Kiểm toán căn bản - 2

pháp luật, nội quy, quy chế của đơn vị. Chủ thể kiểm toán trong giai đoạn này chủ yếu là kiểm toán viên Nhà nước và kiểm toán viên nội bộ.

Đứng trước cách mạng công nghiệp bùng nổ ở Châu Âu, nền kinh tế đã có những bước chuyển mình cả về lượng và chất. Nhiều thành phần kinh tế bắt đầu xuất hiện, kéo theo nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau. Cùng với sự phát triển của thị trường, sự tích tụ, tập trung tư bản đã làm cho sự phát triển các doanh nghiệp và tập đoàn ngày càng được mở rộng. Lúc này, sự tách rời giữa quyền sở hữu của ông chủ và người quản lý, người làm công ngày càng xa, đã đặt ra cho ông chủ một cách thức kiểm soát mới. Đó là phải dựa vào sự kiểm tra của những người chuyên nghiệp hay các kiểm toán viên bên ngoài. Đồng thời việc sử dụng các kiểm toán viên bên ngoài còn tạo niềm tin cho các chủ nhà băng trong việc thẩm định các báo cáo tài chính. Vì vậy, để đáp ứng những nhu cầu đó, kiểm toán kế toán đã ra đời (kiểm toán độc lập), mầm mống của kiểm toán bắt đầu xuất hiện. Nhiệm vụ của kiểm toán độc lập lúc này là phải cung cấp những thông tin trung thực, hợp lý cho các đối tượng quan tâm.

-Từ những năm 30 của thế kỷ XX

Đứng trước sự phá sản hàng loạt của các tổ chức tài chính, tình trạng khủng hoảng kinh tế và suy thoái về tài chính ngày càng lan rộng là dấu hiệu chứng minh cho sự yếu kém của kế toán và kiểm tra so với nhu cầu quản lý mới. Chức năng tự kiểm tra đã không còn phù hợp với xu thế của thời đại, đặc biệt đối với các tổ chức tài chính, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và xí nghiệp công cộng. Lúc này, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra là phải có sự kiểm tra ngoài kế toán. Sự trung thực của báo cáo tài chính đã trở thành vấn đề được đặt lên hàng đầu trong việc lựa chọn các quyết định đầu tư tài chính và cũng chính kế từ đây, kiểm toán bắt đầu thời kỳ thịnh vượng của mình.

+Ở Mỹ

Kiểm toán phát triển thành môn khoa học độc lập sau cuộc đại khủng hoảng tài chính năm 1929-1934. Năm 1934, Ủy ban bảo vệ và trao đổi tiền tệ (SEC: Securities and Exchange Commission) đã được thành lập và ban hành quy chế kiểm toán viên bên ngoài. Đồng thời, trường đào tạo kế toán viên công chứng của Hoa Kỳ (AICPA: American Institute of Centifield Public Accountants) đã in ra mẫu chuẩn đầu tiên về báo cáo kiểm toán tài khoản của các công ty.

Cũng trong giai đoạn này, ở các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp đã bắt đầu xuất hiện và phát triển chức năng kiểm tra một cách độc lập trong nội bộ với tên gọi là kiểm toán nội bộ. Năm 1941, trường đào tạo kiểm toán viên nội bộ Hoa Kỳ được thành lập (IIA: Institute of Internal Auditors) và công bố việc xác định chính thức về chức năng của kiểm toán viên nội bộ.

-Từ những năm 50 của thế kỷ XX (năm 1950)

Từ những năm 1950, hoạt động ngoại kiểm và nội kiểm ngày càng được chú trọng. Về ngoại kiểm thì cấu trúc, phương pháp và kỹ thuật được bổ sung liên tục. Về nội kiểm, việc kiểm tra không chỉ còn giới hạn trong lĩnh vực tài chính mà đã mở rộng sang việc đối soát và đánh giá cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Trong lĩnh vực công cộng, đã bắt đầu xuất hiện nhiều tổ chức kiểm toán của Chính phủ trong các lĩnh vực quân đội, hành chính và xí nghiệp công cộng. Năm 1950, Văn phòng Tổng kế toán trưởng (GAO: General Accounting Office) đã có vai trò quyết định trong việc mở rộng địa bàn kiểm toán. Việc công bố các chuẩn mực của GAO năm 1972 và rà soát lại năm 1981 một mặt đã khẳng định lợi ích của kiểm toán trong khu vực phi thương mại, mặt khác đã khẳng định quan điểm và phương pháp mới để đánh giá hiệu quả của các nghiệp vụ phi thương mại.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

+Ở Pháp

Việc kiểm tra một cách độc lập được thực hiện từ các tổ chức bên ngoài do những người có chuyên môn tương xứng thực hiện đã được xác lập và thông qua bởi Đạo luật về các công ty thương mại ngày 24/7/1996. Năm 1960, kiểm toán nội bộ ở Pháp đã được hình thành chính thức ở những công ty con thuộc tập đoàn ngoại quốc, các tổ chức ngân hàng. Việc xuất hiện của kiểm toán viên nội bộ (Internal Auditors) là một hiện tượng tất yếu trước sự phát triển ngày càng rộng lớn của các tập đoàn nhằm đảm bảo sự tăng cường ổn định và hiệu quả của các xí nghiệp. Năm 1965, Hội kiểm soát viên nội bộ của Pháp được thành lập. Đến năm 1973 thì đổi tên thành Viện nghiên cứu kiểm toán viên và kiểm soát viên nội bộ của Pháp (IFACI).

Kiểm toán căn bản - 2

Kiểm toán cũng có những bước phát triển trong khu vực công cộng, lúc đầu nằm trong Ủy ban đối chiếu tài khoản của các xí nghiệp công (Commission de verification des comptes entreprise publiques) cho đến năm 1926. Từ năm 1926 trở đi, Tòa thẩm kế (Cour des comptes) được Đạo luật Tài chính sửa đổi ngày 22/6/1976 giao việc đối chiếu tài khoản và quản lý các xí nghiệp công cộng.

-Những năm đầu thế kỷ XXI

Thâp

kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 đánh dấu sư ̣ phát triển maṇ h mẽ của khoa hoc

kiểm toán xuất phát từ nhu cầu kỳ voṇ g về sư ̣ lành maṇ h hóa nền tài chính của mỗi

quốc gia và sư ̣ hôị nước trên thế giới.

nhâp

ch ung vào nền kinh tế toàn cầu của tất cả các nền kinh tế các

Các hiệp hội nghề nghiệp về kế toán , kiểm toán của các quốc gia xuất hiên và

phát triển vượt bậc cả về chất lượng lẫn quy mô mà tiêu bi ểu trong số đó phải kể đến

Hiêp

hôi

kế toán công chứ ng Anh (ACCA), Viên

kế toán công chứ ng Mỹ (ACPA),

viên

kế toán Australia (CPAA) ....

Những năm đầu của thế kỷ 21 đánh dấu sư ̣ thăng hoa và phát triển của nhiều tâp

đoàn kiểm toán trên khắp thế giới trong đó phải kể đến Big Four (Trước năm 2002 là

Big Five khi chưa xảy ra sư ̣ kiên

tâp

đoàn kiểm toán Arthur Andersen bi ̣quốc hôi

Mỹ

tước bỏ giấy phép hành nghề bởi sư ̣ cố Enron ).

Các tập đoàn này thay nhau thống tri ̣thi ̣phần kiểm toán toàn cầu tân


duṇ g vào

các phương thức hiện diện thương mại theo tiêu chuẩn của tổ chức Thương mại thế giới về dic̣ h vu ̣ (GATS).

Từ lịch sử phát triển của kiểm toán, chúng ta càng không thể phủ nhận sự cần

thiết của kiểm toán trong xã hội ngày nay. Hoạt động kiểm toán cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin trung thực, hợp lý giúp cho nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời. Hoạt động kiểm toán có thể tồn tại ngay bên trong doanh nghiệp thông qua các kiểm toán viên nội bộ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, việc kiểm toán có thể được thực hiện từ các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp do các kiểm toán viên có trình độ tương xứng thực hiện.

Như vậy, kiểm toán đã ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan do nhu cầu kiểm tra độc lập các số liệu kế toán và thực trạng tài chính của các doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển của mình, kiểm toán đã không còn giới hạn ở lĩnh vực kế toán-tài chính mà nó còn lấn sang các lĩnh vực khác như kiểm soát, đánh giá cả hệ thống quản lý của doanh nghiệp, không chỉ còn ở các doanh nghiệp mà ngay cả đơn vị sự nghiệp công cộng thông qua việc đánh giá hiệu năng quản lý của các đơn vị này.

1.1.2. Lịch sử phát triển của kiểm toán ở Việt Nam

Nếu trên thế giới thuật ngữ kiểm toán xuất hiện từ thời La Mã cổ đại vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên và bắt đầu phát triển thành một môn khoa học độc lập sau cuộc đại khủng hoảng tài chính tại Mỹ năm 1929-1934, thì tại Việt Nam kiểm toán chỉ mới được nhắc đến nhiều và được tìm hiểu vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Việc kiểm toán phát triển tại Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với xu thế thời đại mà nguyên nhân là bắt đầu từ hoạt động kiểm tra nói chung và kiểm tra kế toán nói riêng.

Hoạt động kiểm toán đã được quan tâm ngay từ thời kỳ bắt đầu xây dựng đất nước. Khi đất nước phát triển theo đường lối cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Nhà nước với tư cách là người quản lý vĩ mô đồng là chủ sở hữu nền kinh tế tiến hành công tác kiểm tra thông qua vai trò của kế toán trưởng, chủ yếu là hình thức tự kiểm tra. Còn kiểm tra kế toán của Nhà nước thì được thực hiện thông qua cơ chế duyệt quyết toán.

Năm 1989, trước những nhu cầu có tính chất cách mạng trong cơ chế quản lý, cơ chế kinh tế, nền kinh tế sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường, Chính phủ đã ra quyết định ban hành chế độ kế toán cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, bản thân chế độ này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và làm cho nó chưa bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Từ những năm 90, sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ thì nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã không còn phù hợp nữa. Hòa nhập với xu hướng của thời

đại, Việt Nam cũng bắt đầu chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, kéo theo sự chuyển mình trong công tác kiểm tra. Lúc này, công tác kiểm tra đòi hỏi phải có một tổ chức độc lập đứng ra kiểm tra các thông tin tài chính nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng quan tâm. Do đó, kiểm toán độc lập được hình thành, kiểm toán Nhà nước cũng được thành lập.

Tháng 12 năm 1995, hệ thống kế toán tài chính doanh nghiệp được ban hành. Có thể nói, hệ thống kế toán mới này đã đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường và thông lệ kế toán quốc tế. Kiểm toán đảm bảo cho Nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế trong điều kiện cụ thể của nước ta.

Đứng trước bối cảnh hội nhập, việc đảm bảo thông tin tài chính trung thực, hợp lý nhằm mục đích tạo niềm tin cho các đối tượng sử dụng thông tin là hết sức cần thiết. Với lý do ấy, việc kiểm toán ra đời và phát triển đến ngày nay tại Việt Nam là một nhu cầu tất yếu của xã hội. Kiểm toán ngày càng rộng rãi, đa dạng và phong phú.

Do đó có thể tóm lược môṭ

-Đối với kiểm toán độc lập

số nét chính như sau:

Khi nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX và mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, kiểm toán độc lập xuất hiện ở nước ta. Ngày 13/05/1991 được sự chấp thuận của Chính phủ, Bộ Tài Chính ký quyết định thành lập hai công ty kiểm toán: Công ty kiểm toán Việt Nam (VACO) và Dịch vụ kế toán Việt Nam (ASC) sau này đổi thành Dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán và kiểm toán (AASC).

Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành NĐ 105-2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 nêu rò quyền hạn, trách nhiệm của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế. Đến ngày 31/10/2005 ban hành thêm NĐ 133/2005/NĐ-CP bổ sung sửa đổi một số điều trong Nghị định 105. Và gần đây nhất, ngày 30/03/2009 Chính phủ ban hành NĐ 30/2009/NĐ-CP tiếp tục sửa đổi bổ sung một số điều trong NĐ 105-2004/NĐ-CP.

+Kiểm toán đã phát triển nhanh chóng về số lượng và quy mô các tổ chức kiểm toán độc lập

Những năm đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường, cùng với chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đã phát sinh hàng loạt nhu cầu được cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán trong mọi lĩnh vực. Trước yêu cầu đó, năm 1991, Bộ Tài chính đã thành lập hai doanh nghiệp kiểm toán là doanh nghiệp nhà nước chính thức đánh dấu sự ra đời của hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Để khai thác khả năng tiềm tàng của thị trường kiểm toán trên cơ sở cạnh tranh về chất lượng và giá phí trong môi trường pháp lý bình đẳng, Nhà nước khuyến khích phát triển đa dạng các thành phần kinh tế và hợp tác với nước ngoài. Vì thế, nhiều doanh nghiệp kiểm toán

thuộc các thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau đã lần lượt ra đời.

Sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 1999, số lượng các doanh nghiệp kiểm toán thành lập mới tăng nhanh (cuối năm 1999 thành lập 2 công ty; năm 2000: 7 công ty; năm 2001: 20 công ty; năm 2002: 10 công ty; năm 2003: 14 công ty; năm 2004: 10 công ty) nhưng sau khi có Nghị định số 105 năm 2004, chỉ cho phép thành lập mới doanh nghiệp kiểm toán là công ty hợp danh hoặc doanh nghiệp tư nhân nên số lượng các doanh nghiệp kiểm toán thành lập mới tăng chậm so với trước. Từ tháng 4/2003 đến 10/2005 (18 tháng) chỉ có 8 công ty được thành lập. Có 3 công ty ngừng hoạt động hoặc thôi cung cấp dịch vụ kiểm toán, 1 công ty có vốn đầu tư nước ngoài chấm dứt giấy phép đầu tư. Tuy nhiên, từ khi có Nghị định số 133 năm 2005 cho phép tiếp tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thì số lượng các doanh nghiệp kiểm toán lại tăng rất nhanh. Năm 2005 tăng 14 công ty, năm 2006 tăng 40 công ty, năm 2007 tăng 16 công ty, năm 2008 tăng 15 công ty, năm 2009 tăng 16 công ty. Trong các năm qua, đặc biệt là trong năm 2009 có một số các công ty nhỏ đã sáp nhập nên đến 6/2010 cả nước đã có 162 doanh nghiệp kiểm toán với trên 6.700 người làm việc.

Về chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp kiểm toán: theo Nghị định số 105 và Nghị định số 133 thì các doanh nghiệp kiểm toán chỉ được hoạt động dưới ba hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Đến cuối năm 2007 đã có 15 công ty Cổ phần và 5 doanh nghiệp Nhà nước đã hoàn thành việc chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên.

Theo chiến lược phát triển ngành kiểm toán, năm 2001 dự kiến đến năm 2010 có 100 công ty nhưng đến tháng 06/2010 đã có 162 công ty (vượt trên 60%) gồm 151 công ty trách nhiệm hữu hạn, 5 công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, 2 công ty có vốn đầu tư nước ngoài, 4 công ty hợp danh.

Năm 2001 chỉ có 3/34 công ty được công nhận là thành viên của hãng kiểm toán quốc tế thì đến tháng 06/2006 có 11/105 công ty và đến tháng 06/2010 có thêm 15 công ty tổng cộng đến nay có 26 công ty là thành viên Hãng kiểm toán quốc tế.

Các công ty chủ yếu được thành lập trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2006 (130 công ty). Cho tới nay, trong 156 doanh nghiệp kiểm toán đã đặt 192 văn phòng, chi nhánh, ngoài ra còn có trên 40 văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó có các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài, công ty kiểm toán lớn của Việt Nam và các công ty quy mô vừa được thành lập nhưng có lợi thế là thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế hoặc ban lãnh đạo và kiểm toán viên là người đã từng hành nghề ở các doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài hoặc từ công ty lớn của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 20% số lượng công ty nhưng doanh thu lại đạt tới 76% doanh thu toàn ngành, do các công ty này luôn quan tâm đến chất lượng quản trị, điều hành

và kiểm soát chất lượng dịch vụ, tình hình hoạt động của công ty khá ổn định, kiểm soát chất lượng tốt, tuyển dụng và đào tạo nhân viên có bài bản, chú trọng vào đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tạo điều kiện làm việc tốt cho nhân viên theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tính đến ngày 31/12/2014, có 141 doanh nghiệp kiểm toán được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong đó có 05 công ty 100% vốn nước ngoài (EY, PwC, KPMG, Grant Thornton, HSK); 135 công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên, 01 công ty hợp danh (CPA Việt Nam); 43 doanh nghiệp kiểm toán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận đủ điều kiện kiểm toán cho tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán năm 2014; 39 doanh nghiệp kiểm toán đăng ký và được Bộ Tài chính chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác.

+Về đội ngũ kiểm toán

Đội ngũ kiểm toán viên chuyên nghiệp đã tăng nhanh và chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số nhân viên chuyên nghiệp, chính sách tuyển dụng, đào tạo và cơ cấu lao động của các công ty đã được nâng cấp và hoàn thiện đáng kể, tuy nhiên còn rất khác nhau.

Ngay từ khi thành lập, các doanh nghiệp kiểm toán đều đã rất chú trọng đến việc tuyển chọn kiểm toán viên và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. Tháng 10/1994, lần đầu tiên Bộ Tài chính tổ chức thi tuyển và cấp chứng chỉ đặc cách cho 49 người đủ điều kiện, tiêu chuẩn kiểm toán viên chuyên nghiệp. Đến tháng 6/2010, Bộ Tài chính đã tổ chức 15 kỳ thi tuyển kiểm toán viên cho người Việt Nam và 10 kỳ thi sát hạch cho người nước ngoài và đã cấp khoảng 1.800 chứng chỉ kiểm toán viên cho những người đạt kết quả thi. Đến 06/2010, trong 162 doanh nghiệp kiểm toán có khoảng 1.200 kiểm toán viên đủ điều kiện đã đăng ký hành nghề, trong đó có hơn

1.000 người là hội viên của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, chiếm 83% số kiểm toán viên đăng ký hành nghề. Đến tháng 6/2010, ở Việt Nam có 480 người có chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài.Tính đến hết 31/12/2014, trong số 3.112 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên, có 1520 kiểm toán viên được Bộ Tài chính cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề.

-Đối với kiểm toán Nhà nước

Ngày 11/07/1994, chính phủ ra Nghị định số 70/CP thành lập kiểm toán Nhà nước. Sau này, Chính phủ ra Nghị định số 93/2003/NĐ-CP thay thế cho NĐ 70/CP.

Năm 1996, kiểm toán Nhà nước Viêṭ Nam là thành viên chính thứ c của Tổ chứ c Quốc tế các Cơ quan Kiểm toán tối cao -INTOSAI (International Organization of Supreme Audit Institutions - 178 thành viên).

Năm 1997, kiểm toán Nhà nước Viêṭ Nam là thành viên chính thứ c của Tổ chứ c các Cơ qu an Kiểm toán tối cao Châu Á (Asian Organization of Supreme AuditInstitutions-ASOSAI).

Hiện nay, văn bản pháp quy cao nhất và quan trọng nhất của kiểm toán Nhà nước là Luật số 37/2005/QH11 ban hành ngày 24/06/2005.

Tính đến thời điểm hiện nay, cơ cấu của Bộ máy Kiểm toán Nhà nước được chia nhỏ thành 7 đơn vị kiểm toán chuyên ngành (Kiểm toán ngân sách Nhà nước, Kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước, Kiểm toán các chương trình đặc biệt...); 9 đơn vị kiểm toán khu vực: Khu vực I (Hà Nội), khu vực II (Vinh), khu vực III (Đà Nẵng) và khu vực IV (TP.HCM), khu vực V (Cần Thơ), khu vực VI (Quảng Ninh), khu vực VII (Yên Bái), khu vực VIII (Nha Trang) và khu vực IX (Mỹ Tho); 3 đơn vị hành chính sự nghiệp (Trung tâm tin học, Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ, Tạp chí kiểm toán); 6 đơn vị tham mưu (Văn phòng kiểm toán Nhà nước, Vụ tổng hợp, Vụ pháp chế, Vụ tổ chức cán bộ, Vụ chế độ và kiểm soát chất lượng kiểm toán...).

-Đối với Kiểm toán nội bộ

Ở Việt Nam, kiểm toán nôi bô ̣ bộ phận xuất hiện muộn nhất trong hệ thống kế

toán. Tháng 11/1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/CP và Bộ Tài Chính ban hành QĐ 832/TC/QĐ-CĐKT quy định quy chế kiểm toán cho các doanh nghiệp nhà nước (SOE).

1.2. Khái niệm và bản chất của kiểm toán

1.2.1. Khái niệm

Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về các hoạt động cần được kiểm toán do các kiểm toán viên có trình độ và nghiệp vụ tương xứng thực hiện thông qua hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và ngoài chứng từ trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực nhằm cung cấp kết quả cho các đối tượng quan tâm.

1.2.2. Bản chất

Nếu trên thế giới thuật ngữ “kiểm toán” xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước công nguyên, thì tại Việt Nam nó chỉ xuất hiện và được sử dụng vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Trong quá trình phát triển đó, tương ứng với từng thời kỳ khác nhau có mỗi quan niệm khác nhau về kiểm toán. Có thể khái quát thành ba quan niệm cơ bản sau:

-Theo quan điểm thứ nhất: Kiểm toán đồng nghĩa với kiểm tra kế toán.

Đây là quan điểm truyền thống, chỉ phù hợp trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung.Theo quan điểm này, kế toán sẽ tiến hành rà soát lại chứng từ, hạch toán tổng hợp đến bảng cân đối kế toán. Như vậy, việc kiểm tra gắn liền với hoạt động kế toán, sử dụng phương pháp kế toán để tiến hành kiểm tra và được thực hiện bởi những người bên trong đơn vị là kế toán trưởng (còn mang tính chất nội kiểm). Nhưng kiểm toán là một hoạt động độc lập, có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.

-Theo quan điểm thứ hai: Kiểm toán đồng nghĩa với kiểm toán bảng khai tài chính.

Theo quan điểm này, kiểm toán phát sinh trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường, bảng khai tài chính là các bảng kê khai thông tin có tính pháp lý và sử dụng thước đo giá trị, trong đó bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất là báo cáo tài chính. Chính vì vậy, đối tượng của kiểm toán là bảng khai tài chính, trong đó đối tượng trực tiếp và thường xuyên của kiểm toán là báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được xem là tài liệu quan trọng nhất đối với người sử dụng bên ngoài. Do vậy, họ cần một tổ chức độc lập tiến hành kiểm tra các thông tin trên bảng khai tài chính nhằm đảm bảo tính trung thực và hợp lý.

-Theo quan điểm hiện đại

Bước vào nền kinh tế thị trường, thực hiện đa phương hóa toàn cầu, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, Nhà nước không còn là chủ sở hữu duy nhất. Lúc này, việc tạo niềm tin cho các nhà đầu tư là hết sức cần thiết. Như vậy, người quan tâm đến thông tin kế toán không chỉ có Nhà nước mà còn có ngân hàng, các nhà đầu tư, những nhà quản lý…Xuất phát từ nhu cầu đó, công tác kiểm tra cần được tiến hành một cách khoa học, khách quan nhằm mục đích cuối cùng là tạo niềm tin cho các đối tượng quan tâm. Trong điều kiện như vậy, việc phát triển kiểm toán thành một môn khoa học độc lập là một xu hướng tất yếu của thời đại.

Ngày nay, kiểm toán không chỉ dừng lại ở kiểm toán tài chính, mà kiểm toán đã lấn sang các lĩnh vực khác tạo nên sự đa dạng, phong phú trong lĩnh vực kiểm toán như hiệu quả của hoạt động kinh tế, hiệu năng của quản lý xã hội, hiệu lực của hệ thống pháp lý trong từng loại hoạt động. Về cơ bản, tuy phạm vi của kiểm toán rộng nhưng thường bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:

+Lĩnh vực về kiểm toán thông tin (Information Audit)

Hướng vào việc đánh giá tính trung thực và hợp pháp của các tài liệu làm cơ sở pháp lý để giải quyết các mối quan hệ kinh tế và tạo niềm tin cho những người quan tâm đến tài liệu kế toán. Trong kế toán có hai loại thông tin: thông tin tài chính và thông tin phi tài chính. Vì vậy, kiểm toán thông tin cũng có hai mảng là kiểm toán thông tin tài chính và kiểm toán thông tin phi tài chính.

Thông tin tài chính: phản ánh các hoạt động tài chính dưới hình thái bằng tiền do hoạt động tài chính cung cấp.

Thông tin phi tài chính: sử dụng thước đo hiện vật thay thế cho thước đo tiền tệ. Thước đo hiện vật có thể là sản phẩm, kg, tấn, tạ… để kiểm tra về chất lượng sản phẩm, về nhân viên trong công ty, hay về công nghệ… nhằm đảm bảo tính trung thực và tính pháp lý của thông tin.

Thực trạng hoạt động tại doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022