Mức phí thu gom và xử lý rác thải theo mô hình đề xuất, trong thời gian đầu sẽ duy trì tại mức đồng đều giữa các hộ dân (do công ty kinh doanh dịch vụ đưa ra). Sau đó mức phí này sẽ được điều chỉnh theo hướng người phát sinh rác thải trả tiền, tức là mức phí sẽ tùy theo mức rác thải phát sinh từ hộ gia đình bằng cách sử dụng phương pháp mua túi đựng rác như mô hình tại thành phố Kitakyushu Nhật Bản. Việc phân phối túi đựng rác sẽ do chính quyền phường Kim Liên đảm nhiệm hoặc dùng máy bán túi đựng rác tự động. Đối với các hộ dân thuộc diện nghèo, công ty URENCO vẫn trực tiếp đảm nhận thu gom để đảm bảo việc sử dụng dịch vụ môi trường của mọi người dân và ngăn chặn việc xả rác trái phép.
2.3 Mô hình đề xuất về việc thu gom và xử lý rác thải
Theo mô hình đề xuất, người dân khu vực phường Kim Liên sẽ được phát miễn phí hai thùng rác có màu khác nhau tương ứng với hai loại rác vô cơ và hữu cơ. Việc phân loại sẽ được các tình nguyện viên hướng dẫn và giám sát trong quá trình thử nghiệm – 6 tháng đầu.
Việc thu gom rác thải sẽ được tiến hành 1 lần/ngày với rác thải hữu cơ và 2-3 lần/ngày với rác vô cơ. Rác thải sau khi thu gom theo phương pháp tại chỗ (door-to- door) sẽ được mang tới trạm trung chuyển rác thải và vận chuyển đến nhà máy xử lý rác Cầu Diễn xử lý, chế biến thành phân hữu cơ và các sản phẩm khác cung ứng cho sản xuất. Làng hoa Tây Hựu có mức tiêu thụ từ 50-100 tấn phân hữu cơ/ năm là đầu ra tiềm năng của thị trường phân hữu cơ từ rác thải tái chế[7]. Được biết, hiện quá trình đóng gói sản phẩm và vận chuyển các bao sản phẩm tại Nhà máy chế biến
phế thải Cầu Diễn còn rất hạn chế và khó khăn do các khâu hầu hết đều tiến hành thủ công (sử dụng sức người là chủ yếu). Đoàn chuyên gia Nhật Bản đã khuyến nghị Thành phố Hà Nội đề xuất Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ 1 máy nâng hàng và URENCO đã hoàn chỉnh bản đăng ký thiết bị này theo mẫu của JICA. Đây là một sự hỗ trợ quan trọng để phát huy lĩnh vực tái chế tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Nhật Bản là một thị trường đã phát triển chín muồi, với tốc độ phát triển đứng đầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đứng thứ hai thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Thị trường tại Nhật Bản đạt được thành công đó là do những nguyên nhân sau đây: 1./ Các nguồn luật và chính sách điều chỉnh rác thải và kinh doanh rác thải hợp lý. Bên cạnh đó việc thực thi luật và chính sách cũng được chấp hành nghiêm túc, thể hiện rõ sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền trung ương – địa phương và doanh nghiệp; 2./ Nhận thức về môi trường của người dân Nhật Bản là khá toàn diện; chính nhân tố này đã thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ môi trường và đặc biệt là rác thải lên cao; 3./sự tham gia tích cực của thành phần kinh tế tư nhân đã tạo nên một thị trường cạnh tranh, tận dụng được mọi nguồn lực một cách hiệu quả, có nhiều sáng kiến thúc đẩy thị trường phát triển. Có thể nói, thành phần kinh tế tư nhân giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp cũng như sử dụng dịch vụ, đặc biệt đối với rác thải công nghiệp. Trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ rác thải rắn đô thị (hay còn gọi là rác thải thông thường), chính quyền thành phố chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, song trên thực tế dịch vụ thường được chuyển giao cho các công ty tư nhân và các công ty này cũng thường nhận được trợ cấp từ chính quyền trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý rác thải. Những yếu tố tạo nên sự thành công trên cũng chính là các bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản mà Việt Nam cần phải học tập một cách linh hoạt, áp dụng một cách hợp lý tùy theo điều kiện của đất nước.
Việt Nam hiện nay mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình xây dựng thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải và còn gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là khó khăn trong việc quản lý rác thải ví dụ như các chính sách về môi trường chưa có sự thống nhất giữa hai Bộ quản lý trực tiếp là Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng. Thành phần tham gia thị trường chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước với vốn trợ cấp lên tới gần 80% tổng vốn hoạt động. Các doanh nghiệp nhà nước này mặc dù đã có nhiều cố gắng xong việc thu gom, xử lý rác thải vẫn chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tiễn và cơ chế hoạt động còn chưa được năng động. Mặc dù đã có một số mô hình kinh doanh thành công dịch vụ này như mô hình công ty tư nhân Huy Hoàng tại Lạng Sơn song mô hình này vẫn chưa được nhân rộng trên toàn quốc. Để thúc đẩy sự phát triển của thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam, dựa vào thực tiễn tại Việt nam và những bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản trong việc xây dựng mô hình kinh doanh này như đã nói trên chúng ta cần phải hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến rác thải, nâng cao hiệu quả quản lý rác thải, nâng cao hiệu quả của cá hình thức tuyên truyền giáo dục về môi trường; cần đưa ra biện pháp thu hồi chi phí hợp lý nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động đầu tư liên quan đến kinh doanh rác thải và cuối cùng, cải thiện đâu tư và vận hành các dịch vụ liên quan đến rác thải. Cụ thể việc tiến hành những giải pháp trên như thế nào đã được trình bày rõ trong khóa luận. Cuối cùng, khóa luận cũng đưa ra đề xuất áp dụng mô hình kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam (học tập từ mô hình của thành phố Kitakyushu, Nhật Bản). Đây mới chỉ là mô hình đề xuất và cần có sự nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể áp dụng trong thực tiễn trong thời gian tới.
Việt Nam hiện nay với tư cách là thành viên chính thức của WTO sẽ có nhiều điều kiện để phát triển thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải hơn nữa với sự giúp đỡ của Nhật Bản qua các nguồn vốn viện trợ ODA và với sự hoàn thiện về cơ chế chính sách chung. Hy vọng rằng, khóa luận này cùng với những giải pháp nêu trên sẽ giúp cho thị trường kinh doanh dịch vụ liên quan đến rác thải tại Việt Nam được cải thiện và phát triển trong thời gian tới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Lê Qúy An chủ biên (2004) Việt Nam - môi trường và cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội, Việt Nam.
2. GS.TS. Nguyễn Đình Hương chủ biên (2006) Gíao trình Kinh tế chất thải, NXB Giáo dục, Hà Nội, Việt Nam.
3. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ và GS.TS.Virginia Maclaren (2005) Quản lý chất thải ở Campuchia, Lào và Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, Việt Nam.
4. Bộ Tài nguyên môi trường, Ngân hàng thế giới (World Bank) và Cơ quan phát triển quốc tế Canada-CIDA (2004) Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam: Chất thải rắn, World Bank, Hà Nội, Việt Nam.
5. Luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005
6. Báo Đồng Nai (19/5/2008) Nhà máy xử lý rác thải thành phân vi sinh: Khó khăn vẫn còn, http://www.baodongnai.com.vn
7. Báo Đời sống và Pháp luật (13/05/2008) Phân loại rác tại nguồn: Rác đẻ ra tiền, http://www.doisongphapluat.com.vn/Story/kinhdoanhphapluat/2007
8. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam (13/03/2008) Vai trò của tái chế rác thải trong xã hội hiện đại, http://www.vncpc.org
9. Báo Vietnamnet (23/05/2008) Dân Hà Nội tập phân loại rác tại nhà, http://vietnamnet.vn/xahoi/dothi/2007/02/666198/
10. Báo Kinh tế và Đô thị (29/4/2008) Kim Liên ngày ấy và bây giờ, http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=45912&CatId=29
11. ATGT- ANHH – BVMTB (25/05/2008) ISO 14001 với vấn đề môi trường Việt Nam, http://www.vinamarine.gov.vn/MT/
12. Tạp chí Cộng sản điện tử (19/04/2008) Tại sao mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Hoàng chưa được nhân rộng, http://www.tapchicongsan.org.vn
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
13. Asian Development Bank (2005) Asian Environment Outlook2005-Making Profits, Protecting Our Planet: Coporate Responsibility for Environmental Performance in Asia and the Pacific, Manila, ADB.
14. JETRO (2004) Guide to Business Opportunities in Japan (Environmental Market), Japan.
15. OECD (1997) Glossary of Environment Statistics, Studies in Methods, Series F, No. 67, United Nations, New York.
16. UNEP (1992) Basel Convention on the Control of Transboundary Movement of Hazadous Wastes and Their Disposal
17. Waste Management and Public Cleasing Law (2001), Japan.
18. World Bank Institue (2002) Protecting the global environment : initiatives by Japanese business, World Bank Publications, Washington D.C.
19. Asa Guilamo (2007) Japanese Policy for Environmental Innovation as a Way to Realize Growth, www.itps.se/Archive/Documents/Swedish/Publikationer/Rapporter/Allmänn a/A2007/A2007_008_webb.pdf
20. Ryokichi Hirono (2004) Environmental Industry Development in Selected Asian Developing Countries: China, India, Indonesia and Republic of Korea, www.iges.or.jp/en/ltp/report_ei.html
21. Masako Ito (2006) Environmental Consciousness Increases in Japanese Business, www.jetro.go.jp/en/market/report/pdf/2006_20_ms.pdf.
22. Aparna Sawhney & Rupa Chanda (2003) Trade in Environmental Services Opportunities and Constraints, http://www.trade- environment.org/page/theme/service.htm
23. Izumi Tanaka & Eva Ahlner (2003) Environmental Driver as a Driver of Techonology and Business Development in Japan, Arbetsrapport, www.innovation.lv/ino2/publications/R2003_009.pdf
24. Nguyen Thi Thuc Thuy (2005) Audit and Separation of Compostable Solid Wastes at Household in Danang Vietnam, http://www.utoronto.ca/waste- econ/res-pub.html
25. Adam D. Watson (2004) An Examination of Vietnam’s Urban Waste Managament Capacity, http://www.utoronto.ca/waste-econ/res-pub.html
26. Foreign Affairs and International Trade Canada (2007) Environmental Industries Profile-Japan, http://www.infoexport.gc.ca/ie-en/
27. IGES (2001) Community Based Solid Waste Management in Kitakyushu, www.iges.or.jp/kitakyushu/sp/swm/3%20Kitakyushu%20(Paper).pdf.
28. MOE (2007) Technologies to Support a Sound-material Cycle Society: Development for 3R and Waste Management Technologies, http://www.env.go.jp/en/
29. MOE (2006) Sweeping Policy Reform Towards a “Sound Material-cycle Society” Starting from Japan and Spreading over the entire Globe –the “3R” loop connecting Japan with other countries, http://www.env.go.jp/en/
30. USITC (2004) Solid and Hazardous Waste Services: An Examination of U.S. and Foreign Markets, http://hotdocs.usitc.gov/docs/pubs/332/pub3679.pdf
31. Urban Development Sector Unit East Asia and Pacific Region (1999) What a Waste: Waste Management in Asia, siteresources.worldbank.org/INTEAPREGTOPURBDEV/Resources/whataw aste.pdf
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
DANH SÁCH MỘT SỐ LOẠI RÁC THẢI HỮU CƠ VÀ RÁC THẢI VÔ CƠ
Rác thải hữu cơ:
Thóc lúa (khô)
Rau và hoa quả bỏ đi
Những rác thải nhà bếp
Bánh mì
Vỏ hoa quả
Những túi trà nhỏ
Bã cà phê
Lá cây và những nhánh thực vật
Rác thải vô cơ:
Nhựa và nilong
Quần áo vải vóc
Kính
Gốm
Phế liệu kim loại
Giấy và cac-tông (*)
Chú ý: (*) mặc dù giấy và cac-tông có thể được chế biến thành phân hữu cơ nhưng chúng không được liệt kê trong danh sách vì chúng cần phải được tái chế và tái sử dụng.
i
Phụ lục 2:
Danh sách các dự án ODA về môi trường
Tên dự án | Thời gian thực hiện | Kinh phí (đô la Mỹ) | Cơ quan điều hành | Mục tiêu | Tình trạng và ghi chú | |
ADB | ||||||
Hợp phần về chất thải | 2000-2006 | 100.000.000 | Sở Tài nguyên | Hỗ trợ nâng cao năng lực và | Thực hiện | |
rắn trong dự án Cải | và Môi trường | tở chức để:xây dựng cơ sở hạ | được 12% | |||
thiện môi trường | Thành phố Hồ | tần đô thị thích hợp và quản lý | công việc | |||
Thành phố Hồ Chí | Chí Minh, | các dịch vụ ở các đô thị bền | trong 68% | |||
Minh (Vốn vay số | Các đơn vị | vững và hiệu quả cải thiện | tổng thời | |||
1702) | thực hiện dự | môi trường và giảm nguy cơ | gian của cả | |||
án | mắc các bệnh do môi trường; | dự án | ||||
xây dựng và quản lý các dịch | ||||||
vụ ở đô thị và phát triển cơ sở | ||||||
hạ tầng có kế hoạch và bền | ||||||
vững. Dự án do Cơ quan hợp | ||||||
tác và phát triển na Uy | ||||||
NORAD tài trợ(2002-2004): | ||||||
xây dựng quy hoạch tổng thể |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Thức Của Người Dân Và Doanh Nghiệp Về Các Vấn Đề Môi Trường Còn Hạn Chế
- Việc Giáo Dục Và Phổ Biến Tốt Các Vấn Đề Liên Quan Đến Môi Trường Cho Doanh Nghiệp Và Người Dân Nhật Bản
- Một Số Giải Pháp Nhằm Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Lĩnh Vực Kinh Doanh Dịch Vụ Liên Quan Đến Rác Thải Tại Việt Nam
- Kinh doanh các dịch vụ liên quan đến rác thải mô hình tại Nhật Bản và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam - 12