Kiểm toán căn bản - 1

LỜI NÓI ĐẦU


Tập bài giảng Kiểm toán căn bản được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác dạy và học học phần Kiểm toán căn bản cho đối tượng là sinh viên đại học ngành Kế toán của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định. Tập bài giảng được xây dựng với bố cục gồm 5 chương đã thể hiện đầy đủ những kiến thức cơ bản về kiểm toán. Một số tình huống bài đọc thêm cũng được bổ sung nhằm cung cấp thêm thông tin về những vấn đề thực tiễn của nghề nghiệp kiểm toán.

Trong quá trình xây dựng tập bài giảng, nhóm tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu; đặc biệt có sử dụng trích dẫn hoặc phát triển ý tưởng, nội dung của nhiều tác giả (nêu trong phần danh mục tài liệu tham khảo). Chúng tôi xin được sử dụng tài liệu của quý vị với vai trò là nền tảng cơ bản xây dựng tập bài giảng này nhằm góp phần phát triển những lý thuyết về Kiểm toán căn bản đến gần với người đọc, người học hơn, tăng cường tính phổ biến về lý thuyết Kiểm toán căn bản trong nền kinh tế thị trường.

Cuối cùng, nhóm tác giả chúng tôi xin gửi những lời cám ơn trân trọng nhất tới Hội đồng khoa học Nhà trường, Hội đồng khoa học khoa Kinh tế, các đồng nghiệp... đã cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, những lời góp ý quý giá để chúng tôi hoàn thành tập bài giảng này.


NHÓM TÁC GIẢ

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN 1

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán 1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán trên thế giới 1

1.1.2. Lịch sử phát triển của kiểm toán ở Việt Nam 5

Kiểm toán căn bản - 1

1.2. Khái niệm và bản chất của kiểm toán 9

1.2.1. Khái niệm 9

1.2.2. Bản chất 9

1.3. Đối tượng, chức năng của kiểm toán 11

1.3.1. Đối tượng của kiểm toán 11

1.3.1.1. Khái quát về đối tượng và khách thể kiểm toán 11

1.3.1.2. Các yếu tố cấu thành đối tượng cụ thể 11

1.3.2. Chức năng của kiểm toán 16

1.3.2.1. Chức năng xác minh 16

1.3.2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến 17

1.4. Phân loại kiểm toán 19

1.4.1. Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể 19

1.4.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán 22

1.5. Giới thiệu chuẩn mực kiểm toán 22

1.5.1. Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán 22

1.5.2. Chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến (GAAS - GENERALLY ACCEPTED AUDITING STANDARDS) 23

1.5.2.1. Chuẩn mực chung 24

1.5.2.2. Chuẩn mực thực hành 24

1.5.2.3. Chuẩn mực báo cáo 24

1.5.3. Xây dựng chuẩn mực kiểm toán 25

CÂU HỎI ÔN TẬP 27

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ 39

2.1. Khái niệm 39

2.2. Các yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 41

2.2.1. Môi trường kiểm soát 41

2.2.2. Hệ thống kế toán 45

2.2.3. Các loại kiểm soát và thủ tục kiểm soát 49

2.3. Các nguyên tắc thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ 50

2.4. Những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ 52

2.5. Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 52

2.5.1. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ 52

2.5.2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 54

CÂU HỎI ÔN TẬP 56

CHƯƠNG 3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN DÙNG TRONG KIỂM TOÁN 68

3.1. Cơ sở dẫn liệu 68

3.1.1. Khái niệm 68

3.1.2. Nội dung của cơ sở dẫn liệu 68

3.1.3. Ý nghĩa của cơ sở dẫn liệu tới công việc kiểm toán 72

3.2. Gian lận và sai sót 73

3.2.1. Khái niệm 73

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng 77

3.2.2.1. Đối với gian lận 77

3.2.2.2. Đối với sai sót 78

3.2.3. Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót 78

3.2.4. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với gian lận và sai sót 79

3.3. Trọng yếu 81

3.3.1. Khái niệm 81

3.3.2. Vận dụng tính trọng yếu 81

3.3.2.1. Mức trọng yếu (quy mô của sai phạm) 82

3.3.2.2. Tính trọng yếu (bản chất của sai phạm) 85

3.4. Rủi ro kiểm toán 85

3.4.1. Khái niệm 85

3.4.2. Các loại rủi ro kiểm toán 86

3.4.2.1. Rủi ro tiềm tàng (Inherent risk - IR) 86

3.4.2.2. Rủi ro kiểm soát (Control risk - CR). 88

3.4.2.3. Rủi ro phát hiện (Detection risk - DR) 88

3.4.3. Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và tính trọng yếu 89

3.5. Bằng chứng kiểm toán 92

3.5.1. Khái niệm và phân loại bằng chứng kiểm toán 92

3.5.2. Yêu cầu đối với bằng chứng kiểm toán 96

3.5.2.1. Tính hiệu lực 96

3.5.2.2. Tính đầy đủ 97

3.5.3. Kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 98

3.5.4. Một số bằng chứng kiểm toán đặc biệt 102

3.6. Tính hoạt động liên tục 104

3.6.1. Khái niệm 104

3.6.2. Các biểu hiện hoạt động không liên tục 104

3.6.3. Trách nhiệm của kiểm toán viên trong xem xét sự thích hợp của giả định hoạt động liên tục 105

3.7. Hồ sơ kiểm toán 106

3.7.1. Khái niệm và vai trò của hồ sơ kiểm toán 106

3.7.2. Yêu cầu và nội dung của hồ sơ kiểm toán 108

CÂU HỎI ÔN TẬP 110

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN125 4.1. Phương pháp kiểm toán 125

4.1.1. Giới thiệu về các quan điểm tiếp cận phương pháp kiểm toán 125

4.1.2. Phương pháp kiểm toán chứng từ 126

4.1.3. Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ 135

4.1.3.1. Khái niệm 135

4.1.3.2. Phân loại:Bao gồm ba phương pháp sau: 135

4.2. Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác 138

4.2.1. Sự cần thiết của lấy mẫu kiểm toán 138

4.2.2. Một số khái niệm cơ bản về chọn mẫu kiểm toán 140

4.2.3. Rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu 140

4.2.4. Các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 142

4.2.4.1. Phân loại các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 142

4.2.4.2. Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán theo đơn vị hiện vật 143

4.2.4.3. Kỹ thuật chọn mẫu kiểm toán theo đơn vị tiền tệ 154

CÂU HỎI ÔN TẬP 160

CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KIỂM TOÁN 170

5.1. Khái quát về tổ chức công tác kiểm toán 170

5.1.1. Mục tiêu công tác kiểm toán 170

5.1.2. Trình tự tổ chức công tác kiểm toán 170

5.2. Nội dung tổ chức công tác kiểm toán 171

5.2.1. Chuẩn bị kiểm toán 171

5.2.1.1. Xác định mục tiêu, phạm vi của kiểm toán 172

5.2.1.2. Chỉ định người phụ trách công việc kiểm toán và chuẩn bị các điều kiện vật chất cơ bản 173

5.2.1.3. Thu thập thông tin 174

5.2.1.4. Đánh giá rủi ro, đánh giá kiểm soát nội bộ xác định mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để lập kế hoạch kiểm toán 177

5.2.1.5. Lập kế hoạch kiểm toán 178

5.2.1.6. Xây dựng quy trình kiểm toán 179

5.2.2. Thực hiện kiểm toán 180

5.2.3. Kết thúc kiểm toán 181

5.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán 184

5.3.1. Nguyên tắc tổ chức bộ máy kiểm toán 184

5.3.2. Kiểm toán viên, tổ chức kiểm toán và hiệp hội nghề nghiệp 186

5.3.2.1. Kiểm toán viên (Auditor) 186

5.3.2.2. Tổ chức bộ máy kiểm toán 189

5.3.2.3. Các hiệp hội kiểm toán viên 194

5.3.3. Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ 195

CÂU HỎI ÔN TẬP 198

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Xác định mức trọng yếu 82

Bảng 3.2. Bảng phân bổ mức trọng yếu dựa vào mức doanh thu 83

Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa ba loại rủi ro 90

Bảng 3.3. Ma trận rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng 91

Bảng 4.1. Bảng số ngẫu nhiên rút gọn 146

Bảng 5.1. Bảng kê chênh lệch 180

Bảng 5.2.Bảng kê xác minh 180

Bảng 5.3. Điều kiện lựa chọn báo cáo kiểm toán 184

Sơ đồ 5.1. Kiểm toán Nhà nước tổ chức độc lập với Quốc hội và Chính phủ 190

Sơ đồ 5.2. Mô hình tổ chức kiểm toán Nhà nước Canada 191

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN


1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán

1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của kiểm toán trên thế giới

Trong tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn luôn tồn tại hoạt động tài chính. Đây được xem là hoạt động đòi hỏi sự kiểm tra ở mức độ cao nhất, thường xuyên nhất. Hoạt động tài chính gắn liền với mọi lĩnh vực (sản xuất hay dịch vụ), với mọi mục tiêu (kinh doanh hay sự nghiệp công cộng), và không phân biệt sở hữu (công cộng hay tư nhân).

Việc kiểm tra hoạt động tài chính được thực hiện bởi các kế toán tài chính tại đơn vị thông qua hệ thống thông tin và kiểm tra tình hình tài sản bằng phương pháp kế toán (phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp-cân đối), với chức năng thông tin, kiểm tra luôn tồn tại trên mỗi phương pháp.

Tuy nhiên, không phải thời kỳ nào kiểm tra kế toán cũng đáp ứng được nhu cầu quản lý. Minh chứng cho điều này là bằng sự sụp đổ hàng loạt của các công ty tài chính, các công ty bất động sản ở Bắc Mỹ vào cuối những năm 20 của thập kỷ 20. Như vậy, kiểm tra kế toán đã bắt đầu bộc lộ những khuyết điểm của nó và mầm mống của kiểm toán cũng bắt đầu xuất hiện từ đây, bước đầu có thể hiểu là kiểm tra độc lập về kế toán.

- Vào thời kỳ cổ đại

Khi xã hội còn sơ khai, của cải xã hội chưa dư thừa, kế toán được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức khắc dấu trên sợi dây, thân cây, lá cây… Hình thức này chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu của xã hội do lúc này trình độ văn minhcon người còn kém phát triển, con người sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên thông qua săn bắt và hái lượm, người sở hữu tài sản, người quản lý tài sản là một. Chính vì vậy, có thể nói trong thời kỳ này nhu cầu kiểm tra còn ít và ở mức độ tương đối đơn giản.

Nhưng đến cuối thời kỳ cổ đại, khi xã hội phát triển, của cải dư thừa nhiều, khi con người tìm được nguồn thức ăn mới thông qua trồng trọt và chăn nuôi, khi họ không còn hoàn toàn lệ thuộc vào thiên nhiên như trước thì họ trở nên khôn ngoan hơn. Lúc này, người sở hữu tài sản và người quản lý tài sản tách rời nhau. Người sở hữu tài sản bắt đầu muốn tìm một bên độc lập thứ ba để kiểm tra các số liệu mà người quản lý tài sản cung cấp, xem xét sự trung thực và chính xác của các số liệu đó. Hình thức kế toán giản đơn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế và không còn phù hợp với nhu cầu của quản lý. Và đó cũng là lý do một hình thức mới ra đời-hình thức kiểm tra độc lập mà khởi nguồn là ở La Mã, Anh và Pháp.

+Ở La Mã

Vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, các nhà cầm quyền đã tuyển dụng những quan chức có chuyên môn chuyên trình bày lại kết quả kiểm tra trước một buổi họp công khai. Nhiệm vụ của những quan chức này là kiểm tra sự chính xác, trung thực các số liệu do người quản lý tài sản cung cấp, từ đó đưa ra ý kiến chấp nhận hay sửa đổi bổ sung. Vì vậy, từ “Audit” trong tiếng Anh có gốc từ Latinh “Audire” có nghĩa là nghe có nguồn gốc lịch sử từ đây.

+ Ở Anh

Vua Eduoard Đệ nhất cho các nam tước quyền tuyển dụng các kiểm tra viên (Auditors), theo văn kiện của Nghị viện. Ngoài ra, bản thân nhà vua cũng cho đối chiếu lại tài khoản thuộc di chúc của cố hoàng hậu Eleonor của Ngài.

+Ở Pháp

Học hỏi tiền lệ của La Mã cổ đại, vua Charlemange (768-814) đã tuyển dụng các quan chức cao cấp phụ trách giám sát công việc quản lý, đặc biệt là việc giám sát các nghiệp vụ tài chính của các quan chức địa phương. Sau đó, các quan chức này có nhiệm vụ trình bày kết quả giám sát được trước Hoàng đế và các vị quan cận thần. Đến thế kỷ thứ III sau Công nguyên, ở Pháp đã có chuyên luận “Quản hạt quan án” khuyên các vị nam tước hàng năm đọc công khai báo cáo về tài sản trước các kiểm tra viên.

- Vào thời kỳ Trung đại

Đứng trước những chuyển biến phức tạp về tình hình chính trị, xã hội, tôn giáo… thì hoạt động ngoại thương, trao đổi hàng hóa cũng có những chuyển biến đáng kể. Các thương nhân ra sức tìm kiếm thị trường mới phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa. Lúc này, hình thức kế toán cũng chuyển mình để phù hợp với xu hướng đó bằng việc hai bên giao dịch phải ghi sổ để hợp thức quan hệ đối chiếu như một hình thức kiểm tra kế toán, tránh tình trạng gian lận.

-Từ thế kỷ thứ XVI

Sự xuất hiện của kế toán kép đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của hình thức kế toán do nhà toán học người Ý Luca Paciola tìm ra. Hệ thống kế toán kép đã làm cho hệ thống kế toán hoàn thiện hơn bởi nó đã đáp ứng được hai nhiệm vụ cơ bản lúc bấy giờ, đó là nhu cầu quản lý và an toàn tài sản.

-Từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ thứ XX

Hệ thống kế toán ngày càng hoàn thiện và phát triển đến mức tinh xảo trên cả hai phương diện: phương pháp kế toán và hệ thống thông tin, đồng thời ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của quản lý.

Vào những năm trước thế kỷ XX (năm 1900), kiểm toán có nhiệm vụ xác định tính chính xác của thông tin tài chính và đảm bảo các thông tin được thực hiện đúng

Xem tất cả 216 trang.

Ngày đăng: 29/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí