Ý Nghĩa Của Cơ Sở Dẫn Liệu Tới Công Việc Kiểm Toán

đổi, bổ sung các quy trình và quy định KSNB phù hợp. Cùng thống nhất với yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB, thông tư số 44/2011/TT-NHNN cũng chỉ rò phạm vi của kiểm toán nội bộ không chỉ giới hạn ở kiểm toán tuân thủ mà bao gồm kiểm toán tất cả các hoạt động, quy trình nghiệp vụ và các đơn vị, bộ phận của tổ chức tín dụng và kiểm toán đột xuất, tư vấn theo yêu cầu của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Tổng giám đốc.

Đặc biệt, Điều 17 của Thông tư 44 năm 2011 có đề cập đến phương pháp kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro, trong đó, yêu cầu kiểm toán nội bộ ít nhất một năm một lần phải xác định các rủi ro tiềm tàng, đánh giá tác động, khả năng xảy ra của các rủi ro; phân loại rủi ro ở các mức cao, trung bình hoặc thấp và xây dựng hồ sơ rủi ro cho từng hoạt động của tổ chức tín dụng. Đây là một điểm hội tụ với thông lệ Quốc tế về phương pháp kiểm toán nội bộ hiện đại theo định hướng rủi ro được áp dụng phổ biến trên thế giới hiện nay (Griffiths, 2015). Tuy nhiên, trong thực tế, các NHTM Việt Nam gặp nhiều trở ngại trong việc áp dụng cách tiếp cận kiểm toán theo định hướng rủi ro, xuất phát từ việc thiếu hiểu biết đầy đủ về quy trình kiểm toán theo định hướng rủi ro và đặc biệt là chưa nhận dạng và đo lường, lượng hóa được các rủi ro chủ yếu phát sinh trong hoạt động ngân hàng.

Như vậy, việc ban hành 02 Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN và Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN năm 2006 và sau đó là sự ra đời của Thông tư44/2011/TT- NHNN năm 2011 thay thế cho 02 Quyết định trên đã bộc lộ những bước tiến rò rệt với sự tách bạch, phân định rò ràng giữa chức năng kiểm soát nội bộ và chức năng kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, thể hiện xu hướng hội nhập với thông lệ quốc tế về hệ thống KSNB. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ thực sự phát huy hiệu quả đối với hoạt động của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý chức năng khác cần tiếp tục sửa đổi bổ sung, ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết hơn các nội dung liên quan đến hệ thống KSNB và kiểm toán nội bộ theo định hướng rủi ro đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng.

Anh(chị) hãy cho biết hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố nào?

CHƯƠNG 3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN DÙNG TRONG KIỂM TOÁN


3.1. Cơ sở dẫn liệu

3.1.1. Khái niệm

Cơ sở dẫn liệu là một trong những khái niệm cơ bản có ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm toán. Cơ sở dẫn liệu có mối quan hệ mật thiết với mục tiêu từng bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính cũng như mục tiêu kiểm toán toàn diện của báo cáo này. Việc nắm vững cơ sở dẫn liệu có ý nghĩa quan trọng đối với các giai đoạn của quá trình kiểm toán cũng như theo dòi, thẩm định sau cuộc kiểm toán.

Cụ thể kiểm toán viên sẽ phải xem xét các thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính là có thật hay không? được tính toán và đánh giá như thế nào? được ghi chép (cập nhật) và tổng hợp (cộng dồn) ra sao trong quá trình xử lý các giao dịch? Các căn cứ làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của kiểm toán viên được gọi là các cơ sở dẫn liệu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Vậy, cơ sở dẫn liệu là toàn bộ nguồn tư liệu dùng làm cơ sở để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm giúp kiểm toán viên đưa ra các ý kiến nhận xét. [6]

Nếu nhà quản lý là người chịu trách nhiệm cho những gian lận và sai sót xảy ra trên báo cáo tài chính thì kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm phát hiện ra những gian lận và sai sót trọng yếu đó. Vì vậy, kiểm toán viên sẽ dựa vào những xác nhận của nhà quản lý (trực tiếp hay hàm ý) để thu thập bằng chứng kiểm toán. Nói cách khác, những xác nhận này chính là cơ sở dẫn liệu của kiểm toán viên.

Kiểm toán căn bản - 10

Ví dụ:Muốn xác minh hàng tồn kho của đơn vị có thực sự tồn tại vào ngày 31/12/N, tức là kiểm toán viên sẽ đi xem xét liệu nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm… có như khai báo hay không thông qua các kỹ thuật của mình.

3.1.2. Nội dung của cơ sở dẫn liệu

Như vậy, cơ sở dẫn liệu của kiểm toán viên trong kiểm toán tài chính chính là những giải trình của ban giám đốc cho sự khẳng định ngầm định các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính.

Cơ sở dẫn liệu về báo cáo tài chính có thể chia thành các nhóm sau:

- Nhóm 1: Có thật

Kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra xem liệu những thông tin về tài sản, nguồn vốn và nợ phải trả mà nhà quản lý trình bày trên bảng cân đối kế toán, cũng như doanh thu, chi phí, lợi nhuận trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh có phản ánh trung thực và hợp lý không.

Sự tồn tại:Tài sản, nguồn vốn phản ánh trên báo cáo tài chính có thực sự tồn tại tại thời điểm báo cáo.

Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật để xác nhận cơ sở dẫn liệu này.

Chẳng hạn:

+ Kiểm toán viên sử dụng kỹ thuật kiểm kê đối với tiền mặt tồn quỹ, hàng tồn kho và tài sản cố định.

+ Sử dụng kỹ thuật gửi thư xác nhận đối với tiền gửi ngân hàng, hàng gửi bán hay khoản phải thu, khoản phải trả.

+ Kiểm toán viên có thể kiểm tra chứng từ gốc, hoặc trên các mối quan hệ đối ứng gián tiếp để kiểm tra doanh thu và chi phí.

Lấy ví dụ điển hình như sau:Muốn chứng minh liệu hàng tồn kho có tồn tại thực tế tại đơn vị hay không, kiểm toán viên phải tiến hành kiểm kê hàng tồn kho. Một khi đã có số liệu về hàng tồn kho thì chưa chắc toàn bộ số hàng tồn kho đó là thuộc sở hữu của đơn vị của đơn vị vì có thể là hàng của đơn vị khác gửi tại đơn vị hay hàng của đơn vị đang gửi bán… Chính vì vậy, trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên cần đối chiếu với sổ sách, các nghiệp vụ có liên quan và kiểm tra chứng từ hạch toán ban đầu…

Sự phát sinh:Tất cả các nghiệp vụ đã ghi chép vào sổ sách kế toán có thực sự xảy ra và phát sinh liên quan đến kỳ báo cáo.

Để chứng minh cho cơ sở dẫn liệu này, kiểm toán viên phải tiến hành đối chiếu ngược từ sổ sách kế toán đến chứng từ gốc vì chứng từ chính là sự mô phỏng, sao chụp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Ví dụ: Để chứng minh các nghiệp vụ vốn bằng tiền có thực sự xảy ra hay không, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra sổ sách kế toán (sổ quỹ, Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Sổ cái TK 111, Sổ cái TK 112...) với các chứng từ gốc (phiếu chi, phiếu thu, hóa đơn GTGT và các chứng từ có liên quan).

Quyền lợi:Tài sản được ghi chép trên bảng cân đối kế toán phải thuộc quyền sở hữu hay quyền kiểm soát lâu dài của đơn vị và giá trị đó phải đo lường được.

Để xác định quyền của doanh nghiệp đối với tài sản, kiểm toán viên phải xác minh tài liệu kết hợp với quan sát, điều tra. Chẳng hạn:

+ Đối với tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu kiểm toán viên tiến hành gửi thư xác nhận.

+ Đối với hàng tồn kho, tài sản cố định ngoài phương pháp kiểm kê, kiểm toán viên còn cần phải đối chiếu hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao tài sản cố định, hợp đồng thuê tài sản, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…

Nghĩa vụ:Các khoản nợ phải trả được phản ánh phải thực tế tồn tại một nghĩa vụ trả nợ của đơn vị đối với các đối tượng khác như: ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp và người lao động. Hay nói cách khác, nợ phải trả nói lên trách nhiệm pháp lý mà đơn vị phải thanh toán cho các chủ nợ.

Để thu thập các bằng chứng kiểm toán cho sự xác nhận này, kiểm toán viên cần phải tiến hành kiểm tra:

+ Đối với ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng: kiểm toán viên gửi thư xác nhận nợ, kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ, kiểm tra chứng từ gốc và sổ sách kèm theo.

+ Đối với cán bộ công nhân viên: kiểm toán viên xem xét bảng thanh toán tiền lương, bảo hiểm xã hội…

- Nhóm 2: Đo lường (tính toán) và Đánh giá

Đo lường (tính toán): Các nghiệp vụ được ghi theo đúng số lượng và số tiền thực tế đã phát sinh.

Đối với cơ sở dẫn liệu này, kiểm toán viên cần phải tính toán và đánh giá lại.

Chẳng hạn:

+ Đối với hàng tồn kho, tiến hành kiểm tra số lượng thực tế nhập kho so với số lượng trên hóa đơn để kiểm tra cũng như đo lường về số tiền hay số lượng của một nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

+ Đối với các mức lương, bậc lương và bảng chấm công đã được phê duyệt với bảng tính lương, kiểm toán viên sẽ tiến hành kiểm tra tính toán lại để xem bảng tính lương tiến hành ghi sổ là đúng hay không.

Đánh giá: Xem xét nguồn vốn, thu nhập, chi phí, tài sản có được đánh giá theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận không.

Kiểm toán viên cần tiến hành một số thủ tục kiểm toán sau đối với cơ sở dẫn liệu này:

+ Xem xét các chính sách và phương pháp kế toán áp dụng tại đơn vị có phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành không, có nhất quán qua các thời kỳ không.

+ Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu để kiểm tra và đánh giá lại.

Ví dụ: Kiểm toán viên tiến hành xem xét các phương pháp khấu hao của doanh nghiệp qua từng thời kỳ.

- Nhóm 3: Ghi chép đầy đủ và cộng dồn

Sự đầy đủ: Mọi nghiệp kinh tế phát sinh về tài sản, nguồn vốn đều được ghi chép đầy đủ vào sổ sách kế toán và không bỏ sót.

Để chứng minh cho cơ sở dẫn liệu về sự phát sinh, kiểm toán viên phải tiến hành truy ngược từ sổ sách đến chứng từ. Nếu số liệu được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng không có chứng từ kèm theo thì chứng tỏ nghiệp vụ đó không phát sinh. Ngược lại, để kiểm tra sự ghi chép đầy đủ, ta cần đối chiếu chứng từ với số liệu trên sổ sách kế toán. Nếu có chứng từ, nhưng số liệu chưa được phản ánh vào sổ sách kế toán thì vi phạm cơ sở dẫn liệu sự đầy đủ.

Trên thực tế, để chứng minh cơ sở dẫn liệu này, đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng nhiều kỹ thuật kiểm toán. Chẳng hạn:

+ Sử dụng thủ tục phân tích để phát hiện những trường hợp bất thường và hoạch định chiều hướng kiểm tra (tăng cường hay cắt giảm thử nghiệm cơ bản). Ví dụ như tỷ lệ lãi gộp sút giảm bất thường thì có thể đã xuất phát từ việc giấu bớt doanh thu.

+ Thông qua chứng từ của bộ phận bán hàng, kiểm toán viên sẽ kiểm tra xem các khoản phải thu có được ghi nhận đầy đủ không.

+ Dựa vào quan sát, kiểm kê để phát hiện những tài sản nằm ngoài sổ sách kế

toán.

Tính cộng dồn: Mỗi một khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính là số liệu

tổng hợp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Để kiểm tra thì kiểm toán viên phải tiến hành đối chiếu giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.

Tính đúng kỳ: Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán, trên thực tế kiểm toán viên thường sử dụng thủ tục chia cắt niên độ (cut-off) để kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu và chi phí. Bởi vì gần với thời điểm lập báo cáo tài chính doanh nghiệp thường có xu hướng chuyển chi phí hay doanh thu từ năm này sang năm sau hoặc ngược lại nhằm làm tăng lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính hoặc giảm lợi nhuận để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Nhóm 4: Trình bày và công bố

Nhà quản lý xác nhận là các chỉ tiêu được trình bày, phân loại và khai báo trên báo cáo tài chính có tuân các chuẩn mực kế toán hiện hành không.

Ví dụ: Kiểm toán viên xem xét liệu các khoản khách hàng ứng trước có được trình bày ở phần Nợ phải trả không.

Bài tập ví dụ:

Bài 1.Do nhầm lân

trong quá trình tính toán nên kế toán đã tính giá tri ̣ hàng hóa

xuất bán trong kỳ . Biết rằng viêc tính sai naỳ đã lam̀ cho haǹ g hóa của doanh nghiệp

giảm đi 20 triêu đồng.

Kế toán: Nơ ̣ TK 632/Có TK 156: X+20

Chế đô: Nơ ̣ TK 632/Có TK 156: X

Nêu khoản mục bị ảnh hưởng và cơ sở dân mục liên quan?

Giải

- Khoản mục bị ảnh hưởng: 632, 156

liêu

bị ảnh hưởng của các khoản

- Cơ sở dân

liêu

bi ̣ảnh hưở ng:

+ Sư ̣ tính toán và đánh giá (632,156)

+ Sư ̣ trình bày và công bố (632,156)

+ Sư ̣ hiên

̃u (156)

Bài 2.Ngày 20/12/N đơn vi ̣xuất kho môt

lô hà ng hóa gử i cho đaị lý B với giá tri

22 triêu

đồng (cả thuế GTGT 10%). Đaị lý B thông báo đã nhân

đươc

hàng trong ngày

nên kế toán đã tiến hành ghi nhận doanh thu đối với lô hàng hóa này ( doanh nghiệp có sử duṇ g TK 157).

Biết doanh nghiệp kê khai và nôp

thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch

toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên . Trị giá vốn lô hàng là 15

triêu

đồng.

Kế toán: a. Nơ ̣ TK 157/Có TK 156: 15

b.Nơ ̣ TK 632/Có TK 157: 15

c. Nơ ̣ TK 131-B: 22/Có TK 511: 20/Có TK 3331: 2

Chế đô: Nơ ̣ TK 157/Có TK 156: 15

Nêu khoản mục bị ảnh hưởng và cơ sở dân mục liên quan?

Giải

liêu

bị ảnh hương của các khoản

Ảnh hưởng đến cơ sở dân

liêụ :

- Khoản mục bị ảnh hưởng: 632, 511, 3331, 157

- Cơ sở dân

liêu

bi ̣ảnh hưởng:

+ Sư ̣ tính toán và đánh giá (632,511,3331,157)

+ Sư ̣ trình bày và công bố (632,511,3331,157)

+ Sư ̣ hiên

̃u (157)

+ Quyền và nghia

vu ̣ (632,511,3331)

3.1.3. Ý nghĩa của cơ sở dẫn liệu tới công việc kiểm toán

Như vậy, thông qua sự phân tích ở trên ta có thể thấy các cơ sở dẫn liệu có tầm quan trọng đối với tất cả các giai đoạn của quá trình kiểm toán, nó là cơ sở để kiểm toán viên thực hiện công việc. Cụ thể:

- Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:

+ Đánh giá khả năng rủi ro trước khi tiến hành kiểm toán.

+ Xác định các biện pháp kiểm soát then chốt.

+ Lựa chọn các nội dung kiểm toán trọng yếu và xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp.

- Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán:

Kiểm toán viên phải khai thác, đánh giá và thu thập các bằng chứng xác thực từ các cơ sở dẫn liệu, đồng thời yêu cầu nhà quản lý cung cấp đầy đủ các giải trình liên quan đến đối tượng kiểm toán.

- Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán:

Dựa trên cơ sở dẫn liệu và các bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm toán viên tiến hành đánh giá, nhận xét, đưa ra kết luận và lập báo cáo kiểm toán.

- Trong giai đoạn theo dòi sau kiểm toán:

Đơn vị được kiểm toán xuất trình cơ sở dẫn liệu chứng minh đã chấn chỉnh công tác quản lý, sửa chữa các sai sót trong việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc đưa ra các dẫn liệu chứng minh một kết luận nào đó của kiểm toán viên là không phù hợp nên không thể thực hiện.

3.2. Gian lận và sai sót

3.2.1. Khái niệm

3.2.1.1. Gian lận

Gian lận là hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế tài chính do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính. [1]

Ví dụ: Nhân viên sử dụng tiền của đơn vị phục vụ cho mục đích cá nhân thông qua các thủ thuật sau:

- Ngụy tạo chứng từ bằng cách ghi tăng các khoản chi.

- Ghi sổ ít hơn lượng tiền mặt mà khách hàng trả hoặc bỏ nghiệp vụ thu tiền ngoài sổ kế toán.

- Ghi tăng bảng thanh toán lương bằng cách ghi thêm những nhân viên “ma” vào danh sách trả lương.

- Sử dụng tiền trong két của đơn vị phục vụ cho mục đích cá nhân sau đó hoàn trả lại cho đơn vị.

Nguyên nhân của hành vi gian lận có thể là do chủ quan hoặc do hoàn cảnh khách quan song gian lận luôn là hành vi có chủ ý có liên quan đến việc tham ô, biển thủ tài sản, công quỹ…

Như vậy, từ khái niệm trên chúng ta có thể thấy được một số yếu tố cơ bản liên quan đến hành vi gian lận:

- Về động cơ thực hiện: Gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi nhằm làm sai lệch thông tin trên báo cáo tài chính.

Ví dụ: Làm giả tài liệu, tham ô tài sản, giấu giếm hoặc cố tình bỏ sót kết quả các nghiệp vụ, ghi chép nghiệp vụ không có thật, hoặc chủ định áp dụng sai chế độ kế toán…

- Về chủ thể thực hiện: do một hay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện. Bên thứ ba ở đây có thể được hiểu là một hay nhiều người bên ngoài doanh nghiệp cùng thực hiện hành vi đó.

Ví dụ: Công ty A và công ty B trong năm 2014 không thực hiện bất kỳ nghiệp vụ kinh tế nào. Tuy nhiên, hai công ty thống nhất với nhau đi đến thực hiện một hành vi gian lận đó là thực hiện mua bán chứng từ với nhau. Lúc này, khi công ty kiểm toán C

thực hiện kiểm toán công ty A, thì công ty B chính là bên thứ ba cùng thực hiện hành vi gian lận đó.

- Về hậu quả hành vi:Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính và quyết định của người sử dụng thông tin. Bởi báo cáo tài chính phản ánh các thông tin tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.

Gian lận có thể biểu hiện dưới dạng tổng quát sau:

- Sửa đổi, xuyên tạc, làm giả các chứng từ, tài liệu liên quan đến báo cáo tài chính.

Giả mạo chứng từ là một hành vi gian lận nghiêm trọng do chứng từ là sự sao chụp, minh chứng cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kế toán đơn vị sẽ thực hiện hành vi gian lận này thông qua việc lập các chứng từ giả hoặc lập các chứng từ không đúng nội dung, thời gian, địa điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giả mạo chữ ký hay tự ý lập chứng từ thay thế cho chứng từ gốc đã mất.

Ví dụ: Mua bán chứng từ để làm tăng chi phí.

- Sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính.

Việc sửa đổi chứng từ, tài liệu kế toán làm sai lệch báo cáo tài chính nhằm mục đích làm tăng lợi nhuận để cải thiện tình hình tài chính của đơn vị, gây uy tín cho Ban giám đốc, có thể vay tín dụng ngân hàng hoặc làm tăng chi phí, tạo lỗ giả để trốn thuế. Hành vi gian lận này thường được thực hiện bởi nhiều người dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc.

- Biển thủ tài sản, tiền bạc.

Hành vi này thường được thực hiện đối với những tài sản dễ di chuyển, dễ đánh cắp như là tiền hoặc những dụng cụ nhỏ. Còn đối với những tài sản như xe cộ, máy móc, bàn ghế… do khó di chuyển, lại cồng kềnh nên hành vi gian lận khó xảy ra.

Đối với tiền bạc: Tiền bạc là loại tài sản có rủi ro tiềm tàng cao do nó dễ bị đánh cắp. Trên thực tế, hành vi biển thủ tiền xảy ra hầu hết ở các đơn vị chẳng hạn: Dùng tiền trong két của đơn vị phục vụ cho mục đích cá nhân, ghi tăng các khoản chi hoặc thu tiền của khách hàng nhưng lại không hạch toán vào sổ sách kế toán.

Trên thực tế, đối tượng thực hiện hành vi gian lận này chủ yếu là: Thủ quỹ, nhân viên bán hàng, nhân viên thu ngân…

- Che dấu các thông tin, nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báo cáo tài chính.

Việc thực hiện hành vi gian lận này trên thực tế thường được thực hiện khá phổ biến, đặc biệt đối với các doanh nghiệp bán xe máy, được thực hiện thông qua việc doanh nghiệp sẽ cùng một lúc thực hiện hai bộ sổ sách kế toán. Một bộ phản ánh tình hình thực tế của đơn vị, bộ còn lại dùng để phản ánh những thông tin sai sự thật sao cho có lợi cho đơn vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2022