng tăng cao, đạt mức 99,6%. 8
Đến năm 1997, khủng hoảng tài chính kinh tế Châu Á xảy ra, đã ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế Hàn Quốc, đầu tư cho SMEs vì thế giảm mạnh khiến khu vực doanh nghiệp này lại rơi vào thời kỳ suy giảm (1997-1999): Năm 1997, số lượng SMEs trong ngành sản xuất là 91.324 doanh nghiệp, giảm 4.917 doanh nghiệp so với năm 1996 và tiếp tục giảm mạnh còn 79.113 SMEs vào năm 1998. Tuy nhiên, cùng với quá trình dần phục hồi của nền kinh tế, từ năm 1999, số lượng các SMEs đã có xu hướng tăng lên. Năm 1999, cả nước có 90.610 SMEs hoạt động trong ngành sản xuất, chiếm 98,5% số doanh nghiệp toàn ngành. Các con số tương ứng trong năm 2000 là 97.468 và 98,7%.
Kể từ đó đến nay, các SMEs đã không ngừng gia tăng về mặt số lượng. Tính đến hết năm 2006, số lượng các SMEs trong cả nước đã đạt mức 3,02 triệu doanh nghiệp, chiếm 99,9% tổng số doanh nghiệp cả nước, trong đó số các doanh nghiệp vừa (có từ 50 đến 300 lao động) là 20.600 doanh nghiệp, số các doanh nghiệp nhỏ (có từ 10 đến 50 lao động) là 153.000 doanh nghiệp và số các doanh nghiệp siêu nhỏ (có dưới 10 lao động) là 2,85 triệu doanh nghiệp. (Đồ thị 2.1)
8 Liên đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa Hàn Quốc, 1998