chứa đựng tất cả các khám phá từ cảng Alexandria và Abukir đã nhận được sự chào đón rất nhiệt tình của cả thành phố.
Việc tạo ra bảo tàng dưới nước Alexandria sẽ dẫn đến những lợi ích trực tiếp (trong ngành công nghiệp du lịch) và gián tiếp (ngành công nghiệp xây dựng) cho thành phố này. Sẽ tạo ra nguồn việc khổng lồ cho thành phố từ các dịch vụ khách sạn, nhà hàng, vận chuyển, giải trí… hay giai đoạn đầu trong ngành xây dựng hoặc giai đoạn sau như vận hành và bảo trì bảo tàng.
Điểm lặn tàu đắm Grenada: Grenada là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribê gồm một đảo chính và sáu đảo nhỏ hơn nằm gần Grenadines, rộng 344 km2 và có dân số ước tính 110.000 người. Tổng thu nhập hàng năm của cả nước là khoảng 1 tỷ USD. Grenada phát triển du lịch lặn biển, đặc biệt là tận dụng các vụ đắm tàu. Mặc dù là nơi có nhiều trang di tích đáng giá, nhưng xác tàu có chữ ký Grenada, là Bianca C một kiểu tàu hạng sang của Ý. Lặn biển là ngành kinh doanh rất quan trọng đối với Grenada, nó thúc đẩy nền kinh tế, và khi hầu hết khách du lịch đến để trải nghiệm thể thao liên quan.
Hiện nay, du lịch đóng vai trò là ngành thu nhập ngoại tệ hàng đầu. Số lượng khách du lịch lên tới 114.000 trong năm 2009 (World Bank, 2010). Có 1.758 phòng khách sạn với 3,844 giường có sẵn cùng năm. Thời gian lưu trú trung bình là bảy đêm. Năm 2005, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính chi phí lưu trú hàng ngày tại Grenada là 261 USD từ tháng 4 đến tháng 12. Phần còn lại của năm ước tính là 300 USD mỗi ngày. Chi phí du lịch ở Grenada được báo cáo lần cuối ở mức 2,64% tổng nhập khẩu trong năm 2010 (UNESCO, 2013). Lặn trên các di sản văn hóa dưới nước chiếm một phần chính thu nhập của quốc gia. Một chuyến tham quan 2 lần có giá khoảng 130 USD cộng với thiết bị. Ngoài ra còn có các gói khuyến mại, ví dụ, cung cấp 10 lần lặn với giá 940 USD (Dive Grenada, 2019).
Bảo tàng Khảo cổ học dưới nước Arqua, Cartagena (Tây Ban Nha): Bảo tàng Quốc gia Arqua, Cartagena này chịu trách nhiệm về việc nâng cao nhận thức của công chúng về Di sản văn hóa dưới nước của Tây Ban Nha, thúc đẩy sự bảo tồn và phát huy các giá trị của nó. Bảo tàng có hai không gian cụ thể: một là dành cho các công trình hải quân và hàng hải và một là dành cho các tàu đắm và cảng biển thuộc Địa Trung Hải. Bảo tàng có đặc trưng là trưng bày tàu đắm Phoenic “Mazaron I” thế kỷ 17 trước Công nguyên được khai quật gần Cartagena. Việc cải tạo toàn bộ trung tâm thành phố Cartagena và khu vực cảng của nó năm 2008 bao
gồm việc xây dựng bảo tàng và phục hồi lại giảng đường La Mã ở gần đó. Bốn năm sau, du lịch của thành phố đã gia tăng lên 10%. Con số này đã đánh dấu sự thành công của phát triển du lịch vùng.
Quần đảo Canary, Tây Ban Nha: Quần đảo Canary là cộng đồng tự trị của Tây Ban Nha, là một quần đảo phong phú các tài nguyên UCH với nhiều các đảo nhỏ khác nhau như Tenerife, Lanzarote, La Palma, La Gomera, Isla de Lobos…
Quần đảo Canary đón hơn 12 triệu khách du lịch mỗi năm, trong đó riêng đảo Lanzarote đón 2.269.279 khách du lịch năm 2014. Trong đó, có 5,2% (117.643) khách du lịch tham gia hoạt động lặn biển như là hoạt động giải trí ưa thích. Trong một cuộc khảo sát các hoạt động và thói quen của 400 người dân tại quần đảo vào năm 2014-2015, kết quả khảo sát đáng để ý, rằng: “63,3% người dân không bao giờ đi đến nhà hát, 42,4% không đến bảo tàng trên bờ, 37,1% không bao giờ đi thăm thú các di tích lịch sử. Nhưng lại có mạng lưới rộng khắp quan tâm đến khảo cổ học dưới nước”. Những dữ liệu này củng cố thêm nhận định về ảnh hưởng của khảo cổ học dưới nước đến nhận thức không chỉ của khách du lịch mà còn của cả hơn 2 triệu người dân trên đảo Canary.
Những con số rất đáng kể như năm 2012, Canary tiếp đón khoảng 92 nghìn thợ lặn, thu về khoảng 10 triệu euro và 50 triệu euro gián tiếp với 150 doanh nghiệp cùng khoảng 300 việc làm trực tiếp (Cabrera, n.d).
Những hoạt động bơi lặn của các thợ lặn địa phương cũng như của khách du lịch liên quan đến khảo cổ học dưới nước ở quần đảo Canary cho thấy một tiềm năng rất lớn của hoạt động du lịch di sản văn hóa dưới nước trong tương lai, hứa hẹn là một lĩnh vực kinh tế đem lại nhiều giá trị cho sự phát triển của quần đảo.
Sự phát triển hiện nay của UCHT ở quần đảo Canary là một minh chứng cho sự đầu tư bài bản, nghiêm túc và tầm nhìn rộng xa của chính quyền cũng như người dân hay các nhà đầu tư trên đảo. Một số các điểm lặn ở Canary như:
- Bảo tàng dưới nước Atlántico:
Nằm ở độ sâu dưới 12m trong vùng nước trong vắt ngoài khơi bờ biển phía nam của đảo Lanzarote, thuộc Vịnh Las Coloradas, bảo tàng Atlántico có diện tích khoảng 2.500 mét vuông. Bảo tàng Atlántico được hình thành với mục đích tạo thành nơi lưu giữ, bảo tồn và giáo dục môi trường biển và thiên nhiên, đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống các giá trị nhân văn.
Và bảo tàng mang một thông điệp kín đáo trong tác phẩm của Jason de Caires Taylor và cũng là lời kêu gọi bảo vệ các đại dương mà người nghệ sĩ này bày tỏ trong tất cả các tác phẩm của mình. Dự án bảo tàng này cũng đang tạo ra một rạn san hô nhân tạo khổng lồ bao gồm một tập hợp các tác phẩm điêu khắc được làm bằng bê tông có độ pH trung tính, theo thời gian, với mục đích tăng sinh khối (khối lượng sinh vật) biển và tạo điều kiện sinh sản của các loài trên đảo.
Khách du lịch có thể trải nghiệm tham quan bảo tàng Atlántico với tour lặn biển với bộ đồ lặn chuyên dụng (Scuba). Tất cả những vị khách được trải nghiệm (kể cả lần đầu tiên) đều được gọi là Diver (thợ lặn). Bất cứ ai yêu thích môn lặn biển, đều có thể đến đây để khám phá và trải nghiệm và đồng thời có thể thi lấy chứng chỉ Thợ lặn (Diver Certification) tại bảo tàng Atlántico. Bên cạnh những điểm lặn phổ biến dành cho tất cả mọi đối tượng khách du lịch như Playa Flamingo, Las Coloradas, Playa Chica thì Canary còn có các điểm lặn đặc biệt dành cho những Diver chuyên nghiệp như Blue Hole, Wrecks Puerto Del Carmen.
- Blue Hole
Đây là một trong những điểm lặn nổi tiếng nhất ở Puerto Del Carmen và có lẽ cả đảo Lanzarote. Phần lớn có thể là do cảm giác phiêu lưu liên quan đến việc đi qua chính Blue Hole, khung cảnh tuyệt vời và màu xanh khi du khách đi qua và cơ hội nhìn thấy những người Dusky Groupers sống ở đó. Blue Hole có nhiều thứ hơn thế nữa. Sau khi vào vịnh ở vùng nông với những bãi cá và băng qua khu vườn cá chình chỉ để vào Blue Hole với tầm nhìn tuyệt đẹp, Blue Hole nổi tiếng với những hang động đầy động vật hoang dã và đặc biệt là cá mập, cá đuối và các loài cá săn mồi khác.
- Những con tàu đắm Puerto Del Carmen
Khách du lịch sẽ có một trải nghiệm khó quên trong chuyến lặn này vì chỉ trong một lần lặn, người ta có thể khám phá phần còn lại của sáu chiếc tàu đắm. Nằm cạnh bến cảng ở Puerto del Carmen, ở phía đông của Lanzarote, địa điểm này đối với những thợ lặn có kinh nghiệm phải đi bằng thuyền. Phần trên cùng của tàu đắm đầu tiên nằm ở độ sâu khoảng 12 mét trong khi phần dưới cùng có cánh quạt nằm ở độ sâu khoảng 40 mét so với bề mặt. Những con tàu đánh cá bị chìm này hiện là nơi sinh sống của rất nhiều loài sinh vật biển. Đây cũng là điểm lặn tốt nhất
của Lanzarote vì nó phù hợp với mọi cấp độ và trải nghiệm của thợ lặn với nhiều xác tàu đắm và sinh vật biển tuyệt đẹp.
Bên cạnh đó, khách du lịch cũng có thể lặn cùng cá mập thiên thần trong cảnh quan tàu ngầm độc đáo. Việc lặn tìm xác tàu ở Puerto del Carmen thường bắt đầu với những cái sâu nhất và kết thúc với những cái gần bề mặt nhất, ở trong tình trạng tốt và từ đó có thể nhìn thấy tất cả các xác tàu vào những ngày rất rõ ràng. Cảnh quan dưới biển bất thường này có cá hồng y, cá mập thiên thần và cá đuối gai độc cũng như bọt biển và hải quỳ trong các hang động gần nhất.
Ngoài ra, với những du khách chưa muốn trải nghiệm lặn biển sâu để tham quan bảo tàng Atlántico hay tàu đắm, họ có thể trải nghiệm ngắm nhìn đáy biển bằng việc bơi trên mặt nước có sử dụng ống thở (snorkel). Đây là một hình thức giải trí rất phổ biến mà khách du lịch ưa thích và dễ dàng thực hiện. Có khá nhiều các đơn vị cung cấp dịch vụ Snorkel Tours trên đảo như trung tâm Marina Rubicon Dive, trung tâm Lanzarote Dive, Pura Vida Diving hay PADI… với chi phí từ 35 euro/ người đến 85 euro/ người.
Các bảo tàng Great Lake Maritime, Hoa Kỳ: Có bảy bảo tàng di sản văn hóa dưới nước ở vùng Hồ Lớn, Vermont và Champlain, nước Mỹ. Bao gồm: Bảo tàng Door County Maritime; Bảo tàng Great Lake Shipwreck; Bảo tàng Lake Champlain Maritime; Trung tâm Lake Superior Maritime Visitors; Bảo tàng Marquette Maritime; Bảo tàng Michigan Maritime; Bảo tàng Ship Valley Camp; Bảo tàng Wisconsin Maritime. Nguồn thu của họ bao gồm các khoản đóng góp, tài trợ, các hợp đồng các chương trình và dự án riêng biệt, hội phí và các thu nhập khác như chương trình tuyển sinh, học phí các chương trình, bán hàng và phân phối các khoản hiến tặng.
Trung bình mỗi năm, có khoảng 91.978 lượt khách du lịch đến tham quan trên mỗi bảo tàng. Riêng Lake Superior Maritime Visitors Center, thu hút khoảng
400.000 du khách mỗi năm. Ngân sách bảo tàng rơi vào khoảng 110,000 đến 2 triệu đô la Mỹ tùy thuộc vào quy mô của các cuộc triển lãm, các chương trình, giờ mở cửa… Năm 1995, có 34,5 triệu du khách tới Michigan, Mỹ. Năm 2000, ngành công nghiệp du lịch Michigan đã kiếm về 12,8 tỷ đô la Mỹ, với 173.000 nhân viên, với 3,8 tỷ đô la tiền lương. Với khoảng 90% lượng khách du lịch ở lại qua đêm tại
Michigan, đã khiến cho Michigan mang về cho chính quyền địa phương 800 triệu đô la tiền thuế (UNESCO, 2013).
Bảo tàng Vasa, Thụy Điển: trưng bày chiến hạm Vasa, một con tàu chiến của Hoàng Gia Thụy Điển đã bị chìm dưới đáy biển khơi vào 10/8/1628. Sau 333 năm chìm dưới đại dương, Vasa được trục vớt và trưng bày trong bảo tàng Vasa. Bảo tàng Vasa được 1 triệu du khách ghé thăm mỗi năm và tạo thành bảo tàng của quốc gia được đến thăm nhiều nhất. Con tàu đã được hơn 30 triệu người đến tham quan kể từ khi con tàu được khai thác vào năm 1961. Một cuộc khảo sát của bảo tàng này từ năm 2009 cho thấy khách tham quan bảo tàng khác nhau ở mọi lứa tuổi, với độ tuổi trung bình là 41 tuổi. Có 20% du khách là sống ở Thụy Điển và 80% đến từ nước ngoài. 13% du khách đến từ Đức và 13% Hoa Kỳ chiếm phần lớn trong số những người đến từ nước ngoài. Tỷ lệ du khách đến từ Nga đã tăng từ 3% đến 7,5% trong vòng một năm và 6% số người tham gia khảo sát là từ Tây Ban Nha (UNESCO, 2013). Thụy Điển luôn coi “chức năng sáng tạo và đổi mới của các bảo tàng bắt đầu phát triển như một công cụ yếu tố quan trọng để phát triển khu vực”. Mong muốn đến thăm một bảo tàng nào đó sẽ biến du khách của bảo tàng đó thành khách du lịch cho thành phố nơi bảo tàng tọa lạc và sẽ cho họ khả năng đến thăm các tuyến di sản văn hóa và địa điểm khác. Các bảo tàng đóng vai trò rất quan trọng, thực tế là chúng có thể trở thành biểu tượng của thành phố hoặc khu vực. Do đó, mối quan hệ giữa bảo tàng và thành phố có thể trở nên cộng sinh. Ngoài ra, từ các hướng và truyền thống khác nhau, mối quan tâm ngày càng tăng về ảnh hưởng của địa điểm đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế bền vững (Cuattingguis, 1993). Sự đánh giá cao về vai trò của bảo tàng đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch di sản văn hóa nói riêng ở Thụy Điển là nền tảng để hệ thống du lịch Thụy Điển ngày càng phát triển.
2.2.1.3. Hoạt động KDDLDSVH với hình thức kết hợp tour các di sản
José G. Vargas-Hernández (2012) đã có những đánh giá về mô hình tiêu chuẩn của du lịch di sản văn hóa đối với phát triển vùng miền Nam Jalisco (Mexico), trong đó đề cập nhiều đến việc thiết kế các tour du lịch vòng quanh miền Nam Jalisco như “Những bước chân trong miền đất của các Nghệ sĩ lớn”, tour “Thành phố bên bờ sông Rivera”, “bữa tiệc vĩnh cửu”… Qua nghiên cứu của José G. Vargas-Hernández
(2012), thấy được các mục tiêu phát triển kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở đây như: cải thiện những sự phối hợp của các thành tố tham gia vào các hoạt động của các chương trình phát triển, marketing, tham gia vào việc bảo tồn và nâng cao các giá trị di sản văn hóa trong khu vực; cải thiện cơ chế đào tạo nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các dịch vụ tạp hóa mở rộng thêm cho hệ thống, tăng cường các hoạt động liên kết giữa các doan nghiệp với các tổ chức bảo tồn; khuyến khích các công ty cung cấp thông tin cho khách du lịch về các hoạt động văn hóa tại các điểm du lịch và thiết lập các chương trình nhận thực về việc bảo vệ di sản và tôn trọng phong tục tập quán của địa phương…
Các chương trình Tour Di sản Ấn Độ ở Ấn Độ được TripAdvisor đánh giá là những tour du lịch tuyệt vời được tổ chức rất chuyên nghiệp và phong phú như Rajathan Tour, South India Tour, Himalaya Tour… với thời gian tour khá linh hoạt và phong phú từ 6,7,8 ngày cho đến 15-21 ngày với đầy đủ các loại dịch vụ từ xe buýt đến ô tô riêng (HIPT, 2019).
Các tour du lịch di sản văn hóa cũng nổi bật ở nước Anh. Một số các tour du lịch di sản Anh rất phổ biến như Stonehenge, Lâu đài Windsor và thị trấn lịch sử Bath. Bắt đầu tại Lâu đài Windsor, nơi sinh sống của gia đình hoàng gia Anh, để tham quan State Apartments và Nhà nguyện St Georgev và sau đó tiếp tục đi về phía tây Luân Đôn đến Salisbury, ngôi nhà của những tảng đá Stonehenge bí ẩn. Cuối cùng, đến Bath, được biết đến với kiến trúc Georgia trang nhã và phòng tắm La Mã. Hay Tour 1 ngày tới Tháp Luân Đôn, xem Nghi thức đổi gác tại Cung điện Buckingham, tới Big Ben hay 10 Downing Street (Viator, 2019). Hay các tour du lịch ở Ý, là những tour du lịch vô cùng hấp dẫn với các di sản tuyệt vời: Tour Pompeii, Venice, Rome, Eyes of Rome, kỳ quan kiến trúc thời Trung cổ Florence, Lâu đài San Angelo…
Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ: Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ được biết đến như một thành phố có lịch sử vượt quá 8000 năm. Di sản văn hóa là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với sinh kế và tính bền vững của khu vực. Điều quan trọng ở đây là phải bảo tồn di sản này như một kho báu. Ebru Günlü, Kamil Yağcı và İge Pırnar đã đưa ra một số các phương pháp để khiến cho Izmir có thể trở thành một trung tâm du lịch như thành lập các trung tâm giáo dục, cung cấp các cuộc họp thông tin, áp dụng các quy tắc quảng bá một số các giá trị như ẩm thực của Aegean, thủ công mỹ nghệ
hay di sản văn hóa. Đồng thời, sự hợp tác của chính phủ, cộng đồng, các trung tâm giáo dục, các đơn vị tư nhân và các tổ chức dân sự sẽ là điều rất quan trọng để biến Izmir thành một trung tâm đầy bản sắc (Gunlu E., Yagci K., 2009). Ở Thổ Nhĩ Kỳ, khoảng 2000 lễ hội, ngày tưởng niệm, lễ hội và các sự kiện giống như bữa tiệc được tổ chức, các cảnh quan và chủ đề từ thực phẩm như anh đào, nho, gạo và dưa hấu, hoa, lễ kỷ niệm dân tộc, thể thao, ẩm thực, các loại hình nghệ thuật khác nhau như âm nhạc, phim ảnh, sân khấu và thơ ca (Polat, Polat & Halis, 2012). Do đó, thành phố Izmir với các tỉnh là một trong những thành phố hàng đầu với 60-70 hoạt động và các lễ hội nông nghiệp, thực phẩm, hoa, phim, âm nhạc, thơ ca và nghệ thuật hàng năm (Karabag, Yavuz & Berggren, 2011; Gunlu & Lale, 2015).
2.2.2. Một số kinh nghiệm cho Việt Nam
- Kinh nghiệm về hình thức hoạt động kinh doanh du lịch di sản văn hóa
Bảo tàng trên cạn
Việt Nam trên thực tế có mô hình hoạt động về bảo tàng trên bờ ở các khu di sản. Tuy nhiên các hoạt động ở bảo tàng vẫn rất đơn điệu và nhỏ lẻ. Các bảo tàng vẫn chưa thực sự được đầu tư đúng mức và trên thực tế, sự sống động và cuốn hút là rất ít. Các bảo tàng trên bờ cần thiết phải được nghiên cứu và đầu tư sâu hơn nữa như mô hình bảo tàng các nước trên thế giới trong các phần nghiên cứu ở trên. Các điểm chính cần chú ý ở các bảo tàng trên bờ của Việt Nam hiện nay:
(1) Cần phải thay đổi và nâng cấp cách bài trí, phong cách trưng bày các hiện vật trong các bảo tàng; cần gia tăng các hình ảnh sống động bắt mắt; sử dụng các hiệu ứng ánh sáng và áp dụng khoa học công nghệ 4.0 (như hình ảnh đa chiều, các thước phim 4D,…) nhằm thu hút và kích thích sự tò mò của khách du lịch).
(2) Cần phải hoàn thiện về nội dung, hình thức, ngôn ngữ đối với tất cả các chú thích, ghi chú, mô tả đối với từng di vật trong bảo tàng.
(3) Cần phải hoàn thiện và nâng cấp trình độ/ năng lực về ngoại ngữ của đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên. Đây là một vấn đề hết sức cấp bách và quan trọng của ngành bảo tàng. Chính đội ngũ nhân viên này là mắt xích rất quan trọng kết nối cộng đồng khách du lịch đến với các di vật nói riêng, cả hệ di sản nói chung. Và họ chính là những người cung cấp dịch vụ về tri thức di sản văn hóa cho cộng đồng khách du lịch.
(4) Dựng mô hình bảo tàng trực tuyến nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của cộng đồng khách du lịch không có khả năng đến tại điểm di sản. Mô hình bảo tàng trực tuyến nó là một mô hình thực tế ảo. Ngoài ra, đơn vị quản lý điểm di sản có thể phát triển thêm cả khu mua sắm trực tuyến thay vì cộng đồng khách du lịch phải đi đến điểm di sản. Đây là một hình thức đã được ứng dụng và phát triển rất hiệu quả. Với rất nhiều các sản phẩm phong phú và khác nhau như các khu lưu niệm ở bảo tàng vẫn đang kinh doanh, thì thay vì việc khách du lịch phải đến mua sắm, thì việc đặt hàng qua mạng đã gắn kết nhu cầu của cộng đồng du lịch với điểm di sản tốt hơn và ngày càng mạnh mẽ.
Bảo tàng dưới nước
Mô hình bảo tàng dưới nước Việt Nam chưa có. Đây là một hướng đi mới rất hay và khả thi cho các di sản văn hóa dưới nước của Việt Nam. Các nhà Khảo cổ học của Việt Nam và thế giới đã phát hiện được hàng trăm những con tàu đắm ở khắp các vùng biển Việt Nam – đây chính là nguồn tài nguyên di sản văn hóa dưới nước vô cùng giá trị của Việt Nam. Việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình Bảo tàng dưới nước – với việc bảo tồn các Con Tàu Đắm sẽ là hướng đi rất tuyệt vời cho phát triển du lịch di sản văn hóa dưới nước của Việt Nam. Với các kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới về mô hình bảo tàng dưới nước, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được cho quốc gia một Bảo tàng đặc trưng, giá trị về di sản văn hóa dưới nước. Và điều này sẽ góp phần rất lớn cho việc phát triển kinh doanh du lịch di sản văn hóa dưới nước cho du lịch di sản nói riêng, ngành du lịch Việt Nam nói chung.
- Kinh nghiệm về truyền thông quảng bá
Việt Nam về cơ bản đã thực hiện việc truyền thông, quảng bá cho ngành du lịch nói chung khá mạnh mẽ và hiệu quả, đã tham gia rất nhiều các chương trình bàn hội nghị bàn tròn, hội thảo, hội chợ, triển lãm với nhiều các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, vẫn chỉ dừng lại ở tổng thể ngành du lịch mà chưa có sự tập trung thật sâu cho di sản văn hóa. Do vậy, các đơn vị trực tiếp – cũng như gián tiếp trong ngành du lịch di sản văn hóa cần phải có các chiến lược quảng bá, truyền thông tập trung cho ngành hẹp du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam. Ngoài việc tham gia các chương trình hội chợ triển lãm toàn cầu, Việt Nam nên:
(1) Kiến tạo thêm nhiều các lễ hội gắn liền với các điểm di sản;
(2) Kết nối và hợp tác với các điểm di sản trên thế giới thông qua hệ thống Quản lý các điểm di sản, các cơ quan chủ quản, các công ty, tổ chức tham gia trong các hoạt động kinh doanh du lịch di sản;
(3) Lên kế hoạch tạo dựng bản đồ di sản trong quốc gia/ trong khu vực/ và toàn cầu theo từng tính chất/ từng nội dung khác nhau.
(4) Sử dụng các công cụ truyền thông trực tuyến. Công nghệ 4.0 làm giảm thiểu chi phí trong truyền thông, quảng bá và tối đa hóa lợi ích kinh doanh.
- Kinh nghiệm về quản lý kinh doanh du lịch di sản văn hóa
Với những kinh nghiệm phong phú về quản lý kinh doanh du lịch di sản văn hóa của các nước trên thế giới, Việt Nam có thể áp dụng các nguyên tắc quan trọng trong vấn đề quản lý – cũng là chuỗi mắt xích các yếu tố quan trọng để quản lý kinh doanh đó là:
Thứ nhất, Việt Nam phải Đánh giá tiềm năng Du lịch di sản văn hóa trên toàn lãnh thổ, về mặt nguồn tài nguyên di sản (cả tính chất lẫn số lượng). Các di sản nào là di sản chiến lược trong việc thu hút và hấp dẫn cộng đồng khách du lịch trên thế giới. Di sản nào là di sản mang đậm tính chất riêng của một vùng/ miền hay quốc gia Việt Nam. Ví dụ: Làng cổ Đường Lâm là đại diện cho nét đặc trưng về văn hóa của làng quê vùng Bắc Bộ. Phố Cổ Hội An là minh chứng cho một giai đoạn sầm uất của giao thương kinh tế với thế giới của một thương cảng nhỏ của miền Trung Việt Nam. Đánh giá được tiềm năng Du lịch di sản văn hóa của Quốc Gia, Việt Nam sẽ đánh giá được cộng đồng khách du lịch tiềm năng của mình.
Thứ hai, sau việc Đánh giá tiềm năng, Việt Nam cần Thiết lập các Nội dung và mục tiêu rõ ràng trong việc phát triển kinh doanh du lịch, cần phải xác định được các kỳ vọng, nội dung, mục tiêu trong việc kinh doanh du lịch di sản văn hóa thông qua các cuộc thảo luận và cuộc họp công khai, thậm chí là các cuộc hội thảo cấp quốc tế để có thể bắt đầu một quy trình lập kế hoạch chiến lược. Việt Nam cần phải tập trung các mục tiêu cho từng di sản trong tổng thể các di sản.
Thứ ba, sau khi Thiết lập được các Nội dung và Mục tiêu cụ thể, việc Lập Kế hoạch chiến lược kinh doanh là giai đoạn rất quan trọng của quá trình quản lý và phát triển du lịch di sản văn hóa. Kế hoạch chiến lược phải bao gồm cả chiến lược
ngắn hạn và dài hạn và phải đáp ứng được các nhu cầu của người dân/ người làm kinh doanh ở địa phương và khách du lịch trong khi phải bảo tồn tính toàn vẹn của di sản.
Thứ tư, là bước Quản lý gắn với bảo tồn Tài nguyên Di sản. Việc lập kế hoạch quản lý bảo tồn cho các di tích lịch sử và các điểm tham quan thiên nhiên để bảo tồn tài nguyên di sản cho các thế hệ tương lai mà không cần phải có quá nhiều sự giám sát. Chính sự Quản lý bảo tồn tài nguyên di sản là bước vô cùng quan trọng để bảo tồn nguồn lực kinh doanh.
Thứ năm, là việc Quản lý hệ thống kinh doanh du lịch, đây là bước vô cùng quan trọng. Bất cứ một khu di tích, cộng đồng hay một vùng đều phải chuẩn bị cho hoạt động du lịch với tất cả các cấp khác nhau bao gồm phát triển hệ thống khách sạn, dịch vụ ẩm thực, tiện ích đầy đủ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng như cảnh sát, an toàn cháy nổ hay sự bảo vệ ở các khu vực của tài nguyên di sản. Tất cả các hoạt động này nhằm mục đích tối đa hóa hiệu quả trong việc vận hành kinh doanh du lịch tại điểm di sản.
Thứ sáu, Bảo tồn sự thật (tính chân thực), bước Quản lý bảo tồn tính nguyên vẹn và sự chân thực của di sản không chỉ là sự tôn trọng về giá trị lịch sử của di sản mà còn là sự tôn trọng đến cộng đồng khách du lịch. Điều này sẽ kích thích sự phong phú và gia tăng số lượng và nhu cầu đi du lịch di sản ở Việt Nam của cộng đồng khách du lịch trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong việc Quản lý nguồn Cầu khách du lịch di sản đến với Việt Nam. Bảo tồn tính nguyên vẹn của di sản có thể tồn tại về mặt vật thể cũng có thể thông qua các thuyết minh hay diễn giải.
Ngoài ra, mỗi khu di sản đều phải có các nội dung thích hợp và khái niệm rõ ràng về việc kinh doanh du lịch di sản văn hóa là gì. Cần đưa ra được các Kế hoạch về nghiên cứu thị trường, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch về quản lý nguồn nhân lực, hay kế hoạch phát triển kinh doanh. Nếu vấn đề Quản lý kinh doanh không được nghiên cứu như một hệ thống gắn kết và đồng bộ, thì việc thực hiện việc kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam sẽ không thể tối đa hóa lợi ích kinh tế cũng như lợi ích đối với cộng đồng – xã hội. Việc nghiên cứu về quản lý kinh doanh du lịch sản văn hóa không chỉ dừng ở mặt cơ sở lý luận mà phải ứng dụng – thậm chí là ứng dụng một cách sâu rộng trên thực tế ở các khu di sản của Việt Nam.
2.3. Mô hình nghiên cứu của luận án
2.3.1. Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu gồm có các bước như sau:
NGHIÊN CỨU TẠI BÀN:
- Tổng hợp, thân tích các tài liệu thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tổng quan tài liệu; xây dựng mô hình nghiên cứu; xác định các thang đo, tiêu chí đánh giá.
Kết quả chính:
- Khung phân tích
- Mô hình nghiên cứu sơ bộ
- Bài học kinh nghiệm quốc tế
THAM VẤN CHUYÊN GIA:
- Phỏng vấn chuyên gia về mô hình nghiên cứu;
các thang đo và tiêu chí đánh giá.
- Khảo sát thử để chỉnh sửa lại bảng khảo sát; điều chỉnh thang đo, tiêu chí đánh giá, nội dung phân tích
Kết quả chính:
- Mô hình nghiên cứu chuẩn
hóa;
- Khung phân tích chuẩn hóa;
- Thang đo, bảng khảo sát chuẩn hóa
NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA
Kết quả chính:
- Các dữ liệu thu thập thực tế
- Cảm nhận và các trải
Phương pháp quan sát, trải nghiệm
Phương pháp điều tra: mẫu, bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn sâu
nghiệm thực tế
- Một sô đánh giá và kiểm tra lí thuyết
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG, CHẠY MÔ HÌNH HỒI QUI
Kết quả chính:
- Tập hợp các dữ liệu phân tích
- Các kết quả nghiên cứu chính
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
Đề xuất các giải pháp kinh doanh áp dụng cho mô hình kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam; Các kiến nghị.
Kết quả:
- Các giải pháp hữu ích, khả thi để nâng cao và phát triển tốt hơn các hoạt động kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam.
- Các kiến nghị cho các cơ quan, tổ chức liên quan
Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu
2.3.2. Khung phân tích
Cung du lịch
1. Điểm du lịch
2. Dịch vụ
Cầu du lịch
3. Giao thông, kết nối
4. Truyền thông quảng bá
5. Sự an toàn, an ninh
Tiềm năng kinh doanh DLDSVH
1. Cầu quốc tế
2.
Cầu
trong
nước
Loại hình bảo tàng:
- Trên cạn;
- Dưới nước
Đóng góp: Thu nhập, việc làm, lợi nhuận.
Kinh doanh du lịch Di sản văn hóa
Loại hình kinh doanh Dịch vụ điểm du lịch
Thỏa mãn khách du lịch thông qua sự hài lòng dịch vụ.
Loại hình kết hợp bảo tàng và các loại hình du lịch khác
- Dịch vụ ẩm thực;
- Dịch vụ giải trí;
- Dịch vụ lưu trú;
Các yếu tố ảnh hưởng
-Dịch vụ vận chuyển;
- Dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản;
- Đặc điểm của
điểm di sản.
Hình 2.2. Khung phân tích
2.3.3. Thiết kế mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch tại các điểm di sản văn hóa
Như đã phân tích, kinh doanh DLDSVH trong nghiên cứu này được đánh giá qua nhiều chỉ số khác nhau, trong đó trọng tâm là đánh giá sự hài lòng của khách du lịch với các dịch vụ tại điểm đến của di sản văn hóa.
Dựa trên hệ thống cơ sở các lý thuyết và từ lý thuyết của C.A. Gunn (1988, 2002, 2020), tác giả sẽ đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ du lịch ở các điểm di sản với năm loại dịch vụ cụ thể là dịch vụ lưu trú, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ ẩm thực, dịch vụ giải trí, dịch vụ cung cấp tri thức di sản văn hóa và yếu tố đặc điểm, tính chất của các di sản. Mô hình tác giả đề xuất là:
H3
H4
H5
Dịch vụ ẩm thực
H1
Dịch vụ giải trí
H2
Sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa
Dịch vụ lưu trú
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ cung cấp kiến thức di sản văn hóa
H6
Đặc điểm của di sản
Hình 2.3. Mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch di sản văn hóa
Nguồn: tác giả đề xuất
2.3.3.1. Các giả thuyết nghiên cứu
Dịch vụ ẩm thực được đánh giá bởi các tiêu chí về Sự đa dạng về chủng loại, Nội dung ẩm thực, Giá cả của dịch vụ, Chất lượng phục vụ, Sự an toàn thực phẩm. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H1: Dịch vụ ẩm thực có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa.
Dịch vụ giải trí được đánh giá bởi các tiêu chí về Sự đa dạng về chủng loại, Nội dung giải trí, Giá cả của dịch vụ, Chất lượng phục vụ. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H2: Dịch vụ giải trí có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa.
Dịch vụ lưu trú được đánh giá bởi các tiêu chí về Sự đa dạng của dịch vụ (đa lựa chọn), Giá cả của dịch vụ (Cao, thấp, trung bình), Chất lượng của dịch vụ, Dịch vụ hỗ trợ khách hàng tại khu lưu trú. Chất lượng chỗ ở được xác nhận là yếu tố quyết định quan trọng để nâng cao sự hài lòng của khách du lịch (Shonk, 2006). Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H3: Dịch vụ lưu trú có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa.
Dịch vụ vận chuyển được đánh giá bởi các tiêu chí về Sự thuận lợi của giao thông vận tải, Giá cả của dịch vụ, Chủng loại phương tiện, Tài xế, Sự an toàn. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H4: Dịch vụ vận chuyển có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa.
Đặc điểm của di sản là các đặc điểm, tính chất của các di sản với các tiêu chí đánh giá là tính đặc sắc về lịch sử; Giá trị văn hóa; Loại hình du lịch; Phong cảnh hấp dẫn, Người dân bản địa. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H5: Đặc điểm, tính chất của điểm di sản văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa.
Dịch vụ cung cấp kiến thức di sản văn hóa là các dịch vụ được cung cấp bởi hệ thống thông tin, quảng bá đồng thời từ các hướng dẫn viên, thuyết minh viên, dẫn chương trình tại các điểm di sản. Dịch vụ này được đánh giá bởi các tiêu chí về Tần suất quảng bá về điểm di sản, kênh thông tin, các sự kiện, Ý thức người dân bản địa về bảo tồn, Các chỉ dẫn, biểu chú thích hiện vật; Thuyết minh giới thiệu về di sản của hướng dẫn. Do vậy, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H6: Dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản văn hóa có ảnh hưởng tích cực đến sự hài lòng chung của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa.
2.3.3.2. Thiết kế thang đo
Để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ DLDSVH, thang đo Likert sẽ được sử dụng cho bảng câu hỏi điều tra (xem Phụ lục 2.1.; Phụ lục 2.2. và Phụ lục 2.3). Về cơ bản, thang đo càng chi tiết thì kết quả càng chính xác và có độ tin cậy cao. Tuy nhiên để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch thì mức độ đồng ý, không đồng ý không có sự khác nhau quá lớn giữa thang Likert 5 điểm và 7 điểm. Do vậy, sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho nghiên cứu này là hợp lý, với các mức độ là: 1 - Rất không đồng ý, 2 - Không đồng ý; 3 - Trung lập; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý.
(i). Thang đo Dịch vụ ẩm thực
Thang đo Dịch vụ ẩm thực gồm có 6 biến quan sát. Dịch vụ ẩm thực thể hiện sức hấp dẫn, cuốn hút khách du lịch, thể hiện được tiềm năng để phát triển kinh doanh du lịch tại điểm có di sản, đồng thời nó cũng là một trong các yếu tố đánh giá sự hài lòng của khách du lịch qua đó xem xét được thực trạng các hoạt động kinh doanh du lịch tại điểm có di sản.
Bảng 2.1: Thang đo Dịch vụ ẩm thực
STT | Nội dung câu hỏi/ Biến quan sát | Code | Nguồn |
1 | Sự đa dạng về chủng loại ẩm thực | DVAT1 | Nguyễn Quyết Thắng, 2014; Tác giả tổng hợp |
2 | Giá cả hợp lý | DVAT2 | Tác giả tổng hợp |
3 | Món ăn hấp dẫn, cuốn hút | DVAT3 | Nguyễn Quyết Thắng, 2014; Tác giả tổng hợp |
4 | Chất lượng phục vụ tốt | DVAT4 | Nguyễn Quyết Thắng, 2014; Tác giả tổng hợp |
5 | Thực phẩm an toàn | DVAT5 | Nguyễn Quyết Thắng, 2014; Tác giả tổng hợp |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 3
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 4
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 5
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 7
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 8
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 9
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
(ii). Thang đo Dịch vụ giải trí
Thang đo Dịch vụ giải trí gồm có 6 biến quan sát. Dịch vụ giải trí thể hiện sức hấp dẫn, cuốn hút khách du lịch, thể hiện được tiềm năng để phát triển kinh doanh du lịch tại điểm có di sản, đồng thời nó cũng là một trong các yếu tố đánh giá sự hài