Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 3

lịch di sản “dù trong hình thức đi tham quan thắng cảnh ưa thích, các khu di tích lịch sử, tòa nhà hay các di tích khác nó cũng là đi du lịch trải nghiệm trong một ý thức tìm kiếm sự giao thoa với thiên nhiên hoặc là sự cảm nhận phần lịch sử của địa điểm đó (Hall and Zeppel, 1990: 87); Lĩnh vực du lịch đặc biệt ở nước ngoài, dựa trên những hoài niệm về quá khứ và mong muốn được trải nghiệm những thắng cảnh hay hình thức văn hóa. Nó bao gồm đi dự các lễ hội, sự kiện văn hóa, đến tham quan các địa danh hay các khu di tích, đi nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa dân gian hay nghệ thuật của các cuộc hành hương (Hall and Zeppel, 1992). Các chuyến thăm của những người đến từ bên ngoài nơi chốn của cộng đồng địa phương được thúc đẩy bởi hầu hết hoặc một phần của sự quan tâm thích thú với lịch sử, nghệ thuật, khoa học hay lối sống – cái gọi là di sản của cộng đồng, khu vực, nhóm hay tổ chức (Lord, 1999). Khái niệm về du lịch văn hóa gồm một loạt các quan điểm lớn thể hiện đầy đủ các biểu lộ hay ấn tượng của con người mà những du khách thực hiện để trải nghiệm các di sản, nghệ thuật, lối sống… từ những con người sống tại những điểm đến văn hóa. Du lịch di sản thường được coi là du lịch văn hóa (Nzama, et al., 2005).”

János Csapó, (2012) cho rằng du lịch di sản là một trong những kiểu hình của du lịch văn hóa với các hoạt động và sản phẩm du lịch như DSVH và thiên nhiên (rất gần với thiên nhiên hay các hoạt động du lịch sinh thái), các sản phẩm hữu hình như các tòa nhà di sản, khu kiến trúc di sản, các DSVH thế giới, các khu lưu niệm lịch sử quốc gia; các sản phẩm vô hình như văn hóa, nghệ thuật, truyền thống; các khu DSVH như bảo tàng, nhà trưng bày, thư viện, nhà hát, các điểm sự kiện hay các khu lưu niệm gắn với những con người lịch sử.

Du lịch Di sản giống như “đi du lịch để trải nghiệm những địa điểm, di tích, di vật và các hoạt động mà chúng mô tả một cách chân thực về những câu chuyện và con người ở trong quá khứ” và “du lịch Di sản bao gồm văn hóa, lịch sử và tài nguyên thiên nhiên” (The National Trust for Historic Preservation, Hoa Kỳ). Hay “DLDSVH bao gồm việc đến thăm những nơi có ý nghĩa đối với bản sắc văn hóa trong quá khứ hay hiện tại của một nhóm người cụ thể”, “DLDSVH là ứng dụng phối hợp và tương hỗ lẫn nhau giữa các nguồn tài nguyên di sản, văn hóa và du lịch nhằm cải thiện chất lượng chung của đời sống cộng đồng” và “những người đi

DLDSVH trải nghiệm các văn hóa khác nhau và nghiên cứu về quá khứ nhưng họ thực hiện điều đó với vai trò là người đi du lịch chứ không phải là chuyên gia” (PLC, Cultural Heritage Tourism, 2014, trang 8). Theo Jascha M. Zeitlin; Steven

W. Burr, A Heritage Tourism Overview (Tổng quan Du lịch Di sản), 2011: “Du lịch di sản là du lịch tập trung vào khía cạnh lịch sử và DSVH. Nó bao gồm các sự kiện và lễ hội cũng như là các khu di tích và các địa điểm tham quan/ địa điểm du lịch có liên quan đến con người, lối sống và các truyền thống trong quá khứ”.

Lê Thị Thanh Huyền (2020) cho rằng “Du lịch Di sản văn hóa là một kiểu hình du lịch cho những trải nghiệm và kiến thức thực tế về tất cả những gì thuộc về quá khứ có liên quan đến sự sống của con người hay các hoạt động vật chất và tinh thần của con người. Nó là sự kết nối những ý niệm ở thực tại với những gì đã diễn ra trong quá khứ tạo nên những cảm xúc trân trọng, tự hào và biết ơn về các giá trị của quá khứ đã đi qua”.

1.2.2. Về tiềm năng và cơ hội của Du lịch di sản văn hóa

Destination BC Corp., Cultural and Heritage Tourism Develoment (2014) đã đặt câu hỏi “Tại sao DLDSVH bây giờ lại rất phổ biến? Câu trả lời nằm ở nhu cầu của thị trường cho loại hình du lịch này và lợi ích mà nó mang lại cho cộng đồng.” Một số đặc điểm chính khiến DLDSVH trở thành cơ hội để phát triển kinh tế bền vững như (1) Ảnh hưởng của thị trường, du khách quan tâm đến DLDSVH có xu hướng có tiền và sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn, sau khi mua sắm và ăn uống, các hoạt động thuộc về DSVH có tỉ lệ tham gia cao nhất trong tất cả các hoạt động du lịch khác; (2) Xu hướng nhân khẩu học, thời kỳ hoàng kim của những hoạt động du lịch phiêu lưu như chèo thuyền, trượt tuyết, đi bộ đường dài… của những năm sau Thế chiến thứ 2 nay đã trở nên “lão hóa” theo hồ sơ nhân khẩu học và nhu cầu của những du khách đã thay đổi; (3) Xu hướng nhập cư, mà quốc gia Canada là một ví dụ cụ thể, có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu du lịch. Những người sinh ra và lớn lên trong các khu vực thành thị (thường là dân nhập cư), thường không tiếp xúc với các hoạt động ngoài trời, nên hoặc các hoạt động ngoài trời có sức hấp dẫn hạn chế khiến cho cánh cửa đến với DLDSVH hấp dẫn hơn và phù hợp hơn với những mong muốn của họ như sự trải nghiệm ẩm thực ở các vùng miền khác, văn hóa nghệ thuật hay phong cách lối sống ở những nền văn hóa khác nhau; (4) Xu hướng

kinh tế, du lịch là một ngành rất năng động. Ngành du lịch toàn cầu đã phải định hình và thích nghi để đáp ứng lại nhu cầu của các lực lượng kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến doanh thu của ngành và buộc ngành phải suy nghĩ lại về thị trường và nhu cầu thay đổi đối với các sản phẩm du lịch. DLDSVH cũng là một cách để tăng thêm các sản phẩm du lịch để đáp ứng cho thị trường thay đổi ngày nay.

Marianne Lehtimaki, Cultural Heritage and Tourism: Potential, Impact, Partnership and Governance (2008): Tác giả Lehtimaki thu thập, phân tích và tổng hợp các tư liệu nghiên cứu, các bài viết từ các chuyên gia về du lịch, khảo cổ học, DSVH… như Helena Edgren, Mike Robinson, Torunn Herje… Cuốn sách tập hợp các nghiên cứu cho thấy tiềm năng về DLDSVH là vô cùng to lớn và ngày càng phát triển. DLDSVH phát triển từ các thành phố văn hóa như Paris, Athens, Riga, Krakow…từ các bảo tàng, nhà lịch sử, thánh đường… các địa điểm văn hóa, các nghi thức, các lễ hội… Ảnh hưởng của DSVH đối với du lịch là vô cùng lớn, nó có tác động lớn làm thay đổi nền kinh tế của một quốc gia cũng như nền kinh tế của toàn cầu. DSVH và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự hợp tác lâu dài và bền vững. Điều này kéo theo việc quản trị DLDSVH phải rất quy mô, có hệ thống, có sự liên kết chặt chẽ trong tổng thể ngành du lịch nói chung. Cuốn sách là nguồn tài liệu quý giá đối với các nhà phân tích kinh tế du lịch, các chuyên gia, các doanh nghiệp, tổ chức khai thác kinh doanh du lịch. Tư liệu cho thấy DSVH và du lịch có mối liên kết rất chặt chẽ và kinh nghiệm thực tiễn các nước trên thế giới có vai trò dẫn đường, rất quan trọng đối với Việt Nam. Các nghiên cứu chưa đề cập đến Việt Nam, do đó, sẽ là khoảng trống để các nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu trường hợp Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

PLC, Cultural Heritage Tourism (2014) nói rằng “du lịch không còn đơn giản là du lịch nữa. Nó đã trở thành một hình thức liên kết phát triển, giải trí và kết nối gia đình xảy ra xung quanh khuôn khổ của những địa điểm tham quan nhưng không nằm trong một khu phố thường ngày của bạn. Đó là lối sống, phát triển kinh tế, giá trị gia đình. Đó là khám phá về bản thân, cả về thể chất lẫn trí tuệ”. Sự thay đổi lớn từ việc thư giãn sang việc tự khám phá bản thân được phản ánh trong sự bùng nổ của những lựa chọn của thị trường trong ngành công nghiệp du lịch. Được biết đến

rộng rãi hơn thường là du lịch mạo hiểm, du lịch tôn giáo, du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch giáo dục. Tuy nhiên, DLDSVH là một trong những thị trường đặc biệt phát triển nhanh nhất trong ngành du lịch hiện nay.

Kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam - 3

Tóm lại, các nghiên cứu cho thấy tiềm năng và cơ hội phát triển DLDSVH trong ngành du lịch toàn cầu nói chung, các quốc gia giàu có hay có tiềm năng về DSVH nói riêng, là vô cùng to lớn và hứa hẹn rất nhiều các giá trị, các lợi ích mà nó mang lại không chỉ về phương diện phát triển kinh tế cho quốc gia, vùng/ miền địa phương đó mà còn ở nhiều phương diện khác như xã hội, chính trị, giáo dục, hay đơn giản là niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc.

1.2.3. Về vai trò, lợi ích và sự tác động của Du lịch di sản văn hóa

Dallen J. Timothy, Stephen W. Boyd (2006), Heritage Tourism in the 21st Century: Valued Traditions and New Perspectives nói rằng “Du lịch di sản cũng thường được sử dụng để xây dựng lòng ái quốc ở cấp độ trong nước và truyền bá tới du khách quốc tế. Các điểm di sản thường được thể hiện trong sự cố gắng để làm nổi bật lên các đức tính của các ý thức hệ chính trị cụ thể. Ví dụ, ở các nước xã hội chủ nghĩa, các tour du lịch thường bao gồm các chuyến viếng thăm tới các đền thờ hay các tượng đài dành riêng cho các nhà lãnh đạo hay nhà yêu nước vĩ đại của cộng sản. Các tour du lịch cũng bao gồm các chuyến viếng thăm tới trường học, các trung tâm cộng đồng, các nhà máy đặc biệt là các ngôi làng được thiết kế nơi mà những người dân ở đó thường là các diễn viên sinh sống với một lối sống cộng sản lý tưởng hóa. Đây chắc chắn là trường hợp ở Trung Quốc hay các quốc gia theo chủ nghĩa Mác- Lenin ở Đông Âu và là một đặc điểm đặc biệt của du lịch ở Bắc Triều Tiên ngày nay. Các điểm du lịch di sản và sự kiện cũng thường được sử dụng làm công cụ xây dựng chủ nghĩa dân tộc và tinh thần yêu nước của khách du lịch nội địa (McLean, 1998; Cano M. & Mysyk, 2004; Timothy & Boyd, 2006). Chiến trường, nghĩa trang, tượng đài các anh hùng dân tộc và những nơi quan trọng khác trong tinh thần quốc gia là trọng tâm của việc sử dụng di sản đặc biệt này (Chang, 1999; Chronis, 2005; Leong, 1989; Cheung, 1999); Leong, 1989).”

Destination BC Corp., (2014) Cultural and Heritage Tourism Develoment, trang 8 có nói DLDSVH mang lại lợi ích cho các tổ chức điều hành du lịch, khách du lịch, cộng đồng địa phương bao gồm thu nhập kinh tế và việc làm. Trong đó, lợi

ích về kinh tế như việc kiến tạo một đề xuất bán hàng độc đáo. “Trong khi bạn đang đấu tranh để khiến thông điệp của bạn được nhận thấy trong một thị trường đông đúc thì DSVH là công cụ cho phép bạn cung cấp cho khách hàng điều gì đó đặc biệt, điều gì đó mà các nhà marketing thường gọi là một đề xuất bán hàng độc đáo. Khả năng để phân tách các sản phẩm của bạn ra khỏi nhóm sản phẩm khác trong thị trường đó là điều đặc biệt quan trọng trong giai đoạn kinh tế khó khăn, khi mà ngưỡng lợi nhuận là thấp nhất, điều đó cho phép bạn cạnh tranh trên sức mạnh sản phẩm của bạn thay vì phải thâm nhập vào một “cuộc chạy đua dưới đáy” bằng sự cắt giảm giá cả”. Hay “Du lịch bền vững nghĩa là “bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa của thế giới mà vẫn đảm bảo du lịch phát huy được tiềm năng của nó như một công cụ giảm bớt tình trạng nghèo đói”. “Rõ ràng du lịch bền vững rất phù hợp với DLDSVH”. “Du lịch bền vững cũng là một công cụ cho sự thay đổi tích cực như xây dựng ấn tượng văn hóa và cộng đồng vì môi trường mà thu hút cả khách du lịch lẫn cư dân bản địa”. Ngoài ra, một số các lợi ích khác (lợi ích mềm) như xây dựng niềm tự hào trong cộng đồng, khiến cư dân tham gia vào các tổ chức tình nguyện và các hoạt động cộng đồng. Điều này mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần của người dân, mở rộng các nhận thức về tính bền vững, dẫn đến làm giảm tác động môi trường.

Monica Rowland, Menendez versus Mickey: A Study of heritage tourism in Florida (2006) nói “du lịch di sản hứa hẹn nhiều lợi ích nhưng cũng sở hữu nhiều nguy hiểm. Du lịch di sản đóng góp rất lớn cho phong trào bảo tồn lịch sử và cung cấp cho hàng triệu người kết nối hữu hình với lịch sử của chính họ. Nhưng thông qua lịch sử du lịch di sản đã trở thành một mặt hàng tiêu dùng, và do đó, thường được đúc thành hình thức hấp dẫn nhất trước khi được bán cho công chúng du lịch.”

PLC, Cultural Heritage Tourism (2014) nói rằng “DLDSVH cung cấp một cơ hội cho mọi người để được trải nghiệm về văn hóa của họ một cách sâu sắc, cho dù bằng hình thức thăm viếng các điểm du lịch, các địa điểm văn hóa hay lịch sử hoặc bằng cách tham gia vào các hoạt động văn hóa”.

Các nghiên cứu cho thấy vai trò của DLDSVH là rất to lớn không chỉ riêng đối với ngành du lịch nói chung, mà nó có vai trò ở nhiều góc độ khác nhau như vai trò đối với cộng đồng, với quốc gia, hay vai trò là một công cụ phát triển kinh tế của

địa phương/ quốc gia nào đó. DLDSVH mang lại rất nhiều các lợi ích khác nhau, vô hình và hữu hình và nó ngày càng trở nên quan trọng trong xu hướng phát triển kinh tế bền vững. Với các tác động của nó, DLDSVH đang dần trở thành công cụ của rất nhiều các mục đích khác nhau như kết nối cộng đồng, nâng cao niềm tự hào dân tộc, mở rộng kiến thức về việc bảo tồn các DSVH và chắc chắn là công cụ để phát triển kinh tế của bất cứ nơi nào có di sản.

Raymond A. Rosenfeld, Cultural and Heritage Tourism (2008) nói rằng “Du lịch di sản và văn hóa đã trở thành nguồn thu lớn cho nhiều cộng đồng và vùng miền trên toàn cầu. Nó không chỉ tạo công ăn việc làm, mà còn có tiềm năng mang lại doanh thu cần thiết từ bên ngoài cộng đồng địa phương và kích thích nền kinh tế địa phương vượt ra khỏi năng lực của người dân địa phương đó”.

1.2.4. Về các yếu tố thành công của hoạt động du lịch di sản văn hóa

Destination BC Corp., (2014: 54) Cultural and Heritage Tourism Develoment nói “Một khi đã phát triển được các trải nghiệm DLDSVH, bước tiếp theo để đảm bảo nó tiếp tục được thành công đó chính là việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cải thiện các sản phẩm khi cần thiết. Sự đảm bảo thành công liên tục yêu cầu sự theo dõi và đánh giá theo chu kỳ của quy trình chương trình. Đánh giá chương trình đo lường mức độ sự hài lòng của khách du lịch và hiệu quả của việc cung cấp các sản phẩm có thể được sử dụng như một công cụ để đánh giá các sáng kiến marketing, theo dõi liệu nó có đang thay đổi”.

Jascha M. Zeitlin; Steven W. Burr (2011) nghiên cứu A Heritage Tourism Overview nhắc lại bốn bước và 5 nguyên tắc đảm bảo thành công cho ngành du lịch Di sản của NTHP (The National Trust for Historic Preservation). Bốn bước đó là:

(1) Đánh giá tiềm năng của vùng về cả phương diện thu hút du khách lẫn sự hỗ trợ khách du lịch và cung cấp dịch vụ liên quan theo yêu cầu của khách du lịch (như sự hiện diện của các di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên, các sự kiện, chỗ ở, thực phẩm, các loại dịch vụ khác, có đủ cơ sở hạ tầng, sự hiện diện của các tổ chức của vùng/ địa phương có vai trò trong việc phát triển du lịch di sản hay cả phương diện tiếp thị cho vùng/ địa phương. (2) Lập kế hoạch và tổ chức để thu hút cộng đồng và các doanh nghiệp tham gia du lịch di sản là điều rất quan trọng. Đặc biệt là các cá nhân tham gia trong ngành du lịch, ngân hàng, các doanh nghiệp đang làm hoặc có khả

năng hỗ trợ về du lịch (thực phẩm, chỗ ở…). Chính quyền địa phương hay các tổ chức ở cấp cao hơn như tiểu bang, liên bang, quốc gia đều đóng vai trò hỗ trợ quan trọng cho du lịch di sản. Một kế hoạch tài chính tốt là điều rất cần thiết để tạo ra tiềm năng những người ủng hộ tài chính hay các đối tác tham gia vào dự án. (3) Chuẩn bị, bảo tồn và quản lý, một kế hoạch dài hạn là điều thiết yếu cho. (4) Marketing cho sự thành công, một kế hoạch chi tiết cũng rất quan trọng để marketing thành công về cộng đồng, địa phương tới khác du lịch di sản. Để gia tăng nhận thức của cộng đồng, điều cần thiết là kết nối và phát triển mối quan hệ với báo chí hay tạo nên ý thức cộng đồng của vùng như là một điểm đến du lịch di sản. Năm nguyên tắc như sau: Hợp tác; Tìm kiếm sự phù hợp; Kiến tạo các chương trình và khu di tích trở nên sống động; Tập trung vào chất lượng và tính chân thực của di sản; Bảo tồn và bảo vệ.

Kaitlin Brooke Mcshea (2010) nghiên cứu Critical Success Factors for cultural heritage tourism operation đã đưa ra một danh sách gồm tám yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với các hoạt động DLDSVH đó là: (1) Đánh giá tiềm năng DLDSVH: tiến hành kiểm kê tất cả các tài nguyên về di sản và con người, khám phá và đánh giá những gì sẽ khiến cho khách du lịch đến tham quan; (2) Thiết lập các Nội dung và mục tiêu rõ ràng: xác định các kỳ vọng, nội dung, mục tiêu của cộng đồng thông qua các cuộc thảo luận và cuộc họp công khai, xác định các mục tiêu và nội dung phải thực hiện để bắt đầu một quy trình lập kế hoạch chiến lược; (3) Lập Kế hoạch chiến lược: là giai đoạn quan trọng của quá trình phát triển DLDSVH, Kế hoạch chiến lược phải bao gồm cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn và phải đáp ứng được các nhu cầu của người dân và khách du lịch trong khi phải bảo tồn tính toàn vẹn của khu di tích hay địa điểm có di tích về cả tính lịch sử lẫn văn hóa và cả sự nhạy cảm đối với môi trường tự nhiên; (4) Quản lý và bảo tồn Tài nguyên Di sản: Lập kế hoạch quản lý cho các di tích lịch sử và các điểm tham quan thiên nhiên để bảo tồn tài nguyên di sản cho các thế hệ tương lai mà không cần phải có quá nhiều sự giám sát và bỏ qua các cách tiếp cận kinh doanh, thuyết minh về các tài nguyên di sản cần phải được bao gồm trong quản lý di sản; (5) Các bước chuẩn bị cho du lịch: bất cứ một khu di tích, cộng đồng hay một vùng đều phải chuẩn bị cho hoạt động du lịch với tất cả các cấp khác nhau bao gồm phát triển hệ thống khách sạn,

dịch vụ ẩm thực, tiện ích đầy đủ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng như cảnh sát, an toàn cháy nổ hay sự bảo vệ ở các khu vực của tài nguyên di sản. Quá trình này thường được thực hiện và hoàn thiện theo từng giai đoạn. (6) Bảo tồn sự thật (tính xác thực): Trong suốt quá trình lập kế hoạch từ ban đầu cho đến phát triển DLDSVH, cần phải nỗ lực để duy trì tính xác thực hay cái gọi là “ý thức về di sản”. Yếu tố này sẽ tạo nên sự độc nhất của di sản và sẽ khiến cho khách du lịch hướng tới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tính xác thực và các kinh nghiệm giải trí sẽ khiến cho các chương trình DLDSVH thành công. Tính xác thực có thể tồn tại về mặt vật thể cũng có thể thông qua các thuyết minh hay diễn giải; (7) Marketing hiệu quả: áp dụng một chiến lược marketing hiệu quả là điều cần thiết trong việc thu hút và cạnh tranh đối với khách du lịch. Có nhiều cách để thực hiện điều này và ví dụ như những điều này đã được thảo luận trong phần nghiên cứu điển hình SCNHC và chương 5 của công trình nghiên cứu này; (8) Tạo dựng các quan hệ đối tác và các gói sản phẩm: đối với sự thành công trong dài hạn và nguồn lực về tài chính thì việc thiết lập và tạo dựng các quan hệ đối tác là rất cần thiết. Việc phát triển các loại hình khác nhau của các “sản phẩm du lịch” hay là các trải nghiệm cũng rất quan trọng, cùng với việc đóng gói tất cả các sản phẩm theo một cách như vậy để tối đa hóa tiềm năng kinh tế. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị ứng dụng cao đối với việc thiết lập một kế hoạch cho DLDSVH Việt Nam.

Michael Hughes và Jack Carlsen, The business of cultural heritage tourism: critical success factors khám phá các yếu tố thành công quan trọng (Critical Success Factors - CSFs) cần thiết cho các hoạt động DLDSVH và cách chúng liên hệ với trọng tâm thương mại là gì. Nghiên cứu cho thấy sự không hài hòa giữa việc bảo tồn tính xác thực và vấn đề kinh doanh (thương mại) được nhìn nhận như một yếu tố sẽ làm xóa mòn đi tính xác thực, có khả năng làm giảm đi chất lượng và sự thành công cuối cùng của sản phẩm du lịch. Các nhà điều hành và và quản lý ở các tổ chức DLDSVH ở Úc đã được phỏng vấn về việc đạt được các CSFs. Nghiên cứu đã đưa ra 9 yếu tố kinh doanh thành công của DLDSVH dựa trên các nghiên cứu đã công bố trước đây. Và 6 trong 9 các yếu tố đã được xác định từ các tài liệu, phản hồi phỏng vấn, phần lớn là các định hướng bao gồm: Các nội dung thích hợp và khái niệm rõ ràng về DLDSVH, Kế hoạch tài chính, Kế hoạch Marketing, Nghiên

cứu thị trường, Quản trị nguồn nhân lực, Kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu này không chỉ làm rõ về du lịch sản văn hóa về mặt cơ sở lý luận mà còn đưa ra các minh chứng thực tiễn cho các hoạt động du lịch sản văn hóa ở nước Úc.

Raymond A. Rosenfeld, Cultural and Heritage Tourism (2008) cho rằng có rất nhiều điều kiện và nguồn lực cần thiết để thành công. Tuy nhiên tác giả làm nổi bật một số điều kiện thiết yếu là: (1) Các chương trình và địa điểm DSVH phải là thật. Mỗi cộng đồng cần phải nhận ra rằng DLDSVH là một liên doanh cạnh tranh. Khách du lịch có nhiều lựa chọn và có thể chọn lọc. Điểm chính là bản chất thực sự của chương trình và điểm di sản – sự liên kết của nó tới các sự kiện/ thời kỳ lịch sử, con người và văn hóa. Cần phải kể lại câu chuyện để thu hút khách du lịch, cho họ cảm giác thích thú, cảm kích và hiểu biết. Các khu vực di sản cần phải được phát triển và khôi phục. (2) Khu vực dành cho khách du lịch với các thông tin về khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận chuyển cũng như các điểm tham quan chính dành cho các cá nhân và gia đình cần rõ ràng, cụ thể. (3) Điều phối các bên liên quan: du lịch, phát triển kinh tế, kế hoạch, phát triển hạ tầng. (4) Marketing: phát triển sản phẩm, hỗ trợ đặt mục tiêu tới khách hàng, xác định và phát triển thị trường thích hợp. Chương trình DLDSVH phải được phát triển và triển khai thực hiện với một kế hoạch tiếp thị tinh vi. Nỗ lực này phải dựa trên các nghiên cứu về sự quan tâm của những khách hàng tiềm năng và các liên kết với các cơ hội phát triển của địa phương. Mỗi một cộng đồng cần phải phát triển một thương hiệu riêng của mình và “bán” nó trên các trang web, quảng cáo, hay các công cụ marketing khác. (5) Phát triển các cơ sở hạ tầng thiết yếu: khách sạn, giao thông, năng lực của chính quyền và các tiện nghi. Thành công cuối cùng là thu hút được nhiều khách du lịch tới cộng đồng, khiến họ ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơn. Điều này có nghĩa là tất cả mọi chuyến đi của khách du lịch đều phải thú vị do vậy, sự kích thích phát triển về các dịch vụ hay thuận lợi trong việc đi lại đều vô cùng cần thiết. Và danh tiếng của cộng đồng cần đến cả sự hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

Các nghiên cứu đều đưa ra những yếu tố ảnh hưởng hay tạo nên sự thành công của DLDSVH và những đặc trưng khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, tựu trung lại có những đặc điểm chính là nền tảng của sự thành công là đánh giá tiềm năng về khách du lịch (nhu cầu của thị trường), tiềm năng về nguồn tài

nguyên di sản, hệ thống các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch, hệ thống giao thông hay phương tiện vận chuyển, hệ thống quảng bá thông tin (giúp cộng đồng tiếp cận thông tin về di sản).

1.3. Các nghiên cứu thực tiễn kinh doanh du lịch di sản văn hóa tại một số quốc gia

Ebru Gunlu, Kamil Yagcı và Ige Pırnar, Preserving cultural heritage and possible impacts on regional development: Case of İZMİR (2015): đây là bài nghiên cứu của nhóm các tác giả với mục đích xác định xem có mối liên kết nào giữa DLDSVH và sự phát triển khu vực hay không. Các tác giả đã sử dụng phương pháp định tính với các cuộc phỏng vấn thành viên thuộc các cơ quan chính phủ cũng như các đại diện hàng đầu của ngành du lịch. Kết quả nghiên cứu cho thấy DSVH là một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với sinh kế và tính bền vững của khu vực có các điểm đến du lịch. DSVH bao gồm rất nhiều khía cạnh từ các giá trị văn hóa- xã hội cho đến các di tích lịch sử và lịch sử cổ xưa. Izmir là trường hợp được đề cập đến trong bài nghiên cứu này. Izmir có DSVH với lịch sử hơn 8000 năm. Điều quan trọng ở đây là phải bảo tồn di sản này như một kho báu. Izmir đang thiếu một chính sách và quy trình có hệ thống để bảo vệ và quảng bá nhằm mục tiêu phát triển bền vững di sản sản của Izmir. Nghiên cứu đã đưa ra một số các phương pháp để khiến cho Izmir có thể trở thành một trung tâm du lịch như thành lập các trung tâm giáo dục, cung cấp các cuộc họp thông tin, áp dụng các quy tắc quảng bá một số các giá trị như ẩm thực Aegean, thủ công mỹ nghệ hay DSVH, Một trong những giai đoạn quan trọng nhất đó là Izmir gặt hái được từ Hội chợ triển lãm quốc tế Expo 2015. Đồng thời, sự hợp tác của chính phủ, cộng đồng, các trung tâm giáo dục, các đơn vị tư nhân và các tổ chức dân sự sẽ là điều rất quan trọng để biến Izmir thành một trung tâm đầy bản sắc.

José G. Vargas-Hernández, A normative model for sustainable cultural and heritage tourism in regional development of Southern Jalisco (2012) đã đề xuất một mô hình quy phạm để xác định tiềm năng du lịch văn hóa ở các đô thị bao gồm cả vùng 6 thuộc bang Jalisco, bị giới hạn về lãnh thổ ở phía Nam Jalisco, Mexico. Nghiên cứu sử dụng các tư liệu thứ cấp để xác định nhu cầu thị trường về du lịch văn hóa ở Mexico, sự tăng trưởng hay các tác động kinh tế của du lịch, các điểm

đến du lịch hay là các hệ thống điều hành kinh doanh du lịch văn hóa Mexico. Nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích SWOT để xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của du lịch của khu vực từ đó đưa ra một số các phương pháp như: thiết kế các tour du lịch vòng quanh miền Nam Jalisco như “Những bước chân trong miền đất của các Nghệ sĩ lớn”, tour “Thành phố bên bờ sông Rivera”, “bữa tiệc vĩnh cửu”… Nghiên cứu còn đưa ra các mục tiêu phát triển KDDLDSVH như: cải thiện những phối hợp của các thành tố tham gia vào các hoạt động của các chương trình phát triển, marketing, tham gia vào việc bảo tồn và nâng cao các giá trị DSVH trong khu vực; cải thiện cơ chế đào tạo nguồn nhân lực; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các dịch vụ tạp hóa mở rộng thêm cho hệ thống, tăng cường các hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp với các tổ chức bảo tồn; khuyến khích các công ty cung cấp thông tin cho khách du lịch về các hoạt động văn hóa tại các điểm du lịch và thiết lập các chương trình nhận thực về việc bảo vệ di sản và tôn trọng phong tục tập quán của địa phương…

Karren El Beyrouty và Andrew Tessler, The Economic Impact of the UK Heritage Tourism Economy (Tác động kinh tế của nền kinh tế du lịch Di sản Anh quốc): Nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận tác động kinh tế (tiếp cận từ trên xuống nhằm kiểm tra tổng chi tiêu cho du lịch và phần phân bổ vào du lịch di sản; tiếp cận từ dưới lên nhằm khảo sát chi tiêu thực tế của du khách được coi là đi du lịch di sản); và phương pháp tính toán với trọng tâm là du lịch Di sản. Du lịch Di sản đã tác động mạnh trực tiếp và đóng góp lớn vào nền kinh tế Anh quốc với GDP kinh tế di sản là 5,1 tỷ bảng Anh, 134.000 việc làm trong ngành du lịch di sản và 253.000 việc làm riêng du lịch di sản thiên nhiên; Tác động gián tiếp và kích thích các hoạt động khác cụ thể như: GDP từ du lịch di sản trực tiếp và gián tiếp đạt 11,2 tỷ bảng Anh (với di sản thiên nhiên là 21,1 tỷ), tạo nên 267.000 việc làm (505.000 việc làm đối với du lịch di sản thiên nhiên). Tổng toàn bộ tác động trực tiếp và gián tiếp tạo nên 742.000 việc làm. Nghiên cứu cho thấy du lịch di sản có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia, do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển và thay đổi nền kinh tế bằng việc phát triển du lịch di sản (bao gồm văn hóa và thiên nhiên như trường hợp Anh quốc). Nghiên cứu đưa ra phương pháp tiếp cận tác động kinh tế (từ trên xuống và từ dưới lên) khi áp dụng trường hợp Việt Nam, có thể sẽ

đưa ra một kết quả khả quan cho việc phát triển du lịch di sản của Việt Nam trong tương lai.

NJHTTF, Linking Our Legacy to a New Vision – A Heritage Tourism Plan for New Jersey (2010): Đây là bản kế hoạch mà nhóm NJHTTF đưa ra nhằm giúp DLDSVH phát triển mạnh ở New Jersey. Kế hoạch này gồm có bốn chiến lược chính để trả lời cho các câu hỏi: Tại sao nó lại quan trọng? Nên phải làm gì? Các chiến lược như sau: (1) Phát triển hệ thống quản lý và quan hệ đối tác nhằm hỗ trợ và ủng hộ cho ngành DLDSVH ở New Jersey: Phát triển một mạng lưới vận động chính sách; Tạo Hội đồng Du lịch di sản liên bang New Jersey; Phối hợp các hỗ trợ giữa các cơ quan quản lý thành phố, các quận và quốc gia; Mở rộng và tận dụng các nguồn lực từ Chương trình Du lịch Di sản New Jersey thông qua các quan hệ đối tác quan trọng; Gia tăng doanh thu từ hoạt động Discover NJ History license plates; Triển khai hệ thống đánh giá hiệu suất; Đầu tư vào các tiện ích cho khách du lịch, thông dịch viên và các chương trình dành cho khách du lịch; Xem lại các chính sách thuế của khách sạn/ nhà nghỉ để gia tăng quỹ vốn cho du lịch, lịch sử và nghệ thuật.

(2) Phát triển các sản phẩm di sản và cơ sở hạ tầng: Cung cấp trợ lý về kỹ thuật và hướng dẫn cho các khu di tích; Xây dựng mạng lưới mạnh mẽ về di tích lịch sử; Giúp các khu di tích luôn sẵn sàng đón tiếp khách du lịch; Hỗ trợ triển khai Kế hoạch Cao cấp Wayfinding của New Jersey, được phát triển bởi Celebrate NJ.; Phát triển Chương trình đánh dấu lịch sử toàn tiểu bang. (3) Làm nổi bật các di sản quốc gia như là trung tâm cho các di sản: Khảo sát và đánh giá các di sản quốc gia đối với sự sẵn sàng của khách du lịch; Thành lập một Quỹ hoặc Tín quỹ; Cải thiện công việc marketing du lịch di sản với việc gia tăng nguồn tài trợ; Gia tăng nhân lực ở khu công viên và khu di tích lịch sử và cung cấp đào tạo bổ sung; Phát triển các chương trình thuyết minh mới; Xây dựng và duy trì các quan hệ đối tác có ý nghĩa.

(4) Xây dựng hệ thống mạng lưới marketing mạnh mẽ: Xây dựng niềm tự hào cộng đồng và khuyến khích sự tham gia của địa phương; Khuyến khích cộng đồng đăng cai tổ chức Chiến dịch Staycation; Tạo một Chương trình Mở cửa toàn bang; Khuyến khích và hỗ trợ các chương trình giáo dục về di sản; Phát triển bộ Công cụ du lịch di sản cộng đồng; Chỉ định một thành viên như là một điều phối viên du lịch di sản trong Cơ quan Du lịch và Lữ hành New Jersey; Sử dụng các thuyết minh/ các

chủ đề để làm quảng bá. Đây là một Kế hoạch rất quan trọng và đầy đủ, có giá trị rất lớn cho các tổ chức DLDSVH ở New Jersey. Việt Nam cần phải sử dụng và học tập kinh nghiệm của New Jersey nếu muốn đạt được các kết quả tốt đẹp trong ngành DLDSVH.

Ricardo Nuđez Fernandez, Module 2: Tourism Management in Heritage Sites: Đây là một tài liệu đào tạo dài hạn thuộc Chương trình Xây dựng Năng lực Caribê (CCBP) tập trung vào vấn đề quản lý DSVH và nhằm tạo ra mạng lưới các chuyên gia về di sản. Tài liệu đào tạo đưa ra khá đầy đủ các vấn đề về du lịch như các khái niệm về du lịch, các sản phẩm du lịch, nguồn tài nguyên du lịch và các điểm thu hút du lịch; phân tích các tác động của du lịch và sự liên hệ giữa du lịch, nền kinh tế và sự phát triển bền vững. Chương trình đào tạo phân tích tổng quan tình hình du lịch của vùng biển Caribê và sẽ cung cấp cho các thành viên tham gia đào tạo các công cụ, kinh nghiệm thực tế và lý thuyết, các yếu tố thảo luận để tạo nên sự cộng sinh giữa di sản và du lịch bền vững. Đây là một tài liệu tham khảo rất tốt cho Việt Nam trong các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các hoạt động trong ngành du lịch.

Herrin, Shelby R. (2015), Application of Heritage Tourism Development Frameworks to Jenkins County, Georgia, bài viết áp dụng mô hình FTS của C.A.Gunn (1988) là khung lý thuyết trình bày năm thành tố quan trọng cấu thành một hệ thống du lịch nói chung và Lý thuyết Tương tác (Jamal & Getz, 1995); Phương pháp điều tra đánh giá thị trường Millen, Phương pháp phỏng vấn sâu khách du lịch đến tiểu bang Georgia. Nghiên cứu chứng minh Millen và Jenkins có đủ các điều kiện và khả năng để phát triển du lịch dựa trên các yếu tố: tiềm năng thị trường rất lớn (7000 người lái xe qua Millen mỗi ngày); điểm du lịch đầy cuốn hút (nhà thờ Baptist lâu đời nhất trong tiểu bang, những trại giam từ thời Nội chiến, công viên tiểu bang Georgia…); giao thông thuận lợi (có cao tốc, sân bay, đường sắt), hệ thống các dịch vụ du lịch (cửa hàng lưu niệm, khu ăn uống…). Nghiên cứu phân tích rõ tiềm năng phát triển Du lịch Di sản ở Jenkins, Georgia đồng thời có sự liên kết với các tiểu bang khác. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến một thành tố quan trọng là thành tố Ổn định chính trị (Political Stabilitty). Điều này sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo khi ứng dụng mô hình của Gunn.

Xing Huibin, Azizan Marzuki, Arman Abdul Razak (2012), Protective development of cultural heritage tourism: The case of Lijiang, China nói rằng “Du lịch được coi là con dao hai lưỡi, điều này bao gồm cả DLDSVH. Bên cạnh sự phát triển du lịch, sự tăng trưởng về kinh tế thì những nguy cơ về sự ảnh hưởng, áp lực xảy ra đối với môi trường, nguy cơ mất mát những truyền thống, áp lực từ đám đông du khách cũng như sự di cư miễn cưỡng của cư dân địa phương.” Với rất nhiều các lí do, bài báo này nghiên cứu để phát triển sự bảo vệ, bảo tồn của ngành du lịch di sản đối với DSVH tại phố cổ Lệ Giang, Trung Quốc. Bài viết rất sâu sắc với các lý thuyết về các mô hình phát triển bảo vệ DLDSVH, trong đó, các tác giả đã thiết kế một mô hình phát triển bảo vệ di sản dành cho Lệ Giang. Mô hình gồm có ba phần: hỗ trợ, tham gia và cân bằng và giả định rằng khái niệm Phát triển bảo vệ phải trải qua toàn bộ quá trình phát triển DLDSVH là Lập kế hoạch, Đầu tư, Phát triển, Công nghiệp hóa, Quản lý và nâng cấp các quy trình. Nếu tất cả các yếu tố liên quan này thỏa mãn cơ chế phân phối lợi ích thì việc phát triển bảo vệ DSVH ứng dụng cho phố cổ Lệ Giang là khả thi. Đây là một tư liệu mang tính thực tiễn và có thể tham khảo ứng dụng cho việc phát triển bảo vệ DLDSVH ở các điểm di sản của quốc gia Việt Nam.

1.4. Đánh giá chung và hướng nghiên cứu của luận án

1.4.1. Đánh giá chung về các kết quả của các công trình khoa học trước luận án

Các công trình nghiên cứu khoa học đều rất sâu sắc, đầy đủ và rõ nét về ngành du lịch nói chung, các ngành hẹp, các vấn đề liên quan đặc biệt là về kinh doanh DLDSVH nói riêng. Không chỉ về mặt lý thuyết mà cả về ứng dụng thực tiễn, các nghiên cứu đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu, minh chứng và đã đưa ra các kết quả nghiên cứu có tính khoa học và ứng dụng thực tiễn rất cao. Các nghiên cứu đều là những tài liệu khoa học quý báu không chỉ đối với các quốc gia trên thế giới mà đặc biệt là đối với Việt Nam.

Một số các nghiên cứu có áp dụng khung lý thuyết là mô hình FTS (Hệ thống Các chức năng Du lịch) của C.A. Gunn để phân tích tiềm năng và thực trạng khai thác DLDSVH tại một địa điểm nào đó, tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đề cập đến vấn đề KDDLDSVH ở Việt Nam:

- Chủ đề DLDSVH tại Việt Nam chưa được đặt vấn đề Tiềm năng và thực trạng kinh doanh du lịch di sản văn hóa ở Việt Nam như thế nào?

- Sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ DLDSVH nói chung ở Việt Nam ra sao?

- Các giải pháp nào thúc đẩy kinh doanh DLDSVH cụ thể áp dụng cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam?

- Thực trạng KDDLDSVH ở điểm di sản văn hóa Phố cổ Hội An như thế nào? Và các giải pháp nào đóng góp thúc đẩy tốt hơn các hoạt động kinh doanh ở điểm di sản này?

Do đó, nghiên cứu này có hướng sẽ tiếp tục đề cập đến, phân tích, làm rõ các vấn đề nêu trên.

1.4.2. Hướng nghiên cứu của luận án

Khoảng trống trong việc nghiên cứu cơ sở khoa học của KDDLDSVH, mô hình đánh giá sự hài lòng của khách DLDSVH

Các nghiên cứu về cơ sở khoa học của DLDSVH cũng khá phong phú tuy nhiên, cơ sở khoa học và mô hình nghiên cứu về kinh doanh DLDSVH khá hạn chế. Do vậy, luận án sẽ tập trung nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận và thực tiễn của KDDLDSVH và nghiên cứu phân tích đưa ra các tiêu chí đánh giá về tiềm năng KDDLDSVH và tiêu chí đánh giá thực trạng KDDLDSVH. Từ các tiêu chí này, có thể đề xuất các mô hình đánh giá tiềm năng và thực trạng của KDDLDSVH ở các nghiên cứu sau.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều các mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ nói chung, nhưng chưa có mô hình nào đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ DLDSVH. Sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ tại các điểm DSVH chính là một trong những yếu tố quan trọng và then chốt để đánh giá thực trạng của việc kinh doanh DLDSVH tại các điểm DSVH. Do vậy, nghiên cứu này sẽ thiết kế và đưa ra mô hình đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ du lịch tại các điểm DSVH ở Việt Nam. Qua đó, sẽ đánh giá được thực trạng kinh doanh DLDSVH ở Việt Nam nói chung.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/04/2022