Vai Trò Của Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Bán Lẻ Của Ngân

nhân nói riêng. Hoạt động thanh toán bao gồm: thanh toán trong nước và thanh toán nước ngoài.

e. Các hoạt động ngân hàng bán lẻ khác

Ngoài các hoạt động kể trên, các ngân hàng thương mại trên thế giới đã mở rộng hoạt động bán lẻ qua việc cung cấp các dịch vụ bao gồm:

- Dịch vụ phi tín dụng: Đó là các dịch vụ tư vấn tài chính, thuế, bảo hiểm...

- Mua bán ngoại tệ: Ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ.

- Bảo quản vật có giá: lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng.

- Dịch vụ ủy thác: ngân hàng thực hiện quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân, có thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn mà ngân hàng quản lý.

1.1.3. Vai trò của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Bán lẻ là mảng dịch vụ ít khi bị tác động bởi tính chu kỳ của kinh tế. Với ngành ngân hàng cũng vậy. Nếu ngân hàng nào mở rộng được việc cung cấp dịch vụ bán lẻ cho một lượng lớn dân cư vốn đang thiếu các dịch vụ tài chính, nhất là tại các nền kinh tế mới nổi, thì ngân hàng đó sẽ trở thành người khổng lồ trong tương lai. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả ngân hàng và xã hội.

* Đối với khách hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại cho khách hàng sự thuận tiện, an toàn trong các giao dịch, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí thanh toán và sử dụng thu nhập mình do các giao dịch được thực hiện rất nhanh chóng và mọi thông tin dễ dàng tiếp cận. Khi các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân, hộ gia đình, nhóm khách hàng này có điều kiện hơn trong việc tìm nguồn vốn tài trợ để mua sắm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

* Đối với ngân hàng

Kinh nghiệm một số nước trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hoạt động bán lẻ của ngân hàng và bài học cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - 3

- Dịch vụ bán lẻ mang lại doanh thu cao, chắc chắn và ít rủi ro cho ngân hàng, bởi ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế. Lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này sẽ mang lại doanh thu rất lớn cho các ngân hàng nếu họ biết khai thác đúng

15

cách. Độ rủi ro trong kinh doanh dịch vụ bán lẻ cũng nhỏ hơn rất nhiều vì quy mô khách trên một giao dịch không quá lớn.

- Thị trường tài chính ngày càng cạnh tranh khốc liệt, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng không ngừng đưa ra các sản phẩm cạnh tranh với ngân hàng. Vì vậy, mở rộng thị trường bán lẻ bao gồm các sản phẩm phi ngân hàng sẽ giúp các ngân hàng có được vị thế vững chắc hơn. Đồng thời giúp nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ công nghệ, quản trị của ngân hàng.

- Phát triển khả năng mua bán chéo giữa khách hàng với ngân hàng, giúp gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của ngân hàng;

- Do cải tiến công nghệ, các ngân hàng phải dần thay thế nhân viên bằng hệ thống giao dịch tự động, tập trung phát triển thị trường dịch vụ bán lẻ buộc các ngân hàng phải tái cơ cấu tổ chức cho phù hợp đặc điểm riêng của dịch vụ này.

* Đối với quốc gia

Thông qua việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, dịch vụ bán lẻ ngân hàng tạo nguồn vốn lớn cho nền kinh tế. Việc biến đổi từ nền kinh tế tiền mặt sang không dùng tiền mặt cũng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, giảm chi phí xã hội. Ngoài ra nó còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, gia tăng các phương tiện thanh toán hiện đại, giúp Nhà nước kiểm soát giao dịch của dân cư và nền kinh tế, ngăn chặn các loại tội phạm kinh tế như trốn thuế, rửa tiền, tham nhũng...

1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong hoạt động bán lẻ của ngân

hàng


1.2.1. Tổng quan về công nghệ thông tin

Trong tiếng Anh, công nghệ thông tin được viết tắt là IT( Information

Technology), là ngành ứng dụng công nghệ sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Theo cách hiểu này, công nghệ thông tin là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, chủ yếu là máy tính, mạng truyền thông và các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá.

Ở Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được Nghị định 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ định nghĩa như sau: “Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. ”

Với tiến bộ nhanh chóng của máy tính và kỹ thuật viễn thông trong vài thập niên gần đây, công nghệ thông tin thực sự đã thâm nhập sâu rộng vào mọi mặt hoạt động của con người, tạo nên những biến đổi to lớn trong việc tự động hoá các quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ mới, thúc đẩy quá trình đổi mới tổ chức và quản lý kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế... Ngày nay, hầu hết các quốc gia, các tổ chức và doanh nghiệp đều hiểu rằng vị trí tương lai của họ trong thế giới và trên thị trường quốc tế phụ thuộc chủ yếu vào việc họ có tận dụng được những thành tựu mà công nghệ thông tin mang lại để phát triển nhanh chóng năng lực đổi mới nền sản xuất và kinh tế hay không.

Công nghệ thông tin phát triển đã làm cho nhiều lĩnh vực hội tụ với nhau. Công năng của máy tính ngày càng mạnh, công dụng ngày càng nhiều, kích thước ngày càng nhỏ, sử dụng ngày càng đơn giản, máy tính được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mọi lúc và mọi nơi.

Quá trình phát triển công nghệ thông tin có thể chia ra bốn giai đoạn: Thủ công, Cơ giới hóa, Tự động hóa và Thông tin thông minh. Trong đó, quan trọng nhất là giai đoạn Tự động hóa. Nhờ tự động hoá, khối lượng lớn thông tin được phân tích, xử lý nhanh hơn nhiều. Các số liệu thí nghiệm do máy móc tự động đo đạc, ghi chép, lưu giữ vào máy tính để tự động xử lý và kết quả là nhờ các số liệu tổng hợp, các mối quan hệ, các phương án khả thi…có thể dẫn tới những phát hiện mới, những tri thức mới, giúp con người phân tích các tình huống, chọn ra các giải pháp trợ giúp đắc lực cho con người nâng cao tri thức, phát triển khả năng sáng tạo.

1.2.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bán lẻ ngân hàng thương mại:

Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin vào hoạt động nghiệp vụ đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán điện tử, giao dịch điện tử. Việc cạnh tranh hướng tới đối tượng là nhóm khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ buộc các ngân hàng phải sử dụng đến những giải pháp công nghệ thông tin và truyền thông để phát triển nhanh dịch vụ bán lẻ.

Các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động bán lẻ của ngân hàng được thể hiện cụ thể khi áp dụng mô hình ngân hàng điện tử (e-banking) và phát triển kênh phân phối hiện đại. Chủ yếu là các ứng dụng sau:

a. Phát triển hệ thống máy ATM, KIOS:

Với hàng chục loại dịch vụ tiện ích khác nhau như rút tiền mặt, thanh toán hóa đơn, chuyển khoản, vấn tin số dư, nộp tiền vào tài khoản, nạp tiền cho điện thoại di động…máy ATM có thể hoạt động thay cho một chi nhánh ngân hàng với hàng chục nhân viên giao dịch.

Cùng với hệ thống ATM, hàng loạt thiết bị giao dịch tự động khác như hệ thống cập nhật và in sao kê tài khoản khách hàng, hệ thống KIOS Banking với nhiều dịch vụ bán hàng cũng đang được phát triển, thay thế cho các ngân hàng truyền thống.

KIOS Banking là hướng phát triển mới nhằm giảm tải cho hệ thống ATM. KIOS Banking sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng, có thể ứng dụng trên rất nhiều lĩnh vực như bán hàng, thông tin… và phát triển các dịch vụ, tiện ích không rút tiền mặt của ngân hàng.

b. Internet Banking (Ngân hàng qua Intenet):

Là kênh phân phối phục vụ đắc lực cho việc phát triển hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại. Thông qua website của các ngân hàng, khách hàng có thể đăng ký hoặc ngừng sử dụng dịch vụ, thay đổi mật khẩu, truy vấn thông tin tài khoản tiền gửi, tiền vay, sao kê tài khoản thẻ tín dụng, thực hiện giao dịch chuyển khoản, thanh toán hoá đơn, thanh toán điện tử, đặt chỗ, mua vé máy bay, nạp tài khoản di động trả trước….

Kênh giao dịch này đòi hỏi độ an toàn bảo mật cao, mang lại rất nhiều tiện ích cho khách hàng, giúp họ chủ động sử dụng dịch vụ mà không bị ràng buộc về thời gian và địa điểm giao dịch với ngân hàng.

c. Ngân hàng qua điện thoại (Telephone Banking, Mobilephone Banking, SMS Banking):

Ngày nay điện thoại ngày càng trở thành phương tiện phổ biến, dịch vụ ngân hàng qua điện thoại sẽ cho phép khách hàng sử dụng điện thoại để gọi đến ngân hàng thông qua trung tâm dịch vụ khách hàng để hỏi các thông tin chung về sản phẩm dịch vụ, tỷ giá, lãi suất… cũng như các thông tin cá nhân như số dư, sao kê tài khoản, hạn mức thẻ tín dụng…

d. Ngân hàng qua hệ thống các điểm bán hàng (Point of Sale – POS):

POS là các máy chấp nhận thanh toán thẻ, khách hàng mua hàng chuyển tiền từ tài khoản của mình tới tài khoản của người bán tại ngân hàng. Hệ thống POS sử dụng thẻ ghi nợ để khởi động quá trình chuyển tiền điện tử. Thẻ ATM không chỉ để giao dịch trên các máy ATM thuần tuý, mà còn được giao dịch tại rất nhiều các thiết bị POS mà ngân hàng phát hành triển khai tại các điểm chấp nhận thanh toán nó thông qua hợp đồng chấp nhận thẻ đó. Các điểm chấp nhận thanh toán này có thể là khách sạn, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, sân bay…Tại các điểm chấp nhận thanh toán, khách đưa thẻ quẹt qua khe đọc thẻ, nhập mã số cá nhân và số tiền cần thanh toán, máy sẽ in hóa đơn và khách hàng ký vào, hoàn tất quy trình thanh toán.

e. Phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng:

Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin mà hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng ngày càng tăng về số lượng khách hàng cũng như doanh số thanh toán. Đẩy mạnh phát hành thẻ giúp các ngân hàng thương mại mở rộng đối tượng khách hàng với chi phí giao dịch thấp nhưng lại tận dụng số tiền nhàn rỗi lớn. Có 2 loại là thẻ ghi nợ (Debit card) và thẻ tín dụng (Credit card).

Thẻ ghi nợ: với loại thẻ này, khách hàng phải nộp tiền vào tài khoản thẻ và được chi tiêu trong số dư của tài khoản. Nhằm gia tăng tiện ích cho chủ thẻ, ngân hàng cung cấp các dịch vụ đi kèm như dịch vụ tra cứu thông tin qua điện thoại, dịch

vụ thanh toán hóa đơn, chuyển tiền qua máy giao dịch tự động…Có hai loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa. Người sử dụng thẻ ghi nợ tiết kiệm được thời gian, chi phí và bảo đảm an toàn, bảo mật, không hạn chế thời gian, không gian sử dụng khi thanh toán các giao dịch mà không phải mang theo một lượng lớn tiền mặt.

Thẻ tín dụng: là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng. Chủ thẻ tín dụng được sử dụng một hạn mức nhất định trên cơ sở độ tín nhiệm hoặc giá trị tài sản bảo đảm của mình để mua hàng hoá hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng, khách sạn… đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng, khách sạn. Đây là hình thức thanh toán tiên tiến, có độ an toàn cao, thanh toán nhanh, thuận tiện, văn mình, là loại phương tiện dễ bảo quản.

1.3. Đánh giá tác động của ứng dụng CNTT vào hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại

a. CNTT góp phần hiện đại hóa hệ thống ngân hàng:

Sự tiện ích của CNTT đã giúp các ngân hàng nâng dần tỉ lệ tự động hóa các nghiệp vụ chuyên môn, giúp các ngân hàng đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tiết kiệm tối đa thời gian xử lý các giao dịch với khách hàng, đồng thời nâng cao sự an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng. Vì những tiện ích này mà tỉ lệ ngân hàng ứng dụng CNTT vào hoạt động bán lẻ ngày càng cao. Theo Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011, trong số 50 ngân hàng đang hoạt động trên thị trường Việt Nam (không bao gồm chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam) có 45 ngân hàng đã triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến ở các mức độ khác nhau(chiếm 90%), Mobile Banking được 38 ngân hàng cung cấp (chiếm 82%). Các dịch vụ ngân hàng điện tử phổ biến được các ngân hàng cung cấp rộng rãi, trong đó có thể kể đến dịch vụ Internet Banking được cung cấp bởi 45 ngân hàng.

b. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ:

Ứng dụng của CNTT mà các ngân hàng thường sử dụng để phục vụ cho hoạt động bán lẻ là các ứng dụng trên điện thoại di động và sử dụng Internet. Nhờ CNTT mà các sản phẩm của Ngân hàng bán lẻ đến được với khách hàng ngày càng nhiều như dịch vụ: vấn tin số dư qua điện thoại hoặc qua mạng Internet, thực hiện các lệnh thanh toán qua mạng, tham khảo các sản phẩm khác, quảng cáo các tiện ích mới… là các ứng dụng phổ biến của công nghệ thông tin. Qua internet hoặc tin nhắn SMS, khách hàng chủ động trong việc nắm bắt thông tin về các quyền lợi được hưởng hay các nghĩa vụ phải thực hiện. Tiêu biểu nhất là dịch vụ nhắc nợ (gốc hoặc lãi).

c. Đa dạng hóa kênh phân phối:

Với sự phát triển mạnh của công nghệ thông tin, các ngân hàng có thể cung ứng đến khách hàng các sản phẩm của dịch vụ bán lẻ qua rất nhiều kênh như: các chi nhánh, phòng giao dịch, máy ATM, dịch vụ Ngân hàng qua Internet(Internet Banking), Ngân hàng qua điện thoại(Phone Banking), Dịch vụ ngân hàng tại nhà (Home Banking), Dịch vụ ngân hàng qua thiết bị di động (Mobile Banking), Dịch vụ Kiosk ngân hàng (Kiosk Banking), các điểm chấp nhận thanh toán POS...Việc đa kênh phân phối trong hoạt động bán lẻ ngày càng đem lại thuận tiện cho khách hàng, đồng thời tiết kiệm chi phí cho ngân hàng nhờ tiết giảm được thủ tục thanh toán, nhân sự...

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong hoạt động bán lẻ của ngân hàng thương mại

1.4.1. Môi trường vĩ mô:

a. Môi trường chính trị: Việt Nam có chế độ chính trị ổn định; Vị thế chính trị ngày càng cao trên trường quốc tế; Việt Nam làm bạn với tất cả các nước trên thế giới theo tinh thần đôi bên cùng có lợi, tôn trọng và không can thiệp vào nội bộ của nhau; người lao động Việt Nam chịu khó và thông minh, sáng tạo. Chính phủ luôn khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các nhà đầu tư đến làm ăn. Mục tiêu phát triển xuyên suốt được Đảng, Nhà nước xác định là phấn đấu vì Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

- Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện, Luật Lao động được sửa đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện; các chính sách về thuế, hải quan ngày càng minh bạch; Sau gần 10 năm gia nhập WTO, môi trường kinh doanh đã có nhiều chuyển biến theo hướng hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

b. Môi trường kinh tế: Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới; Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nhưng môi trường kinh tế, tốc độ tăng trưởng ỏn định ở mức 5-6%, lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái tương đối ổn định, cùng với các cơ hội mới mở ra trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, là điều kiện tốt để phát triển các ngân hàng thương mại Việt Nam mở rộng đầu tư kinh doanh, nhất là đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

- Việt Nam là quốc gia phát triển mạng Intenet rất sớm. Nhà nước có các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ thông tin. Hạ tầng công nghệ phát triển nhanh cho phép các ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động bán lẻ của mình

1.4.2. Môi trường vi mô:

a. Môi trường công nghệ

- Việt Nam có các doanh nghiệp mạnh đảm bảo cung ứng hạ tầng CNTT như Tập đoàn Bưu chính Viễn Thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty thông tin di động (VMS, MobiPhone), Công ty cổ phần FPT, Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam...Tuy nhiên, vì năng lực tài chính có hạn nên hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam đều mua lại công nghệ cũ của các ngân hàng lớn trên thế giới.

- Nguồn nhân lực CNTT dồi dào, đội ngũ chuyên gia CNTT chăm chỉ, thông minh, linh hoạt là một lợi thế của Việt Nam trong quá trình phát triển.

- Các ngân hàng thương mại gần đây cũng đã ưu tiên đầu tư cho khoa học công nghệ, ý thức hơn trong việc ứng dụng CNTT vào công tác quản trị ngân hàng và phát triển kinh doanh, đặc biệt là ứng dụng vào phát triển dịch vụ bán lẻ ngân hàng.

22

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/12/2022