Đánh Giá Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Than Cọc Sáu – Vinacomin


Trong đó, độ tro bình quân thực tế cuối kỳ được công ty đánh giá theo hướng dẫn của Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam. Độ tro bình quân kế hoạch được Công ty lập và phê duyệt bởi tập đoàn.

Chi phí bình quân 1 CP dở dang đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ

tấn than nguyên = Sản lượng dở dang + Sản lượng khai thác khai sản xuất đầu kỳ trong kỳ

Trong tháng 1 năm 2019, chi phí bình quân 1 tấn than nguyên khai sản xuất

được tính như sau:

Chi phí bình quân 1 tấn than nguyên khai sản xuất tháng 1

= 408.562.593.240 + 161.674.632.724

284.999 + 74.447

= 1.586.433,64 đồng/ tấn

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ tháng 1 năm 2019 của than nguyên khai

được tính như sau:

Giá trị sản phẩm dở dang của than nguyên khai

297.103 x 1.586.433,64

=

45,46 / 36,88


=382.375.826.283 đồng

Như vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kì than được tính bằng công thức:

Giá trị SPDD cuối =

kì than

Chi phí mét khoan dở dang

Chi phí đất đá

+ bắn tơi dở dang

Chi phí dở dang

+ than nguyên khai

đã khai thác

= 272.216.295 + 37.895.585.000 + 382.375.826.283

= 420.543.627.578 (đồng)

Tổng giá trị sản phẩm dở dang cuối kì được tính bằng tổng giá trị sản phẩm dở dang của than và sản phẩm khác. Chi tiết như sau:

Tổng giá trị

=

SPDD cuối kì

Giá trị SPDD cuối kì than

Giá trị SPĐ cuối

+

kì khác

= 420.543.627.578 + 672.518.400

= 421.216.145.978 (đồng)

2.3.5. Tính giá thành sản phẩm

Để phục vụ cho công tác giao khoán chi phí, lập kế hoạch về chi phí - giá thành Công ty và toàn Tâp đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt nam nói chung,


nhiệm vụ của kế toán là phải phải tập hợp chi phí và tính toán được giá thành than sạch sản xuất là sản phẩm hoàn thành ở khâu công nghệ cuối cùng của sản xuất.

Giá thành sản phẩm được tính toán theo khoản mục chi phí, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào quy trình công nghệ của ngành, giá thành than được xác định theo phương pháp giản đơn.

Giá thành được xác định theo công thức:

Z = DĐk + CPS - DCK

Trong đó:

+ CPS: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

+ DĐK: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ

+ DCK: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định theo công thức:

Tổng giá thành sản xuất than sạch Giá thành đơn vị than =

Sản lượng than sạch sản xuất

- Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng 1: 441.518.704.160 đồng

- Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 1: 175.187.646.649đồng

- Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng 1: 421.216.145.978 đồng Từ đó xác định tổng giá thành sản xuất than là:

Z = 441.518.704.160 + 175.187.646.649– 421.216.145.978

= 195.490.204.831 đồng

Giá thành đơn vị là:

195.490.204.831

Z = = 1.469.017,6 đồng/tấn 133.075,5

Căn cứ vào Báo cáo tồn kho sản phầm dở dang (phụ lục 2.11), sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành lập Thẻ tính giá thành sản phẩm than. Kế toán thực hiện hạch toán giá thành sản phẩm và theo dòi trên sổ chi tiết tài khoản 154 (phụ lục 2.12).


2.4. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin tôi nhận thấy thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm than tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin còn một số những ưu nhược điểm sau:

2.4.1. Ưu điểm

* Về chấp hành pháp luật, quy định của Nhà Nước

Luật kế toán, Chế độ kế toán của Nhà nước được Công ty chấp hành nghiêm chỉnh. Điều này thể hiện ở việc tuân thủ các Chuẩn mực kế toán, các nguyên tắc kế toán, việc thu nhận, lập, kiểm tra và luân chuyển chứng từ kế toán được thực hiện nghiêm túc chặt chẽ và đúng quy trình; hệ thống sổ sách kế toán, tài khoản kế toán đúng mẫu biểu; quy trình ghi chép, kiểm tra sửa chữa, chuyển số dư, khóa sổ được thực hiện đúng nguyên tắc và quy định hiện hành. Chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ thuế với Nhà nước, nộp bảo hiểm cho cơ quan Bảo hiểm xã hội đúng thời gian quy định, không phát sinh các khoản nợ tồn đọng.

* Về tổ chức bộ máy kế toán

- Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, mọi nghiệp vụ được đưa về phòng kế toán xử lý, điều này tạo ra sự thống nhất xuyên suốt kỳ kế toán.

- Phân công công việc cụ thể, rò ràng đúng chức năng nhiệm vụ nên công việc được chuyên môn hóa sâu hơn, thông tin cung cấp kịp thời hơn. Bên cạnh đó, bộ máy kế toán được bố trí một cách khoa học, đội ngũ nhân viên kế toán luôn được phân công chức năng, nhiệm vụ từng người cụ thể cùng với trình độ năng lực, sự nhiệt tình trung thực trong công tác đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính tại Công ty.

- Việc áp dụng chế độ kế toán vào thực tế công tác kế toán tại Công ty là tương đối hoàn chỉnh và kịp thời.

- Công ty đã nhận thức rò vai trò, vị trí quan trọng của tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, giá thành nói riêng nên đã có sự quan tâm, đầu tư rất đúng mức đến phần hành kế toán này.


* Về hệ thống sổ kế toán

Công ty tổ chức ghi sổ theo hình thức kế toán máy. Đây là hình thức tổ chức ghi chép theo cập nhật thông tin hàng ngày, các thông tin đối với từng nghiệp vụ được ghi nhận đầy đủ theo đối tượng, vụ việc, bộ phận. Việc áp dụng hình thức ghi sổ này giúp tăng độ chính xác của số liệu, giảm thiểu công việc đối chiếu số liệu giữa các sổ sách do số liệu được cập nhật tự động, đồng thời với lượng dữ liệu, số liệu kế toán lớn như Công ty Cổ phần than Cọc Sáu, việc truy cập các dữ liệu và lưu trữ dữ liệu qua các năm được thực hiện dễ dàng giúp công ty tiết kiệm chi phí cả về mặt thời gian và không gian lưu trữ.

* Về hạch toán chi phí và tính giá thành

Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, đã áp dụng, tuân thủ các chế độ, chuẩn mực kế toán do Nhà nước ban hành cho các doanh nghiệp nói chung và các quy định do Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam ban hành nói riêng khá đung đắn và linh hoạt nhằm phản ánh đầy đủ và trung thực nhất tình hình tài chính của công ty. Cụ thể như sau:

- Công ty tiến hành phân loại chi phí và xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Điều đó đảm bảo công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được tiến hành chính xác phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty.

- Xây dựng kế hoạch dự trù chi phí khá sát thực tế giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.

- Kỳ tính giá thành là tháng phù hợp với tình hình nguyên vật liệu liên tục biến động như hiện nay.

* Về phương pháp tính lương

Công ty trả lương theo hai hình thức là lương thời gian và lương sản phẩm. Việc áp dụng hai hình thức trả lương này tuy có phức tạp song đảm bảo đúng nguyên tắc công bằng trong lao động, khuyến khích người lao động tích cực, hăng hái trong sản xuất nâng cao năng suất lao động.


* Về hệ thống chứng từ

Hiện nay hệ thống chứng từ của công ty khá đầy đủ, bao gồm các mẫu bắt buộc và hướng dẫn, đảm bảo phản ánh và ghi chép được tất cả các nghiệp vụ tài chính phát sinh của Công ty. Quy trình lập, luân chuyển và bảo quản chứng từ được thiết kế khoa học đảm bảo tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó đảm bảo việc quản lý, giám sát ban đầu về chi phí sản xuất, cũng như đảm bảo thu nhập một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác số liệu ban đầu, phục vụ cho công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi, cũng như cho công tác kế toán trong toàn doanh nghiệp.

* Về hệ thống tài khoản sử dụng

Trên cơ sở hệ thống tài khoản do Nhà nước ban hành, công ty đã vận dụng một cách hợp lý, khoa học việc chi tiết các tài khoản ra những tài khoản phù hợp với yêu cầu quản lý công tác kế toán tại Công ty. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện công tác hạch toán Công ty mở hệ thống tài khoản chi tiết đến từng đầu mục chi phí và đặt mã theo dòi cho từng bộ phận. Từ đó giúp cho việc hạch toán kế toán được thuận lợi, việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục dễ dàng hơn.

Dưới sự chỉ đạo đạo của Kế toán trưởng, các phần hành kế toán thực hiện một cách trung thực, hợp lý, cung cấp số liệu kịp thời chính xác phục vụ cho công tác quản lý, đánh giá, phân tích hiệu quả kinh tế cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cung cấp thông tin trung thực, chính xác, kịp thời cho các đối tượng có liên quan.

Hiện nay cùng với sự phát triển của tin học nói chung và ứng dụng của nó trong công tác kế toán, bộ phận kế toán đã được trang bị khá đầy đủ máy tính và đã từng bước xây dựng được các phần hành ứng dụng tin học trong công tác thống kê, tính lương, và các phần hành kế toán từ chi tiết đến tổng hợp đến việc lập các báo cáo tài chính kế toán được ứng dụng trên các phần mềm.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin vẫn còn tồn tại những vấn đề sau:


* Việc xác định chi phí sản xuất

Công ty đã quan tâm đến việc phân loại chi phí theo hai cách là phân loại chi phí theo khoản mục, theo yếu tố chi phí và theo bộ phận. Do khai thác than là ngành sản xuất mà thành phẩm sản xuất không có chi phí nguyên vật liệu chính, rất nhiều vật liệu phụ cách xác định phức tạp. Nên việc phân loại này chưa thống nhất và hợp lý, một số loại chi phí được xác định chưa chính xác:

+ Các chi phí trồng cây tạo cảnh quan đang được hạch toán trên chi phí sản xuất chung cần được hạch toán trên chi phí quản lý doanh nghiệp;

+ Một số khoản chi phí sử dụng dầu ga doan phục vụ cho hoạt động sản xuất đang được tập hợp trên chi phí sản xuất chung. Công ty cần phân loại lại khoản chi phí tương ứng vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

+ Chi phí bồi dưỡng độc hại và ăn giữa ca cho công nhân làm việc trực tiếp tại các phân xưởng đang được hạch toán trên chi phí sản xuất chung. Công ty cần phân loại lại khoản chi phí nêu trên sang chi phí nhân công trực tiếp;

Nguyên nhân dẫn tới hạn chế do lỗi khách quan kế toán thực hiện phân loại chi phí chưa đúng bản chất nghiệp vụ.

* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Với mục đích tính giá thành sản phẩm chính xác, các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần được theo dòi theo từng bộ phận, phân xưởng để tính giá thành sản phẩm được chính xác. Tuy nhiên, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đang được hạch toán một phần theo mã chung của Công ty mà chưa được phân ra theo từng công trường khoan, nổ… Các chi phí này bao gồm chi phí phân bổ lốp, chi phí cáp thép, ống thép, than điện, răng gầu, mũi khoan, dầu ga doan. Việc hạch toán chưa chi tiết theo công đoạn sản xuất dẫn tới tính toán giá thành sản xuất sản phẩm gặp khó khăn và thiếu chính xác. Nguyên nhân do chính sách của Công ty chưa thực hiện phân loại cụ thể từ trước đó dẫn tới việc tập hợp chi phí tính giá thành vẫn tồn tại bất cập.

+ Chi phí lốp phân bổ cho các tháng chưa có sự hợp lý.


Giá trị lốp phân bổ các tháng trong năm có sự biến động bất thường. Tháng 9, công ty không phân bổ giá trị lốp phục vụ hoạt động sản xuất. Trong khi đó, giá trị lốp phân bổ của tháng 10 tăng đột biến và giá trị này của tháng 12 âm.

Công ty cần có biện pháp quản lý chi phí lốp phân bổ, hạch toán chính xác giá trị phân bổ tương ứng theo tiêu thức thống nhất.

Bảng 2.3: Giá trị lốp phân bổ Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu theo tháng


Tháng

Giá trị lốp phân bổ (đồng)

1

15.548.334.060

2

12.272.522.428

3

15.684.272.946

4

15.618.937.042

5

14.881.449.021

6

17.179.157.997

7

18.703.908.668

8

19.902.759.055

9

-

10

33.448.053.008

11

19.638.329.320

12

(537.582.497)

Tổng

182.340.141.048

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin - 10

(Nguồn: Phòng TCTK Công ty)

- Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Hiện nay, tại Công ty Cổ phần than Cọc Sáu -Vinacomin đội ngũ nhân công trực tiếp chiếm 70% tổng số cán bộ công nhân viên trong Công ty. Vào những tháng thời tiết diễn biến bất thường, số lượng công nhân nghỉ phép tăng đột ngột. Nhưng hiện nay công ty chưa thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất, mà khoản chi phí này khá lớn nên làm cho chi phí giữa các tháng không đồng đều nhau. Điều này gây biến động giá thành sản phẩm cục bộ giữa các tháng. Chi tiết chi phí nhân công trực tiếp các tháng như bảng 2.4:


+ Tiền ăn ca, bồi dưỡng độc hại của công nhân trực tiếp Công ty không hạch toàn vào tài khỏan 622 - chi phí nhân công trực tiếp mà được hạch toán vào tài khoản 627 điều này là không hợp lý.

Bảng 2.4: Chi phí nhân công trực tiếp Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu theo tháng

Tháng

Chi phí nhân công trực tiếp (đồng)

1

5.501.078.797

2

6.395.370.550

3

16.575.525.490

4

15.933.710.071

5

6.578.295.649

6

2.384.224.230

7

8.968.861.651

8

7.206.178.407

9

6.415.640.016

10

10.020.551.674

11

12.594.044.036

12

22.484.423.881

Tổng

121.057.904.452

(Nguồn: Phòng TCTK Công ty)

- Chi phí sản xuất chung:

Công tác hạch toán chi phí sản xuất chung còn tồn tại một số vấn đề sau:

+ Tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất được hạch toán vào chi phí sản xuất chung;

+ Một số khoản chi phí dầu ga-doan phục vụ hoạt động sản xuất đang được tập hợp trên khoản mục chi phí sản xuất chung mà không được đưa vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp;

+ Các chi phí trồng cây tạo cảnh quan đang được hạch toán trên chi phí sản xuất chung cần được hạch toán trên chi phí quản lý doanh nghiệp.

Những tồn tại trên dẫn đến việc tập hợp chi phí sản xuất sẽ không chính xác, gây ảnh hưởng tới chi phí giữa các khoản mục.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 13/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí