Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 2

DANH MỤC HÌNH


Hình 3.1. Tốc độ tăng trưởng vốn tự có của 10 NTHM, 2012 - 2017 84

Hình 3.2. Tổng vốn điều lệ của 10 NHTM, 2011 - 2017 85

Hình 3.3. Tốc độ tăng trưởng tài sản có rủi ro 10 NHTM Việt Nam 2012 - 2017...86 Hình 3.4. Hệ số an toàn vốn tối thiểu 10 NHTM Việt Nam, 2011 – 2017 86

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế Việt Nam đã và đang được thị trường hóa ở mức cao hơn với mức độ hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới kể từ sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tham gia Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) tháng 10/2015 và Cộng đồng Asean (AEC) tháng 12/2015. Hệ thống tài chính nói chung và các ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam nói riêng đang có những cơ hội lớn song cũng phải đương đầu với những thách thức không nhỏ, đặc biệt là áp lực cạnh tranh ngày càng cao từ những NHTM nước ngoài, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc và đáp ứng những chuẩn mực quốc tế để đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh trong nước cũng như đối với hệ thống tài chính quốc tế.

Trong thời gian qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trên nhiều giác độ: (1) tăng cường vị thế tài chính; (2) doanh thu từ hoạt động kinh doanh liên tục gia tăng nhờ tốc độ tăng trưởng tín dụng và đa dạng hóa các dịch vụ thu phí; (3) công nghệ ngân hàng đã và đang được chú trọng đầu tư và phát triển; (4) mô hình tổ chức và quản trị điều hành đang được hoàn thiện, v.v... Song, so với các NHTM của các nước trong khu vực và trên thế giới, hoạt động NHTM Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế, trong đó nổi bật nhất là mức độ rủi ro cao, phát triển chưa lành mạnh và thiếu bền vững. Ở một số NHTM, vào năm 2016-2017 quy mô nợ xấu đã lớn hơn cả vốn chủ sở hữu, thậm chí đã phải chịu sự giám sát đặc biệt hoặc phải cơ cấu lại theo hướng hợp nhất hoặc mua lại để bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và không gây ra đổ vỡ lan truyền. Bên cạnh đó, nhiều sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động ngân hàng đã được phát hiện với quy mô thiệt hại lên tới nhiều ngàn tỷ đồng cho thấy hoạt động của một số NHTM nước ta không tuân thủ nghiêm túc về quy trình nghiệp vụ, các nguyên tắc an toàn, và vi phạm các quy định của pháp luật về kinh doanh và quản lý.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Nguyên nhân của thực trạng này trước hết thuộc về các NHTM, như: tăng trưởng tín dụng nóng, cạnh tranh thiếu lành mạnh, quản trị điều hành chưa tốt, v.v... Tuy nhiên, không thể không có trách nhiệm của các cơ quan chức năng của Nhà nước, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cơ quan trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tại Điều 4, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) (2010) đã quy định: “Hoạt động của Ngân hàng Nhà

nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng” [79].

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel II - 2

Hiệp ước Basel II gồm hệ thống các chỉ tiêu và nguyên tắc để giám sát và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM đã được áp dụng đầy đủ tại nhiều quốc gia trên thế giới và tại các nước phát triển ở châu Á chính là cơ sở để tăng cường KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam. Basel II được công bố lần đầu vào tháng 6/2004 nhưng đến năm 2008 mới bắt đầu được áp dụng tại Hoa Kỳ, châu Âu, các nước phát triển khác và một số nước đang phát triển. Đây cũng là thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu lan rộng, nên việc áp dụng Basel II không tránh khỏi sự chậm trễ. Trước đây các NHTM của Hoa Kỳ thiên về QTRR theo các mô hình định lượng (model-driven), sau khủng hoảng 2008-2009, các cơ quan quản lý đã yêu cầu các NHTM cần phải quan tâm hơn đến các yếu tố mang tính định tính (principle-driven), trong đó cần phải: (i) thiết lập cơ cấu tổ chức hiệu quả với sự quan tâm của Hội đồng quản trị; (ii) thiết lập mức rủi ro có thể chấp nhận được (“khẩu vị rủi ro”) để các bộ phận liên quan có cơ sở đánh giá hiệu quả điều chỉnh rủi ro và đưa ra quyết định kinh doanh trên cơ sở cân bằng giữa hiệu quả - rủi ro;

(iii) thiết lập cơ chế báo cáo thường xuyên, liên tục và toàn diện trong toàn bộ các bộ phận kinh doanh của NHTM; (iv) đảm bảo tính đầy đủ, liên tục và phù hợp của đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tại các vòng kiểm soát. Tại Úc, những ngân hàng đã được phê chuẩn áp dụng các chuẩn mực cao nhất của Basel II từ năm 2007 như CommonWealth, WestPac, v.v... đã khẳng định triển khai Basel II sẽ mang đến những lợi ích chiến lược, củng cố vị thế và lòng tin của công chúng đối với các NHTM trên thị trường. Tất nhiên, việc triển khai áp dụng những nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II cũng là thách thức rất lớn đối với các NHTM ngay cả ở những nước phát triển. Các NHTM phải đầu tư rất lớn, bên cạnh việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, còn phải tập trung vào 4 vấn đề chính: (1) yêu cầu vốn chủ sở hữu gia tăng đủ lớn để bù đắp rủi ro;

(2) cải thiện cơ sở dữ liệu và công nghệ để có thể lượng hoá, đo lường được rủi ro; (3) đổi mới mô hình tổ chức, quản trị và điều hành đáp ứng được các yêu cầu về mô hình 3 vòng kiểm soát với sự độc lập chức năng và nhiệm vụ trong công tác QTRR; (4) thường xuyên giám sát và thẩm định mô hình một cách độc lập đảm bảo sự vận hành khách quan và tuân thủ các quy định, quy trình giám sát.

Trong một hệ thống đang trải qua quá trình phát triển và từng bước được tự do hóa theo những cam kết hội nhập quốc tế, trong khi đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý và duy trì lạm phát thấp và ổn định như ở Việt Nam, thì hoạt động giám

sát, KSRR trong hoạt động của các NHTM là hết sức cần thiết. Có thể nói công tác quản lý, thanh tra, giám sát và KSRR trong ngành ngân hàng nói chung và đối với các NHTM nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào việc bảo đảm cho hệ thống ngân hàng liên tục phát triển và hoạt động an toàn, hiệu quả, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hoạt động giám sát ngân hàng là một trong những công cụ quan trọng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) trong việc KSRR, đảm bảo an toàn, ổn định hoạt động cho toàn hệ thống. Thực tiễn phát triển hệ thống tài chính trong nước cho thấy, sự phát triển của khu vực ngân hàng và thị trường tài chính với hàng loạt các loại hình dịch vụ hiện đại kéo theo không ít những rủi ro tiềm ẩn. Mạng lưới của các tổ chức tín dụng (TCTD) không ngừng được mở rộng với nhiều loại hình dịch vụ phong phú, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại đa tiện ích như: ATM, Internet Banking, Homebanking…là những bước tiến lớn của các NHTM trong việc ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại. Đi kèm với những rủi ro công nghệ là những rủi ro hoạt động luôn thường trực, đặc biệt trong điều kiện hệ thống quản trị điều hành kinh doanh còn non yếu như ở Việt Nam. Nếu chỉ áp dụng phương pháp thanh tra, giám sát tuân thủ đơn thuần khó có thể phát hiện và phòng ngừa rủi ro một cách hữu hiệu. Điều này đòi hỏi thanh tra ngân hàng với mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống cũng phải thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro để có thể đánh giá tổng thể rủi ro của các TCTD cũng như của toàn hệ thống. Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa tài chính cũng mở ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới, đồng thời cũng buộc các TCTD trong nước phải tự vươn lên để tồn tại trong điều kiện cạnh tranh gia tăng đòi hỏi công tác giám sát ngân hàng cần bám sát và thay đổi phương thức hoạt động phù hợp với những chuẩn mực giám sát cơ bản theo thông lệ quốc tế.

Mặc dù hoạt động thanh tra và giám sát của NHNNVN đã được chú trọng, đổi mới và hoàn thiện trong giai đoạn vừa qua, song cơ sở pháp lý của thanh tra và giám sát vẫn còn những hạn chế, chủ yếu dựa trên những văn bản pháp quy mang tính hành chính, chưa thực sự khoa học, thống nhất và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc thanh tra và giám sát trên cơ sở rủi ro mới bước đầu được triển khai thực hiện và còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để khắc phục thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh như đã trình bày trên đây cũng như thực hiện đổi mới và hiện đại hóa hoạt động của các NHTM Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh

tranh quốc tế trong giai đoạn mới, ngoài sự nỗ lực cố gắng của các NHTM, với vai trò là Ngân hàng Trung ương, NHNN Việt Nam cần đổi mới phương thức và tăng cường các biện pháp thanh tra và giám sát để KSRR đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, không chỉ theo các quy định và chuẩn mực của Việt Nam mà còn phải hướng tới đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Tại Việt Nam, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về QTRR tại các NHTM. Tuy nhiên, đa số các công trình nghiên cứu dưới góc độ của từng NHTM, hầu như không có công trình nghiên cứu vấn đề KSRR các NHTM Việt Nam dưới góc độ của cơ quan quản lý nhà nước.

Trên thế giới, việc áp dụng toàn diện các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel, đặc biệt là trụ cột 2 của Basel II khi đứng từ góc độ của quản lý nhà nước vào quản lý và giám sát hoạt động các NHTM trở thành một vấn đề có tính thời sự khi mà tần suất xảy ra các cuộc khủng hoảng ngân hàng ngày càng cao trong một thập kỷ trở lại đây. Bởi vậy, nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn diện về các thách thức, khả năng và lộ trình áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực của trụ cột 2 Basel II vào công tác KSRR của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống các TCTD Việt Nam mà nòng cốt là các NHTM, nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường KSRR theo Basel II là hết sức cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam đang triển khai tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2. Từ lý do trên, đề tài: Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam theo Hiệp ước Basel IIđã được chọn nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ ngành Quản lý Kinh tế.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Đề xuất các giải pháp để áp dụng Basel II trong KSRR tại các NHTM Việt Nam đứng từ góc độ của cơ quan quản lý nhà nước – NHNN Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụ thể sau đây cần được thực hiện:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KSRR theo Basel II của Ngân hàng Trung ương đối với hoạt động kinh doanh của NHTM.

- Phân tích thực trạng triển khai áp dụng Basel II trong KSRR của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM, cụ thể là nhóm 10 NHTM thuộc Đề án thí điểm áp dụng Basel II.

- Đề xuất các giải pháp và đưa ra các khuyến nghị chính sách để triển khai áp dụng Basel II trong KSRR của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các NHTM.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, khảo sát các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel để xác định hướng triển khai nghiên cứu của luận án.

Thứ hai, làm rõ cơ sở lý luận về KSRR của cơ quan quản lý ngân hàng (các NHTW hoặc Cơ quan giám sát tài chính quốc gia) trong hoạt động của các NHTM theo Hiệp ước Basel II; hệ thống hóa và phân tích các nguyên tắc KSRR của NHTƯ trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II.

Thứ ba, phân tích kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đối với việc áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Giám sát Ngân hàng Basel, đặc biệt là trụ cột 2 của Basel II, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc đánh giá khả năng, điều kiện và lộ trình áp dụng các khuyến nghị của Basel II nhằm KSRR có hiệu quả.

Thứ tư, luận án phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động KSRR của NHNN đối với các NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017.

Thứ năm, luận giải về lộ trình phù hợp cho Việt Nam có thể áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II vào hoạt động KSRR của NHNN đối với hoạt động kinh doanh NHTM.

Thứ sáu, đề xuất những giải pháp tăng cường áp dụng Basel II trong KSRR của các NHTM và khuyến nghị cần thiết có thể áp dụng Basel II vào hoạt động KSRR của NHNN đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động KSRR của Ngân hàng Trung ương (NHTW) đối với hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể là KSRR căn cứ vào các nguyên tắc và chuẩn mực của Basell II. Tại Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện trên giác độ NHNN Việt Nam, cụ thể là Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - chủ thể trực tiếp thực hiện KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Nói cách khác, chủ thể nghiên cứu là NHNN Việt Nam - cụ thể tập trung vào Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và khách thể nghiên cứu là hoạt động KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động KSRR của NHTƯ đối với các NHTM theo 3 trụ cột của Basel II gồm (i) yêu cầu vốn tối thiểu; (ii) thanh tra, giám sát NH; (iii) nguyên tắc thị trường, minh bạch thông tin.

Về không gian: Luận án nghiên cứu hoạt động KSRR của NHNN Việt Nam đối với 10 NHTM được chọn thí điểm áp dụng Basel II ở Việt Nam theo Đề án. Đồng thời, Luận án cũng nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc KSRR theo Basel II.

Về thời gian và số liệu nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công tác KSRR của NHNN Việt Nam trên cơ sở hệ thống số liệu được thu thập, xử lý và phân tích trong giai đoạn 2010 - 2017, định hướng và các giải pháp được đề xuất đến năm 2020 của 10 NHTM thực hiện thí điểm theo Basel II gồm: Vietcombank, VietinBank, BIDV, VPBank, VIB, MaritimeBank, Sacombank, MB, ACB và Techcombank.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1. Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đảm bảo việc nhận thức về KSRR trong hoạt động của các NHTM Việt Nam theo Hiệp ước Basel II luôn đảm bảo tính logic giữa nhận thức trực quan đến tư duy và thực tiễn, trong mối quan hệ biện chứng giữa các bộ phận trong cùng hệ thống, giữa hệ thống với môi trường xung quanh và phù hợp với các quy luật vận động vốn có của nó.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để có các phân tích, đánh giá, lập luận có căn cứ khoa học về đề tài nghiên cứu, NCS sử dụng các phương pháp sau:

4.2.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu: Luận án tiếp cận từ khung lý thuyết về KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM được thực hiện bởi NHTW. Các vấn đề về KSRR nghiên cứu trong Luận án này dựa trên 3 trụ cột của Basel II gồm (i) Yêu cầu vốn tối thiểu, (ii) đặc biệt nhấn mạnh Trụ cột 2, các khuyến nghị đối với thanh tra, giám sát NH và (iii) Kỷ luật thị trường.

Ba vấn đề này sẽ được phân tích gắn với chủ thể là Ngân hàng trung ương (NHNNVN) nhằm (i) hệ thống hóa các quy định trong Basel II về vai trò của NHTW đối với an toàn vốn, giám sát và duy trì kỉ luật thị trường, (ii) phân tích và đánh giá nội dung dưới góc độ NHNNVN trong việc KSRR đối với hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2010 - 2017; (iii) Luận án đề xuất các giải pháp nhằm

tăng cường KSRR của NHNN Việt Nam đối với hệ thống NHTM theo Basel II trong thời gian tới.

4.2.2. Phương pháp tổng hợp: Luận án dùng phương pháp này để tổng hợp lý thuyết, cơ sở lý luận và thực tế (tổng hợp kinh nghiệm của các nước), tổng hợp đánh giá tình hình rủi ro của các NHTM và tình hình KSRR của NHNNVN.

4.2.3.Phương pháp so sánh: Có thể thấy rằng phương thức và công cụ KSRR trong hoạt động kinh doanh của NHNN đối với các NHTM Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện bằng các quy định mang tính pháp lý của NHNN Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, các phương thức và công cụ KSRR đã và đang được đổi mới, hoàn thiện hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, cụ thể là các nguyên tắc và chuẩn mực của Basel II. Phương pháp so sánh được áp dụng để làm rõ: (i) sự thay đổi và khác biệt giữa các chuẩn mực quốc tế Basel I, II, III để KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM; (ii) so sánh các quy định về quản lý và KSRR của NHNN Việt Nam với các chuẩn mực Basel II để xác định khoảng cách (hay những bất cập) giữa các cơ sở KSRR của NHNN và các chuẩn mực Basel II; (iii) so sánh những khó khăn thách thức và các điều kiện áp dụng các chuẩn mực Basel II để KSRR của NHNN đối với hoạt động của các NHTM Việt Nam.

4.2.4. Phương pháp điều tra thống kê: Thông qua phỏng vấn 350 người là các chuyên gia đang làm việc trong hệ thống ngân hàng Việt Nam (Cơ quan Thanh tra, giám sát NHNN, các Vụ chức năng liên quan khác, cán bộ quản lý rủi ro tại các NHTM, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, Cục Thanh tra giám sát Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội và các chuyên gia tài chính, các nhà khoa học tại các trường đại học và viện nghiên cứu...) để lấy ý kiến chuyên gia về các vấn đề: (1) Sự cần thiết phải áp dụng KSRR Basel II tại các NHTMVN; (2) Những khó khăn và thách thức của các NHTMVN khi áp dụng Basel II để KSRR; (3) Các lợi ích và thách thức khi NHNN KSRR theo Basel II. Việc sử dụng phương pháp điều tra thống kê và xử lý dữ liệu sơ cấp thu thập từ các chuyên gia nhằm bổ sung cơ sở lý thuyết về sự cần thiết, các điều kiện và thách thức đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam khi áp dụng Basel II.

4.2.5. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Ngoài các phương pháp nghiên cứu định tính trên, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Cụ thể: mô hình Stress Test (kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của NHTM) được sử dụng để mô phỏng việc KSRR của NHNN Việt Nam đối với các NHTM. Mẫu được chọn là 10 NHTM Việt Nam được NHNN lựa chọn triển khai thí điểm tuân thủ Basel II.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 04/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí