Quốc và Hà Nội của Việt Nam lọt vào tốt những điểm tốt nhất để trải nghiệm ở Châu Á (CNN, 2019). Bên cạnh đó, có một số các chương trình quảng bá về du lịch di sản văn hóa Việt Nam như Chương trình giới thiệu “Di sản văn hóa và phát triển du lịch ở Việt Nam” do Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp tổ chức tại châu Âu ngày 23/1/2015 là hoạt động khởi động chiến dịch quảng bá hình ảnh Việt Nam nhằm triển khai Kế hoạch tổng thể xúc tiến du lịch tại châu Âu giai đoạn 2015-2017 của Ban chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (CCV, 2015). Hay sự kiện văn hóa, du lịch quan trọng, nhằm giới thiệu, quảng bá, tôn vinh giá trị các di sản văn hóa đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt Di sản văn hóa Việt Nam đã được UNESCO công nhận như “Ngày hội di sản văn hoá Việt Nam lần thứ nhất 2018” được tổ chức tại Hoàng Thành Thăng Long trong 2 ngày 23 - 24/11/2018 với mục đích mang đến cho du khách trong và ngoài nước được thưởng lãm và trải nghiệm những loại hình văn hoá nghệ thuật độc đáo của Việt Nam như: Hát Then, Hát Văn, Bài Chòi, Quan họ Bắc Ninh, Chèo, Ví Dặm, Ca Trù, Hát Xẩm, Trống Hội,… và các trò chơi dân gian truyền thống của dân tộc như kéo co, đẩy gậy, vượt cầu khỉ, nặn tò he cũng như khu vực triển lãm Thư pháp (VFT, 2018). Tuy nhiên, các hoạt động về du lịch di sản văn hóa trên thực tế chưa được chú tâm nhiều. Hiện nay, các hoạt động xúc tiến quảng bá vẫn thiên hướng về du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh mà vẫn chưa đẩy mạnh về hoạt động du lịch di sản văn hóa.
Truyền thông quảng bá là một trong sáu nhân tố quan trọng cấu thành một hệ thống du lịch di sản hoàn chỉnh. Mặc dầu thực trạng đang có nhiều hạn chế và các đánh giá khách quan của du khách cho thấy truyền thông quảng bá ở các điểm di sản hiện nay chưa được tốt. Tuy nhiên, truyền thông quảng bá là nhân tố có tính linh hoạt, không bị giới hạn về chất lượng và số lượng, về quy mô phát triển theo chiều sâu lẫn chiều rộng, giới hạn về khoảng cách địa lý hay thời gian, không gian. Do đó, nhân tố này có thể cải thiện, thay đổi, nâng cấp, phát triển, thậm chí cả sự xóa bỏ cái cũ, cái lỗi thời hay sự không hợp lý để thay thế vào cái mới, sự hợp lý và bắt kịp cả về xu hướng chung của thế giới. Ví dụ như việc sử dụng truyền thông kỹ thuật số, mạng xã hội để quảng bá về di sản tới khách du lịch quốc tế chỉ trong một thời gian
ngắn (như một tuần, một ngày, một giờ) mà không cần phải chờ đợi đến các sự kiện triển lãm về du lịch hay các sự kiện lễ hội hàng năm mới có thể quảng bá.
Do đó, tiềm năng về truyền thông quảng bá là rất lớn đặc biệt trong thời đại hiện nay, sự phát triển không ngừng nghỉ và vô cùng nhanh chóng của công nghệ số đã khiến cho việc truyền thông quảng bá bất cứ lĩnh vực gì đều trở nên dễ dàng và phong phú hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó là sự nhận thức được giá trị vô giá của di sản văn hóa của nhân loại nói chung, của quốc gia Việt Nam nói riêng, Chính phủ Việt Nam, các cơ quan quản lý, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch và di sản cũng như tất cả cộng đồng đều có chung một mục tiêu là làm sao để quảng bá truyền thông các di sản văn hóa Việt Nam ra thế giới ngày càng tốt hơn và sâu rộng hơn. Do đó, truyền thông quảng bá du lịch còn là một lĩnh vực hoạt động có tiềm năng vô cùng lớn hiện nay và cả trong tương lai.
3.1.2.4. Về giao thông vận chuyển, kết nối
Việt Nam có hệ thống giao thông thuận lợi và phong phú với đầy đủ các phương thức vận tải về cơ bản đáp ứng đủ các nhu cầu của khách du lịch tới các vùng, miền có các điểm du lịch, bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và hàng không.
Về đường bộ, Việt Nam có trên 258.200 km, trong đó, quốc lộ và cao tốc 18.744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh 23.520 km, chiếm 9,11%; đường huyện
49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã 151.187 km, chiếm 58,55%; đường đô thị
8.492 km, chiếm 3,29% và đường chuyên dùng 6.434 km, chiếm 2,49% (Bộ Giao thông vận tải, 2013). Đến năm 2020, toàn quốc có khoảng 2,8 ÷ 3 triệu xe ô tô các loại, trong đó xe ô tô con 1,5 triệu chiếc, xe ô tô khách 0,5 triệu chiếc, xe ô tô tải 0,8 triệu chiếc. Ngoài ra ngành Giao thông vận tải (GTVT) đặt mục tiêu đến hết năm 2020 sẽ đầu tư khoảng 2.500 km đường cao tốc, đến năm 2030 Việt Nam sẽ có
6.411 km đường cao tốc, tập trung chủ yếu vào các đoạn cao tốc Bắc Nam, các tuyến vùng thủ đô Hà Nội, Tp HCM và các tuyến nối với các cảng biển, cửa khẩu quốc tế. Đây sẽ là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng tuyệt vời làm nền tảng kết nối giữa khách du lịch với các địa điểm du lịch trong nước.
Về đường sắt, theo “Điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, Bộ GTVT, Việt Nam có tổng chiều dài 3.143km trong đó 2.531km chính tuyến, 612 km đường nhánh và đường ga. Mạng lưới đường sắt phân bố theo 7 trục chính là: Hà Nội - Sài Gòn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Quán Triều, Kép - Lưu Xá, Kép - Hạ Long.
Trong khi đó, hệ thống đường thủy nội địa, cảng, bến hiện nay toàn quốc có khoảng 2.360 sông, kênh, với tổng chiều dài 41.900 km với 108 cảng, bến thủy nội địa, các cảng này nằm rải rác trên các sông kênh chính. Việt Nam đang trong quá trình triển khai xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm và các cảng bến tại các khu vực khác. Ngoài ra, hệ thống đường biển với hơn 3.200 km bờ biển,Việt Nam có hệ thống với 37 cảng biển, 166 bến cảng, 350 cầu cảng (JICA, 2010) góp phần tạo nền tảng phát triển cho ngành du lịch Việt Nam.
Hàng không là một trong những cơ sở hạ tầng quan trọng nhất để phát triển du lịch. Hiện Việt Nam có 22 cảng hàng không, trong đó có 13 cảng hàng không quốc nội và 9 cảng quốc tế như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Vân Đồn, Vinh, Phú Quốc… Ngày 15/12/2018, sân bay Phú Quốc đã đón hành khách thứ 100 triệu (VNAT, 2018) trong khi đó, sân bay Vân Đồn đã xuất sắc lọt vào top 5 sân bay có dịch vụ tốt nhất thế giới, theo đánh giá của chương trình quản lý chất lượng sân bay (APMP) quý I năm 2019 (Báo Nhân Dân, 2019). Với hệ thống rất nhiều các hãng bay phục vụ liên tục, khách du lịch rất dễ dàng đặt chân đến Việt Nam để trải nghiệm du lịch. Với cơ sở hạ tầng ngày càng đổi mới và phát triển, các phương tiện giao thông phong phú về cơ bản đã đáp ứng đủ các nhu cầu của khách du lịch tới các vùng, miền. Tuy nhiên, dù có sự gia tăng nhanh nhưng tốc độ vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu, và chất lượng hạ tầng giao thông thấp. Các sân bay ở Việt Nam hiện đang quá tải, tình trạng chậm chuyến bay cao. Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, năm 2018 có hơn 40 nghìn chuyến bay bị chậm, hủy chuyến (Thời báo kinh tế Việt Nam, Tạp chí Nhà đầu tư, 2019); tình trạng kẹt xe cũng trở nên nghiêm trọng ở các đô thị lớn. Bên cạnh đó, tình trạng tai nạn giao thông cao. Hệ thống đường sắt lạc hậu, chất lượng kém. Hầu hết hệ thống đường sắt của Việt Nam chỉ có một đường ray cho cả tầu ngược chiều và xuôi chiều, vì vậy, các tầu phải sắp xếp giờ để tránh nhau, nên khung giờ không thuận lợi, tốn thời gian đi lại của hành khách.
Mặc dầu Giao thông vận tải ở các điểm di sản nói chung còn có rất nhiều các hạn chế nhưng hiện nay cùng với các chính sách, kế hoạch tiếp tục thay đổi, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông vận tải của Chính phủ Việt Nam tầm nhìn đến 2030, thì chắc chắn tiềm năng phát triển, đổi mới về hệ thống Giao thông ở Việt Nam là lớn, do đó, sẽ hoàn toàn đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch đến Việt Nam trong tương lai gần.
3.2. Các loại hình kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam
3.2.1. Kinh doanh dịch vụ tham quan bảo tàng
Đặc trưng của các di sản văn hóa là gắn với bảo tàng, tất nhiên, bảo tàng ở rất nhiều hình thức khác nhau, có thể ngoài trời, có thể trong nhà, có thể trên cạn, có thể dưới nước. Trên thế giới, một số bảo tàng có doanh thu khá lớn từ bán vé tham quan. Ở Việt Nam, các bảo tàng về di sản văn hóa chưa thực sự được đầu tư vì thế doanh thu từ vé tham quan chưa nhiều. Phần lớn các di sản văn hóa ở Việt Nam được bảo tồn dưới dạng quần thể di tích ở ngoài trời. Chẳng hạn như khu phố cổ Hội An là đô thị cảng cổ, hiện còn lưu trữ được rất nhiều di tích, những ngôi nhà, những nét truyền thống. Đây cũng có thể coi là một siêu bảo tàng ngoài trời, nơi chứa đựng không chỉ những hiện vật mà cả những nét văn hóa đặc trưng của vùng miền này. Một số di sản văn hóa khác, cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám hay thành Nhà Hồ cũng là một dạng tương tự. Các khu di tích này đều mở cửa đón khách tham quan nhưng việc thu vé chưa phải là trọng tâm. Các điểm có doanh thu từ bán vé tham quan đáng kể là Văn Miếu Quốc Tử Giám, còn nhiều nơi khác thậm chí không thu vé khách tham quan.
Nói như vậy không có nghĩa rằng không có hoạt động kinh doanh tại các điểm di sản văn hóa trên. Có rất nhiều hoạt động kinh doanh khác đi cùng với hoạt động tham quan của khách du lịch. Chẳng hạn, không có quy mô to lớn như ở điểm di sản Hội An, Văn Miếu Quốc Tử Giám là khu di tích nhỏ, chỉ cung cấp một số dịch vụ cơ bản hoạt động trong khuôn viên như cửa hàng lưu niệm hay quầy ẩm thực do Ban Quản lý di tích thực hiện. Văn Miếu Quốc Tử
Giám hoạt động độc lập với mục tiêu chủ yếu là bảo tồn và phát huy giá trị của di tích bằng hình thức bán vé tham quan. Bởi vậy không có các doanh nghiệp kinh doanh trong khuôn viên của di tích. Tuy nhiên, Văn Miếu Quốc Tử Giám rất phong phú với các chủ thể kinh doanh ở bên ngoài khu di tích, cận di tích cũng như việc liên kết với các cơ sở kinh doanh trong nội thành Hà Nội (Lê Xuân Kiêu - Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám).
Đi cùng với hoạt động tham quan bảo tàng, di tích, là dịch vụ cung cấp thông tin về di sản văn hóa tồn tại dưới các dạng như thông tin trên hệ thống website quảng bá về du lịch, hướng dẫn viên du lịch, thuyết trình viên du lịch, các thông tin chỉ dẫn, biểu chú thích hiện vật hay các thông tin trong các chương trình quảng bá, sự kiện văn hóa hay các lễ hội về di sản.
Dịch vụ cung cấp thông tin về di sản thường kết hợp trong việc kinh doanh các tour du lịch (đã bao gồm chi phí dành cho các hướng dẫn viên du lịch), hay việc bán vé vào các bảo tàng (đã bao gồm chi phí dành cho các thuyết minh viên) cũng như các tổ chức kinh doanh về lưu trú, du lịch – lữ hành.
Với 2667 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế và hơn 30.000 cơ sở lưu trú đang kinh doanh hiện tại ở Việt Nam (tính đến năm 2019) cùng với hàng nghìn website và các kênh thông tin của các doanh nghiệp thì việc kinh doanh dịch vụ cung cấp kiến thức về di sản văn hóa ở Việt Nam là vô cùng phong phú và đa dạng.
3.2.2. Kinh doanh dịch vụ lưu trú gắn với di sản văn hóa
Cùng với sự phát triển của du lịch Việt Nam, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng được đầu tư, đổi mới theo hướng hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng nhu cầu của lượng khách du lịch ngày càng tăng, đặc biệt là từ khi đất nước đổi mới, mở cửa nền kinh tế. Qua quá trình tích lũy trong nhiều năm và những nỗ lực vượt bậc trong những năm gần đây, đến nay hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam đã vươn tầm phát triển cả về số lượng và chất lượng. (TITC, Tổng cục du lịch, 2020). Số liệu thống kê trong bảng 3.2 cho thấy, tính đến năm 2019, Việt Nam đã có khoảng 30.000 cơ sở lưu trú với 650.000 buồng trong đó có khoảng 484 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 4-5 sao trên toàn quốc với hơn 100.000 buồng.
Bảng 3.2. Cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2014-2018
Năm | Số lượng cơ sở | Tăng trưởng (%) | Số buồng | Tăng trưởng (%) | Công suất buồng bình quân (%) |
2014 | 16,000 | - | 332,000 | - | 69,0 |
2015 | 19,000 | 18,7 | 370,000 | 11,4 | 55,0 |
2016 | 21,000 | 10,5 | 420,000 | 13,5 | 57,0 |
2017 | 25,600 | 21,9 | 508,000 | 21,0 | 56,5 |
2018 | 28,000 | 9,0 | 550,000 | 8,0 | 54,0 |
2019 | 30,000 | 650,000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 5
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 6
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 7
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 9
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 10
- Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng cục Du lịch, 2019. Số liệu thống kê.
Ngoài ra, Việt Nam có hệ thống doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch khá lớn, cụ thể tính đến hết năm 2019, có 720 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế mới, nâng con số doanh nghiệp lữ hành quốc tế lên 2.667 doanh nghiệp. Cả nước có 27.683 hướng dẫn viên du lịch, tăng 15% so với năm 2018, trong đó có 17.825 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 9.134 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 724 hướng dẫn viên du lịch tại điểm. Đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ từ đại học trở lên (chiếm 71,3%), tốt nghiệp cao đẳng (chiếm 18%), trình độ khác (chiếm 10,7%). Trong số 2.667 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, số lượng doanh nghiệp thuộc loại hình TNHH chiếm 62,4%, cổ phần chiếm 36,3%, còn lại 1,4% là loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TITC, Tổng cục du lịch, 2020).
Riêng thành phố Hà Nội, tính đến hết tháng 7/2019 trên địa bàn thành phố có
3.499 cơ sở lưu trú du lịch với tổng số 60.812 buồng phòng; trong đó, số cơ sở lưu trú du lịch đã xếp hạng là 564 cơ sở với 22.749 buồng phòng (Sở Du lịch Hà Nội, 2019).
Trong một cuộc khảo sát khách du lịch về các cơ sở lưu trú ở Hà Nội đặc biệt ở quanh khu vực di sản văn hóa Văn Miếu Quốc Tử Giám và Hoàng Thành Thăng Long năm 2019, đã có những đánh giá ở mức tốt của khách du lịch. Cụ thể: 86% du khách cho rằng Hà Nội đa dạng về chủng loại lưu trú với nhiều các khách sạn, nhà nghỉ…; 84% đồng ý giá cả dịch vụ lưu trú là hợp lý, 75.2% đánh giá điểm lưu trú đầy đủ tiện nghi, 80.8% du khách đánh giá chất lượng phục vụ tốt, 81.6% du khách đánh giá dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt.
Tỉ lệ 85.6% du khách hài lòng về dịch vụ lưu trú quanh khu vực Hà Nội, có 12.8% đánh giá bình thường và chỉ có 1.6% du khách là không hài lòng về dịch vụ lưu trú là một kết quả khá tích cực đối với việc kinh doanh dịch vụ lưu trú ở đây.
Bên cạnh các đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú, đã có hàng ngàn các điểm kinh doanh về dịch vụ ẩm thực, vận chuyển và giải trí hay các dịch vụ khác như mua sắm ở khắp các điểm/ vùng có di sản.
3.2.3. Kinh doanh dịch vụ vận chuyển gắn với di sản văn hóa
Hiện nay, dịch vụ vận chuyển khách du lịch ở Việt Nam đang phát triển với 4 hình thức chính là đường hàng không, đường bộ, đường thủy – biển (tàu du lịch) và đường sắt (tàu hỏa). Mỗi một loại hình có sự phát triển và các đặc điểm khác nhau. Du lịch bằng đường bộ là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất đối với du khách không chỉ ở Việt Nam mà trên cả thế giới. Loại hình vận tải này có ưu điểm là di chuyển linh hoạt, khả năng thích ứng với các điều kiện tự nhiên cao, có thể mở rộng các phạm vi hoạt động, chuyên chở khách du lịch đến tận các điểm du lịch và có thể dừng lại bất cứ lúc nào. Với tính tiện lợi và sự độc lập cao, hình thức di chuyển bằng đường bộ là một trong những hình thức không thể thiếu đối với khách du lịch nói chung, với khách du lịch di sản văn hóa nói riêng. Vận chuyển bằng đường bộ có các loại hình phương tiện như ô tô (tư nhân, công cộng), xe máy (tư nhân, dịch vụ), xe đạp (tư nhân, dịch vụ), xe ngựa (là phương tiện giao thông mang nét thôn quê, dân dã, thường dùng ở các khu du lịch ngoại thành).
Bên cạnh đó, đường hàng không là một hình thức vận chuyển khách du lịch vô cùng quan trọng. Đây là loại hình chuyên chở tiên tiến nhất, hiện đại nhất với các trang thiết bị tối tân, tiện nghi, cùng sự phục vụ chu đáo, tận tình của đội ngũ nhân viên. Khách du lịch có thể đi đến các điểm du lịch trong và ngoài nước với thời gian ngắn. Với ưu điểm không mất nhiều thời gian để di chuyển và sự an toàn hơn so với các rủi ro tai nạn ở đường bộ, đây là phương tiện được hầu hết khách du lịch quốc tế
lựa chọn và cũng là xu hướng của khách du lịch nội địa khi các hãng hàng không ngày càng phát triển. Các phương tiện chính trong loại hình vận chuyển bằng đường hàng không thường là máy bay dân dụng, một số ít trực thăng và các phương tiện đặc trưng vùng du lịch như là khinh khí cầu hay cáp treo.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 28 trực thăng và khoảng 220 tàu bay (tính đến cuối năm 2018) với khoảng 8 hãng hàng không phục vụ như Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Bamboo Airways… (chưa kể đến một số hãng hàng không sắp đi vào hoạt động) cùng với sự hợp tác của khoảng 68 hãng hàng không nước ngoài từ 25 quốc gia/ vùng lãnh thổ. Đối với thị trường nội địa, các hãng hàng không hiện đang khai thác hơn 50 đường bay nội địa nối Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh với 18 sân bay địa phương theo hệ thống mạng đường bay trục – nan, liên vùng, nội vùng rộng khắp toàn quốc.
Trong giai đoạn 2010-2017, thị trường vận tải hàng không Việt Nam đạt 16,64%/ năm về hành khách, 14%/ năm về hàng hoá. Thị trường hàng không Việt Nam năm 2018 tiếp tục có sự tăng trưởng ổn định, theo đó, sản lượng hành khách thông qua ước đạt 106 triệu lượt hành khách tăng 12,9% và sản lượng hàng hóa ước đạt gần 1,5 triệu tấn hàng hóa tăng 7,7% so với năm 2017. Tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam năm 2018 ước đạt 71,4 triệu khách, tăng 15% so năm 2017.
Ngoài ra Việt Nam cũng phổ biến loại hình du lịch bằng đường sắt. Đây là loại hình chuyên chở được coi là an toàn nhất trong các loại hình giao thông với tốc độ nhanh sau vận tải hàng không, khách du lịch có thể nghỉ ngơi, nằm ngủ hay ngắm cảnh trên tàu. Loại hình vận tải này cũng được khách du lịch ưa chuộng khi di chuyển đến các vùng địa phương vì sự tiện lợi của nó. (Đường sắt có thể đến các điểm mà đường hàng không vẫn chưa khai thác).
Cuối cùng là du lịch bằng đường thủy trong đó tàu du lịch là phương tiện chuyên chở và được sử dụng như điểm thu hút du lịch. Với đặc trưng vận chuyển trên biển, cho phép khách du lịch đi ra các điểm du lịch xa bờ, với chi phí rẻ, thì tàu du lịch là một trong những lựa chọn tốt nhất của khách du lịch. Bên cạnh tàu du lịch thì bè tre, xuồng ba lá hay thuyền rồng cũng được sử dụng phổ biến ở các vùng di sản sông nước (như Chợ nổi Cái Răng).
Hiện tại, loại hình chuyên chở khách du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam vẫn phổ biến nhất là đường hàng không, đường bộ và đường sắt với các phương tiện chuyên chở phong phú, giá cả hợp lý và di chuyển khá an toàn. Một ví dụ cụ thể,
trong một cuộc khảo sát về vấn đề giao thông vận tải ở Hà Nội, có 64.4% khách du lịch đồng ý rằng giao thông vận tải các điểm di sản ở Hà Nội là thuận lợi, 78% khách du lịch đồng ý rằng giá cả hợp lý, 74% khách du lịch cho rằng chủng loại phương tiện ở điểm di sản là phong phú. Tuy nhiên, chỉ có 57.6% khách du lịch đồng ý rằng tài xế không chèo kéo. Bên cạnh đó là yếu tố an toàn trong giao thông, vận tải ở Hà Nội chỉ có 38.4% khách du lịch cho rằng giao thông là an toàn. Đánh giá chung, có 67.2% khách du lịch hài lòng về dịch vụ vận chuyển ở khu vực Hà Nội, 26% thấy bình thường và 6.8% là không hài lòng. Điều này cho thấy an toàn trong giao thông và dịch vụ vận chuyển ở các điểm di sản Hà Nội nói chung vẫn còn chưa tốt. Do đó, Hà Nội cần phải chú trọng hơn nữa về công tác an toàn trong giao thông và dịch vụ vận chuyển khách hàng.
3.2.4. Kinh doanh dịch vụ ẩm thực tại điểm di sản
Ẩm thực Việt Nam nổi tiếng trên thế giới bởi sự phong phú và cách kết hợp độc đáo các nguyên liệu tươi ngon và đậm đà, là động cơ quan trọng thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam.
“Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới” là lời gợi ý của Philp Kotler dành cho Việt Nam có lẽ đã dựa vào những đặc điểm về ẩm thực của Việt Nam như: món ăn của Việt Nam ít dầu mỡ hơn món ăn Trung Quốc, ít cay hơn món ăn của Thái Lan và Hàn Quốc, ít thịt hơn các món ăn châu Âu. Các món ăn Việt Nam thường ứng dụng nguyên lý điều hòa Âm – Dương cho thực khách (ví dụ như ốc có tính lạnh, khi luộc phải cho sả gừng có tính nóng để trung hòa sự lạnh từ ốc) hay món ăn của Việt Nam có tác dụng chữa một số bệnh như béo phì, gút, tiểu đường, mỡ trong máu… Bên cạnh đó, Việt Nam phong phú và đa dạng với các loại đồ uống từ thiên nhiên nước khoáng, nước hoa quả (cam, ổi, xoài…), nước lá (vối, trà,…), điều này đã khiến cho du khách nước ngoài yêu thích ẩm thực của Việt Nam (Dũng, 2019). Kinh doanh dịch vụ ẩm thực được cung cấp dưới các hình thức kinh doanh nhà hàng, khách sạn, quán café, quán bar, câu lạc bộ, các hàng quán ăn uống trên phố…
Kinh doanh ẩm thực ở Việt Nam cũng đã đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế nói chung, ước tính đã tạo ra hơn 26 triệu đô la Mỹ trong năm 2010 và ước tính tăng lên 36 triệu đô la Mỹ năm 2015 (ESRT Programme, 2013) .
Ví dụ về cuộc khảo sát sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ ẩm thực ở các điểm di sản ở Việt Nam, có 65.2% du khách cho rằng Việt Nam đa dạng về chủng loại ẩm thực, 80% đồng ý giá cả dịch vụ ẩm thực tại điểm di sản là hợp lý, 79.6%
đánh giá món ăn hấp dẫn, cuốn hút, 74% đồng ý chất lượng phục vụ tốt, về vấn đề thực phẩm an toàn, tỉ lệ du khách đồng ý giảm xuống còn 55.6%. Tuy nhiên, đánh giá chung, 77.6% du khách hài lòng về dịch vụ ẩm thực tại các điểm di sản, có 19.6% thấy bình thường và có 2.8% du khách là không hài lòng về dịch vụ. Kết quả khảo sát cho thấy, dịch vụ ẩm thực tại điểm di sản/ quanh di sản ở Việt Nam đạt mức khá. Bởi vậy, các tổ chức kinh doanh dịch vụ ẩm thực cần phải cải thiện tốt hơn nữa về dịch vụ ẩm thực cả về số lượng lẫn chất lượng, đặc biệt là vấn đề về an toàn thực phẩm nhằm mục đích cung cấp dịch vụ ẩm thực một cách tốt nhất, đảm bảo thu hút và phục vụ tốt nhất cho cộng đồng khách du lịch tại khu vực có di sản.
3.2.5. Kinh doanh dịch vụ giải trí tại điểm di sản
Theo khảo sát, có tới 50% du khách muốn quay lại điểm đến Thái Lan, nhưng ở Việt Nam chỉ có 20% khách muốn quay lại. Một trong những lý do khách ít quay trở lại vì chúng ta còn thiếu sản phẩm du lịch hấp dẫn, thiếu dịch vụ hay vui chơi giải trí vào khoảng thời gian từ đêm tới sáng (Long, 2020). Không chỉ ở các điểm du lịch nói chung, các điểm di sản văn hóa ở Việt Nam cũng chưa thực sự phong phú về các dịch vụ vui chơi giải trí. Cụ thể:
Các dịch vui chơi giải trí ở điểm di sản Hội An là còn có sự đa dạng do tính chất của một tổ hợp các di sản/ di tích nằm trong Phố cổ Hội An hay điểm di sản Hoàng Thành Thăng Long và Văn Miếu Quốc Tử Giám còn nằm trong thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, với các điểm di sản như Thánh địa Mỹ Sơn thì các dịch vụ vui chơi giải trí hầu như rất ít, cách rất xa điểm di sản, thậm chí các dịch vụ vui chơi giải trí xung quanh điểm di sản là không có như ở Thành Nhà Hồ (kết quả phỏng vấn, Tiến sĩ khảo cổ học Trần Quý Thịnh, Viện Khảo cổ học Việt Nam).
Theo cuộc khảo sát khách du lịch đến các điểm di sản văn hóa ở Việt Nam, những đánh giá của du khách ở mức trung bình khá, có 65.2% du khách cho rằng các điểm di sản đa dạng về chủng loại giải trí, 74% đồng ý giá cả dịch vụ giải trí tại khu vực điểm di sản là hợp lý, 57.6% du khách cho rằng nội dung giải trí là hấp dẫn, 57.6% đồng ý nghệ thuật dân gian đặc sắc tại điểm di sản, 65.6% du khách đánh giá chất lượng phục vụ tốt. Đánh giá chung, có 64% du khách hài lòng về dịch vụ giải trí tại quanh khu vực có di sản, có 33.6% thấy bình thường và có 2.4% du khách là không hài lòng về dịch vụ giải trí tại các điểm di sản văn hóa.
Kết quả khảo sát ở mức trung bình khá cho thấy các dịch vụ giải trí tại các điểm di sản văn hóa vẫn còn chưa phong phú, chưa đa dạng, vẫn còn có nhiều hạn chế về mặt chất lượng và nội dung. Do đó, các tổ chức kinh doanh dịch vụ giải trí cần phải cải thiện tốt hơn nữa về các nội dung giải trí đang có, thay đổi, nâng cấp và bổ sung thêm nhiều các nội dung, hoạt động giải trí nhằm cung ứng tốt hơn chuỗi các dịch vụ ở các khu di sản.
3.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam
3.3.1. Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến
18000,000
40
16000,000
34.8
14000,000
29.1
30
26
12000,000
19.1
19.920
10000,000 13.86
10.6
10
8000,000
4
6000,000
0.6
0.9
0
4000,000
2000,000
-10.9
-10
,0
-20
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
International Visitors (Arrivals) Year
2015 2016
2017 2018
Growth (%) (compared to the previous year)
15497,791
12922,151
10012,735
7943,651
7874,312
7572,352
6847,678
6014,032
5049,855
4253,740
Biểu đồ 3.3 cho thấy sự tăng trưởng một cách ngoạn mục của khách quốc tế đến Việt Nam, chỉ trong vòng 10 năm, tăng trưởng là 264.3% từ 4,256,740 lượt người năm 2008 lên 15,497,791 lượt năm 2018.
3772,359
Biểu đồ 3.3. Tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam (2008-2018)
Nguồn: VNAT, 2009 - 2019; Huyền, 2020.
Năm 2019, Việt Nam đã đón khoảng 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 85 triệu lượt khách nội địa với doanh thu ước đạt 726.000 tỷ đồng (Tổng cục du lịch, 2020). Trong khi đó, tính riêng các điểm di sản văn hóa thế giới của Việt Nam đã đón gần 21 triệu lượt khách du lịch. Khách du lịch đi đến các điểm di sản văn hóa chiếm khoảng 20,39% tổng khách du lịch (Biểu đồ 3.4). Trong đó, Vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh) đã đón 4,4 triệu khách. Trong đó, 2,9 triệu khách quốc tế, 1,5 triệu khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt 1.237 tỷ đồng. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) đón 6.327.488 lượt khách. Trong đó, 5.567.628 khách trong nước, 759.859 khách quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 867,5 tỷ đồng. Quần thể di tích Cố đô Huế đón 3.328.424 khách. Trong đó, khách quốc tế là 2.214.023 người,
1.114.401 khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt 378 tỷ đồng. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) đón 921 nghìn lượt khách. Trong đó, có 170 nghìn lượt khách quốc tế, trên 751 nghìn lượt khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt 266 tỷ đồng. Khu Di tích Mỹ Sơn đón 419,000 khách. Trong đó, có 374.000 khách quốc tế, 45.000 khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt 61 tỷ đồng. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội đón 461,715 lượt khách. Trong đó, có 230.459 khách quốc tế, 231.256 khách trong nước, doanh thu từ du lịch 11.1 tỷ đồng. Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) đón 126.660 khách. Trong đó, 7.255 khách quốc tế, 119.405 khách trong nước, doanh thu từ du lịch đạt 2,1 tỷ đồng (VGP, 2020).
Khách du lịch đến các điểm di sản văn hóa Các điểm du lịch khác
21.000.000 , 20.39%
82.000.000 , 79.61%
Biểu đồ 3.4. Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến các điểm di sản văn hóa của Việt Nam năm 2019 (lượt người).
Nguồn: Tổng cục du lịch, 2020.
Riêng điểm di sản Văn miếu Quốc Tử giám là điểm tham quan nổi tiếng ở thủ đô. Bảng 3.3 cho thấy, năm 2019 Văn Miếu Quốc Tử Giám đón hơn 2 triệu khách
du lịch nội địa và quốc tế, tăng 16,83% so với năm 2018. Ngoài việc đón khách du lịch, Văn Miếu Quốc Tử Giám còn đón rất nhiều các cơ quan/ đoàn thể, các đoàn cấp cao đến thăm và làm việc tại Văn Miếu.
Bảng 3.3. Tăng trưởng khách du lịch đến Văn Miếu Quốc Tử Giám
Năm | Vua, Tổng thống, P. Tổng thống, Tổng bí thư, Chủ tịch QH | Thủ tướng, P. Thủ tướng | Bộ trưởng | Đoàn cấp cao khác | Tổng khách du lịch nội địa và quốc tế | Tăng trưởng (%, so với năm ngoái) |
2015 | 5 | 1 | 5 | 34 | 1.297.000 | - |
2016 | 2 | 0 | 5 | 57 | 1.483.700 | 14,4% |
2017 | 4 | 3 | 8 | 59 | 1.640.800 | 10,6% |
2018 | 6 | 2 | 12 | 14 | 1.750.600 | 6,7% |
2019 | - | - | - | 34 | 2.045.200 | 16,83% |
Nguồn: Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Báo cáo thường niên (2016-2020).
3.3.2. Đóng góp của du lịch di sản văn hóa cho nền kinh tế quốc gia
Báo cáo hàng năm của WTTC cho thấy rằng (bảng 3.4, năm 2018 tổng đóng góp của ngành du lịch và lữ hành Việt Nam cho GDP quốc gia là 512.796 tỉ đồng (22.350,3 triệu đô la Mỹ) tương đương với 9,2% tổng nền kinh tế Việt Nam; tăng trưởng GDP là 8,5%. Tổng đóng góp việc làm của ngành du lịch lữ hành là
4.029.400 công việc (chiếm 7,4% tổng việc làm của cả nước) và con số này dự báo sẽ tăng lên 4.574.000 việc làm vào năm 2029. Xuất khẩu tại chỗ chiếm 3,9% tổng xuất khẩu của cả nước tương đương với 229.091 tỉ đồng (9.985 tỉ đô la Mỹ) và dự báo sẽ tăng lên 14,5 tỉ lượt khách quốc tế đến năm 2019. Trong khi đó, năm 2019, tổng tăng trưởng GDP là 7.7% ít hơn năm 2018 nhưng tổng đóng góp của ngành vẫn cao hơn là 536.543 tỉ đồng. Tổng đóng góp việc làm của ngành là 4.951.300 việc làm, chiếm 9,1% tổng việc làm của cả nước. Xuất khẩu tại chỗ là 255.393 tỉ đồng, chiếm 4,4% tổng xuất khẩu của cả nước (WTTC, 2020).
Bảng 3.4. Đóng góp của ngành du lịch Việt Nam đối với nền kinh tế quốc gia
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 |
GDP (tỉ đồng) | 584.884 | 410.008 | 468.291 | 512.796 | 536.543 |
Việc làm (việc làm) | 6.035.500 | 4.003.000 | 4.061.000 | 4.029.400 | 4.951.300 |
Xuất khẩu tại chỗ (tỉ đồng) | 213.389 | 184.811 | 200.843 | 229.091 | 255.393 |
Nguồn: WTTC, 2020; https://www.wttc.org/economic-impact/country- analysis/country-data/
Trong đó, năm 2019 các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam đã đón gần 21 triệu lượt khách du lịch đến và đã mang lại nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế quốc gia. Vịnh Hạ Long đã đạt doanh thu từ du lịch khoảng 1.237 tỷ đồng. Quần thể danh thắng Tràng An doanh thu từ du lịch ước đạt 867,5 tỷ đồng. Quần thể di tích Cố đô Huế doanh thu từ du lịch đạt khoảng 378 tỷ đồng. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng doanh thu từ du lịch đạt 266 tỷ đồng. Khu Di tích Mỹ Sơn doanh thu từ du lịch đạt 61 tỷ đồng. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội doanh thu từ du lịch 11.1 tỷ đồng. Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) doanh thu từ du lịch đạt 2,1 tỷ đồng (VGP, 2020).
Doanh thu của các điểm di sản văn hóa năm
2019 (tỷ đồng)
61
11.1
2.1 50
Vịnh Hạ Long
266
Tràng An
378
1,237
Cố đô Huế
Phong Nha - Kẻ Bàng
867.5
Mỹ Sơn
Biểu đồ 3.5. Doanh thu của các điểm di sản văn hóa năm 2019 (tỷ đồng)
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2020
Phân tích riêng, ở bảng 3.5, Văn Miếu Quốc Tử Giám đóng góp cho ngành 50 tỉ đồng trong năm 2019, tăng trưởng 3,8% so với năm 2018, đóng góp 85 việc làm
biên chế trực tiếp trong khu di tích và hàng ngàn công việc hợp tác, thời vụ gián tiếp bên ngoài.
Bảng 3.5. Đóng góp của du lịch di sản Văn Miếu đối với nền kinh tế quốc gia
Năm | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 |
Doanh thu từ vé tham quan, các hoạt động và công đức (tỉ đồng) | 36,072 | 41,858 | 46,865 | 48,173 | 50 |
Tăng trưởng (%, so với năm trước) | - | 16% | 12% | 2,79% | 3,8% |
Việc làm (việc làm) | 90 | 90 | 90 | 90 | 85 |
Nguồn: Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Báo cáo thường niên (2016-2020)
3.3.3. Các đánh giá của khách du lịch về môi trường tại điểm di sản
Về môi trường
Việt Nam về cơ bản là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, những năm gần đây, do sự tác động của sự hội nhập nền kinh tế toàn cầu, xu hướng công nghiệp hóa, đô thị hóa đã làm cho môi trường, khí hậu Việt Nam bị thay đổi rất nhiều.
Trong cuộc khảo sát “Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch di sản văn hóa” ở các khu di sản với cỡ mẫu là 750, kết quả thu được cho thấy (bảng 3.6), các đánh giá và mức hài lòng của khách du lịch về môi trường ở Việt Nam đạt mức trung bình. Cụ thể: Có 74.1% du khách đồng ý rằng có nhiều cây cối, bóng mát ở các điểm di sản, 60.0% đồng ý các di sản nguyên sơ, gần với thiên nhiên, 52.6% du khách đánh giá đánh giá môi trường là sạch sẽ, trong lành và 45.7% du khách đánh giá ý thức của người dân bản địa về bảo vệ môi trường là cao (xem thêm Phụ lục 3.1).
Con số 52.6% du khách đánh giá môi trường là sạch sẽ, trong lành đã cảnh báo cho chúng ta rất rõ một điều, môi trường và không khí hiện nay của Việt Nam ở mức không tốt. Điều này lại khá tương đồng với việc chỉ có 45.7% du khách đánh giá về ý thức của người dân về việc bảo vệ môi trường là cao. Bởi nhận thức và hiểu biết của người dân Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường vẫn còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển