Khát Khao Bình Đẳng, Bình Quyền Về Giới

tay lúc về già là đánh đổi của bao tháng năm tuổi trẻ. Được ngồi bên nhau khi da mồi, tóc bạc; ngắm nhìn những sợi cước bay bay; bà giữ tay ông “cạo đi những sợi râu” thật là cảm giác viên mãn. Đó chính là thành công trong hôn nhân. Trong suốt quãng đời bên nhau, vợ chồng đã chăm sóc nhau, trải qua hạnh phúc buồn vui cùng nhau:

“Em sẽ đón anh mỗi chiều bằng canh ngọt cơm lành Hoặc anh sẽ đón em về nhà bằng món gì không sao ăn nổi Nhưng em sẽ vẫn mỉm cười và không buộc tội

Một người đã vì em mà rất chân thành”

(Mình bên nhau mãi được không anh? – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Hình ảnh người vợ đón chồng bằng bữa cơm ngon hay hình ảnh người chồng mặc tạp dề đứng nơi gian bếp (có thể chồng nấu cơm hơi khô, cá kho hơi mặn…) là những hình ảnh thật đẹp, là biểu tượng của một gia đình ngập tràn hạnh phúc. Người ta nói “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, vậy nên chuyện bếp núc thường là của người vợ. Cũng có khi vợ bận rộn, ốm đau thì việc nhà chồng phải cùng gánh vác. Dù chẳng thể khéo léo, đảm đang như vợ nhưng sự chân thành từ trái tim của chồng đã đủ khiến các cô nàng hạnh phúc.

Người vợ không chỉ chăm sóc chồng mà còn chăm sóc cả gia đình chồng: “Em sẽ thương mẹ chồng còn hơn cả chồng để có người bênh vực Mỗi lúc giận hờn không sợ cô đơn”

(Mình bên nhau mãi được không anh – Phạm Thị Ngọc Thanh)

“Mình sẽ cùng nhau phụng dưỡng bố mẹ anh Em sẽ dành nhiều thời gian tâm tình với mẹ

Chuyện mẹ chồng nàng dâu xưa nay làm bao gia đình sứt mẻ Em sẽ biến thành một tình cảm bền chặt hài hòa

Hạnh phúc đến giản đơn”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 71 trang tài liệu này.

(Nếu… – Lai Ka)

Quan hệ với mẹ chồng luôn khiến các nàng dâu phải đau đầu suy nghĩ. Nữ sĩ Xuân Quỳnh là người đầu tiên nói lời cảm ơn người đã sinh thành, nuôi dưỡng người đàn ông của đời mình bằng thơ:

Ý thức phái tính trong thơ nữ Việt Nam đương đại - 5

“Phải đâu mẹ của riêng anh Mẹ là mẹ của chúng mình đấy thôi

Mẹ tuy không đẻ không nuôi Mà em ơn mẹ suốt đời chưa xong”

(Mẹ của anh)

Đến các nữ sĩ đương đại, lòng biết ơn ấy tiếp tục được thể hiện bằng thi từ. Thơ ca phản ánh rò ràng nhất suy nghĩ của thi nhân. Các cây bút nữ đã đại diện cho tấm lòng người phụ nữ hiện đại luôn mong muốn tạo được một “tình cảm bền chặt hài hòa” với mẹ chồng, luôn hết lòng yêu thương gia đình chồng, cùng chồng chăm lo hai bên nội ngoại.

Trong suốt những năm tháng làm vợ, người phụ nữ hy sinh rất nhiều, họ dành cả tâm sức của mình cho gia đình, chồng, con:

“Bà đã hy sinh mọi thứ vì chồng

Hết lòng chăm con, lo cửa nhà yên ấm Đôi tay bà che mưa che nắng

Gạn hết nỗi buồn riêng, ủ ấm tháng năm dài”

(Tình già – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Sự hy sinh của người vợ không gì đong đếm được. Người phụ nữ “gạn hết nỗi buồn riêng”, giấu đi nỗi nhọc nhằn, vất vả để “cửa nhà êm ấm”. Chồng lúc nào cũng khỏe mạnh tươi vui, các con mỗi ngày thêm khôn lớn là niềm hạnh phúc mà người vợ, người mẹ nguyện đánh đổi bằng tất cả đời mình. Đôi khi trái tim có những phút chòng chành nhưng người vợ lập tức trấn tĩnh lại để quay trở về bên gia đình mình:

“Anh biết không, em cũng thương chồng em nữa Dẫu họ không yêu em nhiều như anh

Dẫu họ khiến bao phen hạnh phúc chòng chành Bao bữa cơm gia đình nguội đi trong chờ đợi”

(Hãy giữ nhau trong lòng thôi – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Người phụ nữ trong bài thơ có một gia đình không ấm êm, một người chồng đôi khi vô tâm, lạnh nhạt, nhiều lần chẳng về nhà để ăn một bữa cơm xum vầy, có khi sa

ngã vào vòng tay ai khác, khiến “hạnh phúc chòng chành”, nhưng người vợ vẫn yêu thương chồng, vẫn thứ tha. Có lẽ vì họ bao dung cho rằng “Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ”. Trái tim người phụ nữ là trái tim nhân hậu, sẵn sàng thứ tha khi người kia biết hối lỗi quay về. Nhờ thế gia đình mới ấm êm, hạnh phúc mới vững bền. Vợ thấy sợ hãi, trống vắng, cô đơn khi chồng không quan tâm yêu thương:

“Đàn bà sợ nhất lúc đàn ông ở nhà mà như đi vắng Không giúp đỡ vợ con dù những việc bình thường”

(Qua tuổi ba mươi – Phạm Thị Ngọc Thanh) Nhưng dù thế nào đi nữa:

“Đàn bà không bao giờ muốn kí vào tờ đơn ly hôn

Nếu như người đàn ông của mình luôn biết cách yêu thương và sẻ chia mọi thứ”

(Qua tuổi ba mươi – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Người phụ nữ luôn tìm cách hàn gắn những vết nứt và chẳng bao giờ muốn đánh mất hạnh phúc của mình. Cho đến cuối cùng, với phụ nữ, gia đình vẫn là trên hết. Dù đôi khi phải rất khó khăn để cân bằng giữa sự nghiệp và hạnh phúc gia đình, có khi phải gác lại công việc để chăm lo cho chồng con, nhưng nếu phải hy sinh nhiều hơn thế, phụ nữ cũng không bao giờ hối hận. Phụ nữ vẫn hằng nhắn nhủ nhau:

“Lấy chồng đi em. Dù nhiều lúc điên lên là thấy hắn dư thừa

(Lấy chồng đi em – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Vì:

“Người phụ nữ cũng cần một người đàn ông như ngôi nhà cần cánh cửa Hạnh phúc là cùng nhen ngọn lửa gia đình”

(Lấy chồng đi em – Phạm Thị Ngọc Thanh)

Hình ảnh so sánh “người phụ nữ cần một người đàn ông như ngôi nhà cần cánh cửa” là một liên tưởng độc đáo, sâu sắc. Người phụ nữ như ngôi nhà và đàn ông là cánh cửa. Ngôi nhà sẽ thật thiếu vắng, lạnh lẽo nếu không có cánh cửa. Cánh cửa để đóng, mở mỗi khi cần; giúp ngôi nhà ấm áp khi gió lạnh ùa về, mát mẻ khi mùa hè ập đến. Người đàn ông như cây cầu kết nối phụ nữ với thế giới. Cánh cửa nếu không

ở cùng ngôi nhà thì sẽ chẳng có ý nghĩa gì. Vậy là, phụ nữ giúp đàn ông thấy và phát huy được giá trị của mình. Tất cả tạo nên tổ ấm trọn vẹn, gia đình gắn kết vững bền. Vợ chồng là nền tảng, bệ phóng của nhau cùng nhau đi đến đỉnh cao của thành công, đỉnh điểm của hạnh phúc, giấc mơ của an lạc.

Đó là thiên chức quan trọng đầu tiên của người phụ nữ, thiên chức ấy gắn với thiên chức thứ hai: làm mẹ. Người phụ nữ lấy chồng rồi sinh con, nuôi con khôn lớn. Cũng có người làm mẹ đơn thân, nhưng dù thế nào người phụ nữ luôn khát khao được trở thành người mẹ. Ông trời sinh ra người phụ nữ với cấu trúc cơ thể đặc biệt nhằm giao cho họ trọng trách mang thai và sinh con. Đó là công việc không dễ dàng. Mẹ vất vả suốt chín tháng mười ngày mang thai, sinh con, nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Thanh xuân của người mẹ chính là những đứa con. Trong ngàn ngôi sao trên bầu trời thi ca đương đại bừng lên ánh sao của khát khao làm mẹ:

“Con ơi…con ơi!

Không biết bao lần mẹ đặt tay lên bụng, gọi con

Mẹ khao khát mang con, mặt trời đang phôi thai trong mẹ Mẹ muốn có nhiều mặt trời…”

(Những mặt trời đang phôi thai – Vi Thùy Linh)

Bao ngày mẹ ngóng, bao ngày mẹ trông, bao ngày mẹ mong con chào đời”. Với mẹ, con như mặt trời, mẹ muốn con có thêm nhiều đứa em nữa. So sánh con với mặt trời thể hiện sự trân trọng của người mẹ dành cho con. Đứa con là kết quả tình yêu ngọt ngào, là châu báu của bố mẹ. Vậy nên, mẹ nghĩ:

“Con có thể kiêu hãnh về cha và mẹ”

(Đôi cánh của mẹ - Vi Thùy Linh)

Mẹ hạnh phúc vô cùng khi biết con sắp chào đời. Mẹ đã cố gắng làm lụng, phấn đấu không quản nhọc nhằn:

“Con trai ơi! Con đã cho mẹ một sinh lực phi thường Để biết im lặng và nhẫn nại

Để làm việc bằng hai, ba

Để đến ngày được làm người đàn bà bình thường nhất”

(Đồng tử - Vi Thùy Linh)

Đứa con là nguồn vui, hy vọng, hiện tại, tương lai để mẹ chiến đấu mỗi ngày với khó khăn, sóng gió. Đâu phải tất cả phụ nữ đều may mắn có thể sinh đẻ được, mẹ đã đếm từng ngày trong hạnh phúc để “được làm người đàn bà bình thường nhất”. Mẹ không ước vọng trở thành vĩ nhân, anh hùng, mẹ chỉ làm “người đàn bà bình thường” nhưng tạo nên điều kì diệu cho cuộc đời – con. Khi mang thai, cái cựa quậy của con cũng thật tuyệt vời với mẹ:

“Trong trái tim mẹ từng ngày Mầm cây run rẩy lớn

Những cú đạp của con

Như lời thì thầm sông suối”

(Viết ngày con chưa chào đời – Bình Nguyên Trang)

Người mẹ cảm thấy đứa con như “mầm cây” đang lớn từng ngày, “những cú đạp của con” được ví như “lời thì thầm sông suối”, nhẹ nhàng, ngọt ngào. Đứa trẻ đang ở trong bụng chẳng nói chuyện được nên những “cú đạp” là ngôn ngữ giao tiếp riêng của chúng. Người mẹ đủ tinh tế để biết con đang muốn giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi con đã chào đời, những lo âu, vất vả của mẹ cũng nhiều hơn, lớn dần theo sự trưởng thành của con:

Mẹ muốn con hay ăn chóng lớn

(Đồng tử - Vi Thùy Linh),

“Cánh tay mệt lả của mẹ vẫn là đôi cánh bền vững”

(Đôi cánh của mẹ - Vi Thùy Linh)

Mẹ chính là người nâng đỡ giấc mơ con, tiếp năng lượng cho con đi đến thành công. Mẹ luôn lo lắng cho con:

Mẹ bất an về một ngày sau

Khi một mình trên đường xa hút gió Con khai phá cuộc đời

Những hiểm nguy không lường trước Những hạnh phúc, khổ đau, lầm lạc

(Viết ngày con chưa chào đời – Bình Nguyên Trang)

Con rồi sẽ lớn lên, bước đi khắp góc trời. Mẹ không thể mãi ở bên, chở che cho con nên “mẹ bất an”, mẹ lo sợ, sợ con gặp bão tố, dù biết phải trải qua gian khổ con mới có thể trưởng thành. Mẹ là người tuyệt vời nhất. Không chỉ những nữ sĩ đã có gia đình mới có những cảm xúc sâu đậm về trải nghiệm làm vợ, làm mẹ, cả những nàng thơ tuổi đôi mươi chưa xuất giá cũng mang trong mình những xúc cảm, dù chỉ là tưởng tượng nhưng rất sâu sắc. Các cô nàng đang yêu mộng mơ về tương lai:

“Mình sẽ cùng nhau dệt mộng uyên ương

Mình sẽ cùng nhau nuôi dạy các con”

(Nếu… – Lai Ka)

Và thực sự:

“Khi có anh cuộc đời thêm nồng ấm”

(Nếu… – Lai ka)

Làm vợ, làm mẹ là khát khao, thiên chức của người phụ nữ, có nguồn gốc từ bản năng và ý thức duy trì nòi giống của con người. Người phụ nữ luôn mong giây phút được trở thành vợ hiền, dâu thảo, sinh con, cùng chồng chăm sóc gia đình. Khát khao ấy thật sự ý nghĩa và tươi đẹp. “Nhà thơ Walt Whitman nói: Và tôi bảo không có gì vĩ đại hơn làm mẹ những con người. Thơ nữ trẻ đương đại bên cạnh cái dữ dội, là một nốt lặng trở về khao khát thế giới thực tại bình yên, trở về với thiên tính nữ, sự yếu mềm cần chở che, bao bọc. Họ là những tâm hồn quá yếu mềm, khát khao yêu, khát khao dâng hiến, khát khao làm mẹ, khát khao yên ấm trong vòng tay gia đình. Họ là những tiếng nói đương đại với nét trầm sâu lắng, cũng có một hành trình gian truân khổ ải để đến được bến bờ hạnh phúc. Họ đã và đang góp phần làm cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn chương kim cổ trở thành hình tượng đẹp đẽ về tình yêu, sự thủy chung và lòng nhân ái” (Trần Hoàng Thiên Kim).

2.4. Khát khao bình đẳng, bình quyền về giới

Bình đẳng, bình quyền về giới là một vấn đề xã hội tồn tại hàng triệu năm nay trên khắp các quốc gia, châu lục. Đó là cuộc đấu tranh nhằm mang đến sự công bằng về các quyền lợi như được hưởng các chính sách về giáo dục, y tế, sức khỏe; được

giữ các chức vụ trong bộ máy chính trị… cho phụ nữ. Khát khao bình đẳng, bình quyền về giới là biểu hiện của tiếng nói nữ quyền. Đó là giọng trầm đanh thép ẩn sau những câu từ mềm mại mà các nữ sĩ gửi gắm bằng cả trái tim.

Ngày nay, phụ nữ thành đạt rất nhiều, không còn chuyện “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Nhiều người phụ nữ không chỉ đảm nhiệm việc nội trợ trong nhà mà còn tham gia công tác ngoài xã hội, nắm giữ nhiều chức vụ cao trong bộ máy nhà nước. Xã hội cần từ bỏ quan niệm “trọng nam khinh nữ”. Người đàn ông cần biết chia sẻ nỗi vất vả với người phụ nữ, người chồng phải biết san sẻ việc nhà với vợ, con gái cần được quan tâm, yêu thương như con trai. Cần từ bỏ ngay hành động phá thai khi phát hiện thai nhi là con gái. Các nhà thơ nữ đương đại đã mạnh dạn đấu tranh, lên án những tồn tại bất công trong xã hội, sự vô tâm, gia trưởng, nam quyền của đàn ông. Phụ nữ muốn đàn ông thay đổi nam niệm về vị trí độc tôn của mình và xã hội thay đổi quan niệm về vị trí độc tôn của đàn ông. Thời đại thay đổi, phụ nữ ngày nay dám thể hiện bản thân, thơ ca thực sự là công cụ đắc lực cho những tiếng nói thân phận như thế.

Khát khao bình đẳng, bình quyền trong thơ của các nữ sĩ đương đại có nhiều biểu hiện cụ thể khác nhau. Trước hết là mong muốn được làm chủ cuộc đời của chính mình, được tự do quyết định tương lai của bản thân:

“Cha mẹ định quàng dây cương vào tôi “Hãy để con tự đi!”

Độc mã

Quyết làm những gì mình muốn”

(Tôi – Vi Thùy Linh)

Những vần thơ quyết liệt của Vi Thùy Linh là câu trả lời dứt khoát với cha mẹ, đồng thời với cả một quan niệm, một thời đại – “hãy để con tự đi!”– để tôi được tự quyết định cuộc đời mình. Tiếng thơ phản ứng dữ dội với quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” một thời. Đến tận bây giờ vẫn còn tồn tại việc cha mẹ quyết định tương lai, công việc, hạnh phúc của các con, nhất là con gái. Nữ sĩ đương đại quyết chống lại điều ấy, không chấp nhận sự bó buộc, sự định

đoạt của người khác về mình, dù đó là cha mẹ. Ai cũng có một cuộc đời riêng để sống và làm những gì mình muốn. Cha mẹ luôn mong những điều tốt đẹp nhất đến với con cái. Nhưng họ có thực sự hiểu con mình muốn gì? Họ có đang làm vì lợi ích của chính các con, hay những sắp đặt, giàng buộc chỉ vì lợi ích của bản thân, vì ước mơ còn dang dở của mình? Nhân vật trữ tình trong bài thơ trên xưng “con”, trực tiếp nói với cha mẹ về quyết tâm“độc mã”. “Con” tự thấy mình như chú ngựa đầy tuổi trẻ, đầy sức lực muốn tự mình khám phá thế giới, “quyết làm những gì mình muốn”. Đây cũng là khao khát của bao người con, bao cô con gái. Bố mẹ chỉ nên định hướng, đưa ra lời khuyên cho các con, đừng quyết định thay chúng. Hãy để các con được sống cuộc đời của chính mình.

Khát khao bình đằng bình quyền về giới được các nữ sĩ thể hiện ở những vần thơ rất thực nhằm phơi bày số phận đau khổ của những người phụ nữ. Từ đó nói lên những tiếng nói đấu tranh, vận động chính mình đồng thời kêu gọi giới mình đứng lên giành lấy bình đẳng, hạnh phúc. Nhiều người phụ nữ hiện lên là:

“Chủ nhân của những mảnh đời

Lành lặn

Chắp vá Sung sướng

Nghiệt ngã”

(Một nửa thế giới – Vi Thùy Linh)

Bất bình đẳng xã hội là một trong số những nguyên nhân tạo nên đau khổ cho phụ nữ. Cuộc đời họ phải trải qua biết bao thăng trầm, những năm tháng sống là quãng ngày “chắp vá” với “sung sướng”, “nghiệt ngã”. Cũng có lúc phụ nữ cảm thấy hạnh phúc nhưng niềm vui hình như không đủ để xua đi những nhọc nhằn. Có người khổ vì chồng gia trưởng, vũ phu chẳng quan tâm đến gia đình (vì nghĩ việc nhà là của vợ, lấy vợ về là để sinh con, nấu cơm, giặt giũ…), có người bị phân biệt đối xử ở nơi làm việc – khi cân nhắc để bổ nhiệm, thăng chức giữa nhân viên nam và nữ, phụ nữ có thể có năng lực hơn nhưng nam giới có khả năng được chọn cao hơn (vì nhiều nơi cho rằng phụ nữ sẽ vướng bận gia đình, mất thời gian nghỉ thai sản…). Không đợi bất kì ai xóa đi nỗi khổ của bản thân, phụ nữ đã quyết tâm đứng dậy:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2022